Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang25/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

Trả lời:


Cá hồi là giống thuỷ sản nhập nội có giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện nước lạnh,

giống cá này đang được nuôi thử nghiệm và có triển vọng rất tốt. Theo quy trình nhập nội giồng phải theo giai đoạn khảo nghiệm và sản xuất thử sau đó nghiệm thu, bổ sung danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay, Cá Hồi phát triển thích hợp ở nhiệt độ 18-200C. Cá Tầm thích hợp ở nhiệt độ 20-220C nên cá tầm có triển vọng nuôi được ở nhiều vùng hơn.

Bộ đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I xây dựng Trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh ở SaPa – Lào Cai, tại đây đang triển khai các đề tài khoa học về nuôi cá Hồi, cá Tầm cho khu vực miền núi, nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và sản xuất thức ăn cho cá để nhanh chóng phục vụ nhân dân.

Về định hướng nuôi cá nước lạnh, Bộ cũng đã chỉ đạo các tỉnh miền núi rà soát lại quy hoạch thuỷ sản phát hiện những vùng nước lạnh để phát triển nuôi cá nước lạnh và có cơ khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương, kể cả nước ngoài đầu tư vào nuôi cá nước lạnh. Để sản xuất bến vững, các doanh nghiệp cần nắm vững công nghệ nuôi bảo đảm chất lượng và môi trường, có chiến lược maketing và tiêu thụ sản phẩm gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở nuôi với cơ sở tiêu thụ sản phẩm.

Họ tên: bùi công phương

Địa chỉ: thành phố hà đông-hà nội

Email: bcphuong@yahoo.com

-Câu hỏi thứ nhất:Hiện nay các sản phẩm phân bón được sản xuất theo quy định tại khoản 2 điều 7 quyết đinh 36/2007 và khoản 2 điều 6 qđ 100/2008 của Bộ Nông nghiệp,Cục Trồng trọt đã có công văn hướng dẫn không cần đưa vào danh mục nhưng khi lưu thông trên thị trường lại bị thanh tra các sở nông nghiệp kiểm tra và xử phạt với lỗi không có tên trong danh mục là đúng hay sai? Nếu việc xử phạt trên là sai kính đề nghị Bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo. -Câu hỏi thứ hai:Nếu một doanh nghiệp khi đặt tên cho phân bón của mình bằng các chữ cái nghép lại,phát âm được,không có nghĩa nhưng tuân thủ các điều kiện như sau (không phải tiếng nước ngoài,không vi phạm đạo đức xã hội,không vi phạm luật sở hữu trí tuệ....)thì có được Bộ Nông nghiệp chấp nhận tên đó làm tên phân bón của doanh nghiệp hay không,nếu được thì doanh nghiệp cần liên hệ với bộ phận nào của Cục Trồng trọt và ai sẽ là người giải quyết?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Nếu xử phạt như trên là sai, đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp hành đúng theo quy định của Bộ trưởng tại Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón và Quyết định số 55/2006/QĐ-BNN ngày 07/7/2006 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”

________________________________________

Họ tên: Sở Nông nghiệp & PTNT Kiên Giang

Địa chỉ: 1066 Nguyễn Trung Trực - P. An Hòa - Rạch Giá - Kiên Giang

Email: snnptntkg@gmail.com

Sở Nông nghiệp&PTNT Kiên Giang tiếp nhận ý kiến của một số doanh nghiệp kiến nghị với Bộ Nông nghiệp&PTNT: 1.Công ty Du lịch-Thương mại Kiên Giang nêu ý kiến : Theo thông báo của Hiệp hội lương thực Việt nam thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là: “Chỉ đăng ký cho các hợp đồng xuất khẩu gạo có thời hạn giao hàng từ tháng 7/2009 đến tháng 9/2009”. Tuy nhiên, đầu tháng 2/2009, Công ty đã giao dịch và ký kết được một số hợp đồng xuất khẩu gạo có thời gian giao hàng trong tháng 3-4/2009 với số lượng là 131.901 tấn. Công ty đã đăng ký nhưng đến nay chưa được Hiệp hội chấp thuận. Hiện tại các kho chưa lúa gạo của Công ty bị hạn chế, nếu không xuất được sẽ không tiêu thụ được lúa gạo cho nông dân. Công ty cũng kiến nghị cho phép được xuất hàng thắng nhằm duy trì mối quan hệ với đối tác truyền thống , đồng thời giảm sức ép về kho chứa để tạo điều kiện thu mua lúa cho dân.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

- Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2009 đạt 1,04 triệu tấn (đạt 226% so cùng kỳ năm 2008), kim ngạch đạt 469 triệu USD (đạt 277% so cùng kỳ 2008).

- Theo báo cáo của HHLTVN, tính đến hết tháng 2/2009, tổng số hợp đồng đã đăng ký là 3,656 triệu tấn (cùng kỳ năm 2008 là 1,17 triệu tấn), trong đó có 0,685 triệu tấn hợp đồng năm 2008 chuyển qua; Số lượng hợp đồng giao dịch chưa đăng ký là gần 0,345 triệu tấn; Như vậy, nếu tính cả các hợp đồng đang giao dịch chưa đăng ký thì tổng số hợp đồng hiện nay là 4 triệu tấn (bằng 80-88% tổng lượng gạo xuất khẩu cả năm 2009), các hợp đồng này chủ yếu có lịch giao hàng nửa đầu năm 2009.

Căn cứ tiến độ xuất khẩu, lượng hợp đồng và lượng gạo hàng hoá vụ Đông xuân, đảm bảo điều hành xuất khẩu gạo theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP, ngày 23/01/2006 của Chính phủ và chỉ đạo của TTCP tại văn bản số 215/VPCP-KTTH, ngày 10/2/2009 về điều hành xuất khẩu năm 2009, ngày 13/3/2009, Bộ Công Thương đã có văn bản số 2093/BCT-XNK, đề nghị HHLTVN chủ động phối hợp với các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn, điều tiết số lượng gạo xuất khẩu hết tháng 6/2009 trong khả năng nguồn cung theo hướng:

- Ưu tiên các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp đóng tại địa bàn có lúa hàng hoá đã và đang thu hoạch, có chân hàng, đặc biệt là các hợp đồng có điều kiện thanh toán ngay.

- Trao đổi thống nhất với các doanh nghiệp đã ký hợp đồng tập trung thương thảo với khách hàng để giãn thời hạn giao hàng một phần các hợp đồng tập trung.

Đề nghị Công ty làm việc trực tiếp với HHLTVN để đăng ký hợp đồng cho phù hợp với chỉ đạo của TTCP và các bộ ngành.

________________________________________

Họ tên: tranquocthach

Địa chỉ: 15/99 Nguyễn Lương Bằng TP. hải Dương

Email: tranquocthach_ssc@yahoo.com.vn

1. Tôi đang công tac tại một Doanh nghiệp kinh doanh giống cây trồng, sắp tới tôi muốn mở rộng thị trường sang các nước lân cận như Lào, Campuchia. Xin hỏi Bộ nông nghiệp có chính sách gì ưu đãi không. 2. Một giống cây trồng mới được đã được Bộ công nhận nhưng lại chưa có trong cơ cấu cây trồng của một số tỉnh thì hạt giống đó có được kinh doanh ở tỉnh đó không. Nếu muốn kinh doanh thì phải làm như thế nào. 3. Hiện nay, các doanh nghiệp đang chủ động đầu tư vào công tác nghiên cứu để nhanh chóng tạo ra giống mới phục vụ nông dân, doanh nghiệp thì Bộ có chính sách gì hỗ trợ các Doanh nghiệp.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1- Bộ NN - PTNT luôn khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng thị trường kinh doanh giống cây trồng (kể cả thị trường nước ngoài). Những năm gần đây một số doanh nghiệp đã sản xuất kinh doanh giống cây trồng và Viện nghiên cứu cũng đã chuyển hạt giống sản xuất trong nước sang phục vụ sản xuất ở Lào và Campuchia theo dạng kinh doanh hoặc hợp tác sản xuất. Tuy nhiên khi xuất khẩu giống cây trồng doanh nghiệp phải thực hiện các qui định của Bộ NN ban hành kèm theo danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu, danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.

2- Khi 1 giống cây trồng mới được Bộ NN công nhận chính thức và đưa vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp có thể sản xuất, kinh doanh trên thị trường. Tuy vậy khi công nhận giống cây trồng mới thì Bộ NN đồng thời công nhận vùng sản xuất phù hợp cho giống cây trồng này thông qua kết quả khảo nghiệm của tác giả hoặc cơ quan xin công nhận giống mới, vì thế giống cây trồng mới chỉ được kinh doanh ở những tỉnh thuộc vùng sinh thái phù hợp được Bộ công nhận và cho phép. Nếu muốn phát triển giống này ở những tỉnh ngoài vùng cho phép thì tác giả phải làm khảo nghiệm từ đầu và báo cáo xin công nhận giống mới cho vùng mới. Thực tế đã có giống lúa đã được công nhận và kinh doanh ở các tỉnh miền Nam nhưng khi kinh doanh ra các tỉnh miền Bắc tác giả phải khảo nghiệm để xác định sự phù hợp của giống với điều kiện khí hậu miền Bắc và xin công nhận tiếp cho các tỉnh miền Bắc.

Một số tỉnh nằm trong vùng cho phép của giống nhưng tỉnh lại không đưa vùng cơ cấu giống của tỉnh thì doanh nghiệp vẫn có thể kinh doanh ở tỉnh đó, tuy vậy tỉnh không đưa vào cơ cấu do giống không phù hợp hiệu quả thấp so với giống khác nên doanh nghiệp sẽ rất khó bán giống.

3- Hiện nay một số Công ty đầu tư lớn cho công tác nghiên cứu tạo giống mới mang thương hiệu của Công ty. Đây là xu thế đúng đắn, tạo điều kiện cho Công ty chủ động nguồn giống và phát triển kinh doanh bền vững.

Bộ NN - PTNT tạo điều kiện thuận lợi để Công ty khảo nghiệm, công nhận giống mới, thông tin tuyên truyền giống mới như đối với các Viện nghiên cứu thuộc Bộ

Bộ NN cũng khuyến khích và đầu tư kinh phí cho cơ quan tác giả thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ qui trình sản xuất giống và xây dựng mô hình giống mới trong sản xuất. Ngoài ra Bộ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm các thủ tục bảo hộ bản quyền giống cây trồng mới./.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Văn Thụ

Địa chỉ: Thái Nguyên

Email:


Câu hỏi : Hiện nay, việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp ở quê tôi còn nhiều hạn chế. Cho tôi hỏi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch gì để tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời bạn như sau:

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ từ 2008-2012 và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào tháng 4/2009.

Nội dung cơ bản của Đề án tập trung vào một số nội dung sau:

Mục tiêu: Tuyên truyền các nội dung pháp luật thông qua các mục đích phù hợp cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân nông thôn.

Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2012, từ 70% trở lên người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn, chính sách dân tộc…

Các biện pháp tuyên truyền:

+ Phối hợp với Trung ương hội nông dân Việt Nam, hội nông dân các tỉnh biên soạn tài liệu để tổ chức tuyên truyền như: panô, áp phích cổ động, tờ rơi, tờ gấp pháp luật, các bài giảng.

+ Xây dựng đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền viên pháp luật ở các thôn bản, ấp

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu của nông dân các tỉnh trong vùng

…..


________________________________________

Họ tên: nguyễn ánh dương

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp & PTNT Thái Bình

Email: anhduongtb@gmail.com

Mong muốn của người dân trong vùng sản xuất nông sản hàng hoá là tìm được đầu ra ổn định trong nhiều vụ, vậy Bộ có chính sách gì mới về hỗ trợ doanh nghiệp để bảo đảm được khâu tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Xin cám ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Để bán được sản phẩm nông sản của mình thì việc việc liên kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp chế biến nông sản là rất cần thiết nhằm đảm bảo ổn định đầu ra theo yêu cầu của thị trường thông qua các hợp đồng bán sản phẩm cho nhà máy chế biến. Ngoài ra việc liên kết giữa người dân trong vùng sản xuất nông sản cũng cần được quan tâm thực hiện nhằm giảm chi phí, trao đổi thông tin giá cả. Thực hiện tốt liên kết giữa nông dân trong vùng sản xuất nông sản thành tổ /đội sản xuất tiêu thụ sản phẩm sẽ tập trung được khối lượng lớn sản phẩm khai thác tạo ra ưu thế có cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp chế biến và có ưu thế trong thương thảo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến, giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân.

Để làm tốt việc liên kết với các doanh nghiệp chế biến và giữa người dân trong vùng sản xuất nông sản thì cần thống nhất mùa vụ sản xuất, viêc phân loại và bảo quản sản phẩm, không sử dụng chất bảo quản không được phép theo quy định. Đây vừa là yêu cầu tiên quyết và bắt buộc để thực hiện tốt các liên kết này.

Cơ sở để thực hiện việc liên kết ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản giữa người dân và nhà máy chế biến đã được quy định trong Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

Hàng năm, Chính phủ có chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đồng thời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và Nghề muối trình nội dung ý kiến trả lời để lãnh đạo Bộ phê chuẩn./.

Họ tên: Nguyen Van Nguyen

Địa chỉ: Gia Tan 1, Thong Nhat, Dong Nai

Email:


Theo Quyết định số 60/BNN-PTNT ngày 09/01/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT:

Mục 03: Đối tượng không bắt buộc tiêm phòng: đối với gà nuôi thịt được nuôi nhốt (thì không phải tiêm phòng cúm gia cầm). Nhưng ở Đồng Nai, đối tượng này bắt buộc tiêm phòng và lấy mẫu kiểm tra bảo hộ trước khi xuất bán? Tại sao?

Sở NN & PTNT Đồng Nai Đồng Nai trả lời như sau:

Giám đốc Sở Nông Nghiệp & PTNT Đồng Nai trả lời ý kiến của ông Nguyễn Văn Nguyên, địa chỉ: Gia Tân 1, Thống Nhất, Đồng Nai; cụ thể như sau:

1/ Về đối tượng tiêm phòng:

Theo Quyết định số 60/QĐ-BNN ngày 09/01/2009 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT về việc phê duyệt kế hoạch tiêm phòng vaccnie cúm gia cầm năm 2009, tại mục 3.1.2 quy định về đối tượng không bắt buộc tiêm phòng, cụ thể:

- Đối với gà: gà nuôi thịt được nuôi nhốt.

- Đối với thủy cầm: Ngan các loại, vịt nuôi thịt chạy đồng (vịt chỉ ở ngoài đồng), vịt nuôi thịt được nuôi nhốt.

2/ Về thời gian tiêm phòng: (theo Quyết định số 60/QĐ-BNN):

- Đợt I: tiêm trong tháng 04 và 05/2009.

- Đợt II: tiêm trong tháng 10 và 11/2009.

Thực hiện Quyết định 60/QĐ-BNN, trong thời gian chuẩn bị triển khai, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, ngày 20/02/2009 Cục Thú Y ban hành công văn số 230/TY-DT quy định:

- Tất cả gia cầm từ 15 ngày tuổi đều phải tiêm phòng vaccine cúm gia cầm theo quy định cho đến hết tháng 03/2009.

- Từ ngày 01/4/2009, đối tượng tiêm phòng được thực hiện theo quy định tại Quyết định 60/QĐ-BNN.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai thực hiện đầy đủ các nội dung theo qui định tại văn bản nêu trên của Cục Thú y.

3/Về việc lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong cả nước, thực hiện chỉ đạo của Cục Trưởng Cục Thú y tại Văn bản số 850/TY-DT ngày 13/6/2007 về việc chủ động giám sát hiệu quả sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm tại các địa phương, Chi cục Thú y đã tổ chức lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để làm thủ tục trước khi xuất bán nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn. Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ quản lý phòng chống dịch, Chi cục Thú y Đồng Nai đã tổ chức kiểm dịch vận chuyển, lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm, đánh giá hiệu giá kháng thể trên các xe vận chuyển gia cầm tại các điểm kiểm dịch theo quy định.

Từ 01/04/2009 công tác lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thú Y. Để thực hiện Quyết định 60/QĐ-BNN có hiệu quả, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai tiếp tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo tiêm phòng cho toàn đàn gia cầm (đây là đối tượng đã được xác định phải tiêm phòng bắt buộc) đồng thời duy trì công tác giám sát huyết thanh như đã thực hiện trong thời gian vừa qua vì kiểm soát và quản lý như vậy sẽ đạt hiệu quả cao.

Trường hợp đặt ra theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Nguyên được xử lý như trên, không ngoại lệ.

Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc của người dân, Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, thông tin cho Ông Nguyễn Văn Nguyên biết.

Kính đề nghị Bộ trưởng cho ý kiến chỉ đạo./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở;

- Lưu: VT (NN).

D:\\HANH SNN GIÁM ĐỐC

Đã ký

Phạm Minh Đạo



________________________________________

Họ tên: lê điền sơn

Địa chỉ: Công Ty cổ phần Đường Quảng Ngãi

Email: ldson@qns.com.vn

Kính thưa Bộ trưởng!

1. Hiện nay có hai quan điểm về kinh tế thị trường

• Quan điểm thứ nhất: Kinh tế thị trường tự do, thị trường tự điều tiết và cân bằng

• Quan điểm thứ hai: Kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước.

Theo cá nhân Bộ trưởng thì quan điểm nào tốt nhất cho nền kinh tế Việt Nam?

2. Nghị quyết Trung ương VII khoá X về “Nông nghiệp – nông dân – nông thôn” với tư cách là Bộ trưởng Bộ NN và PTNT, Tổng tư lệnh ngành nông nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng có những giải pháp nào để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững – xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

3. Thái Lan và Trung Quốc ở cạnh Việt Nam, là 02 nước sản xuất đường lớn trên thế giới. Theo tôi được biết, trên cơ sở lợi ích hài hoà giữa Nhà nước – Nông dân – Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và người tiêu dùng, trong từng thời kỳ Chính phủ quyết định giá mía – giá đường tiêu thụ nội địa. Trong những năm qua ngành đường mía Trung Quốc, Thái Lan phát triển và hai nước cũng gia nhập WTO trước Việt Nam.
Theo Bộ trưởng trong thời gian đến Chính phủ Việt Nam có quyết định giá mía – giá đường tiêu thụ nội địa như Trung Quốc, Thái Lan hay để cho thị trường tự do quyết định như hiện nay?

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Lê Điền Sơn

Phòng KHTH Công Ty CP Đường Quảng Ngãi

(VP Bộ: Cục KTHT&PTNT chủ trì, trả lời nội dung 2, phối hợp Cục Chế biến TMNLS&TS trả lời câu 3, báo cáo Bộ trưởng về các nội dung và tổng hợp lại)

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

(Trả lời muc 2 của câu hỏi về giải pháp Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn)
Vấn đề này đã được đề cập trong Nghị quyết 26/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thể hiện trong Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP cuỉa Chính phủ thực hiện NQ 26/TW. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo, Bộ sẽ chỉ đạo tập trung vào 5 nhóm giải pháp sau:

1. Nhóm giải pháp về phát triển lực lượng sản xuất:

- Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn theo các mục tiêu phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến 2020, tầm nhìn 2030, trong đó tập trung vào các quy hoạch: (1). Quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; (2). Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn gắn với phát triển đô thị (thị trấn, thị tứ); (3). Quy hoạch phát triển nông thôn mới.

- Tập trung sức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường hội nhập, như: (a). Xây dựng bộ tiêu chí nông nghiệp hiện đại làm căn cứ cho xây dựng kế hoạch phát triển và làm chuẩn mực cho đánh giá sự phát triển chung của cả nước và từng vùng; (b). Xác định các vùng sản xuất hàng hoá lớn gắn với đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; (c). CNH- HĐH ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp.

- Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, trong đó tập trung vào một số nội dung: (a). Lựa chọn hướng chính cho phát triển ngành hàng: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ; Phát triển công nghiệp sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi, cơ sở sản xuất thuốc thú y, thuốc BVTV; Thực hiện chương trình "mỗi làng một nghề”; Chuyển mạnh các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động về nông thôn; Phát triển ngành cơ khí, nâng cao mức độ cơ khí hóa trong sản xuất (đạt 1,2 – 1,5CV/ha); (b). Xây dựng các chính sách khuyến khích để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn.

- Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trước hết là giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, xử lý môi trường, trường học, nhà văn hoá, khu thể thao cho các làng bản …

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông thôn

- Đầu tư mạnh hơn cho nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế nông thôn.

2. Nhóm các giải pháp về phát triển quan hệ sản xuất trong nông thôn

Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ và trang trại, kinh tế tập thể, các nông, lâm trường và Phát triển các mô hình hợp tác kinh tế trong nông thôn.

3. Nhóm các giải pháp qiải quyết những vấn đề xã hội trong nông thôn để thúc đẩy kinh tế phát triển, trước mắt tập trung vào:

+ Đảm bảo đời sống việc làm ổn định cho người dân bị thu hồi đất.

+ Phát triển kinh tế nông thôn gắn với xoá đói giảm nghèo.

+ Xây dựng chiến lược chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái cho nông nghiệp, nông thôn.

+ Tăng hưởng thụ về ytế, văn hoá, giáo dục, thể thao và giải trí cho cư dân nông thôn để giảm bớt cách biệt so với đô thị.

+ Thử nghiệm và từng bước mở rộng một số chính sách an sinh xã hội cho người dân nông thôn

4. Nhóm giải pháp đổi mới chính sách và quản lý nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

- Đổi mới một số chính sách đối với nông nghiệp, nông dân. nông thôn như: Sửa đổi Luật đất đai, Đổi mới chính sách đầu tư và cơ cấu đầu tư cho nông thôn, Chính sách tài chính; Chính sách thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp – nông thôn. Đổi mới thể chế trong nông thôn

5. Phát triển thị trường nông thôn, trước mắt là dịch vụ khoa học kỹ thuật, tiêu thụ hàng nông sản và thị trường lao động; đất đai phải được vận động theo cơ chế thị trường

6. Tăng cường đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ cải thiện đời sống của người dân.

7. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân có quyết tâm thoát nghèo và thực sự hành động để thoát nghèo. Chỉ có như vậy thì các biên pháp xóa đói giảm nghèo mới trở thành bền vững

________________________________________

Họ tên: Luong Chi Cuong

Địa chỉ: 333

Email: cuonglc@leovietnam.vn

Công ty chúng tôi chuẩn bị lên kế hoạch xuất khẩu cá Basa, xin hỏi quy trình về thủ tục này

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1. Theo Điều 13, Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm của Chính phủ, các thực phẩm xuất khẩu phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của nước nhập khẩu.


Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu đối với các sản phẩm thủy sản (bao gồm cá tra) là Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Trình tự thủ tục kiểm tra, công nhận, chứng nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản được quy định tại các Quyết định Quyểt định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008, Quyết định 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ NN&PTNT.
2. Quy định của thị trường nhập khẩu:
Hiện tại, các thị trường nhập khẩu có thể chia làm các nhóm như sau:
a. Thị trường có yêu cầu kiểm tra, chứng nhận bởi Cơ quan thẩm quyền Việt Nam (như Liên minh Châu Âu, Liên bang Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil,…):
- Cơ sở sản xuất thủy sản phải được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra, công nhận và được Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu chấp thuận đưa vào danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu thực phẩm thủy sản vào các thị trường này.
- Các lô hàng thủy sản được sản xuất tại các cơ sở nêu trên phải được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu.
b. Thị trường không có yêu cầu được kiểm tra, chứng nhận bởi Cơ quan thẩm quyền Việt Nam: chỉ thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất lượng nếu khách hàng có yêu cầu.
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý trong một số thời kỳ, Bộ NN&PTNT quy định phải kiểm tra, chứng nhận đối với thuỷ sản xuất khẩu vào một số thị trường (hiện nay có thị trường Nhật Bản).
3. Trong trường hợp Công ty là đơn vị chuyên doanh xuất khẩu thuỷ sản, không có cơ sở sản xuất nhưng có nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường nêu tại Mục 2a thì Công ty chỉ được phép xuất khẩu các lô hàng được sản xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có tên trong danh sách được phép xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường như đã nêu tại Mục 2a.
Riêng đối với việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên bang Nga, đề nghị Công ty tham khảo các quy định chi tiết nêu tại Quyết định số 4041/QĐ-BNN-QLCL ngày 18/12/2008 của Bộ NN&PTNT.


tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương