BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu giáo dục về TÀi nguyên và MÔi trưỜng biểN, ĐẢo cho học sinh trung học phổ thôNG


Bảng 2.6. Sản lượng nuôi trồng thủy sản biển ở nước ta (nghìn tấn)



tải về 0.93 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.93 Mb.
#30674
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 2.6. Sản lượng nuôi trồng thủy sản biển ở nước ta (nghìn tấn)

Năm

Tổng số



Tôm

2000

51,5

9,3

30,5

2005

103,0

30,0

50,7

2006

178,0

36,5

68,2

2007

253,6

41,5

71,5

2008

289,3

45,4

74,2

2009

308,7

49,8

77,5

2010

325,3

55,0

89,4

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010. Tổng cục Thống kê.

Các tỉnh có sản lượng tôm nuôi lớn nhất là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.

Việc phát triển nghề nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân nhưng cũng gây tác hại tới môi trường. Rừng ngập mặn có xu hướng giảm về diện tích, suy giảm đa dạng sinh học, một trong những nguyên nhân là do sự gia tăng về diện tích nuôi tôm.

Cần phải tính toán kĩ lưỡng khi nuôi tôm trong rừng ngập mặn làm sao không ảnh hưởng đến rừng ngập mặn, đồng thời giúp cải thiện kinh tế cho nhân dân. Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) phối hợp với các tổ chức quốc tế khác đã đưa ra các nguyên tắc nuôi tôm bền vững mà không ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài đến rừng ngập mặn.



  • Lựa chọn vị trí nuôi tôm phù hợp.

  • Thiết kế và xây dựng khu vực nuôi tôm nhằm giảm thiệt hại môi trường.

  • Sử dụng của nước thải nuôi tôm đến nguồn nước.

  • Lựa chọn nguồn giống tôm nuôi địa phương không bị dịch bệnh.

  • Lựa chọn và quản lí thức ăn của tôm sao cho hiệu quả và ít xả thải ra môi trường.

  • Chăm sóc tôm nuôi bằng các phương pháp không gây hại cho các sinh vật hoang dã.

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng tôm nuôi. Không sử dụng các hóa chất gây hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Hình 2.6. Nuôi tôm tại Cà Mau

- Để đẩy mạnh chương trình nuôi trồng hải sản đến năm 2015, tổng sản lượng cá biển nuôi của cả nước đạt 160.000 tấn và định hướng đến năm 2020 đạt 200.000 - 260.000 tấn, cả hai hình thức: nuôi cá biển theo kiểu lồng bè đơn giản, phân tán trong các eo vịnh, cửa sông, ven biển và nuôi trên lồng bè tập trung quy mô công nghiệp ở các vùng vịnh bán kính xa bờ tại một số tỉnh trọng điểm như Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang đang được triển khai mạnh mẽ. Các loài hải sản được khuyến khích nuôi như cá giò, cá tráp, cá hồng …  

- Nghề nuôi trồng nhuyễn thể bao gồm ngao, sò lông, trai ngọc, hàu, tu hài... bắt đầu được phát triển ở nhiều nơi. Đáng chú ý hơn cả là việc nuôi trai ngọc nhỏ bằng công nghệ của Nhật Bản ở Quảng Ninh và nuôi trai ngọc lớn của Ôx-trây-li-a ở Khánh Hòa. Hàu được nuôi nhiều ở Hải Phòng, Hà Tiên (Kiên Giang)...

- Việc nuôi rong biển phát triển ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung. Phần nhiều rong biển được chế biến thành agar phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, rong biển cũng đang được khuyến khích nuôi trồng. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường và giá cả cho nên việc nuôi trồng rong biển còn gặp nhiều khó khăn.

Nhờ đẩy mạnh nuôi trồng hải sản, cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng ven biển có những chuyển biến tích cực. Cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tài nguyên biển được tận dụng và sử dụng hợp lí hơn.



3. Khai thác tài nguyên khoáng sản biển, đảo

3.1.Dầu khí

Tài nguyên dầu khí của nước ta phong phú với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã xác định ở vùng thềm lục địa nước ta có 8 bể trầm tích Đệ tam (có thời gian cách ngày nay khoảng 23 triệu năm) là : Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã lai, Tư Chính – Vũng Mây, Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa, với diện tích gần 1 triệu km2. Trong số này, công tác tìm kiếm, thăm dò mới chỉ tập trung ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai, Sông Hồng.

- Bể Sông Hồng: Chiếm phần lớn vịnh Bắc Bộ và kéo dài một phần ở vùng biển miền Trung. Đã khoan vài chục giếng, trong đó hàng chục giếng phát hiện thấy khí. Kết quả thăm dò thì bể Sông Hồng có triển vọng chứa dầu khí, trong đó tiềm năng sinh khí là chủ yếu. Mỏ khí tự nhiên đã được đưa vào khai thác ở Tiền Hải, Thái Bình.

- Bể Phú Khánh: Phân bố dọc biển Trung Bộ, phần lớn phân bố ở độ sâu 200m. Do nằm kề với bể trầm tích Cửu Long, nên nó được đánh giá là có triển vọng về dầu khí.

-



Hình 2.7. Giàn khoan mỏ Đại Hùng

Bể Cửu Long: Phân bố dọc vùng biển Đông Nam Bộ. Đây là bể được tiến hành khoan thăm dò sớm (từ đầu những năm 1970). Tại bể Cửu Long hiện nay có một số mỏ đang được khai thác: Bạch Hổ và Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc...

Hàng chục giếng khoan khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ và Rồng có lưu lượng dầu hàng trăm tấn/ngày đêm, có giếng đạt tới 1000 tấn/ngày đêm.

- Bể Nam Côn Sơn: Phân bố ở rìa phía nam đảo Côn Sơn. Công tác thăm dò bắt đầu từ những năm 1970. Cho tới nay đã phát hiện nhiều giếng khoan có dầu khí (khí là chủ yếu). Hiện nay tại bể Nam Côn Sơn có một số mỏ đã được đưa vào khai thác như mỏ Đại Hùng, Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây...

- Bể Thổ Chu – Mã lai: Phân bố ở vùng vịnh Thái Lan. Ở đây phát hiện thấy dầu khí. Khí ở đây có hàm lượng CO2 cao, dao động từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm. Mỏ Bunga-Kekwa được đưa vào khai thác năm 1997.

- Bể Vũng Mây: Phân bố ở phía đông – đông nam bể Nam Côn Sơn. Các điều kiện sinh dầu, chứa dầu chưa thật sáng tỏ. Bể đang được tiếp tục tiến hành điều tra nghiên cứu.

- Hai bể Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều triển vọng dầu khí và chứa đựng tài nguyên băng cháy (methane hydrate), loại năng lượng sạch trong tương lai có thể còn quý hơn dầu mỏ.

Dầu mỏ là “vàng đen” của Tổ quốc. Dầu mỏ ngoài khả năng sinh nhiệt lớn (10.000 đến 11.500 kcal/kg), dầu mỏ rất tiện sử dụng và vận chuyển, dễ dàng cơ khí hóa việc nạp nhiên liệu vào động cơ. Nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.

Nước ta mới bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986, nhưng đến năm 2005 đã đạt sản lượng 18,5 triệu tấn dầu thô. Cùng với dầu mỏ, khí tự nhiên cũng đang được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mỹ và Cà Mau. Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuất phân đạm (Phú Mỹ, Cà Mau); khí gas được hóa lỏng để làm nhiên liệu khá phổ biến trong các gia đình.



Bảng 2.7. Sản lượng khai thác dầu khí nước ta giai đoạn 2005 - 2010

Năm

2005

2007

2008

2009

2010

Dầu thô (triệu tấn)

18.5

15.9

14.9

16.4

15.0

Khí tự nhiên (triệu m3)

6440

7080

7499

8010

9240

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010. Tổng cục Thống kê.

Dầu khí là tài nguyên không thể phục hồi, khai thác đến đâu hết đến đấy. Ô nhiễm dầu và dầu tràn dù nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1mg/l cũng có thể gây chết các loài sinh vật phù du; ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy biển... Ô nhiễm dầu ở biển còn ảnh hưởng đến ngành du lịch và các hoạt động kinh tế khác. Năm 2010, vụ nổ tại dàn khoan dầu Deepwater Horizon trong vịnh Mexico làm chết 11 người và khiến hàng trăm nghìn tấn dầu tràn lên mặt biển. Người ta phát hiện xác nhiều con cá mập và cá heo dạt vào bờ. Cua, rùa và chim vật lộn trong làn nước ô nhiễm khi dầu lan tới những vùng đầm lầy của bang Louisiana. Một bãi biển ở phía nam New Orleans phải ngừng hoạt động vì dầu.

Vì vậy cần phải khai thác và sử dụng hợp lí, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và vận chuyển.

3.2. Tài nguyên muối

Nước ta có đường bờ biển dài 3260km. Độ muối trong nước biển trung bình 32‰ - 33‰, gần bằng độ muối bình quân ở đại dương (35‰). Độ mặn của nước biển thay đổi tùy theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.

D

Hình 2.8. Cánh đồng muối ở Sa Huỳnh
o nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, với
nền nhiệt độ cao (trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C - trừ vùng núi cao), nhiều nắng (tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm), song độ ẩm lớn (trên 80 %), mưa nhiều (lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm) nên ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất cũng như năng suất muối.

Thời vụ sản xuất muối ở miền Bắc bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 7. Ở miền Nam bắt đầu từ cuối tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 6.

Ở một vài tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, muối có thể sản xuất quanh năm.

Muối có vai trò to lớn trong đời sống và hoạt động sản xuất. Muối không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Muối còn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế như chế biến thực phẩm, hóa chất, y học, xuất khẩu... Chính vì vậy, ngay từ thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã thành lập những công ty độc quyền buôn bán muối. Nguồn thuế thu từ muối chiếm 6% Ngân sách Đông Dương (thời kỳ 1928 - 1936), lợi nhuận kinh doanh muối của Sở Thương chính Đông Dương năm 1936 tương đương 47.618 tấn gạo. Trong vòng khoảng 40 năm đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền muối đã xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn muối.

Từ khi nước ta thống nhất, sản lượng muối hàng năm nói chung không ngừng tăng, không chỉ đáp ứng nhu cầu muối ăn cho nhân dân mà còn cho cả công nghiệp và xuất khẩu. Năm 1995, cả nước có khoảng 11.454ha với sản lượng 630.000 tấn, đến năm 2009 tăng lên 14.404ha với sản lượng khoảng 1 triệu tấn.

Những địa phương có diện tích và sản lượng muối nhiều là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Ninh Thuận là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất muối. Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: mùa khô kéo dài, mưa ít, lượng bốc hơi cao, nồng độ muối trong nước biển cao nhất nước (bằng nồng độ muối đại dương)... Đây là lợi thế để Ninh Thuận sản xuất muối công nghiệp với quy mô lớn. Năng suất muối có thể đạt bình quân trên dưới 150 tấn/ha/năm, tương đương năng suất các đồng muối công nghiệp loại trung của thế giới. Có thể tạo được những cánh đồng muối có quy mô tập trung nhiều ngàn ha, sản lượng có thể đạt trên dưới một triệu tấn, mở ra khả năng rất lớn để áp dụng công nghệ cao và trang bị cơ giới hoá trong sản xuất và thu hoạch.

Ninh Thuận đang tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch sản xuất, lưu thông muối trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và đến năm 2020. Định hướng của tỉnh là đầu tư cải tạo, nâng cấp các đồng muối công nghiệp hiện có và xây dựng các đồng muối mới để đến năm 2015, đưa tổng diện tích đồng muối toàn tỉnh lên gần 5000ha, trong đó, diện tích thực tế đưa vào sản xuất khoảng 4000ha.



3.3. Các loại khoáng sản khác

- Titan

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, titan (Ti) là nguyên tố hoá học nhóm IV B, chu kì 4 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; số thứ tự 22, nguyên tử khối 47,90, do nhà khoáng vật học Grêgô (người Anh) tìm ra ở dạng đioxit, năm 1791. Là một trong những vật liệu quan trọng của kĩ thuật mới; hợp kim titan được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thuỷ, tàu ngầm, các thiết bị bền với hoá chất (nồi phản ứng, ống dẫn, quạt)... Ở Việt Nam, quặng titan có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung (trữ lượng dự báo đạt 22 triệu tấn, trữ lượng đã thăm dò đánh giá là 16 triệu tấn) và ở Núi Chúa (Thái Nguyên).



Hình 2.9. Khai thác titan dưới mạch ngầm cát tạo thành những hố cát sâu hơn 10m tại Phá Tam Giang, Thừa Thiên-Huế

Hiện nay, một số địa phương ở ven biển miền Trung đã tiến hành khai thác titan để xuất khẩu. Một số nơi khai thác không theo quy hoạch đã dẫn tới lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất đất mất rừng.

- Đất hiếm

Đất hiếm là những nguyên tố quý, hiếm có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố. 17 nguyên tố này đều là những nguyên tố dạng hiếm và có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học như: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium (Lu), Terbium (Tb),...

Trên thế giới những nước có trữ lượng đất hiếm nhiều phải kể đến là Trung Quốc, Hoa Kì, Ôx-trây-li-a, Ấn Độ... Trung Quốc là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới. Từ năm 2005 đến nay sản lượng khai thác hàng năm khoảng 120.000 tấn đất hiếm.

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar... Dù là tài nguyên quý, nhưng trong đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ. Vì thế, nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật có thể gây ô nhiễm môi trường.

Dự báo, Việt Nam có khoảng trên 10 triệu tấn đất hiếm, phân bố chủ yếu ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Vũng Tàu.

Ven biển nước ta, trữ lượng đất hiếm nằm trong sa khoáng đạt 300.879 tấn. Những tỉnh ven biển có nhiều đất hiếm là Thanh Hóa (Quảng Xương), Hà Tĩnh (Cẩm Thượng), Thừa Thiên – Huế (Kẻ Sung), Quảng Nam (Hội An), Bình Định (Cát Khánh), Phú Yên (Tuy Phong, Xương Thịnh), Khánh Hòa (Hòn Gốm), Bình Thuận (Mũi Né), Ninh Thuận (Hàm Tân).

Trong những năm qua, Việt Nam đã sử dụng đất hiếm trong sản xuất, chế tạo nam châm vĩnh cửu, thuỷ tinh, bột màu, chế tạo hợp kim gang, đèn catot trong máy vô tuyến truyền hình, vật liệu siêu dẫn, sản xuất phân vi lượng, thuốc trừ sâu, thuộc da…

- Phốt-pho-rít

Phốt-pho-rít chủ yếu dùng để sản xuất phân bón phốt-phát. Trên thế giới, những mỏ phốt-pho-rít trữ lượng lớn có ở Ma-rốc, Hoa Kì, Ôx-trây-li-a, Pê-ru.

Ở Việt Nam, phốt-pho-rít phân bố chủ yếu ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Quặng có nguồn gốc thấm đọng từ phân chim biển.

Theo GS Lê Bá Thảo, chim ở quần đảo Hoàng Sa thì nhiều vô kể, phân chim lâu ngày biến thành phốt-phát, trữ lượng có thể đến 10 triệu tấn theo ước tính của đoàn khảo sát người Pháp trước đây. Có đảo như đảo Quang Ảnh, Hữu Nhật, trữ lượng loại phân này đạt tới trên dưới 1 triệu tấn.

Trường Sa cũng có rất nhiều chim, làm cho ở đây cũng có rất nhiều phốt-phát. Có những đảo, phốt-phát lẫn trong cát và vỏ sò dày 1m như các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Thuyền Chài.... Trữ lượng dự báo khoảng 10 triệu tấn. Đấy là nguồn phân bón to lớn.(3)

- Cát thủy tinh

Cát thủy tinh ở nước ta có hàm lượng SiO2, độ tinh khiết, độ trắng cao đủ điều kiện để sản xuất các mặt hàng thủy tinh dân dụng, thủy tinh cao cấp và vật liệu xây dựng.

Cát thủy tinh phân bố ở nhiều nơi như Vân Hải (Quảng Ninh), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nam Ô (Đà Nẵng), Quảng Ngãi, Cam Ranh... với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có ý nghĩa kinh tế.

- Các loại khoáng sản khác: Ngoài những khoáng sản trên, ở vùng Biển Đông Việt Nam còn có đồng, chì, kẽm, mangan, vàng…, phân bố ở đáy biển hoặc nằm trong lòng đất dưới đáy biển.

4. Phát triển du lịch biển, đảo

4.1. Các bãi biển ven bờ

Nước ta có đường bờ biển dài, với nhiều bãi biển đẹp (nhiều bãi vẫn còn ở dạng hoang sơ, chưa bị ô nhiễm), độ dốc trung bình từ 10 – 30 và một hệ thống đảo ven bờ, trong đó một số đảo có giá trị về du lịch.

Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển, bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình đủ điều kiện để khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Các bãi biển phân bố chạy suốt từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Phú Quốc,...

Theo đánh giá của các chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta kéo dài liên tục từ Đại Lãnh (dưới chân đèo Cả) và vịnh Vân Phong cho đến Phan Thiết. Đây là tiềm năng lớn để tạo nên các khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực (như Pattaya ở Thái Lan hay Bali ở Inđônêxia,...).



Trà Cổ

Trà Cổ – bãi biển được mệnh danh là trữ tình nhất Việt Nam – một vẻ đẹp còn nguyên sơ, bình dị với bãi cát trắng mịn màng trải dài phẳng lặng trong nền nước biển trong xanh. Đến đây, du khách sẽ tìm được những khoảnh khắc bình yên, thơ mộng và tha hồ thả hồn mình vào nắng, vào gió. Nằm ở cực Đông Bắc của đất nước, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Trà Cổ là rìa bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo thành. Ven bờ biển là những cồn cát cao 3 - 4m, có làng mạc và dân cư đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề nông và chài lưới. Sát bờ biển là các dải rừng phi lao chắn gió, giữ cát và gần đó còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cảnh đẹp ở đây không giống những gì bắt gặp ở Hạ Long, Đồ Sơn hay những bãi biển khác bởi bãi cát mịn màng bên làn nước biển trong xanh mang dáng dấp của biển miền Trung, nhưng lại có những dãy núi soi mình mang dáng dấp của biển miền Bắc. Sự hoà lẫn của các vùng biển ấy đã tạo cho Trà Cổ một vẻ đẹp sông núi hiền hoà, trữ tình và nên thơ. Nằm cách trung tâm Móng Cái 9km và chưa có tác động nhiều của bàn tay con người nên Trà Cổ là bãi biển còn mang nhiều nét đẹp tự nhiên, kéo dài 17km từ mũi Gót ở phía bắc đến mũi Ngọc ở phía nam, đủ sức chứa hàng vạn khách du lịch đến nghỉ mát, tắm biển.

Trà Cổ có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 220 C với nồng nàn hương biển, không gian thoáng đãng và đậm nét hoang sơ. Đến đây, du khách được thưởng thức mùi vị của biển, được đắm mình trong những buổi chiều yên lặng, được thả hồn ngắm hoàng hôn xuống mà không sợ những ồn ào của cuộc sống, những bộn bề của đô thị náo nhiệt và sẽ tìm được cảm giác thoải mái ngay cả trong những ngày hè nắng nóng nhất. 

Trà Cổ còn có nhiều công trình kiến trúc đẹp, cổ kính, trong đó nổi bật là nhà thờ Trà Cổ được xây dựng từ năm 1880 và đình Trà Cổ được xây từ năm 1462.

Ở Trà Cổ, nếu muốn thưởng thức hải sản tươi sống, du khách có thể mua được ở ngay bên bờ biển khi thuyền của ngư dân đi đánh bắt về. Đây cũng có thể coi là một điều hết sức thú vị mà không phải ở bãi biển nào cũng có được.

Vào đúng dịp hè, du khách còn có thể được tham gia hội làng Trà Cổ diễn ra vào đầu tháng 6 Âm lịch, đây cũng là một trong những lễ hội tưng bừng và lớn nhất của ngư dân miền biển ở khu vực miền Bắc.

Di sản thiên nhiên thế giới - vịnh Hạ Long

Nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc, cách trung tâm Hà Nội 151km về phía đông bắc, vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, tiếp giáp với đảo Cát Bà ở phía tây nam, phần giáp với đất liền chạy dài theo khoảng 120km bờ biển.

V



Hình 2.10: Hòn Trống Mái
ịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung ở hai khu vực chính phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và phía tây nam (thuộc vịnh Hạ Long). Khu vực tập trung dày đặc các hòn đảo đá vốn nổi tiếng về cảnh đẹp hùng vĩ của những hang động tự nhiên và nhân tạo đã hình thành nên khu trung tâm vịnh Hạ Long, nơi hai lần được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là rồng bay xuống. Truyền thuyết kể lại rằng, ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết được điều này, Ngọc Hoàng đã sai rồng mẹ đem theo một đàn rồng con xuống hạ giới giúp dân đánh giặc. Khi thuyền giặc ồ ạt tiến vào cũng là lúc đàn rồng từ trời cao bay xuống, phun ra vô số châu ngọc và thoắt cái đã biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và vỡ tan tành. Sau khi dẹp xong giặc ngoại xâm, rồng mẹ và rồng con không trở về trời nữa vì quá say mê vẻ đẹp của trời nước mênh mông nơi hạ giới và quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà rồng mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà rồng con, cúi đầu bái biệt mẹ chính là Bái Tử Long. Nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh nhô lên thành đảo Bạch Long Vĩ,...



Hình 2.11. Lược đồ du lịch

Vịnh Hạ Long có rất nhiều đảo với độ cao khác nhau, sắp xếp theo hình díc dắc, giống như hình ảnh một con rồng quẫy đuôi trong nước. Đây là một vịnh kín có tổng diện tích 1.500km2 với hàng nghìn nhóm đảo hình thành tự nhiên (chủ yếu là đá vôi). Nhiều đảo được đặt tên theo hình dáng của chúng như đảo Cóc, đảo Voi, hòn Gà Chọi, đảo Rùa hay đảo Mái – điều này đã khơi gợi trí tưởng tượng phong phú của du khách. Trên những hòn đảo cũng có nhiều bãi biển đẹp. Vịnh Hạ Long còn là một khu vực đá vôi với rất nhiều hang động đẹp như: hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trống, hang Trinh Nữ, hang Sửng Sốt,... Mỗi hang động đều gắn liền với một truyền thuyết riêng hết sức thú vị của nó.

Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng, khoẻ khoắn với sự duyên dáng, thơ mộng. Giá trị thẩm mĩ có ý nghĩa toàn cầu của vịnh đã làm say đắm lòng du khách cả trong nước lẫn quốc tế. Đại thi hào Nguyễn Trãi đã ca ngợi "thiên khôi địa thiết phó kỳ quan" (kì quan đất dựng giữa trời cao), còn nhà thơ Nga Paven Antơcônxki sửng sốt trước vẻ đẹp của vịnh đã viết "Muốn có ý niệm về vẻ đẹp quyến rũ của vịnh Hạ Long, ta phải lấy bờ biển Cờrimê của chúng ta nhân với miền Nam Côcadơ, được bao nhiêu đem luỹ thừa ba tích số đó". Nhà thơ Trung Quốc Quách Mạt Nhược thì khẳng định "So với cảnh diệu kỳ (Hạ Long) thơ có cũng như không",…



Каталог: userfiles -> file
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
file -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
file -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
file -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương