Bộ môn Lý luận Chính trị chưƠng trình giảng dạy học phần thông tin về học phần và lớp học


Chủ đề 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc



tải về 0.71 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.71 Mb.
#13201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chủ đề 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Nội dung (kiến thức)

Mục tiêu dạy - học

Phương pháp dạy - học

1. Vị trí vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng

Yêu nước và ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thức đầy đủ được vị trí, vai trò của đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. Muốn làm cách mạng phải có lực lượng cách mạng. Muốn có lực lượng cách mạng phải thực hiện đoàn kết.

Chính sách Mặt trận của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh là để thực hiện đoàn kết dân tộc. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách Mặt trận đúng đắn, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh viết “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc”(1)

Từ thực tiễn như vậy, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết :

Đoàn kết làm ra sức mạnh. Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này. Người viết : “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó(2). “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi(3). “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”(4) “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi(5). “Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt(6).

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;

Thành công, thành công, đại thành công”(7)

b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

Có đoàn kết mới có thành công nên đại đoàn kết là điểm xuất phát và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả đường lối, chủ trương của Đảng. Chính vì vậy, ở bất cứ thời kỳ cách mạng nào, khi xây dựng đường lối chiến lược, vấn đề quan trọng hàng đầu là xác định cho được mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của đại đa số nhân dân mới có thể thu hút và phát huy triệt để sức mạnh của quần chúng vào sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định, mục đích của Đảng lao động Việt Nam bao gồm tám chữ “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ Quốc”(8).

Hồ Chí Minh cho rằng, đại đoàn kết không phải là chủ trương, sách lược xuất phát từ ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo, mà là một nhu cầu, đòi hỏi khách quan của chính quần chúng trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Do vậy, đại đoàn kết là sự nghiệp của quần chúng, vì quần chúng, Đảng cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu tự nhiên, tự phát của họ về đoàn kết thành nhu cầu tự giác, thành đại đoàn kết hiện thực, có tổ chức, để trở thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, vì tự do cho nhân dân.

2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Trước hết, khái niệm dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập với nghĩa rất rộng – vừa với nghĩa là cộng đồng, mọi con dân nước Việt; vừa có nghĩa cá thể, mỗi một người con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, không phân biệt già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quí tiện, ở trong nước hay ở nước ngoài, đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc. Như vậy, Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt quá trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Theo Người, hễ là người Việt Nam ai cũng có ít nhiều tấm lòng yêu nước, vì vậy phải tập hợp được tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Quan điểm của Hồ Chí Minh là đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn lâu dài, …“ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân, thì ta đoàn kết với họ(1). Từ ta ở đây là chủ thể, vừa là Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung.

Đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân phải được xây dựng trên nền tảng “Trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”(2). Người còn chỉ ra lực lượng nòng cốt tạo ra cái nền tảng ấy là công nông, cho liên minh công nông, là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Về sau, người xác định thêm : lấy liên minh công nông, lao động trí óc làm nền tảng cho khối đoàn kết toàn dân.

b. Đại đoàn kết toàn dân là tập hợp được mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung.

Để thực hiện được điều này cần chú ý :

- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cả dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua các thế hệ từ thời các Vua Hùng, tới Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung … Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

- Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Người viết “sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước tràn đầy, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn”(1). Người đã lấy hình tượng năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng cả năm ngón đều thuộc một bàn tay để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết. Người cho rằng : “Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ, ta phải nhận rằng là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang( 2).

Hồ Chí Minh tuyên bố : “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”(3).

- Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần niềm tin vào nhân dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân là nguyên tắc cơ bản trong chiến lược, đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc nước lấy dân làm gốc; chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân; đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý mác xít, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Làm việc gì cũng phải có quần chúng; không có quần chúng thì việc nhỏ mấy, dễ mấy cũng không xong; có lực lượng quần chúng thì việc khó mấy, to mấy làm cũng được. Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong. “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”(1)“Để làm tròn trách nhiệm người lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công – nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân. Có như thế mới phát triển và củng cố được lực lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng(2).



3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc

a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.

Ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng lứa tuổi, từng tôn giáo, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Đó có thể là các hội ái hữu hay tương trợ. Công hội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hay hội phụ lão, hội phật giáo cứu nước, công giáo yêu nước hay những nghiệp đoàn … Trong đó bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất.

Tùy từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của Mặt trận dân tộc thống nhất, có thể có những tên gọi khác nhau: Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận dân chủ (1936), Mặt trận nhân dân phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Liên Việt (1946), Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam (1960), Mặt trận tổ quốc Việt Nam (1955, 1976) – song thực chất chỉ là một : Đó là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi qui tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.



b. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

* Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh “Lực lượng chủ yếu trong khối đại đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”(1). Người chỉ rõ, sở dĩ phải lấy liên minh công – nông làm nền tảng, “vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú, làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác”(2). Người căn dặn, trong khi nhấn mạnh vai trò nòng cốt của liên minh công nông, cần chống lại khuynh hướng chỉ coi trọng củng cố khối liên minh công nông mà không thấy vai trò và sự cần thiết phải mở rộng đoàn kết với các tầng lớp khác, nhất là với tầng lớp tri thức. Làm cách mạng phải có tri thức và tầng lớp trí thức rất quan trọng đối với cách mạng. Người nói “Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang, và công, nông, trí cần đoàn kết chặt chẽ thành một khối(1).

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công việc của toàn dân tộc, song nó chỉ có thể được củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất yếu đảm bảo cho Mặt trận tồn tại, phát triển và có hiệu lực trong thực tiễn. Bởi vì, chỉ có chính Đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác – Lênin mới đánh giá đúng được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, mới vạch ra được đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, để lôi kéo, tập hợp quần chúng vào khối đại đoàn kết trong Mặt trận, biến tiến trình cách mạng trở thành ngày hội thật sự của quần chúng. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn xác định mối quan hệ giữa Đảng và Mặt trận là mối quan hệ máu thịt. Không có Mặt trận, Đảng không có lực lượng, không thể thực hiện được những nhiệm vụ cách mạng; không có sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận không thể hình thành và phát triển và không có phương hướng hoạt động đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Do vậy, Đảng cộng sản Việt Nam vừa là một thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.

Hồ Chí Minh còn cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận vừa là một tất yếu, vừa phải có điều kiện. “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”(1).

Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải có chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Người viết “Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng, công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng(2). Người căn dặn “Phải thành thật lắng nghe ý kiến của người ngoài Đảng. Cán bộ và đảng viên không được tự cao, tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người, trái lại phải học hỏi điều hay, điều tốt ở mọi người … phải tích cực và phải chủ động … làm việc phải kiên nhẫn, phải thiết tha với công tác Mặt trận. Cán bộ và đảng viên có quyết tâm làm như thế thì công tác Mặt trận nhất định sẽ tiến bộ nhiều(3). Đảng lãnh đạo Mặt trận phải dùng phương pháp giáo dục, vận động, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự nguyện tự giác trong quần chúng, phải đi đúng đường lối quần chúng, không được lấy quyền uy để quan liêu, mệnh lệnh, để buộc các thành viên trong Mặt trận phải tuân theo.

* Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất là để thực hiện đại đoàn kết toàn dân, song khối đại đoàn kết chỉ có thể thực hiện bền chặt và lâu dài khi có sự thống nhất cao độ về mục tiêu và lợi ích. Ngay từ năm 1925, khi nói về chiến lược đại đoàn kết, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, chỉ có thể thực hiện được đoàn kết khi có chung một mục đích, một số phận

Mục đích chung của mặt trận được Hồ Chí Minh xác định cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dân tộc vào khối đại đoàn kết toàn dân. Như vậy, độc lập, tự do là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Vấn đề còn lại là ở chỗ, phải làm thế nào để tất cả mọi người thuộc bất cứ giai cấp nào, lực lượng nào trong Mặt trận cũng phải đặt lợi ích tối cao đó lên trên hết, trước hết. Bởi lẽ, lợi ích tối cao của dân tộc được đảm bảo thì lợi ích cơ bản của mỗi bộ phận, mỗi người được thực hiện.

Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

Nguyên tắc hiện thương dân chủ đòi hỏi tất cả mọi vấn đề của Mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức. Đảng là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, nhưng cũng là thành viên của Mặt trận. Do vậy, tất cả mọi chủ trương, chính sách của mình, Đảng phải có trách nhiệm trình bày trước Mặt trận, cùng với các thành viên khác của Mặt trận, bàn bạc, hiệp thương dân chủ để tìm kiếm các giải pháp tích cực và thống nhất hành động, hướng phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đảng đã vạch ra.

Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt … Phải làm cho tất cả các thành viên trong Mặt trận thấm nhuần lợi ích chung, lợi ích tối cao của dân tộc, phải đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết. Những lợi ích riêng chính đáng, phù hợp với lợi ích chung của đất nước và dân tộc phải được tôn trọng. Ngược lại, những lợi ích bộ phận không phù hợp, sẽ dần dần được giải quyết cùng với tiến trình chung của cách mạng, thông qua lợi ích chung, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn của mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Trong quá trình hoạt động, Mặt trận cần xem xét, giải quyết thỏa đáng, thấu tình đạt lý mối quan hệ lợi ích giữa các thành viên bằng việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hiệp thương dân chủ.

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích trong Mặt trận dân tộc thống nhất sẽ góp phần củng cố sự bền chặt, tạo sự đồng thuận nhất trí cao, thực hiện được mục tiêu “Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”(1).

- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Mặt trận là một tập hợp nhiều giai tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, bên cạnh những điểm tương đồng, giữa các thành viên của Mặt trận vẫn có những điểm khác nhau, do vậy cần phải bàn bạc, hiệp thương dân chủ để thu hẹp những nhân tố khác biệt, cục bộ; nhân lên những nhân tố tích cực, nhân tố chung, đi đến thống nhất đoàn kết. Để giải quyết vấn đề này, một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm cầu đồng tồn dị – lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặt khác, Người nêu rõ : Đoàn kết phải gắn với đấu tranh. Đấu tranh để tăng cường đoàn kết.

Người thường xuyên căn dặn, cần phải khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều, đồng thời phải có tấm lòng nhân ái, khoan dung độ lượng, khắc phục thiên kiến, hẹp hòi, thiển cận; phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt, nhằm củng cố và mở rộng khối đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Theo Người “Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái vì nước, vì dân. Tóm lại, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ(2



Nhận thức tầm quan trọng của đoàn kết đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, từ đó có đóng góp thiết thực vào việc củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân.

Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề (1)

Thảo luận nhóm (2)



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương