Bộ môn Lý luận Chính trị chưƠng trình giảng dạy học phần thông tin về học phần và lớp học



tải về 0.71 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.71 Mb.
#13201
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Khoa Khoa học Chính trị



Bộ môn Lý luận Chính trị

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
1. Thông tin về học phần và lớp học

Tên học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Mã học phần: POL333, POL233. Số tín chỉ: 2.

Đào tạo trình độ: Đại học, Cao đẳng.

Học phần tiên quyết: sinh viên phải học xong học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Bộ môn quản lý học phần: Bộ môn Lý luận chính trị.

Giảng dạy cho (các) lớp/nhóm: TT13, TT14, TT15, TT16

Thuộc Học kỳ: 1 Năm học: 2015-2016



2. Mô tả tóm tắt học phần

Học phần cung cấp những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam bao gồm: tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hóa; đạo đức... Học phần giúp sinh viên nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng, về dân tộc để “Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.



3. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: nguyễn văn hạnh Chức danh, học vị: Thạc sĩ

Điện thoại: 0913243553 Email: HanhTTHCM@gmail.com

Địa chỉ trang web/nguồn dữ liệu internet của giảng viên: Web của bộ môn

Địa điểm, lịch tiếp SV: Bộ môn LLCT (giảng đường G2)

4. Mục tiêu và phương pháp dạy - học của các chủ đề

Chủ đề 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Nội dung (kiến thức)

Mục tiêu dạy - học

Phương pháp dạy - học

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh

a. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tuởng độc lập, tự do của dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; về mối quan hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

b. Phương pháp nghiên cứu



  • Cơ sở phương pháp luận:

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ưu điểm lớn của học thuyết Mác là phép biện chứng duy vật. Nhờ vậy từ rất sớm người đã nêu vấn đề cần bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác “bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu” mà Mac ở thời kỳ mình không thể có được... xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó củng cố nó bằng dân tộc học phương đông, đó chính là nhiệm vụ mà các Xô Viết đảm nhiệm”1. Chính nhờ nắm vững phép biện chứng duy vật mà Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển sáng tạo học thuyết Mác

Cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta cần vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và việc nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Một điểm quan trọng trong nghiên cứu khoa học là không được quên mối liên hệ lịch sử căn bản nghĩa là xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: Một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào? Nắm vững quan điểm này giúp ta hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh in đậm dấu ấn của quá trình phát triển lịch sử, quá trình phát triển sáng tạo, đổi mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện sâu sắc, có quan hệ thống nhất biện chứng nội tại của nó. Một yêu cầu cơ bản trong khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập tự do. Lênin từng viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”2

Hồ Chí Minh là một nhà lý luận - thực tiễn. Người xây dựng lý luận, vạch đường lối cách mạng và tổ chức thực hiện. Từ thực tiễn Người tổng kết, bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh lý luận. Nhờ vậy tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính năng động, sáng tạo. Vì trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải nắm vững mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, nắm vững bản chất, quan điểm lý luận cách mạng trong các bài viết, các tác phẩm của Người. HỒ Chí Minh trình bày quan điểm lý luận cách mạng không theo lối kinh viện, hàn lâm mà nguợc lại rất ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, dễ hành động. Chúng ta cần đặc biệt chú trọng hoạt động thực tiễn của Người để thấy rõ giá trị khoa học cách mạng về chỉ đạo hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh. Hành động thực tiễn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và xây dựng của nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là lời giải thích rõ ràng giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh đã đào tạo một đội ngũ chiến sĩ cách mạng, dẫn dắt họ đi theo con đường mà Người đã trải qua. Nhiều học trò của Người đã trở thành những người lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu các tác phẩm, bài viết của các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp về cách mạng Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh.



  • Các phương pháp cụ thể

Vận dụng phương pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo trình tự thời gian, quá trình diễn biến đi từ phát sinh, phát triển đến hệ quả của nó) và phương pháp logic (nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được cái bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận). Phương pháp lịch sử sẽ giúp chúng ta nhận thức về mặt lịch sử quá trình tư duy của Hồ Chí Minh. Nếu thiếu quá trình đó, chúng ta sẽ không nhận thức được logic của vấn đề - tính quy luật của tư duy. Người nghiên cứu sẽ không tìm ra cốt lõi của tư duy và hướng phát triển cho tiến trình lịch sử mà tư duy đã nhận thức.

Vận dụng phương pháp liên ngành, tư tưởng Hồ Chí Minh bao quát nhiều lĩnh vực: tư tưởng triết học, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – đạo đức... vì vậy cần áp dụng các phương pháp liên ngành khoa học xã hội – nhân văn, lý luận chính trị để nghiên cứu toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vận dụng các phương pháp phân tích tổng hợp so sánh đối chiếu thống kê, văn bản học, phỏng vấn nhân chứng lịch sử... mỗi phương pháp này khi vận dụng vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có những đặc điểm và đặt ra các yêu cầu khác nhau. Việc vận dụng các phương pháp và kết hợp các phương pháp cụ thể phải căn cứ vào nội dung nghiên cứu.

2. Ý nghĩa của việc học tập


  • Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vì vậy phải học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

  • Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giáo dục đạo đức tư cách, phẩm chất cách mạng biết sống ở đời và làm người hợp đạo lý yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam và sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trên cơ sở kiến thức đã được học sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt các chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn.




Nắm được đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập Tư tưởng HCM, từ đó học tập và nghiên cứu học phần.

Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương