Bộ môn Lý luận Chính trị chưƠng trình giảng dạy học phần thông tin về học phần và lớp học


Chủ đề 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam



tải về 0.71 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.71 Mb.
#13201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chủ đề 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

Nội dung (kiến thức)

Mục tiêu dạy - học

Phương pháp dạy - học

1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam

a. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Mác, Ănggen đã dành sự quan tâm chủ yếu của mình vào vấn đề thành lập Đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, các ông đã có những chỉ dẫn quí báu cho quá trình tổ chức, hoạt động của các Đảng cộng sản nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong sự nghiệp lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới: xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Lênin nghiên cứu vấn đề thành lập Đảng trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Trong điều kiện mới, Người đã xây dựng nên học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.



- Kinh nghiệm cách mạng thế giới : Nghiên cứu phong trào cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh thấy rằng:

- Công xã Pari năm 1871 thất bại bởi giai cấp vô sản Pháp chưa có một chính đảng cách mạng lãnh đạo.

- Cách mạng tháng mười ở Nga thắng lợi năm 1917 là do có sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich và đứng đầu là Lênin.

- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (1919), cùng với hàng loạt các Đảng cộng sản khác trên thế giới như Đảng cộng sản Inđônêxia (1920), Đảng cộng sản Pháp (1920); Đảng cộng sản Trung Quốc (1921), Đảng cộng sản Nhật Bản (1922), Đảng cộng sản Ấn Độ (1928)... Thực tiễn này đã tác động lớn đến tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản.

- Kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam :

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam nổi lên chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại là do thiếu một hệ tư tưởng khoa học, định ra đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng, phù hợp, đủ sức tập hợp, tổ chức và lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống bọn đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do cho tổ quốc.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Hồ Chí Minh viết bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng, trong đó ghi rõ: chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập Đảng cộnhg sản Đông Dương vào đầu năm 1930. Đây chính là một điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng cộng sản Việt Nam, là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam.



- Sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân.

Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam, trên 90% dân số là nông dân, công nhân chỉ chiếm trên 1% dân số. Số lượng giai cấp công nhân Việt Nam tuy ít, nhưng theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo cách mạng không phải do số lượng quyết định. Người chỉ rõ: đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là kiên quyết, triệt để, lao động tập thể, có ý thức tổ chức, có kỷ luật. Lại là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh vác trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc, để gây dựng một xã hội mới. Giai cấp công nhân có thể thấm nhuần tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ đã ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác, lôi cuốn giai cấp nông dân, tiểu tư sản vào cuộc đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến.



- Sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước.

Theo Hồ Chí Minh, sở dĩ Người nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước và coi nó là một trong ba yếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng cộng sản Việt Nam vì những lý do sau:

- Phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân. Phong trào này đấu tranh liên tục, bền bỉ trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc

- Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước, vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường.Chính bản thân phong trào của công nhân không những chống lại ách áp bức giai cấp mà còn chống lại ách áp bức dân tộc

- Trong phong trào yêu nước Việt Nam, phải kể đến phong trào nông dân.Đầu thế kỷ XX, nông dân chiếm hơn 90% dân số, là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân – mà công nhân phần lớn từ nông dân mà ra. Do vậy, giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Với tinh thần yêu nước, họ rất nhạy cảm trước thời cuộc, do vậy họ chủ động đón nhận những “luồng gió mới” về tư tưởng của các trào lưu cách mạng trên thế giới ảnh hưởng vào Việt Nam. Sự bùng phát của các tổ chức yêu nước đầu thế kỷ XX, trong đó thành viên và những người lãnh đạo tuyệt đại đa số là trí thức.



b. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc.

Trong cuốn sách Đường cách mệnh xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh viết “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy(10). Hồ Chí Minh cho rằng muốn không chệch hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng.

Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền. Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo (11).

- Xác định chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ngày 3.2.1930 xác định: thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện chiến lược này, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì, vận dụng linh hoạt những chủ trương, sách lược trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Chỉ sau 15 năm thành lập, Đảng đã lãnh đạo giành và giữ vững chính quyền cách mạng trong hoàn cảnh vận mệnh dân tộc như “nghìn cân treo sợi tóc”. Bước vào cuộc kháng chiến 30 năm bảo vệ độc lậ dân tộc, Đảng đã từng bước đề ra và cụ thể hóa đường lối chính trị, quận sự, ngoại giao trong suốt quá trình kháng chiến, ở từng thời điểm lịch sử - cụ thể. Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng trên cả nước, nhằm mục tiêu chung giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Sau ngày miến Nam giải phóng, cả nước thống nhất, Đảng chủ trương bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau 10 năm thực hiện mô hình kế hoạch hóa, bao cấp như trong chiến tranh, Đảng quyết định thực hiện đường lối đổi mới, sẵn sàng làm bạn tốt và đối tác đáng tin cậy với các nước không phân biệt chế độ chính trị. Những chính sách và chủ trương đó đã làm cho nền kinh tế đất nước phát triển năng động hơn và giành được những thắng lợi quan trọng.

Xác định phương pháp cách mạng

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta rất quan tâm tổng kết các bài học rút ra từ thực tiễn đấu tranh cách mạng. Một trong các bài học kinh nghiệm quan trọng là bài học về phương pháp cách mạng Việt Nam.

- 1930 – 1945 : Trong 15 năm lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, Đảng đã thành công trong tổ chức thực hiện đường lối, phương pháp đấu tranh cách mạng; tập hợp, giáo dục và rèn luyện quần chúng qua những phong trào đấu tranh cách mạng rộng lớn : 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh; 1936 – 1939 cao trào vận động Mặt trận dân chủ Đông Dương; 1939 – 1945 cao trào vận động giải phóng dân tộc. Mặt khác, Đảng không ngừng hoàn thiện lý luận về khởi nghĩa, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng; lựa chọn hình thức từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa khi có thời cơ.

- 1945 – 1975 : Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khi phải đương đầu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết phân tích, đánh giá tương quan lực lượng địch – ta và kịp thời đề ra đường lối, phương châm, hình thức đấu tranh phù hợp. Biết sử dụng bạo lực cách mạng đúng đắn trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện khởi nghĩa từng phần rồi chuyển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp đánh địch trên ba vùng chiến lược, bằng ba mũi giáp công, trên hai chân : quân sự - chính trị; quân sự - binh vận; quân sự - ngoại giao trong đó quân sự giữ vai trò quyết định.

- Từ năm 1975 đến nay, nhận rõ những sai lầm khuyết điểm, Đảng ta quyết định thực hiện đường lối đổi mới đất nước; xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những chủ trương chính sách của Đảng từng bước được cụ thể, thể chế hóa thành pháp luật; giữ vững kỷ cương, xây dựng bộ máy tinh gọn, trong sạch, vững mạnh.

c. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã quyết định chọn con đường cách mạng vô sản, kế thừa quan điểm thành lập chính đảng của giai cấp công nhân trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là kết quả của quá trình hoạt động, tìm hiểu, tổng kết thực tiễn thế giới cũng như thực tiễn Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng, chính chế độ thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta đến cảnh ngộ hấp hối, tử địa, khiến cho nhân dân ta thấy rằng muốn sống phải làm cách mạng, nhưng muốn làm cách mạng phải có Đảng lãnh đạo. Cho nên, theo Người sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam trước hết là vì sự sống còn của dân tộc, là để cứu nước, cứu dân.

Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cốt. Theo Người : “không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có lý luận cách mạng tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên phong”(12).Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” (13). Hồ Chí Minh nhận định : “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin(14). Đây chính là học thuyết về sự phát triển của xã hội lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.

Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong hoạt động lãnh đạo, trong xây dựng tổ chức và sinh hoạt Đảng. Nguyên tắc đó bảo đảm mọi đảng viên được thảo luận và tham gia quyết định các chủ trương công tác của tổ chức Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng. Để đảm bảo thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, đòi hỏi thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, cấp dưới phục tùng cấp trên, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Ban Chấp hành Trung ương và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.



Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động và Đảng của dân tộc.

Cơ sở xã hội của Đảng.

Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định : Đảng cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân nước mình, và toàn bộ giai cấp công nhân thế giới.

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị trường tồn trong lịch sử Việt Nam. Nó là yếu tố có trước so với phong trào công nhân. Nó kết hợp được với phong trào công nhân bởi vì giữa hai phong trào này có điểm cơ bản tương đồng là mục tiêu giải phóng dân tộc. Đó cũng là điểm xuất phát từ đặc điểm của xã hội Việt Nam, khi mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược được nổi lên trên hết, trước hết : khi quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc đã quyện chặt lại với nhau. Chính điều đó làm cơ sở vững chắc dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930.

Từ thực tiễn của xã hội Việt Nam Hồ Chí Minh, đã bổ sung : Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu cho quyền lợi của nhân dân và của cả dân tộc. Tại Đại hội II của Đảng (2/1951), Người nói : “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam(15). Khi miền Bắc bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư thiên vị (16). Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam thành một Đảng có sự gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam.

Lợi ích mà Đảng đại diện.

Hồ Chí Minh khẳng định : Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc là muốn nói đến bản chất giai cấp công nhân của Đảng, giai cấp gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, không chỉ cho hiện tại mà còn cho cả tương lai của đất nước. Bản chất giai cấp công nhân không chỉ là số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân mà là ở nền tảng tư tưởng của Đảng – Chủ nghĩa Mác-Lênin; ở mục tiêu, đường lối của Đảng – độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, giải phóng con người. Đảng kết nạp những người ưu tú trong công nhân, nông dân, lao động trí óc, những người thuộc các thành phần khác được giác ngộ về Đảng và tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ của Đảng. Vì vậy, Đảng cũng phải giáo dục, rèn luyện đảng viên nâng cao trình độ hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao giác ngộ về giai cấp và dân tộc.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh

a. Xây dựng Đảng - qui luật tồn tại và phát triển của Đảng.

Đảng lãnh đạo toàn diện nhân dân về mọi mặt đời sống xã hội

Ngoài việc Đảng lãnh đạo xã hội bằng các chủ trương, đường lối thì Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới việc Đảng cộng sản Việt Nam phải quan tâm đến cả “tương cà mắm muối của người dân”(đời sống của người dân). Những việc cụ thể nhất của đời sống xã hội.



Đảng cầm quyền, dân là chủ

Đảng cầm quyền theo Hồ Chí Minh là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và Đảng lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Đảng lãnh đạo cách mạng để thiết lập và cũng cố quyền làm chủ của nhân dân. Là Đảng được nhân dân giao cho trách nhiệm lãnh đạo toàn xã hội để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.

Quyền lực thuộc về nhân dân là bản chất, là nguyên tắc của chế độ mới.

Dân là chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy “dân làm gốc”. Mặt khác, dân muốn làm chủ thì phải thật sự theo Đảng. Mỗi người dân phải biết lợi ích và bổn phận của mình tham gia và xây dựng chính quyền.

Cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân

Để thực hiện được chức năng của Đảng với tư cách là người lãnh đạo thì cần phải phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ đảng viên, cán bộ của Đảng.



  • Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn trong sạch và vững mạnh, phải có đức, có tài, có đủ tư cách, phẩm chất và năng lực cần thiết. Khi lãnh đạo thì phải làm cho dân tin, dân phục để làm theo. Phải tổ chức, đoàn kết nhân dân thành một khối thống nhất, bày cách cho dân và hướng dẫn họ hành động. Đồng thời người lãnh đạo phải quan tâm, gắn bó mật thiệt với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, khiêm tốn và chịu kiểm soát của dân.

Cán bộ, đảng viên là người lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có nghĩa bao hàm cả trách nhiệm “là người đầy tớ” của dân , “đầy tớ” ở đây là sự tận tụy, tận lực phục vụ nhân dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân. Người nhấn mạnh “Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò . Nghĩa là việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kì được . Việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh.

Người sử dụng cụm từ “đầy tớ trung thành”: Ở đây muốn chỉ rõ vai trò, trách nhiệm là để nhắc nhở vai trò, trách nhiệm của mỗi người cán bộ, đảng viên phải có tri thức khoa học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng: “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Không chỉ nắm rõ và thực hiện tốt đường lối của Đảng, mà phải biết tuyên truyền, vận động, lôi cuốn quần chúng đi theo Đảng, đưa sự nghiệp cách mạng đi đến tháng lợi cuối cùng.



b. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xây dựng Đảng – qui luật tồn tại và phát triển của Đảng.

* Mục đích xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng, chỉnh đối Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng; Đảng còn hoạt động, còn tồn tại, còn cần phải tổ chức, xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam, qua các kỳ đại hội cũng đã nhấn mạnh : xây dựng chỉnh đối Đảng là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đối với vận mệnh của chế độ và của bản thân Đảng. Tính tất yếu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Hồ Chí Minh lý giải theo các căn cứ sau :

- Sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là một quá trình gồm nhiều thời kỳ; mỗi thời kỳ, giai đoạn có những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể và những yêu cầu riêng. Trước những diễn biến của điều kiện khách quan, bản thân Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để vươn lên làm tròn trọng trách trước giai cấp và dân tộc. Vì thế, xây dựng, chỉnh đốn Đảng không bao hàm ý định chủ quan của Hồ Chí Minh.

- Đảng là một bộ phận của dân tộc, sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội; mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội, các quan hệ xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái tích cực và tiêu cực, cái tiến bộ và lạc hậu. Vì vậy, chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, lọc bỏ cái xấu, cái dở bằng việc rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ đảng viên; thường xuyên chú ý đến việc chỉnh đốn Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng, đã là con người thì ai cũng có hai mặt tốt – xấu, thiện – ác thường xuyên đấu tranh với nhau. Trong điều kiện môi trường tốt, nếu cán bộ, đảng viên nỗ lực tu dưỡng phất đấu, rèn luyện thì mặt tốt, mặt thiện sẽ nổi lên, đẩy lùi mặt ác, mặt xấu. Từ đó, họ sẽ trở thành người tốt làm gương cho quần chúng, có ích cho Đảng, cho cách mạng. Ngược lại, trong một môi trường xã hội không lành mạnh, đầy rẫy sự dối trá, lọc lừa, nổi lên chi phối, kiềm chế mặt tốt, mặt thiện; lúc đó họ trở thành người bị tha hóa, biến chất, có hại cho Đảng, cho dân, thậm chí trở thành tội phạm. Vì thế, để mỗi cán bộ, đảng viên luôn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp, vững vàng về mọi mặt trong mọi môi trường, điều kiện xã hội khác nhau thì cùng với sự tự giác rèn luyện phấn đấu, họ còn cần đến sự kiểm soát, quản lý từ phía Đảng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn cần phải thắt chặt công tác kiểm tra, quản lý cán bộ, đảng viên của tổ chức Đảng.

- Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng lại được Hồ Chí Minh coi là công việc càng phải tiến hành thường xuyên hơn. Với một nhãn quan đặc biệt nhạy bén, Người đã nhận rõ hai mặt vốn có của quyền lực: Một mặt, quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, nếu biết sử dụng đúng; mặt khác, quyền lực cũng có sức phá hoại ghê gớm, nếu người nắm quyền lực bị thoái hóa, biến chất, đi vào con đường tham quyền cố vị, chạy theo quyền lực, lợi dụng quyền lực để lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền đặc lợi, biến quyền lực của nhân dân thành đặc quyền của cá nhân. Vì vậy, Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn và đổi mới nhằm ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi mọi tệ nạn do thoái hóa, biến chất gây ra, trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước.

Nhìn một cách tổng quát, chỉnh đốn và đổi mới Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về ba mặt : Chính trị - Tư tưởng – Tổ chức; làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu ngày càng phức tạp của nhiệm vụ cách mạng; làm cho Đảng trở thành một khối thống nhất, đủ sức lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách tiến lên phía trước.

* Nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Trong nhiệm vụ xây dựng, củng cố Đảng, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề cán bộ, đào tạo huấn luyện cán bộ.Người chỉ rõ :“Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.

Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”

Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng(17)

Thấm nhuần những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở mọi thời kỳ cách mạng.Thực tiễn của cách mạng nước ta cho thấy, nếu không có đội ngũ cán bộ, đảng viên được giáo dục và đào tạo chu đáo, được rèn luyện và thử thách lâu dài, sẵn sàng hy sinh và đi đầu trong sự nghiệp cách mạng thì không thể có những thắng lợi như hôm nay.

- Một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đó là về tổ chức Đảng, phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng phát huy dân chủ và giữ gìn kỷ luật, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đồng thời phải kiện toàn bộ máy tổ chức của Đảng, đặc biệt củng cố tổ chức cơ sở Đảng – các chi bộ Đảng, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị đội ngũ kế cận.

- Đổi mới và chỉnh đốn Đảng phải giữ vững định hướng và không xa rời nguyên tắc, kiên định và phát triển sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, về xây dựng cương lĩnh chính trị và đường lối của Đảng; ở mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, với dân tộc; ở sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

- Đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhằm bảo đảm cho Đảng, với tư cách Đảng cầm quyền, lãnh đạo có hiệu quả những nhiệm vụ chính trị, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững ổn định chính trị.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

* Về lý luận :

Khái niệm lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là “Đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế(18). “Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp, phân tích và kết luận, những kinh nghiệm đó thành ra lý luận” (19).

Ra đời từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Đảng trực tiếp lãnh đạo chính quyền, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính trong hoàn cảnh ấy, Hồ Chí Minh lại càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Người chỉ rõ, cách mạng xã hội chủ nghĩa là “Phong trào cách mạng lôi cuốn hàng ức hàng triệu người. Công việc cách mạng là nghìn điều muôn loại phức tạp, khó khăn. Để cân nhắc mọi hoàn cảnh phức tạp, nhìn rõ các mâu thuẫn, để giải quyết đúng các vấn đề thì chúng ta phải cố gắng học tập lý luận Mác-Lênin”. (20) Theo Hồ Chí Minh, học lý luận nhằm mục đích để vận dụng vào thực tế, để trở thành những cán bộ hoàn chỉnh, hoàn toàn, “tức là suốt đời làm đầy tớ trung thành của nhân dân (21), để có thể phục vụ tốt hơn cho Đảng, cho nhân dân, cho cách mạng. Hồ Chí Minh nêu ra mục đích học tập lý luận của cán bộ, đảng viên bao gồm :

Thứ nhất, học để sửa chữa tư tưởng.

Thứ hai, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng.

Thứ ba, học để tin tưởng.

Thứ tư, học để hành.

* Về thực tiễn:

Hồ Chí Minh xác định : “Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước(22). Vì vậy,theo Hồ Chí Minh ,“chúng ta phải học chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta. Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận rút ra trong thực tiễn cách mạng của ta(23). Hồ Chí Minh nhấn mạnh : học chủ nghĩa Mác-Lênin là học tinh thần Mác-Lênin, tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã từng nói : “hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác(24). Cũng với tinh thần cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh nói về Đảng “Một Đảng mà giấu giểm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh mẽ, chắc chắn, chân chính” (25). Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được” (26).

Nội dung công tác xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam.

Xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận.

Trong việc tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý những điểm sau:



Một là: Việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng.

Hai là: Việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh. Theo Hồ Chí Minh, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phải tránh giáo điều, nhưng cũng không được xa rời những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngay chính bản thân Mác, Ăngghen, Lênin cũng cho rằng, những quan điểm của các ông chỉ là phương pháp chỉ dẫn hành động trong thực tế.

Ba là : Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung chủ nghĩa Mác-Lênin.

Bốn là : Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Đánh giá cao vai trò của lý luận và thực hành, Hồ Chí Minh đi đến kết luận : Mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế; phải gắng học, học thì phải hành; phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông. Bên cạnh học lý luận, người cán bộ phải có ý thức biết tổng kết kinh nghiệm trong công tác. Phê bình và tổng kết kinh nghiệm công tác là qui luật tiến bộ trong sự nghiệp cách mạng.



Xây dựng Đảng về chính trị.

- Xây dựng đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn

Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền có vai trò định hướng phát triển cho toàn xã hội. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình, chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sách lược và qui định những mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như của từng giai đoạn. Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải coi trọng những vấn đề : đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ. Trong xây dựng đường lối chính trị, phải học tập kinh nghiệm của các Đảng cộng sản anh em, nhưng phải tính đến những điều kiện cụ thể của đất nước và của thời đại, trong từng giai đoạn hoặc cả thời kỳ dài

- Giáo dục đường lối chính sách của Đảng :

Đường lối chính trị đúng đắn có ý nghĩa quyết định hiệu quả và chất lượng lãnh đạo của Đảng, muốn vậy phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục chủ trương, đường lối chính sách trong quần chúng nhân dân đặc biệt, trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên – hạt nhân nhỏ nhất của Đảng. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm ý thức tổ chức giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo quan điểm của giai cấp công nhân. Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, ở những bước ngoặt khó khăn, không bi quan, dao động trước những khó khăn, thử thách; giữ vững niềm tin vào lý tưởng cách mạng và con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Học tập, giáo dục, rèn luyện thường xuyên cũng tạo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên một bản lĩnh đó là : thẳng thắn thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, tự phê bình và phê bình, và quyết tâm sửa chữa; đó là tinh thần đấu tranh để bảo vệ lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch. Bản lĩnh chính trị trở thành một nội dung cơ bản và rất quan trọng trong xây dựng Đảng về chính trị, ở mọi thời kỳ phát triển của cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt khó khăn nhất.

- Thông tin thời sự cho cán bộ đảng viên cái đúng cái sai.

Đảng sống trong xã hội, chịu ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt, cái xấu, cái hay cái dở... Chỉ có thể thông tin kịp thời những thay đổi của thời cuộc, nắm bắt những chuyển biến của cách mạng thế giới, cách mạng trong nước, cán bộ, đảng viên mới luôn kiên định lập trường, giữ vững được bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh. “Trước sự phát triển của cách mạng, có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất phức tạp, chưa sáng tỏ, trong Đảng cần có sự thảo luận, tranh luận. Mọi cán bộ, đảng viên phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, thật sự vì chân lý, lẽ phải” (27). Đảng phải kịp thời bám sát tình hình, vừa khái quát vừa dự báo, thông tin, để cán bộ đảng viên quán triệt, vững vàng trước những biến động của tình hình kinh tế - xã hội. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.

- Hệ thống tổ chức Đảng :

Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Sức mạnh các tổ chức, liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng.

Trong hệ thống tổ chức Đảng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ. Bởi lẽ, đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng; chi bộ là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên; chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.



Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng.

* Tập trung dân chủ

- Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng và tổ chức Đảng cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, phát huy được sức mạnh của mỗi Đảng viên và của cả tổ chức Đảng.

Thế nào là tập trung ? Phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Do đó, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng. Từ đó, làm cho Đảng tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì trăm người như một.

Thế nào là dân chủ ? Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là quyền lợi mà cũng là nghĩa vụ của mỗi người. Theo Hồ Chí Minh, khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm ra chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức quan trọng bậc nhất của Đảng. Đây là hai mặt có quan hệ gắn bó với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tùy tiện, vô tổ chức. Tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung quan liêu, theo kiểu độc đoán, chuyên quyền.

* Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.

Về tập thể lãnh đạo : Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người phân tích : Một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy hết được mọi mặt của vấn đề, cũng không thể thấy hết được mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt khác, do đó hiểu mọi mặt, mọi vấn đề.

Về cá nhân phụ trách, Người chỉ rõ : Việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách. Như thế công việc mới chạy, như thế mới tránh được thói dựa dẫm, người này ỷ vào người kia, ỷ vào tập thể, tránh tình trạng “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.

Mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Người cho rằng : tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách luôn luôn đi đôi với nhau. Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung.



* Tự phê bình và phê bình.

Đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là qui luật phát triển của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình trước là để soi vào mình, để thấy rõ mình hơn và người khác giúp mình thấy rõ mình hơn, như hàng ngày soi gương rửa mặt, cốt để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, để tư tưởng và hành động đúng hơn, tốt hơn, tiến bộ, hơn, làm việc có hiệu quả hơn, tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Đó là vũ khí để rèn luyện đảng viên.

Hồ Chí Minh xem tự phê bình và phê bình không chỉ là vũ khí xây dựng nội bộ, mà còn là nghệ thuật cách mạng, Đảng không những luôn luôn dùng, mà còn khéo dùng phê bình và tự phê bình. Để tự phê bình có hiệu quả, trước hết cái tâm phải trong sáng, cái đầu phải tỉnh táo, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” (Di chúc, 15/5/1965).

Kỷ luật nghiêm minh – tự giác

Hồ Chí Minh coi đây là sức mạnh vô địch của Đảng.

+ Nghiêm minh ta thuộc về tổ chức Đảng, vì đó là kỷ luật đối với mọi cán bộ đảng viên, không phân biệt cán bộ lãnh đạo cao hay thấp, là cán bộ lãnh đạo hay đảng viên thường, mọi cán bộ đảng nên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng.

+ Tự giác là thuộc về mỗi cán bộ, đảng viên đối với Đảng. Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là cán bộ, đảng viên phải chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo, sinh hoạt đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng một cách tự giác, nghiêm minh.



* Đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng thành một khối vững chắc. Toàn Đảng phải thống nhất ý chí và hành động, mọi đảng viên phải bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của Đảng như bảo vệ con ngươi của mắt mình.

Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, chính là đường lối, quan điểm và điều lệ của Đảng. Đây là cơ sở chủ yếu để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, về tổ chức, từ đó có sự thống nhất về hành động của toàn Đảng.

Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người nêu lên những yêu cầu sau : Phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ để cán bộ, đảng viên có thể tham gia bàn bạc đến nơi đến chốn những vấn đề hệ trọng của Đảng. Phải thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình với tinh thần trung thực, chân thành, thẳng thắn, tự nghiêm khắc với mình và có tình thương yêu đồng chí. Phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và bao nhiêu thứ tệ nạn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra.

- Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng.

Theo Hồ Chí Minh, cán bộ và công tác cán bộ bao gồm một hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ. Người nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Muốn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó đức là gốc, là nền tảng.

Hồ Chí Minh cho rằng, công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Nội dung gồm các khâu liên hoàn, liên quan chặt chẽ với nhau. Từ tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ, đánh giá, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ; thực hiện các chính sách đối với cán bộ.

Xây dựng Đảng về đạo đức.

Hồ Chí Minh khẳng định : Một Đảng cách mạng chân chính phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân.

Xét về thực chất, đạo đức của Đảng ta là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đạo đức đó mang bản chất giai cấp công nhân, cũng là đạo đức Mác-Lênin, đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà nội dung cốt lõi là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu. Vì thế, Hồ Chí minh chỉ rõ : Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Có đạo đức cách mạng trong sáng, Đảng ta mới lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Đó là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và cũng là tư cách số một của Đảng cầm quyền. Giáo dục đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức nhằm làm cho Đảng luôn luôn thật sự trong sạch.


Nhận thức vai trò của Đảng CS Việt Nam, từ đó tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam và có đóng góp thiết thực vào công tác xây dựng Đảng.


Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề và vấn đáp (1)

Thảo luận nhóm (2)



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương