BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu giáo dục về TÀi nguyên và MÔi trưỜng biểN, ĐẢo cho học sinh trung học phổ thôNG


Chủ đề 2 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN



tải về 0.93 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.93 Mb.
#30674
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Chủ đề 2

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

Ở VIỆT NAM

Hình 2.1: Lược đồ tiềm năng một số ngành kinh tế biển Việt Nam



1. Khai thác tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo

Hoạt động kinh tế biển, đảo rất đa dạng bao gồm đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và trong lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Môi trường biển là không chia cắt được. Bởi vậy, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.

Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. Chẳng hạn, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm suy giảm rõ rệt nguồn cung cấp nước ngọt, khiến đời sống nhân dân trên đảo gặp rất nhiều khó khăn



2. Khai thác và nuôi trồng hải sản

2.1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng hải sản

- Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.

+ Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế. Các loài có sản lượng cao nhất thuộc nhóm cá nổi là cá nục, cá trích, cá cơm, cá nhám, cá căng, cá hồng, cá hố, cá đỏ môi, cá ngừ, cá thu, cá chuồn, cá chim, cá liệt... Thuộc nhóm cá tầng đáy có cá lượng, cá mối, cá hồng, cá khế, cá trác, cá miễn sành, cá sạo, cá song, cá đối, cá phèn, cá đù, cá úc...

Trữ lượng cá nổi khoảng trên 1,7 triệu tấn và khả năng khai thác hàng năm đạt khoảng 700.000 tấn. Nơi khai thác nhiều nhất là vùng biển phía đông Nam Bộ chiếm 30,3%, sau đó đến miền Trung khoảng 28,9%, vịnh Bắc Bộ 22,5% và sau cùng là vùng biển phía Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan) 18,3%.

Trữ lượng cá tầng đáy khoảng hơn 1 triệu tấn với khả năng khai thác khoảng trên 400000 tấn/năm. Vùng biển phía đông Nam Bộ cũng là nơi nhiều cá tầng đáy nhất, chiếm tới 67,91% trữ lượng và khả năng khai thác, sau đến vịnh Thái Lan chiếm 18,5%, vịnh Bắc Bộ chiếm 7,6% và cuối cùng là miền Trung chiếm 6%.

Như vậy tổng trữ lượng cá biển trên biển Đông Việt Nam là khoảng hơn 2,7 triệu tấn, với khả năng khai thác khoảng 1,1 triệu tấn, trong đó cá nổi chiếm 62,8%, cá tầng đáy 37,2%. Nơi giàu nhất là khu vực đi từ Ninh Thuận đến Kiên Giang, sau đó đến vịnh Bắc Bộ, nghèo nhất từ Đà Nẵng đến Nha Trang.

+ Biển nước ta có khoảng 1647 loài giáp xác, trong đó tôm, cua là những loài có giá trị kinh tế cao.


  • Tôm có khoảng 100 loài, nhiều loài có giá trị kinh tế (khoảng 50%) đa số sống ở vùng biển nông tới độ sâu 50m, rất thuận lợi cho việc đánh bắt. Cũng có loài sống ở ngoài khơi, xa vùng cửa sông, nhưng ở các thời kì tôm con và lớn lên chúng vẫn thường cư trú ở các bãi triều cửa sông ven biển.

Tôm he tập trung nhiều nhất từ Vũng Tàu đến Phú Quốc, thứ hai là vùng ven biển Quảng Ninh đến Hà Tĩnh, thứ ba là ngoài khơi Ninh Thuận – Bình Thuận. Các loài tôm he có giá trị kinh tế cao là tôm he bạc, tôm rảo, tôm bộp, tôm sắt, tôm thẻ rằn, tôm sú, tôm vàng, tôm đuôi xanh. Tôm sú có kích thước lớn nhất, dài trung bình 20cm, năng 150g, tối đa có thể đạt đến 30cm, nặng 250g.

Tôm hùm và tôm rồng tập trung ở vùng duyên hải Trung Bộ từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. Các loài tôm hùm có giá trị kinh tế cao là tôm hùm sao (loài lớn nhất, tối đa dài đến 36cm, năng 3,4kg, còn trung bình dài khoảng 23cm, năng 2kg), tôm hùm ma, tôm hùm đỏ, tôm hùm sỏi, tôm hùm xanh, tôm hùm lông. Tôm hùm đỏ và tôm hùm sỏi chiếm khoảng 70% tổng sản lượng tôm hùm.

Tôm vỗ tập trung ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), ngoài khơi Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên, ngoài khơi Ninh Thuận – Bình Thuận và vùng Côn Đảo.

Khả năng khai thác tôm ở vùng biển nước ta khoảng 55 – 70 ngàn tấn/năm, trong đó (1) vùng ven bờ khoảng 20.000 - 24.000 tấn (Nam Bộ 16.500 - 19.000 tấn, Trung Bộ 2.000 - 3.000 tấn, Vịnh Bắc Bộ 1.500 - 2.000 tấn) và vùng xa bờ khoảng 35.000 - 46.000 tấn

Vùng biển nước ta có khoảng 800 loài cua trong tổng số 2500 loài cua của vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương – tây Thái Bình Dương. Có giá trị nhất là nhóm cua bể, ghẹ. Nhìn chung chúng có mặt ở hầu hết các vùng bờ biển, nhưng ít tập trung thành các bãi lớn. Vì vậy việc khai thác thường là thủ công, cho năng suất thấp. Theo những kết quả nghiên cứu, ở vịnh Bắc Bộ có khoảng 400 loài cua, phân bố tới độ sâu 40 – 50m. Ngoài ra, nhân dân vùng ven biển còn khai thác cáy rạn, cùm cụp, cáy xanh... làm thực phẩm

+ Vùng biển nước ta có rất nhiều loài nhuyễn thể, với hơn 2500 loài.



  • Mực có 37 loài thuộc 4 họ (mực nang, mực ống, mực xim, mực ommastrephidae). Trong số này mực nang và mực ống có số lượng lớn và phân bố rộng. Mực phân bố ở độ sâu khoảng 10 - 70m, có nồng độ muối khoảng 30‰ và nhiệt độ nước biển trên 200C.

Những nơi mực tập trung thành các ngư trường lớn phân bố ở vùng đảo Cái Chiêm – Vĩnh Thực, quần đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) Hòn Mê (Thanh Hóa), Hòn Mắt (Nghệ An), vùng biển Phan Thiết – Hàm Tân (Bình Thuận). Ngoài ra, mực còn có ở vùng biển Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Rang (Nình Thuận), Côn Đảo, Cà Mau nhưng số lượng không lớn.

Trữ lượng mực ở vùng biển nước ta khoảng gần 60 nghìn tấn, trong đó khả năng đánh bắt khoảng gần 24 ngàn tấn, chiếm 40% trữ lượng.



Bảng 2.1. Trữ lượng mực ở các vùng biển Việt Nam (đơn vị: tấn) (2)

Loại mực

Vịnh Bắc Bộ

Biển miền Trung

Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ

Mực ống

658,8

369,78

6284,76

953,4

Mực nang

706,0

1171,0

29329

19068

  • Ốc có mặt ở hầu hết các vùng ven biển nước nông. Ở vịnh Bắc Bộ, trong nhóm các loài ốc thì có giá trị kinh tế cao là bào ngư. Bào ngư phân bố ở nhiều quần đảo Cô Tô, Ba Mùn, Thượng Mai (Quảng Ninh) Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), ven biển Hà Tĩnh, Quảng Trị, quần đảo Côn Sơn... Ở ngoài khơi, trên các rạn san hô của Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển phía Nam có nhiều loài ốc kích thước lớn, vỏ có nhiều vân đẹp như: ốc đụn, ốc xà cừ, ốc gáo, ốc lam, vú nàng... không chỉ làm thực phẩm mà còn khai thác vỏ để làm hàng mĩ nghệ.

  • Trai ngọc: chủ yếu khai thác để lấy ngọc sản xuất các mặt hàng mĩ nghệ xuất khẩu. Chúng thường phân bố ở các rạn đá, rạn san hô của vùng đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nam Trung Bộ, Côn Đảo.

  • Sò huyết: là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Những vùng sò huyết có hàm lượng và chất lượng cao phân bố ở Quảng Ninh, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Ô Loan (Phú Yên), ven biển Đông Nam Bộ.

  • Hàu: thường phân bố trong vùng biển có rạn đá quanh các đảo, các vùng cửa sông. Tại những vùng nước lợ có mực triều cao, giàu thức ăn, hàu phát triển nhanh.

  • Ngoài ra còn các loài như vẹm xanh, trai tai tượng, hến biển chỉ thấy phân bố ở vùng biển Nam Trung Bộ, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa... Những loài có kích thước lớn, cho sản lượng thịt cao. Những giống loài khác như: tu hài, don, dắt, móng tay, quéo bùn... cũng được nhân dân ta khai thác làm thực phẩm.

+ Đã phát hiện được 653 loài rong biển trong vùng biển Đông Việt Nam. Trong các ngành rong, rong đỏ có 310 loài (chiếm 47,5%), rong lục 151 loài (21,1%), rong nâu 124 loài (19%), rong lam 68 loài (chiếm 12,4% còn lại. Số loài rong biển có giá trị kinh tế khoảng 90 loài, chiếm 13,7% trong tổng số 653 loài, trong đó rong mơ và rong câu là quan trọng nhất.

  • Rong mơ có trữ lượng khoảng 35.000 tấn, tập trung nhiều ở phía Nam (chiếm 61,42%), nhất là từ Phú Yên đến Bình Thuận, còn ở miền Bắc (chiếm 38,58%), tập trung hầu hết ở Quảng Ninh.

  • Rong câu có trữ lượng khoảng 9300 tấn, vịnh Bắc Bộ có khoảng 5500 tấn chiếm 59,1%, còn miền Nam có 3800 tấn, chiếm 48,9%. Các tỉnh có nhiều rong câu là Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên...

+ Vùng biển nước ta còn có nhiều loài chim biển (khoảng 200 loài chim với các nhóm: hải âu, bồ nông, rẽ, mòng biển, yến...) và nhiều loài bò sát quý hiếm, nằm trong Sách đỏ thế giới.

- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là : ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng -Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Đây là nơi có nhiều cá, tôm và các hải sản khác, thuận lợi cho việc khai thác, cho năng suất và sản lượng cao.

- Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều hải sản có giá trị kinh tế... Ven bờ có nhiều đảo và vũng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

- Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn do phát triển dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.

- Cùng với sự tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản tăng nhiều trong những năm gần đây. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì...

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thuỷ sản. Khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.

- Tuy nhiên, việc phát triển ngành hải sản ở nước ta gặp không ít khó khăn.

+ Hàng năm có tới 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.

+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.



2.2. Thực trạng khai thác và nuôi trồng hải sản

* Đánh bắt và khai thác hải sản

- Đánh bắt hải sản: cá, tôm, cua, mực...

Nhìn chung, sản lượng đánh bắt hải sản (chủ yếu là cá biển) trong những năm qua liên tục tăng.



Bảng 2.2. Sản lượng đánh bắt hải sản của nước ta (nghìn tấn)

Năm

Tổng số

Trong đó cá:

2005

1791,1

1367,5

2006

1823,7

1396,5

2007

1876,3

1433,0

2008

1946,7

1475,8

2009

2091,7

1574,1

2010

2226,6

1648,2

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010.

Trong cơ cấu sản lượng hải sản, cá biển chiếm ưu thế tuyệt đối, phần còn lại là tôm, mực và các hải sản khác.



Bảng 2.3. Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản (%)

Năm

Tổng số



Tôm, mực và các hải sản khác

2005

100,0

76,3

23,7

2006

100,0

76,6

23,4

2007

100,0

76,4

23,6

2008

100,0

75,8

24,2

2009

100,0

75,3

24,7

2010

100,0

74

24,0

Sản lượng đánh bắt cá biển nhiều nhất ở vùng biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm gần 42,3%), Duyên hải Nam Trung Bộ (chiếm hơn 29%) và Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 12%). Riêng ba vùng này chiếm tới 83,3% sản lượng cá biển được khai thác của cả nước. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.

Việc gia tăng sản lượng khai thác hải sản trong những năm gần đây là do số lượng tàu đánh bắt tăng và ngày càng hiện đại. Các tàu có thể đánh bắt xa bờ với thời gian dài, góp phần hạn chế suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ và bảo vệ chủ quyền đất nước.



Bảng 2.4. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta

Năm

Số tàu đánh bắt (chiếc)

Tổng công suất các tàu đánh bắt (nghìn CV)

2000

9766

1385,1

2005

20537

2801,1

2006

21232

3046,9

2007

21552

3051,7

2008

22729

3342,1

2009

24990

3721,7

2010

25346

4498,7

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010. Tổng cục Thống kê.

Tuy nhiên việc đánh bắt hải sản vẫn còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết:

+ Mặc dù phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại nhưng vẫn còn nhiều phương tiện đánh bắt lạc hậu, nên việc đánh bắt ven bờ vẫn diễn ra phổ biến làm cho nguồn lợi hải sản ven bờ bị suy giảm nhanh chóng.

+ Việc sử dụng ánh sáng quá mức, sử dụng chất độc hoặc nổ mìn không những tận diệt loại hải sản đang khai thác mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các loài sinh vật khác.



Hình 2.2: Đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ.

+ Việc sử dụng mắt lưới quá nhỏ khiến các loài bị khai thác triệt để, không còn con giống để phát triển cho mùa sau.

+ Còn đánh bắt vào mùa cá sinh sản. Việc đánh bắt vào mùa cá sinh sản sẽ làm thiệt hại đến cá mẹ, cá non, ấu trùng.

Đ

Hình 2.3: Con vích dài 1,8m, chiều ngang lưng 1m, nặng khoảng 200kg. Toàn bộ cơ thể vích chỉ một màu đen, đã được ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả về biển tháng 5 - 2011




ể khai thác nguồn lợi hải sản một cách bền vững, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền đất nước cần đầu tư nâng cấp phương tiện đánh bắt xa bờ; hoàn thiện và mở rộng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngư dân bám biển dài ngày, nhất là vùng biển quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; không sử dụng hình thức đánh bắt mang tính hủy diệt; quy định kích thước mắt lưới, thời gian và khu vực khai thác; cứu hộ và thả về biển những sinh vật quý hiếm...

- Khai thác rong biển

+ Rong biển có rất nhiều công dụng.

Nhóm dùng làm thực phẩm chiếm tới 33%, do rong biển giàu protein, chủ yếu gồm các loài như rong cải biển, rong mứt, rong đông, rong giấy, rong cạo, rong thun thút... dùng để làm nộm hoặc nấu thạch, chế biến nước giải khát, có thể phơi khô để dùng dần.

Nhóm dùng trong công nghiệp chiếm 27%, chủ yếu để chế biến agar, alginate. Agar được chế biến từ rong câu có trên 50 công dụng, như làm tăng độ trong của rượu, làm xốp bánh mì, lấy giấy bọc kẹo, vỏ bọc thuốc, hồ tơ lụa, làm thuốc đánh răng... Alginate chế biến từ rong mơ cũng được dùng để sản xuất cao su, xà phòng, keo dính, giấy không thấm nước, kem bôi da, thuốc nhuộm tóc, dầu bôi trơn...

Nhóm dùng trong y dược chiếm 20% để chế thuốc giun, thuốc điều tiết sinh sản, điều trị huyết áp, điều chế thuốc gây mê, chữa bệnh bướu cổ, làm chỉ khâu vết thương...

Ngoài ra, rong biển còn được khai thác làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón hữu cơ …

+ Về sản lượng khai thác: rong câu có sản lượng khai thác khoảng 7000 tấn, trong đó rong câu chỉ vàng chiếm tuyệt đại đa số (trên 90%). Sản lượng rong mơ khai thác chỉ được khoảng 2000 tấn.

+ Do rong biển có nhiều giá trị, cho nên trong những năm gần đây, người dân vùng ven biển đã ồ ạt khai thác cây rong biển, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái biển, tận diệt các loài thủy sản trú ngụ, sinh sản ở các vùng có cây rong biển sinh sống.









Hình 2.4 Rong được phơi dọc bờ biển Quảng Ngãi.

Hình 2.5. Phơi rong biển ở đảo Cô Tô, Quảng Ninh

Nhiều nơi rong biển khai thác lên được phơi trên cát hoặc chất thành từng đống. Trước kia, mỗi năm người ta chỉ vớt rong vào tháng 5 và 6, còn bây giờ, nhiều nơi rong được khai thác từ tháng 3 tháng 4; thay vì chỉ vớt ven bờ ở độ sâu khoảng 3 mét nước thì nhiều người khai thác lặn xuống lấy rong cả ở những nơi rất sâu, kể cả ở các rạn san hô quý hiếm. Cũng vì cho thu nhập cao mà rất ít ngư dân biết được rằng, việc khai thác rong một cách vô tội vạ như vậy sẽ khiến môi trường sinh thái biển bị tổn hại và chính họ sẽ là những người trước tiên bị tác động tiêu cực. Theo một số tài liệu khoa học, việc khai thác rong như vậy sẽ khiến các rạn san hô bị phá hủy và tôm, cá không còn nơi trú ngụ, sinh sản. Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm là thời gian sinh sản của các loài hải sản và sinh vật biển, do đó hệ sinh thái biển cần được duy trì và bảo vệ một cách tốt nhất, tạo điều kiện cho các loài hải sản và sinh vật biển phát triển.

+ Vẫn biết rong biển mang lại nhiều lợi ích cho con người, là loài có chu trình đời sống 1 năm, nếu không được khai thác thì chúng cũng bị tàn lụi, thối rữa. Tuy nhiên cần phải bảo vệ, có biện pháp khai thác hợp lí bằng cách:



  • Qui hoạch vùng khai thác, ấn định thời gian khai thác rong biển để tránh tác động xấu đến môi trường biển, làm giảm nguồn lợi thuỷ sản.

  • Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khai thác rong biển.

  • Khuyến cáo người dân tuân thủ những nguyên tắc chung khi tiến hành khai thác rong biển.

  • Tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư về nguồn lợi, giá trị của rong biển đối với môi trường, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển...

- Các loài khác: ráp xác (cua, ghẹ...) nhuyễn thể (ốc, sò, tu hài, vẹm...), chim biển (chim yến) cũng được khai thác ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của người dân, nhất là khách du lịch. Một số loài bò sát biển có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị săn bắt ráo riết để làm thực phẩm, làm đồ mỹ nghệ...

* Nuôi trồng hải sản

- Hiện nay, nhiều loại hải sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, trong đó cá, tôm được nuôi trồng phổ biến hơn cả.

Nuôi trồng hải sản liên quan chặt chẽ đến diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ. Nhìn chung, diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005 - 2010 không ổn định, từ 2005 đến 2007 tăng nhanh, nhưng năm 2008 giảm, năm 2009, 2010 đã tăng trở lại.

Về cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản biển, tôm chiếm ưu thế tuyệt đối. Tôm sú, tôm càng xanh, tôm hùm được nuôi nhiều.



Bảng 2.5. Diện tích nuôi trồng thủy sản biển ở nước ta (nghìn ha)

Năm

Tổng số



Tôm

Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác

2005

220,5

2,2

200,8

17,5

2007

339,9

3,4

309,5

27,0

2008

310,2

3,1

282,4

24,7

2009

328,5

3,1

300,5

24,9

2010

339,2

3,2

311,0

25,0

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010. Tổng cục Thống kê.

Mặc dù diện tích nuôi trồng không ổn định nhưng sản lượng luôn tăng.



Каталог: userfiles -> file
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
file -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
file -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
file -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương