Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang19/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27

Để tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất thuốc BVTV, quy định hiện hành để không yêu cầu phải thẩm định về tiêu chuẩn, về chung loại về dạng thuốc, về tính năng tác dụng của thuốc xin sản xuất như Quy định tại Quyết định 165/1999/QĐ-BNN ngày 13/12/1999 của Bộ NN và PTNT. Thêm vào đó, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất gia công thuốc không phải nộp lệ phí thẩm định như quy định tại Quyết đinh 165 nói trên nữa.

Như vậy, các đơn vị trong nước có nhu cầu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không cần có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Bảo vệ thực vật.

Đây là những chính sách cụ thể nhằm khuyến kkhích doanh nghiệp đầu tư để phát triển thuốc BVTV tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, các doanh nghiệp trong nước không đầu tư công nghệ, kinh phí và con người để có khả năng tự sản xuất ra các hoạt chất hóa học hữu cơ bảo vệ thực vật mà tự các doanh nghiệp lệ thuộc việc nhập khẩu để kinh doanh.

2. Về việc phát triển thuốc sinh học:

Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quy định về đăng ký đặc cách thuốc sinh học. Với mục tiêu là giảm áp lực sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nên thuốc sinh học phải được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc đặc cách đăng ký thuốc sinh học không phải là giải pháp chủ yếu để tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sinh học, sau một thời gian thực hiện quy định kể trên, nhiều bất cập nảy sinh, làm cho chủ trương ưu tiên phát triển thuốc sinh học không được thực hiện như dự kiến. Do đó, Bộ đã ban hành Quyết định số 63/2007/QĐ-BNN ngày 2-7-2007 bãi bỏ hình thức đăng ký đặc cách thuốc sinh học.

Để đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi hình thức đăng ký đòi hỏi phải có thời gian kiểm nghiệm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật theo dõi, đánh giá, tổng hợp, báo cáo để Bộ quyết định hình thức cho phù hợp với chủ trương ưu tiên phát triển thuốc sinh học, thân thiện với môi trường.

Bộ đã chỉ đạo Cục BVTV xây dựng chính sách khuyến khích sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học.

________________________________________

Họ tên: Đỗ Thanh Huy

Địa chỉ: Tram thú y huyện Bảo Thắng

Email: huybaothang@yahoo.com.vn

Đề nghị Bộ trưởng về giải pháp phòng chống bệnh suyễn lợn hiện nay ?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

Trả lời: Bệnh suyễn lợn do vi khuẩn Mycoplasma hyopniumonia gây ra. Mycoplasma có thể cư trú trong cơ thể lợn nhưng không gây bệnh, khi điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém, lợn bị nhiễm các bệnh khác, hoặc bị tác động của các yếu tố gây stress như thời tiết, vận chuyển thì xảy ra dịch bệnh. Bệnh suyễn lợn thường ghép với các bệnh khác ở lợn như dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp…Lợn mắc bệnh suyễn thường gây ra ở 2 thể chính là: Thể cấp tính, thỉnh thoảng mới gặp và chỉ xảy ra ở những đàn lợn lần đầu mẫn cảm với Mycoplasma. Thể mãn tính là thể phổ biến nhất, xảy ra trên những đàn lợn từ 2-6 tháng tuổi với những biểu hiện đặc trưng: Ho khan thành từng cơn, dai dẳng trong suốt thời gian sinh trưởng. Nếu không có gì phức tạp, biểu hiện ho sẽ biến mất lúc lợn trưởng thành. Lợn vẫn mang mầm bệnh và thải trùng đều đặn ra môi trường sống.

Bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh vẫn là quan trọng nhất. Để phòng bệnh, chuồng trại luôn phải đảm bảo vệ sinh thú y. Không mua lợn đã có biểu hiện của bệnh suyễn về chăn nuôi. Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh chuồng nuôi. Ngoài ra, có thể sử dụng các kháng sinh phổ rộng như: Norfloxacin, lincomycin, Enrofloxacin, Tylosin... để làm giảm mức độ triệu chứng của bệnh suyễn và điều trị các bệnh kế phát.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa xây dựng giải pháp phòng chống dành riêng cho bệnh Suyễn nhưng về cơ bản các hướng dẫn sẽ tương tự như Quyết định số 80/QĐ-BNN-TY đối với bệnh Tai xanh, cụ thể như sau:

- Phòng bệnh: Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng khi gặp hiện tượng dễ gây stress . Phòng chống các bệnh khác của lợn, tiêm phòng đầy đủ và định kỳ các loại văcxin theo quy định.

- Chống dịch:

o Chỉ tiến hành tiêu hủy những con vật mắc bệnh nặng, không có khả năng hồi phục nội trong đàn mắc bệnh;

o Cấm giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ động vật mẫn cảm, sản phẩm từ động vật mẫn cảm trong vùng dịch và ra khỏi vùng dịch trong thời gian kiểm dịch.

o Vệ sinh tiêu độc thường xuyên và định kỳ để triệt tiêu mầm bệnh trong môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân thành cảm ơn và đề nghị liên hệ với Cục Thú y để tìm hiểu thêm những vấn đề chưa rõ.

________________________________________

Họ tên: Cacon

Địa chỉ: Dau tien

Email: liby@hotmail.com

Thưa Bộ Trưởng, Câu hỏi được đề cập đến thủy sản Tôi được biết Bộ NN chuẩn bị đưa ra qui định mới về xin công bố sản phẩm mới (dự kiến phải khảo nghiệm sản phẩm không thuộc tiêu chuẩn ngành viết tắc TCN). Như vậy các doanh nghiệp trong thời gian này muốn đăng ký công bố sản phẩm mới (không thuộc TCN) thì phải chọn 1 trong 2 phương án: 1. Tiến hành khảo nghiệm (trong khi nghị định 50 của chính phủ vẫn còn hiệu lực?) 2. Doanh nghiệp phải đình chỉ mọi kế hoạch cho sản phẩm mới của doanh nghiệp và chờ đợi qui định mới ban hành. Theo Ông, xin hỏi Ông có ý kiến gì về việc này? và khi nào thì qui định mới được ban hành? Cám ơn rất nhiều

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


1. Bộ đang giao cho Cục Nuôi trồng thuỷ sản xây dựng Thông tư quy định về quản lý thức ăn, chất bổ sung thức ăn thuỷ sản đang xin góp ý của các đơn vị liên quan, dự kiến quý 3 sẽ ban hành. Bởi vậy, trong khi chưa ban hành Thông tư mới thì việc khảo nghiệm theo Quyết định 18/2002/QĐ-BTS ngày 3/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành quy chế khảo nghiệm thức, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Còn việc công bố sản phẩm mới thực hiện theo Quyết định 425/2001/QĐ-BTS ngày 25/5/2001 về việc ban hành quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản. Hiện nay Bộ đang chỉ đạo các đơn vị có chức năng chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành sang tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia theo luật tiêu chuẩn, quy chuẩn bởi vậy trong khi chưa có quyết định mới thay thế thì vẫn áp dụng theo Quyết định 425/2001/QĐ-BTS ngày 25/5/2001 về việc ban hành quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản.

Cảm ơn bạn đã có câu hỏi đến Bộ.

________________________________________

Họ tên: Sở NN và PTNT Quảng Trị

Địa chỉ: 256Lê Duẩn - Đông Hà - Quảng Trị

Email: snnptntqt@gmai.com

Sau chuyển đổi các Lâm trường quốc doanh, mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi là được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ) để chủ động sản xuất kinh doanh. Tuy trong quá trình thực hiện chuyển đổi đã giao phần lớn diện tích đất cho địa phương quản lý, phần quy hoạch đã được thống nhất của chính quyền xã, huyện, tỉnh. Nhưng khi làm thủ tục cấp đất, theo trình tự thủ tục của Bộ Tài nguyên môi trường trong hồ sơ cấp đất phải có xác nhận đất liền kề của chính quyền xã/hộ liền kề, vấn đề này gặp rất nhiều khó khăn do chính quyền xã không ký xác nhận nên chưa cấp giấy CNQSD đất cho các doanh nghiệp thuê để tổ chức sản xuất. Đề nghị Bộ cho ý kiến chỉ đạo?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau:

Việc quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất doanh nghiệp thuê để sản xuất kinh doanh do Bộ tài nguyên và Môi trường chủ trì và hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Quý Sở cần liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền sở tại để giải quyết, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chủ trì tổng kết việc sắp xếp, đổi mới nông lâm trường quốc doanh, những ý kiến vướng mắc nêu trên của quý Sở, Bộ sẽ tổng hợp chung để trình các cấp, các ngành và Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.

________________________________________

Họ tên: le hao

Địa chỉ: 210 HQV

Email: leethoa@hotmail.com

1. Hiện nay rất nhiều vùng trồng rau và cây ăn quả theo qui hoạch, tuy nhiên trong giai đoạn thời vụ thường giá thấp, thậm tri bà con bán nhu cho - Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn có chủ trương chính sách gi để hỗ trợ, cũng như công nghệ chế biến bảo quản nông sản để có thể điều tiết giá và cung cấp sản phẩm cho thị trường vào các thòi điểm khác trong năm (ví dụ như sản xuất cam như ở Hà Giang, Tuyên Quang trong thời gian vừa qua). 1. Nói hội nhập và ra nhập WTO những cam liên quan đến Hiệp định nông nghiệp - Bộ NN và PTNT đã và đang xây đưa ra nhưng chủ chương và chính sách gì phù hợp để thúc đẩy sản xuất và không vi phạm các qui định

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đúng là hiện nay một số vùng sản xuất rau , cây ăn quả thực hiện theo đúng quy hoạch ( số vùng này trên phạm vi toàn quốc còn hạn chế ) vào thời vụ chính vẫn còn tình trạng ứ đọng sản phẩm dẫn đến tiêu thụ khó khăn . Đây là thực trạng khách quan vì sản phẩm trồng trọt có tính thời vụ rất cao khi giáp hạt cầu nhiều hơn cung khi vào thời vụ chính thu hoạch thì cung nhiều hơn cầu. Vì vậy Bộ NN&PTNT đã đề xuất với Chính Phủ ban hành quyết định số 107/2008/TTCP về một số chính sách khuyến khích phát triển rau quả chè an toàn . Theo đó ngân sách nhà nứoc hỗ trợ cho các địa phương xây dựng vùng quy hoạch , cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất rau quả .Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người nông dân trong sản xuất (giống, phân bón, đào tạo tập huấn ...)đẻ nâng cao hiệu quả sản xuất trong đó trồng rau và cây ăn quả. Đặc biệt vì sản phẩm trồng trọt có tính thời vụ cao cho nên nhà nước đã đầu tư cho công tác chế biến bảo quản và tìm kiếm thị trường đối với các mặt hàng nông sản trong đó có rau quả .Tuy nhiên để khắc phục tình trạng này yêu cầu các địa phương và bà con nông dân phải thực hiện nghiêm túc và triệt để quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đồng thời nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nứoc đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ đối với những vùng sản xuất tập trung rau và quả.

Việt nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng đang thực hiện nghị quyết trung ương 7, Nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ này tất nhiên chúng ta phải thực hiện những cam kết khi chúng ta tham gia hội nhập WTO.

Họ tên: Hồ Đức Phái

Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong - Thành phố Quy Nhơn

Email:

Chính sách về tam nông (nông nghiệp, nông dân và nông thôn)



Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó đã xác định những nội dung chủ yếu sau:

1. Các chính sách

Để thực hiện được các mục tiêu của Đảng đề ra trong Nghị quyết số 26 NQ/TW, cần có đồng bộ các chính sách (cả sửa đổi bổ sung và xây dựng mới). Các chính sách cụ thể đang được các Bộ chuyên ngành xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tổng hợp một số định hướng chính sách chủ yếu như sau:

a. Đào tạo nguồn nhân lực nông thôn: xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về Đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở.

b. Xây dựng chính sách thu hút cán bộ, thanh niên, trí thức về nông thôn.

c. Chính sách đền bù, hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có dự thảo Nghị định trình Chính phủ);

d. Chính sách đất đai: Sửa đổi Luật Đất đai theo hướng: Tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất; thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh. Ban hành chính sách định giá bảo đảm hài hòa quyền lợi của người sử dụng đất, của nhà đầu tư và của Nhà nước trong quá trình giải tỏa, thu hồi đất. Có cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, vào các dự án đầu tư, kinh doanh khi có đất bị thu hồi. Có chính sách giải quyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở, việc làm cho người bị thu hồi đất; có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng lúa.

e. Chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn:

- Rà soát, điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách, giảm bớt đầu tư cho các công trình có thể thu hồi vốn để tạo nguồn, tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước ngay từ năm 2009 và đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước. Có cơ chế điều tiết, phân bổ đầu tư ngân sách nhà nước đảm bảo lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông, nhất là chuyên trồng lúa. Thực hiện rộng rãi cơ chế đấu thầu quyền khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với việc tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên.

-Tăng cường phân cấp thu chi ngân sách cho các địa phương, bao gồm cả cấp huyện và xã; tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản hàng hóa; tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi và khuyến khích các ngân hàng, định chế tài chính cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn. Có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, kể cả huy động vốn ODA và FDI.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia "xây dựng nông thôn mới" - dự kiến phê duyệt trong quý II/2009.

- Rà soát các quy định về đầu tư để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch;

- Xây dựng các Luật: Vệ sinh an toàn thực phẩm, Thủy lợi, Nông nghiệp, Bảo vệ thực vật, Thú y.

g. Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch ở nông thôn

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Trong đó, sớm hoàn thành quy hoạch sử dụng đất lúa để có cơ chế, chính sách bảo vệ, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài.

- Rà soát và xây dựng mới các quy hoạch: tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam (gồm cả thị trấn, thị tứ) đến năm 2025; quy hoạch vùng tỉnh; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; Quy hoạch khu dân cư vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 theo nguyên tắc tận dụng tối đa đất đai không có khả năng làm nông nghiệp để phát triển công nghiệp và dịch vụ.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông, chú trọng đến phát triển hệ thống giao thông ở các vùng khó khăn tạo điều kiện phát triển nhanh hơn; giao thông đến ven biển và các vùng trung du để phát triển công nghiệp, đô thị.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, chú trọng đảm bảo nhu cầu tưới tiêu chủ động cho hầu hết diện tích lúa, nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ dân sinh.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao .

2.Xây dựng các đề án chuyên ngành

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các Đề án chuyên ngành theo các nhóm:

a. Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại (bao gồm các đề án phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ và phát triển rừng; phát triển nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản), trong đó phải khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái, từng loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, gắn sản xuất hàng hoá với công nghiệp chế biến và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

Đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi, tập trung vào một số vùng sản xuất hàng hoá lớn, thiếu lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch.

b. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn: xác định rõ những ngành nghề hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần tích cực vào việc tạo việc làm, tăng thu nhập của dân cư nông thôn, gắn với việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - dịch vụ, các khu chế xuất và phát triển đô thị ở nông thôn.: xác định rõ những ngành nghề hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần tích cực vào việc tạo việc làm, tăng thu nhập của dân cư nông thôn, gắn với việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - dịch vụ, các khu chế xuất và phát triển đô thị ở nông thôn.

c. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: tập trung chủ yếu vào việc hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn và các kết cấu hạ tầng xã hội đảm bảo yêu cầu phát triển đồng bộ, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc đô phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn.

d. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn: chú trọng tạo việc làm từ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ; chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, nỗ lực nâng cao nhanh đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa ở nông thôn và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

đ. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: trong đó, phải xác định rõ vị trí, vai trò của các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, chú trọng phát triển loại hình sản xuất tạo đột phá căn bản, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Hình thành mối liên kết hộ sản xuất với trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức khoa học, thương mại, hiệp hội ngành hàng.

e. Phát triển khoa học - công nghệ phải trở thành khâu đột phá để phát triển nông nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển nhanh việc ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tập trung vào việc phát triển giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản. Nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý khoa học công nghệ để nâng cao nhanh hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

g. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, nhưng không chia cắt, phân tán, tăng cường năng lực điều hành, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, mỗi ngành, lĩnh vực có sự liên kết, thống nhất đồng bộ giữa quản lý nhà nước với nghiên cứu khoa học và đào tạo, các hình thức tổ chức sản xuất và tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hành; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp.

Để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 trong đó, đã giao cho các Bộ, ngành xây dựng 03 Chương trình MTQG và 36 đề án; rà soát, sửa đổi và xây dựng mới các luật: đất đai, thủy lợi, an toàn thực phẩm, nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y, tài nguyên nước.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW và Nghị quyết 24/2008/NQ-CP. Trong đó, đã giao cho các Cục, Vụ có liên quan xây dựng Chương trình MTQG và xây dựng 29 Đề án, 6 luật có liên quan đến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của đồng chí.

________________________________________

Họ tên: Mai Van Minh

Địa chỉ: Quang Binh

Email: minhmaivanqbi@gmail.com

Hiện nay tình trạng phân bón giả kém chất lượng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của một số Doanh nghiệp và gây thiệt hại kinh tế cho nông dân. Trong khi các chế tài chưa đủ mạnh để xữ lý các vi phạm, Bộ có giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên. Xin cảm ơn.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Tình trạng Phân bón giả, Phân bón kém chất lượng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của một số doanh nghiệp làm ăn chân chính có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình và hơn thế nữa gây thiệt hại đáng kể cho người nông dân. Nhận thức được vấn đề này năm 2008 Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp trong đó có phân bón, đồng thời thường xuyên hướng dẫn nông dân sử dụng những loại phân bón có chất lượng, có bảo hành nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chế tài sử phạt các vi phạm đúng là chưa đủ mạnh để xử lý các vi phạm này Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng chính phủ xây dựng Luật phân bón hoặc chí ít là Pháp lệnh phân bón đi đôi với nó là xây dựng nghị định xử lý những vi phạm về chất lượng phân bón đủ mạnh để lập lại trật tự sản xuất kinh doanh phân bón đảm bảo chất lượng phục vụ cho sản xuất .

________________________________________

Họ tên: Hoang Tien Cuong

Địa chỉ: So Nong nghiep va PTNTQuang Binh

Email: htcuongqb@yahoo.com.vn

Kính đề nghị Bộ trả lời: 1.Do giá cả đầu ra không ổn định và thường xuyên bị các chủ nậu, cơ sở thu mua kiểm soát giá nên hiệu quả sản cxuất khai thác thủy sản bị hạn chế, ảnh hưởng đến đầu tư phát triển và đời sống của ngư dân. Để nâng cao hiệu quả sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh hàng thủy sản. Kính đề nghị Bộ NN và PTNT có chính sách và tăng kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ, khuyến ngư trong lĩnh vực khai thác thủy sản để tổ chức tập huấn , đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho tàu cá áp dụng phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Xin cám ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Chúng tôi xin trả lời như sau: Bộ đã chỉ đạo Trung tâm KNKNQG dành 30 % kinh phí khuyến ngư cho khai thác thủy sản, kinh phí khuyến ngư năm 2009 tăng so với 2008 là 12%.

________________________________________

Họ tên: cao minh tuan

Địa chỉ: cong ty cp duong quang ngai

Email: cmtuan@qns.com.vn

Nhằm ỗn định sản xuất nông nghiệp trong nước, các nước lập quĩ bình ổn giá các sản phẩm nông nghiệp như:lúa gạo, đường, café ,hạt tiêu....Trong điều kiện thực hiện cam kết WTO và tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay,nông nghiệp VN là lĩnh vực nhạy cảm và dễ tổn thương nhất . Xin Bộ trưởng cho biết bao giờ nước ta lập quĩ bình ổn nầy và hướng vận hành ra sao?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và PTNT thấy rằng việc xây dựng Quỹ bình ổn, bảo hiểm ngành hàng là rất cần thiết. Nhưng việc xây dựng và sử dụng các quỹ này là do các Hiệp hội ngành hàng đề xuất, Chính phủ sẽ xem xét, cho phép thực hiện chứ Nhà nước không đứng ra thành lập các quỹ này.

Đối với xuất khẩu, Chính phủ đã có Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg ngày 21/8/2002 về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng. Trong đó quy định các Hiệp hội ngành hàng thành lập theo đúng quy định của pháp luật được phép lập Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng. Hiện nay, Hiệp hội Cao su, điều, cà phê đã xây dựng được quỹ này.



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương