Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang17/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27

- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất rau quả chè an toàn cho từng địa phương :

+Có chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất ,dồn điền đổi thửa... để tạo thành vùng sản xuất an toàn tập trung

+Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất an toàn tập trung

- Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn đào tạo cho nông dân thực hiện quy trình VietGap đi đôi với xây dựng các mô hình sản xuất rau quả chè an toàn .

- Xây dựng các vùng liên kết sản xuất rau an toàn để hỗ trợ cho cả người sản xuất , người kinh doanh , các tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm an toàn tạo thành một mối liên kết trong sản xuất an toàn
2) Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã phối hợp triển khai với các cơ quan của Bộ Nội vụ để xây dựng Thông tư liên tịch Bộ Nông nghiệp - Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai Nghị định 79. Dự kiến, Thông tư này sẽ được trình hai Bộ ban hành vào cuối tháng 3/2009.

Bộ đã thành lập thanh tra chuyên ngành chất lượng nông lâm sản và thủy sản tại Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản; ban hành văn bản quy định (các Quyết định 115/2008/QĐ-BNN, 116/2008/QĐ-BNN) và tổ chức thiết lập hệ thống các phòng kiểm nghiệm chất lượng, ATVS thực phẩm nông lâm thủy sản.

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản trong thời gian tới tập trung kiện toàn bộ máy và hướng dẫn cũng như tạo điều kiện cho việc thành lập và hoạt động của các đơn vị quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Chi cục/Phòng quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) tại địa phương.

________________________________________

Họ tên: Nguyen van thanh

Địa chỉ: Ha noi

Email: thanh.sky@gmail.com

Cho toi hoi bo nong nghiep se co ho tro gi cho cac doanh nghiep xuat khau gao

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cùng với các địa phương chỉ đạo quyết liệt sản xuất lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa có lượng lúa hàng hoá để xuất khẩu.

Triển khai thực hiện công văn số 215/TTg-KTTH, ngày 10/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành xuất khẩu gạo năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu mua lúa gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước như: ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại lớn chủ động cân đối, đảm bảo nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay; áp dụng cơ chế hỗ trợ 4% lãi suất vay kinh doanh theo qui định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2009.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong việc thu mua, tạm trữ, bảo quản lúa gạo hàng hoá, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng Đề án đầu tư xây dựng 4 triệu tấn kho dự trữ lúa gạo (trong đó 2 triệu đầu tư xây dựng mới và 2 triệu tấn đầu tư nâng cấp) tại vùng ĐBSCL, trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành để triển khai thực hiện. Chính phủ cũng đã hỗ trợ trong việc phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá thời gian qua tại các tỉnh vùng ĐBSCL; đồng thời Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ động, phối hợp với các địa phương chỉ đạo sản xuất, kịp thời hướng dẫn bà con nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh để đạt hiệu quả cao trên diện tích gieo trồng, nhờ vậy, liên tục 2 năm 2007, 2008 và vụ Đông xuân 2008-2009 sản xuất lúa của các tỉnh vùng ĐBSCL giành thắng lợi lớn. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đang đầu tư cho Dự án giống lúa xuất khẩu ở ĐBSCL.

Bộ Nông nghiệp sẽ chỉ đạo Hiệp hội lương thực kiểm tra lại danh sách các doanh nghiệp được hỗ trợ 4% để xuất khẩu gạo.

Họ tên: Sở NN và PTNT Quảng Trị

Địa chỉ: 256Lê Duẩn - Đông Hà - Quảng Trị

Email: snnptntqt@gmai.com

Các loại cây trồng, gia súc gia cầm khi bị dịch bệnh hoặc thiên tai đều có chính sách hổ trợ của nhà nước, riêng trong nuôi thủy sản khi bị bệnh chưa có chính sách hổ trợ của nhà nước. Vậy Bộ có định hướng và chính sách như thế nào để hổ trợ cho người nuôi thuỷ sản khi bị dịch bệnh xảy ra?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay Bộ đang giao cho các cơ quan chức năng soạn thảo chính sách hỗ trợ rủi ro trong nuôi tr ồng thuỷ sản và sẽ ban hành trong năm 2009.

Cảm ơn bạn đã có câu hỏi đến Bộ.

________________________________________

Họ tên: haichau

Địa chỉ: ha noi

Email: ngthanhhuongtt@yahoo.com

Hiện nay ngân hàng thế giới có cho Việt Nam chúng ta vay 4 tỉ USD về nhiều lĩnh vực trong đó có dự án trồng rừng mà hiện nay Bộ đang quản lí. Tôi xin phép hỏi: Công Ty chúng tôi có Quyết định của tỉnh trồng 5000Ha cao su trên địa bàn Tây Nguyên mà chúng tôi không biết làm cách nào để tiếp cận nguồn vốn này và cho tôi xin phép hỏi là chúng tôi được vay bao nhiêu\ 1ha cao su với mức lãi suất bao nhiêu trên năm và được hưởng những trợ cấp cho dự án về phát triển cây CN trên địa bàn, và tiêu chuẩn hồ sơ được vay như thế nào. Rất mong nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Cảm ơn câu hỏi của bạn haichau.
Bộ Nông nghiệp và PTNT có ý kiến trả lời của bạn như sau: Phần hỗ trợ của Ngân hàng thế giới cho Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp do tài trợ đã kết thúc năm 2007.
Hiện nay Tổ chức phát triển Pháp (AFD) chuẩn bị tài trợ 01 dự án mới hỗ trợ phát triển cao su, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là chủ dự án. Theo Hiệp định tài trợ dự kiến, dự án chỉ tài trợ cho các hộ gia đình với quy mô sản xuất dưới 10 ha, thường từ 1- 3 ha, suất đầu tư trung bình 25 triệu đồng/ha, lãi suất theo thị trường và có 10 năm ân hạn. Bạn có thể liên hệ với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để có thêm chi tiết.

________________________________________

Họ tên: Nguyen Van Hoa

Địa chỉ: 256, Le Duan, Dong Ha, Quang Tri

Email: vanhoasothuysan@yahoo.com.vn

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và PTNT Thực hiện QĐ/289/TTg, ngày 08 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giá dầu cho ngư dân. Xin hỏi Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay, tỉnh, thành phố nào giải ngân nhanh và đúng đối tượng nhất, tỉnh nào triển khai kém nhất. Trường hợp các tỉnh lấy tiền của ngư dân làm các công việc khác thì giải quyết như thế nào, tiền có trả lại đủ cho ngư dân hay không? Theo Quyết định 289 thì việc hỗ trợ giá dầu cho ngư dân được thực hiện trong 3 năm (2008-2010). Nhưng hiện nay giá xăng dầu thế giới giảm, như vậy năm 2009-2010 có thực hiện tiếp hỗ trợ giá dầu cho ngư dân nữa hay không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay, theo tông hợp của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì một số địa phương đã giải ngân được trên 90% như: Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng tuy nhiên vẫn còn một số địa phương giải ngân vẫn còn chậm như Hải Phòng, Sóc Trăng, Trà Vinh.

Kinh phí hỗ trợ ngư dân được ngân sách nhà nước tạm ứng hỗ trợ đầy đủ và đảm bảo không để địa phương thiếu kinh phí giải ngân. Ngân sách trung ương đã tạm ứng 1,655,570 triệu đồng cho các địa phương. Địa phương nào sử dụng kinh phí hỗ trợ theo QĐ 289/QĐ-TTg sai mục đích, nếu phát hiện kiên quyết xử lý theo qui định của Pháp luật.

Theo Quyết định 289/QĐ-TTg thì hỗ trợ dầu được thực hiện trong năm 2008 (không phải thực hiện trong 3 năm như câu hỏi đã nêu). Ttuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tiếp tục giải ngân đến hết quí I/2009 đối với những tàu đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ dầu đến trước ngày 01/01/2009 và hiện nay các địa phương vẫn đang tiếp tục thực hiện chi tiền hỗ trợ cho ngư dân.

________________________________________

Họ tên: lý cà lỷ

Địa chỉ: thị trấn vĩnh Châu

Email:


Tôi nghe nói việc buôn bán vắc xin không cho tư nhân kinh doanh vì sao? Đề nghi Sở NN-PTNT hướng dẫn điều kiện để của hàng tư nhân được tham gia phân phối vắc xin phục vụ nhu cầu phòng bệnh cho gia súc gia cầm

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:

Theo quy định của Pháp lệnh thú y (Điều 39) thì tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được kinh doanh thuốc thú y (trong đó có vắc xin), chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, cụ thể như sau:

1. Có giấy đăng ký kinh doanh hợp lệ.

2. Có địa điểm cơ sở vật chất, kỹ thuật để bảo quản, bán hàng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y do Bộ NN & PTNNT ban hành.

3. Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc phải có chứng chỉ hành nghề thú y.

Do vậy, tổ chức cá nhân có đầy đủ các điều kiện theo quy định nêu trên thì có thể làm thủ tục đăng ký kinh doanh thuốc thú y (bao gồm cả vắc xin) với Chi cục thú y nơi tổ chức, cá nhân kinh doanh để được kiểm tra các điều kiện nêu trên và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y (trong đó có vắc xin thú y).

Xin trân thành cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Trần Huy Oánh

Địa chỉ: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Email: tranhuyoanh@gmail.com

Đối với rừng trên diện tích thu hồi xây dựng công trình (đã có đầu đủ các thủ tục của cấp có thẩm quyền) thuộc diện khai thác trắng, không phải đóng dấu bài cây và bỏ qua một số khâu trong thiết kế khai thác mà không có tác dụng thiết thực, khi khai thác (có thể theo hình thức cuốn chiếu) có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thu gom sản phẩm ở một số điểm nhất định, đóng dấu búa kiểm lâm đối với số gỗ phải đóng dấu búa kiểm lâm, có được không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về việc đóng búa Kiểm lâm được quy định tại Quyết định 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Địa điểm đóng búa KL trong trường hợp bạn hỏi trên đây được xác định trong hồ sơ thiết kế khai thác được duyệt (đối với rừng tự nhiên) hoặc bãi tập trung gỗ của chủ rừng (đối với gỗ nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ rừng trồng).

Trân trọng cảm ơn.

Họ tên: Nguyễn Mạnh Hùng

Địa chỉ: Phường Minh Khai Phủ Lý Hà nam

Email: hungngmhna@gmail.com

Nhà nước có những ưu đãi gì cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Ngoài các ưu đãi về đầu tư (đất đai, tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…) như các doanh nghiệp chế biến nông sản khác, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản khi xuất khẩu nông sản còn được hưởng các chính sách ưu đãi sau:

- Thuế xuất khẩu 0%, hoàn thuế VAT (hoàn ngay 90%, hoàn trả sau hậu kiểm 10%).

- Được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng xuất khẩu theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài Chính. Hiện tại, các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu được hưởng mức lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu theo quy định tại Quyết định số 291/QĐ-BTC ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Bộ Tài chính (bằng đồng Việt Nam 6,9%/năm, bằng ngoại tệ 5,4%/năm). Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu được Nhà nước hỗ trợ xúc tiến thương mại theo Quyết định số 123/2008/QĐ-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Được hưởng chính sách hỗ trợ lãi xuất theo QĐ số 131 /QĐ-TTg ngày 23/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ và TT hướng dẫn số 02/2009/TT-NHNN Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi xuất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn NH để SX và KD được hỗ trợ 4% năm tính trên số tiền vay và thời hạn vay từ 1/2 đến 31/12/2009

________________________________________

Họ tên: Huỳnh Quang Huy

Địa chỉ: 17 Thủ Khoa Huân- Phan Thiết

Email: huythihuynh@yahoo.com.vn

Nhằm phục vụ quản lý trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản, Các số liệu khoa học về trữ lượng Hải sản tại các khu vực, các vùng biển các Tỉnh là rất cần thiết và là căn cứ căn bản để hoạch định chiến lược chuyển đổi cơ cấu khai thác hải sản. Tuy nhiên cho đến nay điều này vẫn chưa được Bộ và Chính phủ quan tâm đúng mức. Các chỉ tiêu kế hoạch và các yêu cầu về chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, ngành nghề khai thác chỉ dựa vào các yếu tố cảm tính, thiếu thuyết phục. Hơn nữa các thông tin đó là cần thiết đề hướng dẫn Ngư dân vươn xa ra đánh bắt tại các vùng biển khơi- Cho đến nay: vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm hướng dẫn ngư dân về vấn đề này: Các thông tin ngư trường đang được hứơng dẫn thì thiếu chính xác và không được ngư dân tin dùng. Vậy xin hỏi BỘ đã có các chương trình gì phục vụ cho công việc này. Và kết quả thực hiện thế nào? Hướng sắp tới BỘ có quan tâm tới vần đề này không và triển khai thế nào? Xin cám ơn!

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Hiện nay, cơ sở dữ liệu và trữ lượng thủy sản tại các vùng biển, ven biển chưa có chương trình điều tra, cập nhật đầy đủ về sự biến động của chúng. Do vậy, công tác dự báo ngư trường còn hạn chế. Chính vì thế, Bộ NN&PTNT đang triển khai dự án Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy, hải sản vùng biển Việt Nam thuộc Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Mục tiêu của dự án nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về trữ lượng, phân bố, biến động trữ lượng giống loài thủy sinh trên các ngư trường ven biển Việt Nam. Khảo sát, điều tra đồng bộ, có hệ thống về nguồn lợi thủy sản trên biển và ven biển Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản

________________________________________

Họ tên: Do manh cuong

Địa chỉ: Thai ha - dong da ha noi

Email: cuongdm2003@yahoo.com

Hiện nay tình hình suy thoai kinh tế dẫ tác động vào nền kinh tế Việt nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Nên năm 2009 sẽ là một năm đặc biệt khó khăn đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Chính phủ đã đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn như cho phép chỉ định thầu các công trình vốn ngân sách, để thực hiện chủ chương kích cầu và cũng để giúp các doanh nghiệp vượt khó. Vậy xin hỏi Bộ trưởng : Bộ nông nghiệp và PTNT có chủ chương chỉ định thầu các công trình do Bộ làm chủ đầu tư để giúp các doanh nghiệp trong ngành vượt khó năm 2009 hay không ? nếu có thì xin Bộ trưởng cho biết tên một vài công trình lớn và cách thức tbhực hiện như thế nào?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trả lời:


Về vấn đề này, Bộ NN&PTNT xin trả lời như sau :

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành lập danh mục các dự án được áp dụng cơ chế chỉ định thầu theo Công văn số 1235/BKH-QLĐT ngày 27/2/2009 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc Hướng dẫn lập danh mục dự án cần chỉ định thầu, theo văn bản số 229/TTg-KTN ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Sau đó Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện. Về trình tự chỉ định thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về việc Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.

________________________________________

Họ tên: dohaidien

Địa chỉ: so nong nghiep & ptnt nam dinh

Email: snnnamdinh@yahoo.com

Vấn đề quản lý phân bón hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, nhất là việc lấy mẫu và phân tích mẫu: Cùng một sản phẩm của một doanh nghiệp phân phối ở nhiều tỉnh khác nhau, các tỉnh đều kiểm tra lấy mẫu và gửi phân tích. Như vậy rất tốn kém về thời gian, tiền bạc; trong khi đó việc quản lý vẫn chưa đảm bảo tính chặt chẽ. Vậy nên chăng tập trung tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng đầu vào (tức là quản lý chất lượng chặt chẽ ngay tại khâu sản xuất của doanh nghiệp). Những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng mới cấp phép và cho vào lưu hành.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Việc phản ảnh của ông trong công tác lấy mẫu, kiểm tra chất lượng phân bón là chính xác, hiện nay đang có trường hợp cùng một mẫu phân bón nhưng việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng còn chồng chéo gây lãng phí.

Để tăng cường công tác quản lý chất lượng phân bón hơn nữa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón làm cơ sở cho việc quản lý được chất lượng ngay từ khâu sản xuất.

Theo quy định tại Điều 5. “Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá” của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì việc cấp phép cho sản phẩm trước khi cho lưu hành là việc làm trái luật. Do vậy, cần phải quản lý thông qua việc xây dựng và ban hành hàng rào kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân bón.

________________________________________

Họ tên: Võ Thành Tiên

Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong-Thành phố Quy Nhơn

Email: bantinbd@yahoo.com

Công ty CP Thủy sản Bình Định : a. Đề nghị áp dụng thuế suất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thủy sản bằng 0% để ổn định sản xuất và phát triển. Trong thời gian chưa áp dụng mức thuế 0% đề nghị nâng thời gian ân hạn từ 275 ngày lên 365 ngày. Đơn giản hóa thủ tục thanh khoản tờ khai hải quan chỉ tính tỷ lệ thành phẩm chính, không tính phế liệu. b. Xã hội hóa công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản - Áp dụng chế độ giảm kiểm tra lô hàng xuất khẩu của các cơ quan chức năng đối với các Doanh nghiệp đã có quá trình quản lý tốt chất lượng. - Giảm bớt chi phí kiểm mẫu hàng xuất khẩu. c. Quản lý hỗ trợ cho các phương tiện tàu thuyền đánh bắt hải sản, các cơ sở đại lý thu gom đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để giúp cải thiện chất lượng sản phẩm.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Phần a:


Bộ NNPTNT đã có văn bản số 599/BNN-CB ngày 16/3/2009 gửi Bộ Tài chính đề nghị trình Chính Phủ phê duyệt áp dụng thuế suất bằng 0 đối với nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và nâng thời gian ân hạn từ 265 lên 365 ngày:

Phần b:


- Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác quản lý chất lượng của Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã trình Bộ ban hành quy định yêu cầu về phòng kiểm nghiệm (Quyết định 115/2008/QĐ-BNN) và quy chế đánh giá chỉ định phòng kiểm nghiệm đủ năng lực tham gia kiểm nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Quyết định 116/2008/QĐ-BNN). Các Phòng kiểm nghiệm thuộc mọi thành phần kinh tế nếu đủ điều kiện đều được chỉ định tham gia kiểm nghiệm chất lượng, ATVSTP nông lâm thủy sản.

- Tại Điều 20 Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN, Bộ NN&PTNT quy định điều kiện để được áp dụng chế độ kiểm tra giảm đối với các doanh nghiệp có điều kiện đảm bảo ATVS thực phẩm liên tục đạt loại A trong vòng 12 tháng; không có lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo; có phòng kiểm nghiệm có thể phân tích các chỉ tiêu về vệ sinh công nghiệp, giám sát quá trình sản xuất và kế hoạch HACCP. Việc xem xét kiểm tra giảm sẽ được thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 21đối với kiểm tra hàng xuất khẩu và Điều 22 của Quyết định trên đối với kiểm tra hàng nhập khẩu. Đến thời điểm hiện nay đã có 3 doanh nghiệp đủ điều kiện kiểm tra giảm và nhiều doanh nghiệp đã đăng ký và đang trong quá trình đánh giá xem xét việc áp dụng chế độ kiểm tra giảm.


Phần c:

- Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho cán bộ kiểm tra của cơ quan địa phương, của cơ sở thu gom, tàu cá, chợ cá về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP. Trong năm 2008, Cục đã sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án ODA hỗ trợ cho hơn 100 cơ sở thu mua, chợ cá xây dựng và áp dụng thí điểm quy phạm vệ sinh, quy phạm sản xuất tốt đảm bảo ATVS thực phẩm. Năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Cục sẽ tăng cường công tác đào tạo, hỗ trợ cho cán bộ kiểm tra cơ quan địa phương và hỗ trợ mở rộng mô hình áp dụng quy phạm vệ sinh, quy phạm sản xuất tốt đảm bảo ATVS thực phẩm cho các đối tượng chợ cá, cảng cá, cơ sở thu mua, sơ chế thủy hải sản.

Họ tên: Nguyễn Tuyền

Địa chỉ: Lạc Long Quân

Email: tuyenbaochi@gmail.com

Hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông nghiệp đang rất bức thiết. Kết quả kiểm tra đối với thực phẩm tươi sống trong nước cho thấy phát hiện tồn dư chất cấm? Vậy, trong thời gian tới Bộ NN làm thế nào để quản lý đối với vấn đề này. Thứ hai, đối với rau quả Trung Quốc, tại sao chúng ta đều thừa nhận có chất bảo quản gây hại cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng tới nòi giống nếu ko kiểm soát chặt chẽ nguồn nhập khẩu? Vậy xin hỏi, tại sao qua các lần kiểm tra chúng ta ko phát hiện ra, do trình độ hay do yếu tố khách quan nào?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lấy năm 2008 là năm chất lượng, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã phối hợp với các Cục quản lý chuyên ngành tổ chức thực hiện rất nhiều các hoạt động giám sát, thanh tra kiểm tra. Kết quả cho thấy ô nhiễm sinh học và tôn dư chất cấm trong nông lâm thủy sản thực phẩm đã bước đầu được cải thiện. Tuy nhiên vẫn còn phát hiện dư lượng một số chất cấm trong thực phẩm tươi sống. Năm 2009, Bộ NN&PTNT tiếp tục xác định là năm "chất lượng và hiệu quả" và chỉ đạo các Cục chuyên ngành tăng cường công tác giám sát, thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm về ATVS thực phẩm nông lâm thủy sản. Việc giám sát thanh tra kiểm tra sẽ được thực hiện từ khâu đầu của quá trình sản xuất (chất lượng, an toàn thực phẩm của vật tư nông nghiệp; sản phẩm nông lâm thủy sản tại khâu trồng trọt, chăn nuôi, thu gom, bảo quản, sơ chế, giết mổ, chế biến và đưa ra thị trường). Bộ NN&PTNT đã tạo điều kiện bố trí kinh phí từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia về ATVS thực phẩm 2006-2010 cũng như nguồn từ các dự án hỗ trợ ODA để đào tạo cán bộ kiểm tra ở trung ương và đặc biệt ở địa phương để tổ chức triển khai hiệu quả công tác giám sát, thanh tra kiểm tra nêu trên. Bộ cũng đã chỉ đạo việc rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, ATVS thực phẩm vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện và có quy định về xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm.

Kết quả giám sát năm 2008 cho thấy chưa phát hiện ra mẫu rau quả nhập khẩu có nhiễm chất bảo quản quá giới hạn cho phép. Tuy nhiên, việc giám sát chưa được thực hiện thường xuyên và số mẫu giám sát chưa đủ lớn để đảm bảo tính đại diện, tính chính xác do hạn chế về nguồn lực và kinh phí để kiểm tra giám sát tại biên giới Hơn nữa, rau quả nhập khẩu vào Việt Nam phần lớn được nhập khẩu không qua đường chính ngạch, vì vậy rất khó kiểm tra giám sát. Để kiểm soát được cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa các Bộ chuyên ngành với cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng. Năm 2009, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các Cục chuyên ngành tích cực phối hợp với các cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng tăng cường kiểm soát tại biên giới; đồng thời xây dựng và thực hiện chương trình giám sát thường xuyên đối với rau quả nhập khẩu và xử lý kịp thời đối với những lô hàng rau quả nhập khẩu, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng trong nước.

________________________________________

Họ tên: le thanh long

Địa chỉ: 37/7 KV3, phuong an Khanh, quan Ninh kieu

Email: thanhlongnews@gmail.com

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm ở ĐBSCL không có vốn để có thể tái đầu tư cho vụ nuôi tôm sú chính vụ năm 2009 này. Trong khi đó, theo dự báo của các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu ở ĐBSCL, nhiều năm nay do giá cả bấp bênh, người nuôi tôm lỗ lã rất lớn. Nhiều diện tích nuôi tôm đã được chuyển sang nuôi đối tượng khác như: cua, cá kèo... Chính vì thế, theo dự báo, khả năng thiếu tôm nguyên liệu cho chế biến với mức độ khá trầm trọng sẽ xảy ra trong năm 2009 này. Ý kiến của Bộ NN&PTNT như thế nào về đề này? Làm sao để cân đối cung và cầu cho chế biến và xuất khẩu con tôm ở ĐBSCL? Bộ NN&PTNT có chính sách, giải pháp gỉ cho nghề nuôi và chế biến tôm sú xuất khẩu ở ĐBSCL?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Ngày 12/2/2009 Bộ cùng với các tỉnh ĐB SCL tổ chức hội nghị tại Cần Thơ để bàn biện pháp phát triển và tiêu thụ tôm nước lợ và cá tra ĐB SCL đã thông nhất đưa ra 4 nhóm giải pháp. Trong đó để giải quyết khó khăn về vốn và tiêu thụ đã thống nhất đề nghị các tỉnh rà soát và phân loại các hộ nuôi đang gặp khó khăn nhất là các hộ nuôi quy mô nhỏ để có biện phảp hỗ trợ kịp thời. Sau khi tổng hợp t ình hình Uỷ ban nhnâ dân các tỉnh sẽ trực tiếp giải quyết. Bộ đang chỉ đạo Cục Nuôi trồng thuỷ sản xây dựng chính sách hỗ trợ rủi ro cho người nuôi. Để khắc phục tình trạng sản xuất không gắn với tiêu thụ Bộ đang khẩn trương thẩm định, phê duyệt ban hành quy hoạch nuôi Tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2015 v à định hướng đến năm 2020, trong đó có ĐB SCL. Đồng thời chỉ đạo việc sản xuất theo quy hoạch và gắn kết cơ sở chế biến với người nuôi, tăng cường quản lý chất lượng thuỷ sản theo yêu cầu của thị trường. Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ đang chỉ đạo Cục Chế Biến Nông lâm sản v à thuỷ sản xây dựng đề án kho chứa đông và chính sách thu mua sản phẩm cho người nuôi để đảm bảo người nuôi không bị lỗ và phát triển bền vững.



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương