Bộ môn Lý luận Chính trị chưƠng trình giảng dạy học phần thông tin về học phần và lớp học


Chủ đề 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân



tải về 0.71 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.71 Mb.
#13201
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Chủ đề 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân

Nội dung (kiến thức)

Mục tiêu dạy - học

Phương pháp dạy - học

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Nhà nước mới ở Việt Nam là Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Đây là tư tưởng cơ bản nhất, nhất quán, xuyên suốt, có tính chất chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước cách mạng ở nước ta. Quan điểm xây dựng Nhà nước mới của Hồ Chí Minh không những kế thừa mà còn phát triển học thuyết Mác Lênin về Nhà nước cách mạng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân được thể hiện ở những nội dung sau đây:

a. Nhà nước của dân

Quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh là xác lập mọi quyền lực trong Nhà nước, trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Quan điểm trên của Hồ Chí Minh được thể hiện trong các bản Hiến pháp năm 1946 và năm 1959 do Người đã lãnh đạo, soạn thảo. Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết. Nhân dân có quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thể hiện quyền tối cao của nhân dân.

Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, uỷ quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh thì nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, muốn bảo đảm được tính chất nhân dân của Nhà nước, phải xác định và thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do dân cử ra. Họ phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi một người nào đó không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là đại biểu của cử tri, thì cử tri có quyền bãi miễn tư cách đại biểu đó.

Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm “dân là chủ” nhằm xác định vị thế của nhân dân, còn “dân làm chủ” nhằm xác định quyền, nghĩa vụ của nhân dân. Với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ.

Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Trong Nhà nước, quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Điều này có ý nghĩa nhắc nhở những đại biểu của nhân dân phải làm đúng chức trách và vị thế của mình, nhân dân bầu mình để làm việc cho nhân dân chứ không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, cậy thế với nhân dân. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2/9/1945 chính là Nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, bởi vì Nhà nước đó là Nhà nước của dân, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của đất nước.



b. Nhà nước do dân.

Nhà nước do dân có nghĩa là Nhà nước đó do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở những người cán bộ phải làm cho dân hiểu, dân giác ngộ để nâng cao trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức chăm lo xây dựng Nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc chung, mỗi người đều có trách nhiệm gánh vác một phần. Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước mới, nhân dân có đủ điều kiện cả về pháp luật và thực tế để tham gia quan lý Nhà nước. Người nêu rõ Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, điều đó thể hiện ở chỗ:

- Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.

- Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (nay gọi là Chính phủ).

- Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.

- Mọi công việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).

c. Nhà nước vì dân.

Nhà nước vì dân là một Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân. Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của nước. Hồ Chí Minh luôn tâm niệm: Phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành.

Theo Hồ Chí Minh, khi Nhà nước là của dân, thì từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộ, làm đầy tớ cho nhân dân. Với chức Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân uỷ thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đầy tớ cho nhân dân.

2. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

a. Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến.

Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý xã hội. Năm 1919, Người ký tên Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vécxây (Pháp) bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách làm cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu Châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam”; “thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”.

Trong Việt Nam yêu cầu ca, một bài thơ diễn ca ra văn vần tiếng Việt, bản yêu sách đó có câu:

Hai xin pháp luật sửa sang.



Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng »

...

Bảy xin hiến pháp ban hành.



Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

Khi trở thành người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh càng quan tâm sâu sắc hơn việc xây dựng và điều hành Nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền. Theo Hồ Chí Minh một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được thể hiện ở những điểm sau đây:

Theo thông lệ quốc tế, Nhà nước hợp pháp, hợp hiến là nhà nước do dân bầu ra bằng phiếu kín, có Quốc hội, Chính phủ. Vì vậy, chỉ một ngày sau khi đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức tổng tuyển cử càng sớm, càng tốt để lập ra Quốc hội, rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới. Có được một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến như vậy thì mới có cơ sở pháp lý để làm việc với quân Đồng minh, mới có mối quan hệ quốc tế bình đẳng, mới thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp.

Cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 với chế độ phổ thông đầu phiếu trực tiếp và bỏ phiếu kín. Lần đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, đảng phái, tôn giáo, v.v. đều đi bỏ phiếu bầu những đại biểu của mình tham gia Quốc hội. Ngày 2/3/1946, Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã họp phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch chính phủ liên hiệp đầu tiên. Đây chính là Chính phủ có đầy đủ giá trị pháp lý để giải quyết những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta.



b. Hoạt động quản lý Nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.

- Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác, nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước. Các bản Hiến pháp năm 1946 và năm 1959 để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, tiết chế và hoạt động của Nhà nước mới. Từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề “Thần linh pháp quyền” trong đời sống xã hội hiện đại.

- Song, có Hiến pháp và pháp luật rồi nếu không đưa được vào trong cuộc sống thì xã hội cũng vẫn bị rối loạn. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước, tức là đi liền với thực thi Hiến pháp và Pháp luật. Với tư cách là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Các cơ quan của Nhà nước phải gương mẫu chấp hành một cách nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật. Sống và làm việc theo Pháp luật trở thành nề nếp, thói quen, lối ứng xử tự nhiên của Hồ Chí Minh, do đó Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. “Thần linh pháp quyền” là sức mạnh do con người và vì con người. Do vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành Pháp luật. Người cho rằng, công tác giáo dục Pháp luật cho mọi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, trở nên cực kỳ quan trọng, đảm bảo mọi quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống. Việc thực thi Pháp luật có quan hệ tới trình độ dân trí. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất chú trọng việc nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, làm cho nhân dân có ý thức trong việc tham gia công việc của chính quyền các cấp. Làm tốt nghĩa vụ công dân cũng tức là thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, biết thực hành dân chủ.

- Trong việc thực thi Hiến pháp và Pháp luật, Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý cả hai mặt, vừa có lý, vừa có tình, vừa nghiêm khắc, vừa tăng cường các biện pháp giáo dục Pháp luật. Hồ Chí Minh quan niệm, Pháp luật phài lấy chữNHÂN” làm trọng, nghĩa là tất cả các chế định của Luật pháp, đều do con người và vì sự nghiệp giải phóng con người. Quan điểm đó của Hồ Chí Minh thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo mác xít. Hồ Chí Minh cho rằng, thực thi pháp luật “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”, “Nếu thuộc bao nhiêu sách chủ nghĩa Mác – Lênin mà sống với nhau không có tình, có nghĩa thì coi như không hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin”. Hồ Chí Minh quan niệm rằng: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, bị áp bức28.

- Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, đó là những người phải vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả.

- Đi vào những mặt cụ thể, Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.



Một: Tuyệt đối trung thành với cách mạng

Cán bộ, công chức phải là những người trung thành, kiên cường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước. Theo Hồ Chí Minh lòng trung thành phải được thể hiện hàng ngày, hàng giờ trong mọi lĩnh vực công tác, thể hiện trong kết quả công tác. Lòng trung thành đặc biệt thể hiện rõ trong những lúc đất nước gặp khó khăn, thử thách, lúc đất nước chuyển giai đoạn.



Hai: Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.

Nếu chỉ có lòng nhiệt tình thì cùng lắm chỉ phá được cái cũ mà không xây được cái mới. Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ này phải hiểu công việc của mình, biết quản lý Nhà nước, do vậy, phải được đào tạo chuyên nghiệp. Đã là công chức thì phải chuyên sâu nghiệp vụ, phải luôn học mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt đời. Hồ Chí Minh chính là con người điển hình của tự học.



Ba: Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ công chức với nhân dân. Đội ngũ cán bộ công chức ăn lương từ Nhà nước, do nhân dân đóng góp. Vì vậy, Người nhắc nhở cán bộ công chức không được lãng phí của công; phải sẵn sàng phục vụ nhân dân, luôn nêu cao đạo đức cách mạng, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của Tổ quốc. Lấy phục vụ quyền lợi chính đáng của nhân dân làm mục tiêu cho hoạt động của mình. Đặc biệt, phải chống bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, phải luôn gần dân, Nếu không làm được điều đó sẽ làm suy yếu Nhà nước, thậm chí sụp đổ chế độ xã hội.



Bốn: cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là torng những tình huống khó khăn, thắng không kiêu, bại không nản.

Cán bộ, công chức phải là những người có ý thức, sẵn sàng làm “công bộc”, làm “đầy tớ”, cho dân, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải làm việc với tinh thần đầy sáng tạo. Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ công chức phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, luôn “có chí tiến thủ”, luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.



Năm: Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước

Theo Hồ Chí Minh bộ máy Nhà nước phải gọn nhẹ, có hiệu lực, phù hợp với từng giai đoạn để phục vụ đắc lực cho mục tiêu hoạt động của Nhà nước, tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước là do dân uỷ thác, uỷ quyền để làm việc cho ích quốc, lợi dân.



Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài.

-Vai trò vị trí cán bộ công chức: cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muốn thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.

Để xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh thì phải có đội ngũ công chức tốt, có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo công việc, có đạo đức hay nói cách khác là vừa có đức vừa có tài, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức được cụ thể hóa là:

Một là, Tuyệt đối trung thành với cách mạng.

Hai là, Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn.

Ba là, có mối liên hệ mật thiết với nhân dân .

Bốn là, Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nãn”

Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.



Nắm được tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ đó hiểu bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân.


Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề và đặt câu hỏi trao đổi giữa GV với SV (1)

Thảo luận nhóm (2)



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương