Bộ môn Lý luận Chính trị chưƠng trình giảng dạy học phần thông tin về học phần và lớp học


Chủ đề 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam



tải về 0.71 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.71 Mb.
#13201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chủ đề 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nội dung (kiến thức)

Mục tiêu dạy - học

Phương pháp dạy - học

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam sau khi giành được độc lập dân tộc

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản có nghĩa là làm cho dân tộc Việt Nam hoàn toàn độc lập, chính quyền về tay nhân dân, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, sau khi cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính”3



b. Quan niệm Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Sau khi tiếp cận học thuyết Mác Lênin, Hồ Chí Minh vừa vận dụng những nguyên lý chung của chủ nghĩa xã hội khoa học, vừa bổ sung cách tiếp cận mới từ những nét đặc thù của điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam.



- Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của học thuyết Mác Lênin từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam phải liên tục chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nên giải phóng dân tộc trở thành khát vọng của mỗi người dân Việt Nam, Vì vậy, khi tìm thấy ở học thuyết Mác Lênin sự thống nhất biện chứng giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội (trong đó có giải phóng con người), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới4

- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ đạo đức.

Sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, sớm tiếp thu những giá trị đạo đức của Nho giáo, Phật giáo…Vì vậy, Hồ Chí Minh nhanh chóng tiếp thu được những giá trị nhân đạo, nhân văn của học thuyết Mác Lênin. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân5

Chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân chứ không xóa bỏ nhu cầu, lợi ích cá nhân. Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”6



- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa

Khi hiểu văn hóa theo nghĩa rộng thì đây là cách tiếp cận bao trùm nhất. Theo Hồ Chí Minh, trong chủ nghĩa xã hội, văn hóa có mối quan hệ biện chứng với kinh tế, chính trị. Do đó, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá trình xây dựng nền văn hóa mới, trong đó kết tinh, kế thừa và phát triển các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế.

Tóm lại, theo quan niệm của Hồ Chí Minh cách mạng Việt Nam tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội. Cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh vừa dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, vừa mang nét đặc thù của lịch sử, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam.



b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không nằm hoàn chỉnh trong một tác phẩm lý luận, hay một bài viết, bài nói, mà tùy đối tượng người nghe, người đọc, tùy lúc, tùy nơi mà Người diễn đạt quan niệm của mình. Đặc biệt, Người thường sử dụng những ngôn từ, hình ảnh rất mộc mạc, dung dị, dễ hiểu.

Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như một chế độ xã hội bao gồm các mặt, các lĩnh vực một cách hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do, mọi thiết chế, cơ chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.

Đặc trưng tồng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh cũng trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin. Còn về cụ thể, Hồ Chí Minh nhấn mạnh những điểm chủ yếu sau:



- Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ. Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân, nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân để đem lại quyền lợi cho nhân dân.

- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật.

Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế phát triển cao của chủ nghĩa xã hội phải dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời phải gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, làm cho năng suất lao động ngày càng cao – nhân tố quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

- Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội không còn người bóc lột người

Đây là đặc trưng hiểu như một chế độ xã hội hoàn chỉnh, phát triển đến độ chín muồi, nên sẽ không còn bóc lột, bất công, là xã hội công bằng, hợp lý.

- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

Trong chủ nghĩa xã hội không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng và có điều kiện phát triển toàn diện, quan hệ giữa người với người tốt đẹp, có sự phát triển hài hòa giữa xã hội và tự nhiên.

Tóm lại, những quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một hệ thống các giá trị, vừa kế thừa quá khứ, vừa là sự sáng tạo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó nền tảng là độc lập, tự do, bình đẳng, dân chủ…Khi đạt được những giá trị đó, loài người sẽ vươn dần tới một xã hội lý tưởng mà C.Mác, Ph.Ăngghen đã dự báo đó là “liên hợp tự do của những người lao động”.

c. Quan niệm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội.

Khi tiếp cận chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của lý luận về chủ nghĩa xã hội. Nhưng vấn đề quan trọng hơn xác định đúng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể ở mỗi giai đoạn cách mạng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính thông qua việc đề ra mục tiêu và thực hiện mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội được biểu hiện bằng việc thỏa mãn các nhu cầu lợi ích thiết yếu của người lao động, tạo nên động lực và tính hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

Đối với Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là : độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Từ mục tiêu chung, Hồ Chí Minh nói tới những mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều đặc biệt ở Hồ Chí Minh là có nhiều cách đề cập đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Có khi Người trả lời trực tiếp như : “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là người lao động”7 Hoặc “ mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân8

. Có khi Người lại diễn đạt một cách cụ thể như: “CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được nghỉ, những phong tục, tập quán không tốt được xóa bỏ…Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, đó là chủ nghĩa xã hội”9

Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhân dân, đây là nội dung để kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý luận về chủ nghĩa xã hội và các chính sách thực tiễn. Đồng thời cũng để khẳng định tính chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các xã hội đã có trong lịch sử.

Như vậy mục tiêu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí Minh xác định trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó nhấn mạnh đến các lĩnh vực cụ thể sau;



- Mục tiêu chính trị : Theo Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là của dân, do dân, vì dân. Nhà nước có chức năng dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.

Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ con đường, biện pháp nhằm thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, củng cố các hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp và phân định rõ chức năng của các bộ phận đó.



- Mục tiêu kinh tế : Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, năng suất lao động tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế ở nước ta cần được phát triển toàn diện trong đó “công nghiệp, nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà”. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc kết hợp các lợi ích kinh tế, đặc biệt chế độ khoán được Người coi là một trong các hình thức của sự kết hợp các lợi ích kinh tế

- Mục tiêu văn hóa – xã hội : Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục tập quán lạc hậu…

Theo Hồ Chí Minh, bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam “ phải xã hội chủ nghĩa về nội dung”. Vì vậy, cần phát huy vốn văn hóa qúy báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương châm của việc xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam là dân tộc, khoa học, đại chúng.

Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ hàng đầu của văn hóa là đào tạo con người, bởi vì con người là mục tiêu cao nhất, là động lực quyết định nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Khi nói về mục tiêu văn hóa, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến rèn luyện đạo đức và tài năng, đồng thời quan tâm tạo điều kiện để mỗi người đem hết tài năng cống hiến cho xã hội. Người luôn gắn phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.



Các động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Để thực hiện những mục tiêu trên cần có động lực và những điều kiện đảm bảo cho động lực đó trở thành sức mạnh thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, có nhiều loại động lực: động lực vật chất, động lực tinh thần, động lực nội sinh, động lực ngoại sinh…Trong đó, Người khẳng định: Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người – là người lao động mà nòng cốt là liên minh Công – Nông – trí thức.

Khi nói con người là động lực của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá nhân) với xã hội (sức mạnh cộng đồng), từ đó Người khẳng định: truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh coi trọng động lực kinh tế nên rất quan tâm tới việc phát triển sản xuất kinh doanh, giải phóng mọi lực lượng sản xuất, làm cho mọi người giàu có, gắn kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội. Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến động lực văn hóa, giáo dục, khoa học. Đây là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội

Tất cả những động lực nêu trên mới chỉ là nguồn lực tiềm tàng của sự phát triển, để nó trở thành sức mạnh thực sự thì phải quan tâm đến hiệu lực của bộ máy Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản – đây là hạt nhân của động lực, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh không những chỉ ra động lực mà còn cảnh báo những yếu tố kìm hãm làm giảm, thậm chí triệt tiêu sức mạnh của các động lực, đó là chủ nghĩa cá nhân dẫn đến tham ô, lãng phí, quan liêu…

Trong mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh luôn khẳng định nội lực là quyết định, ngoại lực là rất quan trọng. Vì vậy phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính, nhưng luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên động lực tổng hợp xây dựng chủ nghĩa xã hội.



2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Về thực chất và loại hình

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan đối với các loại hình nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Có hai con đường quá độ lên lên chủ nghĩa xã hội: Quá độ trực tiếp từ loại hình nước tư bản phát triển cao; quá độ gián tiếp từ loại hình nước tư bản trung bình, hoặc từ nước có nền kinh tế lạc hậu chưa qua thời kỳ chủ nghĩa tư bản, khi Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo xã hội.

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và xuất phát từ đặc điểm cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, Việt Nam sẽ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, Việt Nam là loại hình nước quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, từ nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu. Đây chính là sự phát hiện mới của Hồ Chí Minh làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Về đặc điểm

Theo Hồ Chí Minh, Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có đặc điểm là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Đây là đặc điểm lớn nhất chi phối các đặc điểm khác, nó thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và là cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn, trong đó nổi bật là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ với thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta.

b. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Từ đặc điểm, Hồ Chí Minh xác định thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất hiện đại. Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới.

Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhằm giải quyết hai vấn đề sau:

Một là: Xây dựng nền tảng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

Hai là: Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trung tâm.

Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi vì:



Thứ nhất, đây là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nó đặt ra và đòi hỏi giải quyết hàng loạt vấn đề khác nhau. Hồ Chí Minh coi đây là cuộc chiến đấu khổng lồ của toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là lĩnh vực kinh tế, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta chưa có nhiều kinh nghiệm, phải vừa làm vừa học nên khó tránh khỏi vấp váp, thiếu sót. Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn đánh đổ xã hội cũ đã lỗi thời.

Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước chống phá. Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ đảng viên trong trong xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thận trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.

c. Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ.

Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta mang tính toàn diện. Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ cụ thể ở một số lĩnh vực cơ bản sau:



- Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi hoạt động của xã hội, Đảng phải luôn tự chỉnh đốn, tự đổi mới để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, có các hình thức tổ chức phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Chống biểu hiện Đảng quan liêu, xa dân, thoái hóa, biến chất, phải luôn giữ mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Củng cố mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất mà nòng cột là liên minh Công nhân – Nông dân – Trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị.

- Trong lĩnh vực kinh tế, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh có quan niệm độc đáo về cơ cấu kinh tế là: lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ (đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo), tạo điều kiện không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào, đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước.

Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó kinh tế quốc doanh cần được ưu tiên phát triển để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhà nước khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã, việc tổ chức hợp tác xã phải theo nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự giác, cùng có lợi. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất đối với ngành nghề thủ công và lao động riêng lẻ, khuyến khích họ vào con đường hợp tác. Nhà nước không xóa bỏ sở hữu tư liệu sản xuất và các của cải khác của nhà tư sản công, thương, hướng dẫn họ hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế Nhà nước, khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức tư bản Nhà nước.

Trong nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế. Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Hồ Chí Minh bước đầu đề cập đến vấn đề khoán trong sản xuất.

- Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến nội dung xây dựng con người mới, đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật. Người cho rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có học thức, cần học cả văn hóa, chính trị, kinh tế. Hồ Chí Minh coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài.


Hiểu được bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ đó đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Thảo luận nhóm (1)

Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề (2)



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương