Bộ Nông nghiệp và ptnt tổ chức giao lưu trực tuyến



tải về 1.63 Mb.
trang26/27
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.63 Mb.
#17517
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27
Đề nghị Công ty tham khảo trên website của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản: www.nafiqad.gov.vn hoặc liên hệ trực tiếp với các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thuỷ sản vùng 1-6 thuộc Cục để được hướng dẫn cụ thể.

________________________________________

Họ tên: Phạm Thị Hương

Địa chỉ: Sở Nông nghiệp & PTNT Lai Châu

Email: phamhuong301@yahoo.com

Để tiếp cận khoa học, tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, Nhà nước đã có những chính sách cụ thể hỗ trợ cho từng vùng, miền, từng đối tượng nông dân. Vậy đối với các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp muốn tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật, khoa học tiên tiến này thì có chính sách hỗ trợ không? nếu có thì hỗ trợ như thế nào?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Kính gửi Bà Phạm Thị Hương, Sở NN - PTNT Lai Châu

Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Nếu các Doanh nghiệp, HTX nông nghiệp muốn tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật , khoa học tiên tiến,.. thì có thể tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cụ thể như Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ. Chương trình Khuyến nông cũng hỗ trợ các nhu cầu này. Nếu cần tìm hiểu thêm xin liên hệ với Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN-PTNT.

________________________________________

Họ tên: Tran van Tha

Địa chỉ: Xa An Duc, huyen Hoai An, Tinh Binh Dinh

Email: khccln@yahoo.com

Kinh thua Bo truong!

Xin Bo truong cho biet:

1) Doi voi rung trong Keo la tram da den tuoi khai thac ma truoc day thuc hien theo chuong trinh 327-661. Sau khi ra soat quy hoach 3 loai rung chuyen sang rung san xuat thi duoc khai thac trang. Nhu vay nguon von Nha nuoc truoc day dau tu (trong, cham soc, quan ly bao ve) ho dan nhan khoan co tra lai cho Nha nuoc khong? neu tra thi tra nhu the nao?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đối với diện tích rừng trồng từ nguồn vốn 327, nguồn vốn 661 là rừng phòng hộ, đặc dụng sau khi rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ không còn đảm bảo tiêu chí là rừng phòng hộ hay đặc dụng, nay có quyết định của cấp có thẩm quyền chuyển thành rừng sản xuất và đã đến tuổi khai thác cụ thể như đối với những rừng Keo lá tràm như ông đã nêu thì được thực hiện như sau:

1. Về quyền lợi:

- Theo Quy định tại mục 3, Điều 6, Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Đối với những diện tích rừng mà hộ gia đình, tổ chức ngoài quốc doanh đã nhận khoán tất cả các công đoạn, từ trồng rừng, chăm sóc đến bảo vệ thì sẽ được ưu tiên chuyển sang hợp đồng khoán ổn định lâu dài, hoặc được Nhà nước giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định thì được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Đối với những diện tích rừng mà hộ gia đình chỉ nhận khoán công đoạn bảo vệ rừng (đang nhận khoán bảo vệ) với các Ban quản lý rừng hay các tổ chức quản lý lâm nghiệp khác của Nhà nước: khi khai thác hộ gia đình được hưởng bổ sung tiền bảo vệ rừng, trung bình là 200.000 đồng/ha/năm bảo vệ từ tiền bán gỗ khai thác của diện tích nhận khoán quản lý bảo vệ. Mức cụ thể do tổ chức quản lý rừng đó đề nghị, UBND cấp huyện quyết định.

2. Về nghĩa vụ: khi khai thác sản phẩm rừng trồng chủ rừng phải nộp cho ngân sách xã số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng, để xây dựng Quỹ phát triển rừng của xã và Quỹ phát triển rừng thôn, bản, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%. Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã dự thảo Hướng dẫn cụ thể thêm về vấn đề này và đang lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, các ngành có liên quan trên cơ sở đó sẽ ban hành thực hiện.

Cám ơn sự quan tâm của Quý vị.

Họ tên: Hiep hoi Dieu Viet Nam

Địa chỉ: 135 Pasteur, P6, Q3, Tp.HCM

Email: info@vinacas.com.vn

1. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về sự phát triển của ngành Điều trong những năm vừa qua? Theo Bộ trưởng thì trong hoàn cảnh hiện nay ngành Điều nên làm gì để thoát ra khỏi khủng hoảng?

2. Bộ trưởng có những cơ chế chính sách cụ thể nào giúp ngành Điều trong thời gian tới?

3. Theo Bộ trưởng thì năm nay ngành Điều có những khó khăn, thuận lợi cơ bản nào và Bộ trưởng có yêu cầu gì đối với Hiệp hội Điều Việt Nam?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

1: thực hiện Quyết định số 120/1999/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển điều đến năm 2010, với mục tiêu khai thác lợi thế của cây điều phấn đấu đến 2010 phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu với sản lượng trên 100.000 tấn hạt điều nhân trên năm, tăng thu nhập giải quyết việc làm cho người lao động. Đến năm 2008, diện tích điều cả nước đạt 404,9 nghìn ha, năng suất đạt 10,0 tạ/ha, sản lượng đạt 313,4 nghìn tấn điều nhân tăng gấp hơn 3 lần so mục tiêu Chính phủ đề ra, ngành điều vươn lên vị trí số 1 về sản lượng xuất khẩu trên thế giới, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Một số tồn tại

- Công tác quy hoạch còn một số tồn tại: vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên vượt so quy hoạch, vùng Duyên hải miền Trung chỉ đạt khoảng 60 % diện tích so quy hoạch do Chính phủ đề ra.

- Sản xuất nguyên liệu: công tác nghiên cứu chọn tạo giống, bình tuyển, quản lý và sử dụng giống điều mới còn nhiều hạn chế, diện tích điều ghép cao sản mới chỉ đạt 15-20%. Đầu tư thâm canh điều còn thấp, các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất còn ít, nhưng chậm đựơc áp dụng, do vậy chưa phát huy được lợi thế và tiền năng năng của ngành điều.

- Công nghiệp chế biến: đa số các doanh nghiệp thu mua chế biến điều không có vùng nguyên liệu, không ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người trồng điều. Chưa có quy định chặt chẽ giữa cấp phép xây dựng nhà máy với xây dựng và đầu tư cho vùng nguyên liệu. Số nhà máy chế biến điều tăng nhanh (hiện nay có khoảng 245 cơ sở chế biến), nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng từ 45 % - 75% công suất, làm giá thành sản xuất tăng cao.

- Hiệu quả sản xuất: sản phẩm điều xuất khẩu chủ yếu ở dạng nhân thô và dầu thô, chất lượng còn hạn chế, do vậy hiệu quả sản xuất không cao. Chưa chú trọng thị trường nội địa (chiếm khoảng 1-2 %), công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu của ngành điều còn hạn chế do vậy chưa khai thác hết tiền năng để tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của ngành điều.

Một số giải pháp trước mắt phát triển ngành điều bền vững trong thời gian tới:

- Rà soát lại quy hoạch điều tại các địa phương theo hướng ổn định diện tích, đẩy mạnh thâm canh năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chọn tạo, bình tuyển, quản lý chặt chẽ chất lượng giống điều, xây dựng mô hình cải tạo vườn điều thông qua ghép cải tạo và trồng tái canh.

- Ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình cho người sản xuất điều thông qua chương trình khuyến nông, khuyến công và các chương trình mục tiêu khác để từng bước nhân rộng trong sản xuất đại trà.

- Hoàn thiện, bổ sung, xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến sản xuất nông nghiệp và chế biến điều nhằm tăng cường quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu điều hiện nay.

- Xây dựng mô hình liên kết 4 nhà ở các tỉnh trồng điều trọng điểm.

- Tăng cường hệ thống thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, từng bước tăng hiệu quả trong sản xuất điều.


2: để phát triển ngành điều bền vững trong thời gian tới Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và đề xuất một số chính sách trong sản xuất điều:

Chính sách đất đai

Đề nghị các địa phương nghiên cứu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người sản xuất điều trong vùng quy hoạch, để tạo điều kiện cho người dân vay vốn, yên tâm đầu tư thâm canh điều lâu dài.

Chính sách thuế

Kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế doanh thu đối với các doanh nghiệp chế biến điều sử dụng công nghệ tiên tiến và đang đầu tư thâm canh cho vùng nguyên liệu.

Chính sách tín dụng

Kiến nghị ngân hàng tạo điều kiện cho các đối tượng là các nông hộ, trạng trại trồng điều vay vốn trung hạn và dài hạn đầu tư trồng mới, cải tạo, thâm canh vườn điều.

Đề nghị chính phủ hỗ trợ giống mới, phân bón cho ghép cải tạo, trồng tái canh điều ở các xã đặc biệt khó khăn, hộ đồng bào dân tộc. Hỗ trợ 100% tiền mua giống điều mới phục vụ ghép cải tạo và trồng tái canh theo dự án được phê duyệt. Hỗ trợ 50% lãi xuất ngân hàng cho các hộ vay vốn để trồng tái canh, ghép cải tạo vườn điều và thâm canh điều, cho phép dùng tài sản từ vốn vay (vườn điều) làm tài sản thế chấp

3:

: trong năm 2009, do khủng khoảng tài chính trên thế giới và do chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của ngành điều còn hạn chế do tồn tại trong khâu sản xuất nguyên liệu, thu mua và nhập khẩu hạt điều, công nghiệp chế biến sẽ ảnh hưởng nhiều đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam, cộng với biến đổi khí hậu gây bất lợi cho sản xuất điều là những thách thức đối với phát triển bền vững của ngành điều.


________________________________________

Họ tên: Nguyen Manh Thuong

Địa chỉ: So Nong nghiep va PTNT

Email: nmthuong2009@gmail.com

Bộ đã va đang có chủ trương như thế nào đối với việc phát triển cây trồng cho Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025? Chinh phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT hay Bộ Công thương làm chủ trì Đề án.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007 và giao Bộ Công Thương chủ trì thực hiện. Cũng theo Đề án này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học và xây dựng, triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho sản xuất nguyên liệu sinh khối phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến 2025, cụ thể giao cho các đơn vị thực hiện các hoạt động:

+ Vụ Khoa học công nghệ xây dựng chương trình nghiên cứu tổng thể về cây Jatropha (khảo nghiệm giống, xác định điều kiện gây trồng, kỹ thuật canh tác…) và các đề tài chi tiết phục vụ chương trình này.

+ Cục Lâm nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh giải quyết vấn đề đất đai cho trồng nguyên liệu và xây dựng các chính sách phát triển trồng cây Jatropha. Đồng thời xây dựng một số mô hình trồng cây Cọc rào ở các vùng sinh thái trọng điểm, bao gồm cả mô hình trồng băng cản lửa bảo vệ rừng trồng.

+ Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối phối hợp với các đơn vị và Bộ ngành liên quan trong việc xây dựng quy hoạch công nghiệp chế biến và tìm hiểu thông số về công nghệ chế biến dầu diesel sinh học.

+ Trung tâm khuyến nông Quốc gia xây dựng chương trình khuyến lâm phát triển cây Cọc rào trên vùng đất dốc.

Chi tiết Đề án và các kết quả đạt được có thể tham khảo thêm trên trang tin điện tử của Cục Lâm nghiệp (http://dof.mard.gov.vn).

Ngoài cây Cọc rào, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nhiên liệu sinh học với các đối tượng cây trồng nông nghiệp khác./.

________________________________________

Họ tên: Nguyễn Trọng Tấn

Địa chỉ: 07 Trần Nhật Duật, TP Nam Định

Email: trongtan78@gmail.com

Kính thưa Quý Bộ. Ngày 15/5/2008, Bộ có ra một số Quyết định về việc Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho các loại gia súc, gia cầm như lợn, gia cầm, ong và bò sữa (Vietgahp). Tôi muốn hỏi cho đến nay đã có địa phương hoặc cơ sở chăn nuôi nào làm việc này chưa? Có thể cho tôt biết địa chỉ để tìm hiểu và học hỏi không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Đã có một số địa phương và cơ sở thực hiện ví dụ như Viện Chăn nuôi ( về lợn, bò sữa, gia cầm),Trung tâm nghiên cứa ong,một số đơn vị của Tổng công ty Chăn nuôi, Công ty Giống cổ phần bò sữa Mộc Châu và một số trang trại chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn. Một số địa phương đã thực hiện tại một số sơ sở chăn nuôi ví dụ Sở NN&PTNT Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Lâm Đồng.....

________________________________________

Họ tên: tran thanh man

Địa chỉ: cty lam nghiep ha thanh

Email: man.hathanh@yahoo.com.vn

Hiện nay việc cập nhật “số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm” các chủ rừng phải thực hiện trên excel, số liệu không được đồng nhất đôi lúc phải chỉnh sửa nhiều lần, rất mất thời gian. Xin quí ông (bà) cho biết: phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp- (DBR V6.9-2008- các đơn vị Kiểm lâm đang sử dụng), có thể phổ biến rộng rãi cho các đơn vị chủ rừng sử dụng được ko? Có thể mua setup phần mềm này ở đâu, và đã có tài liệu nào hướng dẫn sử dụng phần mềm này ko?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Kiểm lâm tổ chức, chỉ đạo kiểm lâm địa phương tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước tại Chỉ thị số 32/2000/CT-BNN-KL ngày 27/3/2000; hàng năm UBND cấp tỉnh công bố hiện trạng rừng của địa phương mình, đồng gửi báo cáo về Cục Kiểm lâm để tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc.

Cục Kiểm lâm đã xây dựng, triển khai phần mềm quản lý số liệu DBR từ năm 2000 và được phổ biến rộng rãi và miễm phí, phần mềm này được sử dụng chung cho cả các đơn vị Kiểm lâm, chủ rừng. Bạn có thể có thể truy cấp website của Cục Kiểm lâm có địa chỉ: http://www.kiemlam.org.vn tải phần mềm về sử dụng. Nếu gặp khó khăn trong qua trình sử dụng phần mền, bạn liên hệ với Phòng Tin học, dữ liệu của Cục Kiểm lâm để được giải đáp (địa chỉ: Phòng tin học, dữ liệu - Cục Kiểm lâm; số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội; Tel: (04) 3733.5677; người trả lời giải đáp: Nguyễn Hồng Minh).

Trân trọng cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: Nguyen Chi H¬ung

Địa chỉ: Cong ty TNHH Let s Hope Luc dien - Minh Chau - Yen My - Hung Yen DT 0321.2248520.& 0926.5555.99

Email: Hunghytc2@yahoo.com

Toi rat muon xuat khau nong san dac biet la nhan Hung Yen vay thu tuc de tham gia xuat khau nh¬ư the nao th¬ưa bo truong?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Để xuất khẩu nông sản, trước hết Doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo các quy định về xuất khẩu trong Luật thương mại.

Về lĩnh vực chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản, tại Điều 13, 14, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người xuất khẩu, cụ thể: “Người xuất khẩu hàng hoá phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan. Và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất”

Ngoài ra, tại Điều 13 (về kiểm tra điều kiện VSATTP xuất khẩu), Nghị định 163 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh VSATTP, qui định “các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu phải đảm bảo ATVSTP theo qui định của nước nhập khẩu”.

Do vậy, Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần tuân thủ theo các qui định của từng nước nhập khẩu.

Họ tên: Đinh Hùng Danh

Địa chỉ: Thị xã Tây Ninh

Email: dinhhungdanh@gmail.com

Theo quy định về việc cấp chứng chỉ ngành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thì kỹ sư nông học có phải học lớp bồi dưỡng do Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 16 của Điều lệ Quản lý thuốc BVTV ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ và qui định tại Điều 10 của Quy định về việc cấp Chứng chỉ hành nghề (CCHN) sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc BVTV ban hành kèm theo Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT người có bằng kỹ sư nông học (chuyên ngành trồng trọt, BVTV, sinh học) khi xin cấp CCHN kinh doanh thuốc BVTV lần đầu khồng phải tham dự lớp học chuyên môn về thuốc BVTV (03 tháng)do Chi cục BVTV tổ chức.

CCHN có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp, nếu muốn được gia hạn CCHN thì trong 03 năm đó người kinh doanh thuốc BVTV phải tham dự lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới do Chi cục BVTV tổ chức.

________________________________________

Họ tên: Duong Trang

Địa chỉ: Khu CN Song May, Trang Bom, Dong Nai

Email: trang.duongthithuy@yahoo.com

Kính gửi : Bộ NN& PTNT Công ty chúng tôi có nhập một lô hàng nguyên liệu TĂGS từ Hàn Quốc tháng 10/2008 , Kết quả kiểm tra melamine ban đầu là 1.00ppm, sau đó chi cục QLCL và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có lấy 6 mẫu của lô hàng trên để kiểm tra lại melamine. Chúng tôi nhận được kết quả melamine của 6 mẫu vào ngày 08/12/2008 như sau: 0.51ppm; 0.805ppm;1.598ppm; 2.96ppm; 9.30ppm; 14.61ppm Như vậy, có 3 mẩu đạt kết quả cho phép và 3 mẫu có kết quả vượt mức cho phép. Tuy nhiên khỏang cách giữa các kết quả chênh lệch nhau quá nhiều, trong khi những lô hàng khác của chúng tôi cùng một nhà sản xuất đều có kết quả trong mức cho phép. Đền nay chúng tôi vẫn chưa nhận được quyết định của chi cục QLCL và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì chờ hướng dẫn giải quyết của Bộ NN&PTNT. Thời gian này đã khá lâu và ảnh hưởng không nhỏ đến họat động của công ty chúng tôi. Kính mong Bộ NN&PTTNT sớm có hướng dẫn cách giải quyết Xin chân thành cám ơn.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Tại Quyết định số 3762/QĐ – BNN – CN ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng BNN&PTNT về việc quản lý chất Melemine trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản quy định “ Mức chấp nhận được coi là không có Melamine đối nguyên liệu và thưc ăn chăn nuôi , thuỷ sản là không lớn hơn 2,5 mg/kg ( nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 ppm)

Ba mẫu hàng của Công ty vượt mức cho phép đặc biệt là 2 mẫu vượt mức cho phép quá cao (9,30ppmvà 16,61 ppm) theo quy định phải thực hiện tiêu huỷ.Trong trường hợp công ty không đồng ý với kết quả phân tích của chi Cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thì có văn bản kiến nghị với Thanh tra Sở NN&PTNT Đồng Nai để lấy mẫu tiến hành kiểm tra lại theo quy định.

Nếu kết quả phân tích vẫn vượt quá hàm lượng melamine cho phép theo quy định đề nghị Sở NN&PTNT Đồng Nai xác minh ký mã hiệu, số lượng của lô hàng vi phạm, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.Phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường , Sở Khoa học – Công nghệ giám sát việc tiêu huỷ lô hàng vi phạm của Công ty đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường .

________________________________________

Họ tên: Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk

Địa chỉ: 47 Nguyễn Tất Thành, Buôn Ma Thuột

Email: sonnptntdl@vnn.vn

Ngày 01/7/2009 luật Doanh nghiệp Nhà nước không còn hiệu lực vậy các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Nhà nước thuộc loại hình gì? Và có chính sách cụ thể đối với họat động của các loại hình doanh nghiệp này.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Khi Luật doanh nghiệp Nhà nước không còn hiệu lực (ngày 01/7/2009), tất cả các Công ty Nhà nước đều phải làm thủ tục chuyển thành công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Theo quy định tại Nghị định 95/2006/NĐ-CP, và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005. (Lưu ý: các doanh nghiệp phải thực hiện xong việc rà soát, xử lý, điều chỉnh đất đai trước khi chuyển đổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 68/TB-VPCP ngày 14/3/2008).

________________________________________

Họ tên: haichau

Địa chỉ: ha noi

Email: ngthanhhuongtt@yahoo.com

Công ty chúng tôi đang có hợp đồng bán than củi cho nước ngoài (Hàn quốc). Xin hỏi nếu nguyên liệu của chúng tôi là gỗ rừng trồng thì phải có những giấy tờ gì để có thể xuất khẩu được mặt hàng trên.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Thông tư số 32/2006/TT-BNN ngày 08/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thì xuất khẩu củi, than có nguồn gốc từ rừng tự nhiên phải có xác nhận nguồn gốc hàng hóa của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và nộp cho Hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục xuất khẩu. Như vậy, xuất khẩu củi, than làm từ gỗ rừng trồng không phải có hồ sơ xác nhận nguồn gốc hàng hóa.

Trân trọng cảm ơn.

________________________________________

Họ tên: haichau

Địa chỉ: ha noi

Email: ngthanhhuongtt@yahoo.com

Tại điều 17 Nghị định số 119/2009/NĐ-CP quy định Kiểm lâm được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vậy đề nghị hướng dẫn cụ thể cách tính chế độ phụ cấp thâm niên của Kiểm lâm.

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với Kiểm lâm theo quy định tại Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006, theo quy định của pháp luật phải được Chính phủ quy định cụ thể. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ xem xét quy định về vấn đề này, tuy nhiên Chính phủ đã giao cho Bộ Nội Vụ nghiên cứu trình Chính phủ xem xét quyết định. Như vậy, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa hướng dẫn cụ thể được, ngay sau khi Chính phủ ban hành văn bản quy định về chính sách này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức triển khai kịp thời đến các đia phương và đơn vị có liên quan.

Trân trọng cảm ơn.

Họ tên: haichau

Địa chỉ: ha noi

Email: ngthanhhuongtt@yahoo.com

Xin hỏi cách phòng trị bệnh vàng lá cho cây cao su?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Để phòng trừ bệnh hiệu quả phải xác định nguyên nhân gây bệnh là gì thì mới có biện pháp phòng trừ thích hợp. Do câu hỏi của các bạn chưa cụ thể là phòng trị bệnh vàng lá do nguyên nhân gì, nên chúng tôi chỉ có thể trả lời như sau:

Bệnh gây vàng lá cây cao su do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Cây cao su bị vàng lá có thể do một hoặc một vài yếu tố môi trường nào đó, ví dụ như hạn, úng nước, hoặc dinh dưỡng,... đây là các bệnh thuộc nhóm bệnh không truyền nhiễm. Để phòng trị bệnh này cần phải khắc phục chính nguyên nhân gây ra đó.

Cây cao su bị vàng lá do các nấm bệnh xâm hại thân, cành, lá hoặc bộ rễ gây ra. Chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh do nấm gây ra thường gặp trên cây cao su:

1- Bệnh thối rễ cây cao su do các nấm trong đất xâm nhiễm gây hại, gồm các nấm Fusarium sp, Phytophthora sp, Rhizoctinia sp. Khi rễ cây cao su bị côn trùng hoặc nguyên nhân khác gây ra các vết thương, các nấm bệnh xâm nhiễm gây hại làm thối tổn thương rễ cây và vì tảngễ cây không hút, cung cấp đủ dinh dưỡng khoáng, nước cho cây làm cho lá cây bị biến vàng. Bệnh này thường phát sinh mạnh trong các mùa mưa, đất ẩm cao.

Để phòng trừ bệnh này phải loại bỏ các cây giống bị nhiễm bệnh ngay khi trồng; Đất trồng cao su phải được làm kỹ rà bỏ hết các rễ cây dại hay các rễ cây trồng trước đó, chuẩn bị hố trồng trước khi trồng ít nhất 2-3 tháng. Trồng cao su không được trồng sâu và phải thoát nước tốt khi có mưa, không vết rãnh tạo bồn chứa nước xung quanh gốc cây. Khi thấy cây bị bệnh cần xới phá váng nhẹ mặt đất vùng rễ cây và tưới dung dịch nước thuốc trừ bệnh như các thuốc Bavistin, Tilt super, Baycor,…

2- Bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor B et Br.

Bệnh gây hại ở thân, cành cây cao su, trên mặt vết bệnh phủ lớp nấm mốc mỏng mịn, màu trắng hồng-hồng. Vết bệnh đã cũ chuyển thành màu xám đen. Bệnh làm cho quá trình vận chuyển nước, chất dinh dưỡng suy giảm, lá vàng héo và rụng dần. Sau đó bệnh làm cho cành khô chết, vỏ cành khô màu nâu đen, nứt tách. Khi vết bệnh đã cũ, mất màu hồng ban đầu, lớp nấm chuyển thành màu xám đen lúc này thường có các nấm phụ sinh khác phá hại đi kèm theo.



tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương