PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY



tải về 1.43 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.43 Mb.
#19719
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Đồ án tốt nghiệp: Nhà máy sản xuất giấy bao gói có độ kỵ nước cao

PHẦN I

MỞ ĐẦU

  1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA GIẤY

Có thể nói giâý và các sản phẩm từ giấy đóng vai trò hết sức quan trọng mọi lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt trong xã hội văn minh giấy không thể thiếu được, nó là một trong những vận dụng gần gũi nhất với con người. Giấy ngoài việc sử dụng cung cấp phương tiện ghi chép, lưu trữ và phổ biến thông tin, nó còn ding rộng rãi để bao gói, làm vật liệu xây dung vật liệu cách điện. Ngoài những ứng dụng cần thiết đó việc sử dụng và ứng dụng giấy và các sản phẩm từ giấy hầu nh­ không có giới hạn, một số sản phẩm mới đang và sẽ tiếp tục bị khám phá, phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực điện, điện tử.

Bên cạnh những công dụng quan trọng của giấy còn tạo ra nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và tăng thu nhập cho mỗi quốc gia. Có thể nói sự tiến bộ của mỗi quốc gia, sự văn minh của loài người luôn gắn chặt với sự phát triển của ngành giấy, tức là không thể tách dời một nền văn minh đa dụng về chủng loại các sản phẩm giấy chất lượng cao cũng như những ứng dụng không giới hạn của giấy.

Hơn thế nữa, hoàn toàn có thể dùng năng suất giấy khối lượng giấy tiêu thụ tính theo đầu người, để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia hay của toàn xã hội. Với tầm quan trọng nh­ vậy nó được ra đời từ rất sớm, ngay từ rất xa xưa, người Ai cập cổ đại đã biết làm những tờ giấy viết đầu tiên từ việc đan các lớp mỏng của các thân cây lại với nhau. Nhưng sự làm giấy đầu tiên thực sự xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng 100 năm trước công nguyên. Thời kỳ đó người ta đã biết sử dụng huyền phù của xơ sợi tre nứa hoặc cây dâu tằm cho nên các tấm phên bằng tre nứa để thoát nước và hình thành tờ giấy ướt, sau đó được phơi nắng để có tờ giấy hoàn thiện. Sau vài thế kỷ, sự làm giấy đã được phát triển ra các khu vực khác và dần dần lan ra toàn thế giới.( đầu thế kỷ I đã có một số nhà máy sản xuất giấy tồn tại ở Tâybannha, Đức, Pháp). Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay ngành sản xuất giấy là một trong ngành kỹ thuật cao, sản xuất liên tục, tự động hoá và cơ khí hoá hầu nh­ hoàn toàn, tốc độ máy xeo đã đạt tới 1000 – 2000 m / phót.

Bên cạnh đó, ở một số Quốc gia và một số vùng vẫn còn sản xuất giấy thủ công do chưa có điều kiện để phát triển hoặc duy trì nghề truyền thống dân tộc hay sản xuất một số mặt hàng đặc biệt.



  1. NGÀNH CÔNG NGHỊÊP GIẤY THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG Á.

Hiện nay dân số thế giời khoảng 6 tỷ người; mức tiêu thụ giấy bình quân là 44,6 kg/ người, đứng đầu là Phần lan : 317,5 kg/người; Hoa Kỳ: 303l,9 kg/người; Hà Lan: 302,5 kg/người; Thuỵ Điển: 239,1 kg/ người; Nhật : 227 kg/ người. Nước tiêu thụ Ýt nhất là Tago và Mali 0,1 kg/ người ( theo số liệu năm 1992 ).

Sản lượng giấy carton: 233,2 tr tấn/ năm.



Trong đó : giấy in báo là 32 tr tấn. Giấy in viết là 63 tr tấn caston là 57,6 tr tấn.

Quốc gia sản xuất giấy nhiều nhất là 69,5 tr tấn/ năm; Nhật là 26,8 tr tấn/ năm; Canada 16,6 tr tấn/ năm; Trung Quốc 13,3 tr tấn/ năm.

Trong những năm trở lại đây, mức tăng trưởng trung bình của toàn ngành đạt 3%/ năm( riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt 6%/ năm). theo dự toán của các nhà nghiên cứu từ nay đến năm 2005, mức tăng trưởng của thế giới sẽ đạt 2,7 %/ năm về mức tiêu thụ và mức tiêu thụ trung bình sẽ đạt 45 kg/ người/ năm với sự phân bố:


  • Bắc Mỹ: 294 kg/người / năm

  • Tây Âu : 166 kg / người / năm

  • Nhật : 233 kg / người / năm

  • Các loại còn lại : 13 kg / người / năm

Bên cạnh sự cải tiến về công nghệ, máy móc thiết bị cũng không ngừng được hiện đại hoá về mọi mặt. Ngày nay đã có những máy xeo giấy báo có khổ rộng 9,15m, tốc độ có thể đạt 170 cm/phút, công suất 150 ngàn tấn/năm. đến năm 2001 tốc độ máy xeo có thể đạt 2000m/phút, toàn bộ kích thước của một máy xeo hoạt động hiện đại như vậy có thể dài tới 300m, rộng 50m.

Nằm trong sự vận động, chuyển mình mạnh mẽ của công nghiệp giấy trên thế giới. Khu vực Châu Á và các nước vùng Đông Á với dân số 3,5 tỷ người chiếm 53,8 % dân số Thế giới đã và đang có những chuyển biến: tăng về số lượng sản phẩm( hiện tại sản xuất được 53,6 tr tấn/năm, tiêu thụ 58,6 tr tấn/năm và các nước tiêu thụ bình quân tính theo đầu người là 19,2 kg/người/năm).

Các nước Đông Á gồm Philipin, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện, Malayxia, Indonexia,Trung Quốc, Bắc Triều Tiên. Dân số khoảng 2 tỷ người, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người năm 1992 :


  • Nhật Bản 233 kg

  • Đài Loan 158,7 kg

  • Hàn Quốc 91,2 kg

  • Thái Lan 18,3 kg

  • Việt Nam 3,4 kg

  • Trung Quốc 155,6 kg

  • Indonexia 322,5 kg

Năng lực sản xuất của các nước không ngừng tăng: trong vòng 10 năm trở lại đây. Thái Lan đã đầu tư phát triển 6 lần về bột và giấy (1995). Trung Quốc đã vượt lên và là nước đứng thứ tư trên thế giới về sản lượng giấy ( 13,3 triệu tấn) sau Nhật ( 26,8 triệu tấn) và Canada ( 16,6 triệu tấn) Mỹ ( 69,5 triệu tấn). Trừ một số nước nh­ Nhật, Trung Quốc còn lại hầu nh­ các nước Đông á đều phải nhập thêm một lượng lớn giấy, carton và bột giấy để sản xuất.

Ngành giấy Việt Nam hiện có 10 đơn vị do trung ương quản lý và 90 xí nghiệp địa phương được bố trí ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Công suất thiết kế của toàn ngành là khoảng 200 ngàn tấn/năm. Trong đó công nghiệp giấy trung ương chiếm khoảng 81% khoảng 150 ngàn tấn. Mức tăng sản lượng tính theo đầu người chỉ khoảng 2 kg/năm đứng vào loại thấp nhất thế giới. Mặt hàng chủ yếu là giấy viết, giấy in thông thường, giấy in báo và giấy bao gói, với mức độ tiêu dùng hiện nay, các mặt hàng giấy trên thoả mãn được phần lớn nhu cầu trong nước, nhất là giấy học sinh và giấy in báo. nhưng các loại giấy đặc biệt như: giấy in cao cấp, giấy cuốn thuốc lá, bao xi măng và các loại giấy kỹ thuật khác thì hầu hết phải nhập khẩu, tiêu tốn một lượng ngoại tệ khá lớn, trong khi việc suất khẩu giấy ở nước ta là không đáng kể. So với các ngành công nghiệp khác, ngành giấy nước ta chỉ đóng góp một phần nhỏ vào giá trị tổng sản phẩm quốc dân.


PHẦN II

LẬP LUẬN KINH TẾ

  1. LẬP LUẬN KINH TẾ

Giấy và sản phẩm của ngành giấy đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. giấy không chỉ phục vụ cho học tập, KHKT mà nó còn là một mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận khá cao.

Đặc điểm của ngành công nghiệp giấy là vốn đầu tư xây dung nhà máy nhỏ, thu nhập lớn, thời gian hồi vốn đầu tư nhanh. Vì vậy đây là một trong những ngành có khả năng mang lại lợi nhuận cơ bản cho đất nước, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy trên Thế giới đã có những bước nhảy vọt ( tăng 3% trên năm), có những nơi đạt tới 6%/năm( khu vực Châu Á Thái Bình Dương). Mức tiêu thụ giấy trung bình trên người ngày càng tăng( 45 kg / người / năm). Nguyên nhân của sự tăng này có thể giải thích:


  • Nền kinh tế trên toàn thế giới có xu hướng tăng

  • Sự bùng nổ thông tin quảng cáo, in Ên, sao chép và lưu giữ ngày càng tăng.

  • Hoạt động văn hoá giáo giục ngày càng tăng

  • Sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ, thương mại và nhu cầu bao gãi cho các sản phẩm công nghiệp ngày càng nhiều về số lượng, chất lượng cũng nh­ chủng loại. cùng với sự phát triển chung của ngành giấy Thế giới, ngành công nghiệp Việt Nam cũng có nhiều biến đổi. Trong vòng 3 năm trở lại đây đã nâng mức tiêu thụ trên 1 đầu người/ năm từ 3 kg lên 5 kg. Mục tiêu cuả toàn ngành tới năm 2010 là đạt mức tiêu thụ 13 kg – 20 kg / người / năm, sản xuất trong nước đáp ứng 85 – 90% nhu cầu trong nứơc:

* Tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2010 là 1.050.000 tấn / năm

    • Giấy văn hoá : là 370.000 tấn chiếm 35 %

    • Giấy bao gói : là 630.000 tấn chiếm 60 %

    • Các loại giấy khác : 50.000 tấn chiếm 5 %

* Tổng lượng giấy các loại cần nhập năm 2010 là 150.000 tấn / năm

  • Giấy văn hoá : 35.000 tấn chiếm 23%

  • Giấy bao gãi : 90.000 tấn chiếm 60%

  • Giấy các loại : 25.000 tấn chiếm 17%

Ta thấy trong các sản phẩm của giấy thì nhu cầu về giấy bao gói ngày càng tăng. theo số liệu của các nhà nghiên cứu thì nhu cầu về giấy bao gói sẽ tăng như sau:

  • Năm 2000 : chiếm 49% tổng sản lượng giấy sản xuất trong năm

  • Năm 2005 : chiếm 56% tổng sản lượng giấy sản xuất trong năm.

  • Năm 2010 : chiếm 60% tổng sản lượng giấy sản xuất trong năm.

Với nhu cầu trên thì các nhà máy, xí nghiệp trong nước phải chạy hết công suất mới hy vọng hoàn thành chỉ tiêu xong trong nước chỉ có một số nhà máy sản xuất giấy bao gói( nhà máy giấy Vạn Điểm, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ) những sản lượng và chất lượng còn thấp, trong nước chưa có một nhà máy sản xuất giấy bao gói có độ kỵ nước cao. Đây là một trong những khó khăn, đặc biệt khi nước ta tham gia khối thị trường AFTA vào năm 2003. Ngành công nghiệp giấy trong nước muốn đứng vững, sản phẩm của ta có thể cạnh tranh được với các nước khác, thì không còn con đường nào khác là ngay lập tức phải cải tiến từng bước công nghệ cũng như thiết bị xây dựng một số nhà máy mới, sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao mà trong nước chưa có, góp phần xuất khẩu.

Đứng trước tình hình đó tổng công ty đã có chiến lược phát triển tới 2010. tổng công ty đã ưu tiên cho sự mở rộng một số nhà máy lớn như Bãi Bằng, Đồng Nai, Tân Mai, xây dựng một số nhà máy mới:



  • Thanh Hóa : Giai đoạn I : 60.000 tấn / năm ( Giấy bao gãi )

  • KomTum : 50.000 tấn / năm ( giấy bao gói, bìa)

  • Cần Thơ : giai đoạn I : 50.000 tấn / năm ( giấy bao gãi )

  • Long Thành : giai đoạn I : 150.000 tấn / năm ( giấy viết, giấy hộp)

  • Lâm Đồng : giai đoạn I : 150.000 tấn / năm ( giấy viết, bao gãi)

Vì vậy với nhiệm vụ thiết kế được giao: Thiết kế nhà máy sản xuất giấy bao gãi máng có độ kỵ nước cao, năng suất là 60.000 tấn/ năm. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh trong nước và chiến lược phát triển toàn ngành.

    1. LẬP LUẬN CHỌN DÂY CHUYỀN SẢN SUẤT.

Dây chuyền sản xuất được lựa chọn trên cơ sở mặt hàng sản xuất nguyên liệu và năng suất của nhà máy.

Theo nhiệm vụ : thiết kế nhà máy giấy bao gãi máng có độ kỵ nước cao năng suất 60.000 tấn/ năm. với nhiệm vụ này tôi chọn tiêu chuẩn chất lượng giấy bao gãi theo tiêu chuẩn ngành số 24 TCN 78-99 ( ban hành theo quyết định số 64/ 1999 / QĐ-BCN ngày 29-9-1999).



  1. Mức chất lượng cầp giấy bao gói có độ kỵ nước cao( cấp A)

    • Định lượng 40 g / m2

    • Dung sai định lượng : ± 4%

    • Độ chịu kéo KN/m ( kg /mm) không nhỏ hơn

      • Chiều dọc ( MĐ) 3,0 ( 4,5) KN/m . chọn 4 KN/m

      • Chiều ngang ( CĐ) 1,8 ( 2,7) KN/m . chọn 2 KN/m

    • Độ chịu xé mN không nhỏ hơn.

      • Chiều dọc (MĐ) 441 ( 450) mN . chọn 450 mN

      • Chiều ngang ( CĐ) 552 ( 560) mN . chọn 560 mN

    • Độ chịu bôc ( Kpa). 220

    • Độ hút nước /cob 60 g/ m2 không lớn hơn 30

    • Độ Èm %: 7 ± 2

* Yêu cầu kỹ thuật:

  • Sản xuất ở dạng cuộn: Chiều rộng, sai số cuộn giấy theo thoả thuận giữa nhà máy và khách hàng. đường kính cuộn từ 0,9 - 1m.

  • Chỉ tiêu ngoại quan:

    • Giấy phải đồng đều về độ dầy , không bị nhăn, gấp thủng, rách.

    • Giấy phải có màu sắc đồng đều trong cùng một lô hàng

    • Giấy có màu sắc hoặc các hình in theo yêu cầu của khách hàng

    • Số mối nối trong mỗi cuộn không lớn hơn 2. Chỗ mối nối phải được đánh dấu rõ và được nối chắc bằng keo dán theo suốt chiều rộng cuộn.

    • Lõi cuộn giấy phải cứng không được móp méo, lồi ra hoăch hụt so với mặt cắt cuộn giấy, hai đầu có nút côn gỗ. Đường kính lõi là 76mm

    • Các nét giấy và hai mặt cắt bên phải thẳng, phẳng, không bị xơ xước.

  1. Nguyên liệu.

Để phục vụ cho yêu cầu trên tôi chọn nguyên liệu là 40% sợi dài (tre, nứa) 60% sợi ngắn (gỗ lá rộng) bột không tẩy, với tiêu chuẩn chất lượng trên, độ bền cơ lý của giấy chủ yếu là do độ bền nguyên thuỷ của xơ sợi đan dệt. Để đảm bảo tiêu chuẩn này ta chọn phương pháp nghiền bột rời thớ dài. Đảm bảo độ bền cho giấy và không cần độ trắng nên không dùng chất độn. ĐÓ tăng tính kỵ nước cho giấy ta sử dụng keo nhựa thông để gia keo nội bộ cho giấy. Một loại keo rẻ, dễ kiếm, chọn loại thù đơn để kết tủa đồng đều keo lên xơ sợi. Để đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường tôi chọn dây chuyền sản xuất liên tục và khép kín.

* Dây chuyền sản xuất:

Hoạt động của dây chuyền:

Bột tấm được băng tải nạp vào máy nghiền thuỷ lực ( số 19,22 ) bột từ đây đưa vào bể bột thô ( số 18,21 ),sau đó bột được đưa vào hệ thống nghiền đĩa( nghiền chính ) ( số 17,20 ) sau hệ thống nghiền bột được đưa vào bể hỗn hợp cùng với giấy của nghiền thuỷ lực số II và bể parabol và keo và phèn, bột thải từ sàng áp lực sang. Tại bể này bột đựơc khuấy trộn đều cùng với các phụ gia và được bơm vào hệ thống nghiền tinh được chứa vào bể bột sau nghiền ( số 14 ) sau đó được bơm vào hòm điều tiết và được pha loãng nước dùng để pha loãng lấy từ bể nước trắng ở phần suốt đờ lưới. Bột sau khi được pha loãng được đưa sang lọc cát rồi cho vào hòm khử bọt, ở hòm khử bọt không khí thoát ra hết, còn bọt được đưa sang sàng chính cho xuống lưới xeo qua môi phun. Tiếp đó bột cùng lưới lần lượt qua tấm hình thành, bộ phận súât đỡ lưới, bộ phận hòm hút chân không, trục bụng chân không, lúc đó tờ giấy được hình thành và có độ khô 18 – 20%. Tiếp đó giấy được chăn len đưa qua hệ thống Ðp và sấy. Cuối giai đoạn sấy giấy có độ khô 93% và được đưa qua bộ phận Ðp quang ( sè 3 ) trước khi vào cuộn và cắt cuộn lại.

Giấy thành phẩm trước khi suất xưởng phải đựoc thoát ra được chứa ở bể nước trắng, một phần lượng nước này dùng cho pha loãng ( nước dưới lưới ). Phần còn lại cho qua hệ thống thu hồi bột nước, lượng nước thu hồi cho đi sử dụng giấy cấp thấp ( cấp B ) còn tổn thất như giấy cắt biên, đứt ở trục bụng chân không sang Ðp được cho xuống bể parabol đánh tơi trước khi cho qua bể hỗn hợp.

Còn giấy đứt ở sấy, Ðp quang, cuộn, cắt cuộn lại được cho vào máy nghiền thuỷ lực số III trước khi cho vào bể bột hỗn hợp.

Keo nhựa thông được nấu và chứa ở bể sữa hoá bơm sang thùng lường trước khi cho vào bể hỗn hợp. Phèn đựơc pha loãng bằng nước nóng ( lấy từ nước ngưng tụ khi sấy ), rồi tiếp tục pha loãng bằng nước lạnh xuống nồng độ 10%, rồi được bơm vào thùng lường trước khi vào bể hỗn hợp.

Lượng nước thải ( nước thu hồi dư + nước ở bộ phận Ðp ướt) được cho vào bể sử lý nước thải. ở đây trước khi vào bể lắng cho phèn và kiềm hoặc axit để ổn định pH trung tính.



PHẦN III

PHẦN LÝ THUYẾT CƠ BẢN

  1. NGUYÊN LIỆU LÀM GIẤY:

Để nguyên liệu thích hợp cho việc làm giấy thì bản thân nó phải có khả năng đánh tua ra thành xơ mềm mại, sau đó có thể trải đều, đan xen với nhau và Ðp lại thành tơ. tại các điểm liên kÕt giữa xơ này với xơ kia phải hình thành được sự liên kết.

Xơ sợi chủ yÕu lấy từ các thân cây với tế bào có vách: gỗ, tre, nứa, lau, sậy…Để tạo ra được tờ giấy có độ kỵ nước cao xơ sợi dài và ngắn phải mềm. Xơ càng dài và mảnh, ngắn và mảnh.

Thành phần chính đÓ sản xuất giấy là Xenlulo, nhưng trong thân các loại cây đi kèm với Xenlulo còn bao gồm hemixenlulo, ligin, nhựa, sáp…

Xenlulo là một polysaccarit, công thức hoá học tổng quát là (C6H10O5)n. với n là độ trùng hợp, trị số n thay đổi tuỳ theo nguồn gốc của Xenlulo và cách sử lý xơ sợi khi chế biến thành bột giấy đại bộ phận dùng cho sản xuất giấy có trị số:

Cấu trúc của Xenlulo :

Tính chất vật liệu của Xenlulo phụ thuộc chặt chẽ vào độ trùng hợp n của vật liệu. Khi phân tử lượng của mạch Xenlulo giảm mức độ nào đó thì xơ này không còn độ bền nữa.

Khác với Xenlulo mà trong cấu trúc thành phần chỉ có gluco, thì trong Hemixenlulo có 5 loại đường và phân thành 2 nhóm là: Nhóm đường hexo (phân tử đường có cạnh) như gluco, manno, glado và nhóm pento( phân tử đường có 5 cạnh ) như xilo, ambino.

Tuỳ theo loại thực vật mà các loại đường có cấu tạo thành phần trùng hợp khác nhau. Trong quá trình sử lý bằng hoá chất để biến nguyên liệu thành bột giấy thì số lượng, vị trí và kết cấu của hemixenlulo bị biến đổi mạnh. Nói chung hemixenlulo dễ bị đứt và hoà tan hơn so với Xenlulo, do đó hàm lượng còn lại của nó sẽ thấp hơn lúc ban đầu khi ở trong bột giấy.

Lignin là loại hợp chất có độ trùng hợp của lignin là tạo ra líp trung gian giữa các vách tế bào để gắn dính các vách chứa xơ sợi lại với nhau, ngoài ra còn một lượng nhỏ lignin nằm giữa các xơ sợi. Về hoá học, cấu tạo của lignin vô cùng phức tạp, nhưng thành phần chủ yếu là các đơn vị pennypropan nối kết với nhau tạo thành khối không gian 3 chiều. Trong quá trình nấu bột và xử lý bằng hoá chất thì các liên kết giữa các mạch phụ với dây Benzen sẽ bị đứt ra, làm cho lignin tách ra khái Xenlulo ( bị hoà tan ).

Ngoài ra trong thành phần cây nguyên liệu cần có các chất khác nữa như axit, nhựa, axit béo, các hợp chÊt thơm và các loại chất liệu (gọi là các chất trích chiết ), hầu như các chất này đều hoà tan trong nước hay trong các dung môi hữu cơ trung tính và được gọi là chất trích chiết, nói chung trong thành phần gỗ loại này dao động khoảng 1%.



*Tính chất xơ sợi Xenlulo trong quá trình hình thành tờ giấy.

Xơ sợi Xenlulo có nhiều đặc tính phù hợp với công nghệ làm giấy đó là: có độ bền chịu kéo cao, có tính mềm mại, khi bị biến dạng vẫn dữ được độ bền, không hoà tan trong nước, có độ thấm nước cao, có thể dàn trải ra thành kích thước rộng hẹp khác nhau, có khả năng tạo ra liên kết xơ sợi, có màu tương đối trắng…

Bản thân nước của xơ sợi Xenlulo có vai trò quan trọng trong quá trình làm giấy ở trong môi trường nước xơ sợi hút nước 1 cách dễ dàng, sau đó phân tán vào trong nước thành dạng huyền phù, khi ta dàn dải huyền phù này lên một tấm lưới, nước sẽ dóc đi, rồi qua Ðp vắt tạo thành màng mỏng xơ sợi. Do phân tử nước có lực nên đã hút các nhóm hyđroxyl (-OH) ở trên bề mặt xơ sợi lại với nhau, tạo ra lực liên kết giữa các xơ sợi trong quá trình sấy, nước bị bốc hơi các nhóm hyđroxyl kề cận do bị tác động của lực liên kết hyđrogen nên gắn dính lại với nhau tạo thành độ bền của tờ giấy.

Đánh tơi, nghiền bột giấy giúp giải phóng ra càng nhiều gốc – OH làm tăng diện tích bề mặt, càng tăng thêm độ hút nước, độ mềm mại tạo ra đọ bền tờ giấy cao.



II – CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT BỘT:

  1. Phương pháp cơ học:

Bột cơ học là sản xuất bằng phương pháp cơ học, thường là công nghệ bột gỗ mài. Nhưng gần đây người ta dùng phương pháp nghiền mảnh gỗ, thiết bị nghiền là máy nghiền đĩa dưới tác dụng của nhiệt hoặc hoá chất làm mềm sơ bộ mảnh gỗ đẻ thay đổi nhu cầu năng lượng và các tính chất bột thành phẩm, còn gọi là bột nhiệt cơ.

Ưu điểm của sản xuất bột cơ học là biến đổi đựơc 95% gỗ thành bột loại bột này có độ đục cao( hàm lượng lignin hầu như còn nguyên ), loại bột này có độ đục cao ( hàm lượng lignin hầu như còn nguyên ), loại bột này có tính chất in tốt, nhưng giấy lém bền và dễ bị mất màu khi bảo quản. để đạt được tờ giấy có độ bền như xé, kéo, bục… thì cần phải pha thêm bột hoá học sợi dài và bột cơ học. Hiện nay do vấn đề môi trường mà phương pháp sản xuất bột nhiệt cơ đang rất phát triển.

  1. phương pháp sản xuất bột hoá học:

Bột hoá học là bột thu được từ phương pháp hoá học tức là dùng hoá chất để tách loại lignin và một phần hemixenlulo ra khái Xenlulo.

Trong thực tế các phương pháp sản xuất bột hoá học đã loại bỏ được hầu hết lignin ra khỏi cấu tạo của tế bào gỗ nhưng chúng sẽ phá huỷ một phần hemixenlulo và Xenlulo, clo đó là hiệu suất của bột hoá thấp hơn bột cơ, hiệu suất thường chỉ đạt được 40 – 50% lượng gỗ ban đầu.

Có vài phương pháp nêu chính là :


  • phương pháp xút ( xút hoá ): dùng tác nhân NaOH để loại bỏ lignin dưới tác dụng của T0C, P.

  • phương pháp sunfat: dùng tác nhân NaOH + Na2S với điều kiện T0C, P để loại trừ lignin.

  • Phương pháp sulfit : ở đây lại dùng tác nhân là H2SO3.



  1. Các phương pháp sản xuất bột bán hoá học.

Bột bán hoá học là bột được sản xuất phù hợp cả 2 phương pháp hoá học và cơ học. Thực chất các mảnh gỗ được làm mềm hoặc nấu cục bộ với hoá chất, sau đó được đưa vào máy nghiền để nghiền thành bột. Hiệu suất của phương pháp khoảng 85-90% tuỳ thuộc loại nguyên liệu. Nói chung còn rất nhiều phương pháp, các phương pháp nấu bột cải tíên không ngoài mục đích kinh tế hoặc môi trường.


    1. CÔNG NGHỆ ĐIỀU CHẾ BỘT KRAPT:

Phương pháp nấu bột KRAPT là dùng tác nhân hoá học ( NaOH + Na2S ) dưới tác dụng của T0C, P. quá trình nấu bột có thể là liên tục hay gián đoạn. khi nấu gián đoạn, người ta chọn dăm mảnh vào nồi, cho dịch nấu vào ngập dăm mảnh, sau đó dùng hơi nước gia nhiệt đến độ nhất định, thường dùng lối ra nhiệt cưỡng bức bằng cách bơm dịch nấu qua nồi trao đổi nhiệt sau đó bơm vào nồi, cố gắng xả hết không khí và khí không ngưng qua van đặt ở đỉnh nồi. Sau khoảng 1 – 1,5 giê gia nhiệt, nhiệt độ trong nồi đạt mức tối đa. trong thời gian này dịch nấu thẩm thấu vào trong dăm mảnh, tiếp đó bảo ôn ở nhiệt độ tối đa khoảng 2h để hoàn thành phản ứng nấu. Sau đó xả bột vào bể ra thành xơ. Hơi thừa được cho đi qua bé trao đổi nhiệt để được ngưng thành nước nóng dùng cho rửa bột.

Trong trường hợp nấu liên tục thì dăm mảnh trước tiên được đẩy qua 1 ống máng có xông hơi ( không khí và khí không ngưng bị đẩy ra ngoại ). Sau đó dăm mảnh và hoá chất đã làm nóng được đẩy liên tục vào nồi qua vùng nhiệt độ trung gian ( khoảng 115 – 200% ) bảo đảm cho hoá chất ngấm đều vào dăm mảnh, tiếp đó đi vào nồi nấu. Hỗn hợp được qua nhiệt tới nhiệt độ nấu ( hoặc bằng tuần hoàn cưỡng bức dịch nấu qua bé trao đổi nhiệt hoặc bằng cách phun trực tiếp hơi vào nồi và duy trì thời gian di chuyển trong khoảng 1 – 1,5 giê. Sau khi bột chín dịch đen nóng được tráng vào một bể áp suất và tạo ra hơi nước để dùng cho xông hơi dăm mảnh mới. Bột được hạ nhanh nhiệt độ xuống dưới 1000C ( bằng dịch nấu lạnh ) để tránh làm tổn hại độ bền của bột. Sau đó được rửa sạch dịch đen bằng các máy rửa.





    1. CHUẨN BỊ BỘT TRƯỚC KHI VÀO XEO.

Yêu cầu cơ bản của công đoạn này là xử lý bột giấy và các thành phần phụ gia, biến chúng thành bột giấy có thành phần phù hợp được trộn đều và có thể cung cấp liên tục cho máy xeo, bảo đảm cho máy vận hành đều đặn, ổn định tạo ra tờ giấy đạt chất lượng định trước. Thường gồm các khâu vận hành sau:

  1. Đánh tơi bột giấy: từ bột giấy dạng tấm đem phân tán vào trong nước

thành bét

giấy ở dạng huyền phù, có thể liên tục hay gián đoạn.



  1. Nghiền bột : Dùng các tác động cơ giới để phát triển các tính chất của bột giấy

nhằm tạo ra thành phần theo yêu cầu, chất lượng quy định. Thông thường nghiền liên tục nhưng cũng có nhiều nơi nghiền gián đoạn

  1. Bổ xung các tính chất phụ gia: là các loại chất vô cơ hay hữu cơ để làm thay đổi

tính chất hay tạo ra tính chất mới cho tờ giấy sau này.

  1. Phối trộn các tỷ lệ nhất định loại bột giấy, hoặc bột giấy với các phụ

gia khác.

Ngoài ra còn nhiều khâu xử lý phụ trợ như sàng lọc tạp chất hoặc xử lý nước thải.



  1. Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
    luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
    luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
    luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

    tải về 1.43 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương