BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học nông lâm tp. HỒ chí minh


Đặc điểm kinh tế - xã hội



tải về 0.5 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích0.5 Mb.
#31960
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.4.1. Dân số và lao động


Theo số liệu mới nhất đến năm 2005, dân số xã Vạn Hưng là 11.734 người thuộc 2.283 hộ, bình quân 5,14 người/hộ. Mật độ dân số là 242 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,8%, ở mức cao trung bình so với toàn huyện. Riêng thôn Xuân Tự có 1.145 hộ với 5.269 người, trong đó nam giới chiếm 2.592 người, chiếm 49,2% dân số.

Tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn xã chiếm khoảng 51,3% dân số, trong đó phần lớn là lao động nông nghiệp.


2.4.2. Cơ sở hạ tầng


Chạy qua địa bàn xã Vạn Hưng có đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam. Các tuyến đường liên xã và các đường trong thôn phần lớn là đường đất, chưa được rải nhựa hay bêtông hóa.

Toàn xã có 3 trường tiểu học, nhiều lớp mẫu giáo đặt tại các thôn thuận lợi cho việc đưa đón trẻ đến trường. Công tác phổ cập và xóa mù chữ vẫn được duy trì. Mặc dù công tác giáo dục trong những năm qua được nâng cao cả về chất lượng dạy và học, song do còn thiếu thốn các trang thiết bị cũng như cơ sở trường lớp chưa được xây dựng ổn định nên còn nhiều vấn đề khó khăn.

Tại thôn Xuân Tự có Phòng khám đa khoa khu vực Vạn Hưng, phối hợp với Trạm y tế xã làm tốt các chương trình y tế Quốc gia, khám chữa bệnh và phòng trừ dịch bệnh kịp thời trên địa bàn như dịch sốt rét, bệnh tiêu chảy, dịch tả và quản lý tốt các bệnh xã hội.

Nguồn nước sinh hoạt của xã chủ yếu là giếng đào. Các giếng này hầu hết bị nhiễm mặn và cũng không đảm bảo chất lượng nước sạch sinh hoạt nên nhiều gia đình có điều kiện thường mua các bình nước ngọt để sử dụng làm nước nấu ăn. Gần đây, nhà nước mới đầu tư 2,6 tỷ đồng cùng 100 triệu của nhân dân đóng góp để xây dựng hệ thống xử lý, cấp nước sạch tập trung. Hiện nay, nước máy đã về đến nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, do chặt phá rừng nhiều, đầu nguồn bị khô nên công trình đã hoàn thành nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu nước sạch của người sân. Thêm vào đó, việc quản lý hệ thống cấp nước chưa tốt để một số cá nhân thiếu ý thức đã phá hoại đường ống, lấy nước ngọt nuôi tôm.

Bên cạnh việc thiếu nguồn nước sinh hoạt, hệ thống thủy lợi cũng là vấn đề bức xúc trong nhiều năm nay. Hệ thống mương máng tưới tiêu không đáp ứng được cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, với việc mưa ít, nguồn nước khan hiếm càng gây khó khăn cho sản xuất, nhất là trồng lúa.

2.4.3. Kinh tế


Phát triển kinh tế ở thôn Xuận Tự nói riêng và xã Vạn Hưng nói chung tập trung chủ yếu vào các loại hình chính là nuôi trồng, khai thác thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó nuôi trồng và khai thác thủy sản đóng vai trò chính trong phát triển kinh tế với 70% số hộ tham gia.

Hiện trạng khai thác thủy sản: Hiện nay xã có 170 hộ làm nghề khai thác hải sản gần bở, chủ yếu là nghề lặn, lưới ghẹ, soi bộ, lưới bộ và nói chung còn nghèo. Phương tiện đánh bắt chỉ là thuyền, xuồng các loại, công suất máy nhỏ 6 – 12 CV (khoảng 200 thuyền) với các công cụ khai thác thủ công, thô sơ. Ước tính sản lượng đánh bắt hàng năm đạt 100 tấn. Nghề lặn bắt tôm hùm con ở các rạn san hô phục vụ nuôi tôm hùm lồng (có 45 hộ chuyên nghề) tuy thu nhập khá nhưng không ổn định, tùy thuộc theo mùa, theo năm và tương đối nguy hiểm cho ngư dân do thiếu các thiết bị lặn.

Tỷ lệ hộ nghèo trong xã chiếm 18%, phần lớn làm nghề đánh bắt hải sản, thuần nông.

Nuôi trồng thủy sản: Chủ yếu là nuôi tôm sú, tôm hùm lồng. Ngoài ra còn nuôi cá mú, ốc hương, vẹm xanh, hải sâm, … tuy nhiên các đối tượng này còn ít, mới chỉ mang tính thử nghiệm.

Nghề nuôi tôm sú, tôm hùm lồng phát triển đã cải thiện rất nhiều đời sống kinh tế của người dân 5 năm trở lại đây.

Hơn 600 hộ (khoảng 75%) trong thôn Xuân Tự đã có nhà ngói hoặc nhà mái bằng.




CHƯƠNG III

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



3.1. Tổng quan lý thuyết về vấn đề nghiên cứu

3.1.1 Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng


Cộng đồng ven biển là những người sống ở những dải đất chật hẹp hay trên mặt nước dọc theo một đường biến động nơi biển gặp đất liền (còn gọi là vùng đới lên bờ). (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường)

Tài nguyên ven biển là tất cả những vật sống và không sống được tìm thấy dưới bề mặt biển ven bờ cũng như những tài nguyên đất liền gần biển mà sinh kế của những cộng đồng ven biển phụ thuộc vào để có lương thực hay thu nhập. (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường)

Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý tài nguyên mà trong đó những người sử dụng tài nguyên tham gia quản lý và phạm vi trách nhiệm trở thành địa phương. (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường)

Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, hệ thống quản lý tập trung hóa tỏ ra kém hiệu quả trong việc quản lý nguồn tài nguyên biển theo cách bền vững. Rất nhiều cộng đồng ven biển đã đánh mất ý thức làm chủ và trách nhiệm đối với những vùng ven biển của họ. Thông qua tiến trình đa dạng của mình bao gồm: tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên, xây dựng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và phát triển sinh kế một cách bền vững; việc quản lý dựa vào cộng đồng sẽ khôi phục lái ý thức “làm chủ” và trách nhiệm này.

Thực vậy, sử dụng phương pháp tham gia sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích có ý nghĩa đối với bảo tồn và phát triển: nâng cao ý thức về quyền sở hữu của người dân; nâng cao hiệu suất quản lý tài nguyên trên một đơn vị hỗ trợ từ bên ngoài; tăng cường khả năng của cộng đồng trong việc duy trì, bảo dưỡng sau khi dự án hỗ trợ chính thức kết thúc; nhận được sự chia sẻ, đóng góp trực tiếp những sáng kiến về bảo tồn và phát triển nguồn lợi từ phía người dân để đạt tính công bằng hơn, phù hợp hơn đối với cộng đồng; tạo được mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền địa phương và người dân.

Tuy nhiên, sự tham gia bản thân nó cũng có những yếu điểm riêng như làm nảy sinh sự trông đợi từ phía cộng đồng; khó tạo sự tin tưởng của các cơ quan trung ương hay các nhà chức trách địa phương; mất thời gian để những nhóm người quan trọng có liên quan đến dự án được tham gia và để xây dựng năng lực tham gia của họ; tăng thêm chi phí trong lập kế hoạch, điều phối thời gian của cán bộ và thực hiện việc can thiệp.



Nguyên tắc quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng

Tăng quyền lực: tăng quyền lực về chính trị và kinh tế cho cộng đồng ven biển để họ có thể kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp, hiệu quả nguồn tài nguyên ven biển của họ một cách bền vững. (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường)

Sự công bằng: đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa mọi người, mọi tầng lớp trong cộng đồng cũng như giữa các thế hệ với những cơ hội tồn tại, tiếp cận, phát triển, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên ven biển. (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường)

Tinh hợp lý giữa bảo tồn và phát triển bền vững: quan tâm đến lợi ích của thế hệ tương lai song cũng không nên khuyến khích việc bảo tồn một cách tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cộng đồng. (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường)

Tôn trọng những tri thức bản địa: thừa nhận giá trị, khuyến khích việc sử dụng những tri thức hiểu biết truyển thống/bản địa trong các hoạt động. (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường)

Sự bình đẳng giới: thừa nhận vai trò của giới, thúc đẩy cơ hội bình đẳng của cả hai giới trong sự tham gia vào việc quản lý tài nguyên ven bờ. (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường)

Sự suy giảm nguồn lợi ngày nay là hậu quả của một quá trình lâu dài với thói quen và cách nghĩ “Ngư công, điền riêng”. Tài nguyên khi không được quản lý tốt và người bị tác động đầu tiên chính là cộng đồng và ngược lại, khi nguồn lợi được bảo tồn, người hưởng lợi đầu tiên cũng chính là họ. Nhận thức được điều này và thừa nhận sự phục hồi của nguồn lợi khi tham gia bảo vệ, người dân thấy được vai trò của chính mình trong việc tham gia quản lý. Kiểm soát tài nguyên thiên nhiên ở cấp địa phương hiện nay đã đang trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều quốc gia bởi vì những người phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên thường là những người tận tâm, có ý thức và là người bảo vệ có khả năng và đáng tin cậy nhất. Song các dự án quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng muốn thành công, ngoài sự ủng hộ tham gia từ phía cộng đồng, chính quyền, các đoàn thể, còn cần phải được sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách, được sự cộng tác của cộng đồng khoa học, các tổ chức trong nước và quốc tế, các nhà quản lý các cấp trong việc duy trì hoạt động và xử lý các vần đề nảy sinh.


3.1.2. Khái niệm về rạn san hô


Theo Viện hải dương học Nha Trang, các rạn san hô được ví như là những khu rừng nhiệt đới dưới biển, là một trong những hệ sinh thái đa dạng, giàu có và rực rỡ nhất trên trái đất. Chúng chỉ chiếm 0,25% diện tích nhưng lại là nơi sinh sống của 25% tổng số các loài cá trên toàn thế giới.

Tập đoàn san hô được hình thành từ hàng tỷ các cá thể nhỏ xíu gọi là các polyps. Chúng như cái ống ngắn, rỗng, có đáy nằm trong khung xương đá vôi và trên cùng là miệng gồm nhiều xúc tu. Thức ăn của san hô là các sinh vật phù du và thức ăn do tảo Zooxanthelae sống cộng sinh trong các mô của san hô quang hợp tạo nên. Khi một polyps san hô chết đi, bộ khung xương đá vôi của chúng vẫn tồn tại và lại làm giá thể cho cho các polyps khác sống. Lớp này đến lớp khác, qua sự phát triển nhiều thế hệ của các loài san hô cứng tạo thành các rạn san hô.

San hô mềm có hình dạng của hoa và nấm dại với nhiều màu sắc phong phú, sặc sỡ. Chúng không xây dựng nên một bộ xương đá vôi hoàn chỉnh mà thay vào đó là cơ thể chúng được đỡ bằng bộ xương trong, tạo cho chúng một kết cấu bề mặt mềm mại.

San hô có thể sinh sản theo nhiều hình thức: vô tính, đơn tính và hữu tính. Tốc độ phát triển của san hô tùy thuộc vào từng loài, hình dạng, tuổi và đồng thời cũng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và chất lượng thức ăn. San hô cành phát triển nhanh hơn san hô khối. San hô cành có thể phát triển tối đa khoảng 15cm trong một năm còn san hô khối thì phát triển rất chậm, có khi chỉ được vài mm đường kính một năm.

Điều kiện lý tưởng cho các rạn san hô phát triển là: nước biển ấm (khoảng 22 – 29oC), trong (vật lơ lửng cản trở quá trình quang hợp của tảo cộng sinh và đọng lên polyps làm san hô nghẹt thở), dinh dưỡng thấp (phú dưỡng làm rong tảo biển phát triển quá mức ảnh hưởng đến lượng ánh sáng mặt trời và có thể bao phủ lên san hô), độ mặn ổn định (khoảng 32 – 35%o) và cấu tạo đáy vững chắc (để ấu trùng san hô có thể phát triển sau khi lắng xuống).

Ở Việt Nam các rạn san hô phân bố trên toàn vùng biển ven bờ, trừ vùng cửa sông Hồng và sông Cửu Long, chúng đặc biệt phát triển tốt ở các quẩn đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. So với các vùng biển giàu san hô trên thế giới như Phillipine, Indonesia, Austraylia, san hô Việt Nam hơi kém phong phú hơn do tính chất trẻ của đường bờ biển. Tính đa dạng các rạn san hô Việt Nam tăng lên từ Bắc vào Nam và ở các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nam và ngoài khơi, các rạn san hô có thành phần loài khá phong phú, tương đương với các trung tâm phát sinh san hô Ấn Độ – Thái Bình Dương. Theo những nghiên cứu ban đầu, chỉ tính riêng ở vịnh Bắc Bộ đã có 166 loài thuộc 50 giống, 12 họ san hô. Vùng ven bờ biển miền Trung phát hiện được 325 loài thuộc 72 giống, trong đó có 66 giống thuộc nhóm san hô tạo rạn. Ngoài khơi Nha Trang còn có loại san hô đỏ cực kỳ quý hiếm. Ngành hải dương học ghi nhận có 398 loài cá , 155 loài động vật thân mềm, 94 loài giáp xác, 37 loài da gai và 174 loài rong biển chuyên sống trong hệ san hô. Ở những khu vực này, có tới hàng trăm loài cá được dùng làm cá cảnh có giá trị cao. Hàng năm, từ các rạn san hô vùng biển phía Nam, Việt Nam khai thác được 2.000 – 3.000 tấn cá có giá trị xuất khẩu. Đặc biệt rạn san hô ở Côn Đảo là nơi trú ẩn còn lại duy nhất của Dugong, một loài được xếp vào mức độ đe dọa tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam. Một rạn san hô phát triển tốt có thể cản được 70 – 90% lực của sóng, là môi trường thuận lợi cho sự sinh sản, ương giống, nuôi dưỡng cá con, cung cấp thức ăn cho sinh vật ở vùng xung quanh và là tài nguyên vô tận cho du lịch nếu biết khai thác hợp lý.

Sự phong phú của rạn san hô có thể bị suy giảm do thiên tai và con người: bão, sự tăng cao của nhiệt độ nước biển (gây hiện tượng tẩy trắng san hô), khai thác quá mức, khai thác hủy diệt (thuốc nổ, chất độc, giã cào), lắng đọng trầm tích, ô nhiễm biển, xây dựng quá mức hệ thống cơ sở hạ tầng, thả neo đậu thuyền, tràn dầu, các hoạt động du lịch đang đe dọa sự tồn tại của các rạn san hô và nhiều loại sinh vật rạn.

Theo tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, viện trưởng Viện hải dương học, thì chưa bao giờ nguồn lợi san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay: 80% rạn san hô đang bị con người tấn công. Hiện chúng ta có khoảng 1100km2 rạn san hô nhưng chỉ có 1% rạn được xếp vào loại tốt, 8% rạn ở các khu bảo tồn. Mỗi năm hơn 50 tấn san hô bị khai thác, chưa kể lượng san hô đen bị khai thác ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng và nếu không có biện pháp hữu hiệu thì 20 năm nữa san hô sẽ không còn nữa ở vùng biển Việt Nam.

Có thể nói, chính vì tầm quan trọng, tính đa dạng nhưng cũng rất mỏng manh, nhạy cảm của hệ sinh thái san hô mà việc bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái khác ngày càng trở nên cấp thiết và cần được mọi người quan tâm.

3.1.3. Tổng quan về Khu bảo tồn biển


Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN – 1994): ”Khu bảo tồn biển (KBTB) là vùng biển được dành riêng cho việc bảo vệ và giữ gìn tính đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa đi kèm, được quản lý bằng các biện pháp pháp lý hay các biện pháp hiệu quả khác”.

Trước thực trạng suy thoái môi trường biển và nguồn lợi thủy sản như hiện nay, các KBTB được thừa nhận là một phương thức hữu hiệu và ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thủy sản, đáp ứng những mục tiêu bảo tồn khác cũng như nhu cầu sinh kế của con người. Bởi vì, lợi ích của một KBTB đem lại là: nâng cao sản lượng cá, thực phẩm và thu nhập; bảo vệ đa dạng sinh học; tái tạo tài nguyên; phục hồi sinh cảnh, nơi cư trú tự nhiên của nhiều loài sinh vật; gây hiệu ứng tràn: phát tán giống ra vùng biển bên ngoài; bảo vệ giá trị lịch sử, văn hóa và góp phần tăng hiểu biết về khoa học biển thông qua những hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

Có thể nói, việc thiết lập các KBTB là một chiến lược quản lý tài nguyên ven biển đúng đắn và được chú ý tiến hành ở hầu hết các nước. Theo thống kê đến năm 2002, trong vùng biển Đông Nam Á có 310 KBTB. Mặc dù số lượng các KBTB tương đối nhiều nhưng vấn đề quản lý và duy trì hoạt động của chúng còn nhiều vấn đề phải thảo luận. Khoảng 46% KBTB đã được thiết lập nhưng không được quản lý hay được quản lý lỏng lẽo, 28% được quản lý trung bình và số lượng KBTB được quản lý tốt là không nhiều. Trong đó, một trong những bài học về giải pháp để phát triển bền vững KBTB là khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý và thực hành quản lý nguồn lợi trong và lân cận KBTB bên cạnh việc chú trọng cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn biển.

Mô hình quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào dân đã được nhiều nước trong khu vực áp dụng như Phillipine, Indonesia, Thailand. Riêng Phillipine có khoảng hơn 400 KBTB quy mô nhỏ do địa phương quản lý đã được thành lập. Hiện nay, Việt Nam đã nghiên cứu và thành lập rất nhiều KBTB chẳng hạn như KBTB Hòn Mun nằm trong vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.



Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương