Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội



tải về 409.92 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu22.07.2016
Kích409.92 Kb.
#2123
  1   2   3   4   5

LỜI NÓI ĐẦU

Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, sự phát ttriển của kinh tế còn là biểu hiện của sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, biểu hiện mức sống cũng nh­ chất lượng cuộc sống của quốc gia Êy. Xã hội ngày càng phát triển thì xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng, vai trò của người tiêu dùng ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Điều đó tất nhiên dẫn đến những đòi hỏi về chất lượng của sản phẩm hàng hoá - dịch vụ ngày càng khắt khe.

Ngày nay, thị trường thế giới đã không ngừng mở rộng và tự do hơn, cùng với nó là sự cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Thật vậy khi các hàng rào thuế quan (thương mại) dần được tháo bỏ, thì giữa các quốc gia, các khu vực lại xuất hiện những rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế - TBT (Technical Barries to Trade), đây là bức tường cản vô hình để hạn chế sự xâm nhập cạnh tranh từ bên ngoài. Muốn vượt qua hàng rào TBT hàng hoá phải có chất lượng cao đi kèm với nó là giá cả phù hợp và dịch vụ thoả mẵn nhu cầu của khách hàng, phù hợp với các điều kiện của khách hàng, phù hợp với các điều kiện của TBT.

Khi chấp nhận tham gia vào nền kinh tế thị trường, Việt nam không thể tách mình khỏi xu hướng, cũng như quy luật phát triển chung của kinh tế thế giới. Cùng với nền kinh tế thế giới có những biến đổi sâu sắc như hiện nay,Việt Nam đã và đang tìm cho mình những hướng phát triển phù hợp với khả năng và đảm bảo đi tắt, đón đầu để có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới trong môi trường hội nhập và cạnh tranh. Hiện nay chóng ta đã là thành viên của Asean, Apec và đang gấp rút chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào WTO do vậy có những thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp nước ta cần phải trang bị cho mình các yếu tố cần thiết cho cạnh tranh và hoà nhập và thị trường khi mà các hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ.

Rất nhiều vấn đề được đặt ra, làm thế nào để có thể hội nhập và cạnh tranh trên thị trường? Một trong những vấn đề đưa lại thành công cho mọi doanh nghiệp hiện nay đó là chất lượng và quản lý chất lượng của sản phẩm- dịch vụ. Muốn cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, muốn thoả mãn được nhu cầu của khách hàng cũng nh­ mong muốn đạt được chất lượng cao, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải xây dùng cho mình một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp. Đây là một lĩnh vực, một phong cách quản lý mới theo hệ thống và nó đem lại một hiệu quả cao trong quá trình thực hiện và duy trì cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thoả mẵn nhu cầu của khách hàng.

Ý thức được vai trò, tác dụng của vấn đề nầng cao chất lượng sản phẩm. Ban lãnh đạo và các thành viên của Công ty In Hàng Không đã nhanh chóng tìm được hướng đi cho mình, đó là cần phải thay đổi phong cách quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Là doanh nghiệp in nhà nước đầu tiên triển khai và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, Công ty đã tạo ra được những sản phẩm hàng hoá có chất lượng ngày càng thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của khách hàng ở thị trường trong nước và quốc tế.


Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập và nghiên cứu tình hình sản xuất - kinh doanh, quá trình triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 Công ty In Hàng Không, em lựa chọn viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 tại Công ty In Hàng Không”.

Do khả năng có hạn nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ đạo của thầy.

Em xin chân thành cảm ơn !

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000:2000




I. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP


1.Thực chất và vai trò của hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

1.1.Thực chất của hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

1.1.1.Khái niệm về chất lượng

Muốn biết hệ thống quản lý chất lượng là gì, trước tiên ta phải hiểu được thế nào là chất lượng. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng. Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau và có những đóng góp nhất định cho việc thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng ngày càng phát triển.Tùy thuộc vào từng góc độ nhìn nhận, từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định và phục vụ những mục tiêu khác nhau, người ta đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm.

Đứng trên quan niệm xuất phát từ sản phẩm, người ta cho rằng chất lượng của sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó, theo Gost: Chất lượng là tập hợp những tính chất của sản phẩm, chế định tính thích hợp của sản phẩm để thoả mãn nhu cầu xác định phù hợp với công dụng của nó.

Đứng trên góc độ của người sản xuất, người ta lại cho rằng: chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường vai trò của khách hàng ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng, quyết định tới sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đều không những nâng cao khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, họ cạnh tranh với nhau rất khốc liệt để lôi kéo khách hàng, dành dật thị trường. Xuất phát từ đặc điểm đó, người ta đã đưa ra những quan niệm khác nhau định hướng theo thị trường:

+ Xuất phát từ người tiêu dùng (khách hàng) người ta cho rằng: Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích của người tiêu dùng.

+ Xuất phát từ mặt giá trị: Chất lượng là đại lượng đo bằng hiệu số gia lợi Ých tiêu dùng từ sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để thu được lợi Ých đó.

+ Còn xuất phát từ tính cạch tranh người ta quan niệm rằng: Chất lượng là cung cấp các thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Thật vậy trong nền kinh tế thị trường khi có nhu cầu thị trường thì được coi là xuất phát điểm của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm phải được nhìn nhận một cách linh hoạt, gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của khách hàng, với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Có rất nhiều chuyên gia về chất lượng nh­ : Deming, JuRan, Czosby hay Ishitawa... họ đều có những quan niệm khác nhau về khái niệm chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường. Nhưng tựu chung lại họ đều coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của khách hàng.

Nhằm phát huy, kế thừa những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế của các quan niệm trên, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã đa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm trong tiêu chuẩn ISO 8402:1994 như sau: “Chất lượng là tập hợp những tính chất đặc trưng của một sản phẩm tạo cho sản phẩm đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và tiềm Èn ”.

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, để đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình đánh giá, soát xét thì tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế đã đa ra một khái niệm mới mang tính tổng quát hơn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000, đó là “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các nhu cầu ”. Đặc tính ở đây là đặc trưng để phân biệt; một đặc tính có thể vốn có hay được gắn thêm hoặc một đặc tính có thể định tính hay định lượng. Các yêu cầu đó là các nhu cầu hay mong đợi được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.

Quan niệm về chất lượng sản phẩm còn tiếp tục phát triển bổ sung, mở rộng hơn nữa cho phù hợp với sự phát triển của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng các doanh nghiệp, phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đó là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.



1.1.2.Quản lý chất lượng

Trong nền kinh tế hội nhập, việc sản phẩm muốn có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi phải có sức cạnh tranh quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, tự do thương mại đã làm cho cuộc chạy đua về kinh tế gia các quốc gia, các tập đoàn kinh tế ngày càng trở nên quyết liệt. Trong bối cảnh đó, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp phải coi trọng cạnh tranh quốc tế là chuẩn mực sống còn của sự phát triển. Do đó đề ra cho doanh nghiệp là làm thế nào để hội nhập và cạnh tranh vào nền kinh tế thế giới, một trong những vấn đề để tạo được thế cạnh tranh đó là cạnh tranh bằng chất lượng.

Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng, nhu cầu người tiêu dùng thì quản lý chất lượng là tổng thể những biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính, tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức để đạt được mục đích với chi phí xã hội thấp nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm nhận thức khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, tùy thuộc vào đặc trưng của nền kinh tế mà họ đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về quản lý chất lượng.

Theo tiêu chuẩn quốc gia của Liên Xô (cũ) GOST 15467 - 70 thì “Quản lý chất lượng là việc xây dựng đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng”.

Một số nền kinh tế thị trường phát triển như Nhật Bản, Mỹ và một số nước Châu Âu cũng đưa ra khái niệm khác nhau về quản lý chất lượng ví dụ như tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) thì “Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm nhưng hàng hoá có chất lượng hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng”.

Những nhà tư tưởng lớn về điều khiển chất lượng, quản lý chất lượng đã được khởi đầu ở Mỹ trong nửa đầu thế kỷ 20 và dần được phát triển sang các nước khác thông qua những chuyên gia hàng đầu về quản lý chất lượng nh­: Walter, A.Sheawart, W.Ewards. Deming, Juran, Armand Feigenbaun, Kaoru Ishikawa, Philip B.Crosby, theo cách tiếp cận khác nhau mà các chuyên gia nghiên cứu cũng đưa ra những khái niệm về quản lý chất lượng khác nhau.

- Tiến sĩ W. Deming, với quan niệm mọi vật đều biến động và quản lý chất lượng là cần tạo ra sự ổn định về chất lượng bằng việc sử dụng các biện pháp sản phẩm thống kê giảm độ biến động của các yếu tố trong quá trình. Ông đã đưa ra 14 điểm có liên quan đến vấn đề kiểm soát quá trình bằng thống kê, mối liên hệ gia các phòng ban.

- Philip B.Crosby với quan niệm “ chất lượng là thứ cho không” có nghĩa là chất lượng không những không tốn kém, mà còn là một trong những nguồn lợi nhuận chân chính. Cách tiếp cận của ông về quản lý chất lượng là nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa, cùng với quan niệm “ sản phẩm không khuyết tật ”và làm đúng ngay từ đầu.

- Trong khi đó, Feigenbaun lại nghiên cứu những kinh nghiệm về điều khiển chất lượng toàn diện (TQC) và đã nêu 40 nguyên tắc của điều khiển chất lượng toàn diện. Các nguyên tắc này nêu ra các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng là tất cả các yếu tố trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, kiểm soát quá trình cũng được ông nhấn mạnh bằng việc áp dụng các công cụ thống kê chất lượng ở mọi phòng ban trong Công ty. Ông nhấn mạnh điều khiển chất lượng toàn diện nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là sự thoả mẵn khách hàng và được lòng tin đối với khách hàng.

- Ishikawa là một chuyên gia chất lượng hàng đầu của Nhật Bản, ông luôn luôn chú trọng việc đào tạo giáo dục khi tiến hành quản lý chất lượng. Ông cho rằng “ Chất lượng bắt đầu bằng đào tạo thì cũng kết thúc bằng đào tạo ”. Ông cũng quan niệm rằng “Để thúc đẩy cải tiến chất lượng cần tăng cường hoạt động theo nhóm, mọi người đều tham gia công việc của nhóm, có quan hệ hỗ trợ, chủ động công tác và làm việc liên tục, giúp nhau tiến bộ, tạo ra bầu không khí cởi mở và tiềm năng sáng tạo”.

Như vậy có thể nói rằng với cách tiếp cận khác nhau, nhưng các chuyên gia chất lượng và các nhà nghiên cứu đã tương đối thống nhất với nhau về quan điểm quản lý chất lượng là quản lý theo quá trình nhấn mạnh yếu tố kiểm soát quá trình và cải tiến liên tục cũng với việc giáo dục và đào tạo để có thể cuốn hút sự tham gia của mọi người trong tổ chức, đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo và nhà quản lý, nhấn mạnh yếu tố con người trong hoạt động quản lý chất lượng và chú ý đến việc sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng.

Trong quá trình hội nhập và cạnh tranh của nền kinh tế, sự nhận thức về quản lý của các doanh nghiệp về chất lượng còn rất mơ hồ. Ngày nay trên những kinh nghiệp thực hành hiện đại dựa trên cách tiếp cận hệ thống khoa học. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đưa ra khái niệm về quản lý chất lượng trong ISO 8402:1994 “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng ”. Sau quá trình soát xét lại phiên bản 1994 thì tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế đưa ra một định nghĩa mới trong phiên bản ISO 9000:2000 “Quản lý chất lượng là hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng ”.

Trong khái niệm này nhấn mạnh đến quản lý chất lượng là trách nhiệm của tất cả các cấp quản lý và việc thực hiện công tác quản lý chất lượng liên quan đến tất cả mọi thành viên trong tổ chức. Để hoạt động quản lý chất lượng có hiệu quả, đáp ứng được chính sách do doanh nghiệp đề ra. Chóng ta không thể không nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Đây là các đối tượng của quản lý chất lượng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ được hình thành qua mét chu trình được bắt nguồn từ nghiên cứu thị trường để tạo ra sản phẩm cho đến khi kết thúc sử dụng ( Sơ đồ 1.1). Muốn giải bài toán chất lượng thành công chúng ta không thể giải quyết từng yếu tố một cách riêng biệt mà phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ hài hòa các yếu tố này.


Sơ đồ 1.1: Chu trình chất lượng


Theo tiêu chuẩn hoá quốc tế thì hệ thống quản lý chất lượng bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quy trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng. Như vậy, quản lý chất lượng không phải là hoạt động riêng biệt, đơn nhất mà được tiến hành theo một quá trình, hệ thống thống nhất trong các tổ chức được đảm bảo bằng các thủ tục cũng như cơ cấu nhất định nhằm để duy trì tính trồi hợp lý của nó là cải tiến liên tục để quản lý chất lượng.



1.1.3. Hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

Nếu như trước đây, vấn đề chất lượng sản phẩm - dịch vụ chỉ được quan tâm ở phạm vi hẹp có tính cục bộ, nặng về những chỉ tiêu kỹ thuật mà Ýt quan tâm đến chỉ tiêu kinh tế - xã hội do đó không đáp ứng nhu cầu tiềm Èn để thoả mãn khách hàng. Ngày nay cùng với sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt thì vấn đề chất lượng trở nên quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia nói chung và mỗi tổ chức, doanh nghiệp nói riêng để có thể dành được vị trí trên thị trường, do đó chất lượng và quản lý chất lượng đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế và được đặt trong một hệ thống quản lý phù hợp. Theo tiêu chuẩn ISO 8402:1994 hệ thống chất lượng được định nghĩa “Là cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, thủ tục quá trình và nguồn lực cần thiết để quản lý chất lượng ”. Quản lý chất lượng được đặt ra và giải quyết trong phạm vi toàn hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu đến chế tạo, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Quản lý chất lượng là một quá trình mang tính hệ thống thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với môi trường bên ngoài.

- Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chất lượng là “Trách nhiệm quyền hạn và mối quan hệ được xắp xếp theo một mô hình, thông qua đó một tổ chức thực hiện chức năng của mình ”.

- Thủ tục là cách thức của một tổ chức để thực hiện một hành động.

- Quá trình là tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan với nhau để biến đầu vào thành đầu ra. Nguồn lực bao gồm: Nhân lực, tài chính, trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật và phương pháp quản lý.

Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 thì hệ thống quản lý chất lượng là “ một hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng ”.

Hệ thống quản lý được hiểu là tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau hay tương tác để thiết lập chính sách và mục tiêu đó. Như vậy theo khái niệm của năm 1994 hay năm 2000 thì về cơ bản, bản chất của quản lý chất lượng vẫn không thay đổi. Thực chất đây là một phương pháp để đảm bảo sản phẩm được sản xuất trong tổ chức phù hợp với yêu cầu đặt ra. Hệ thống quản lý chất lượng phải bao quát toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp nhằm đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành theo một phương thức nhất quán, được kiểm soát. Xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp là một việc làm có tác động tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chất lượng phù hợp sẽ thay đổi nhiều nếp suy nghĩ, cách làm cũ tạo ra mét phong cách làm việc mới thống nhất, nhịp nhàng mang lại hiệu quả cao.

Hệ thống quản lý chất lượng được chính doanh nghiệp xây dựng lên và được tiến hành bởi lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp đến các trưởng bộ phận và phải được toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh. Vì thế, hệ thống quản lý chất lượng có thể coi là một phương pháp đắc lực giúp cho việc điều hành, quản lý và cải tiến công việc có hiệu quả đảm bảo chất lượng sản phẩm.



1.2. Cấu trúc văn bản của Hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

Mét trong các yêu cầu khi áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng là các doanh nghiệp phải xây dựng, lập và duy trì một hệ thống văn bản. Hệ thống văn bản của hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo cho hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện nhất quán và liên tục, hệ thống văn bản này phải phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp vì thế các văn bản này thường do chính những người trong doanh nghiêp trực tiếp và soạn thảo theo phương hướng chỉ đạo và thống nhất của doanh nghiệp. Các văn bản phải đạt được các yêu cầu đặt ra của hệ thống chất lượng và phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau phục vụ cho việc thực hiện chính sách chất lượng của doanh nghiệp. Cấu trúc của hệ thống chất lượng là một cấu trúc hình tháp bao gồm :

- Sổ tay chất lượng của hệ thống có cấu trúc gồm chính sách và mục tiêu chất lượng, các quy định liên quan tới các yếu tố của hệ chất lượng kèm theo những yêu cầu cụ thể và các thông tin hướng dẫn cần để thực hiện hệ thống chất lượng.

- Các quy trình: mô tả hoạt động các qúa trình trong hệ thống chất lượng.

- Các quy trình chi tiết hay các hướng dẫn công việc.

- Các hồ sơ, biên bản, báo cáo, kế hoạch chất lượng.

Sổ tay chất lượng là một tài liêu cơ bản của hệ thống chất lượng của doanh nghiệp thể hiện rõ chính sách chất lượng của doanh nghiệp định hướng hoạt động để đạt được mục tiêu. Trong sổ tay chất lượng có công bố rõ chính sách và mục tiêu chất lượng, cam kết của lãnh đạo với khách hàng, những người cung cấp hàng hóa dịch vụ cho mình và toàn bộ thành viên của doanh nghiệp. Sổ tay chất lượng cũng xác định rõ cơ cấu tổ chức để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng, quy định rõ những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, vạch ra những chủ trương, chính sách cho những hoạt động để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sổ tay chất lượng còn là một tài liệu để giới thiệu khách hàng về hệ thống đảm bảo chất lượng cuả doanh nghiệp nhằm tranh thủ được lòng tin của khách hàng và các bên quan tâm khác ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Có thể nói sổ tay chất lượng của doanh nghiệp là tài liệu cơ bản quy định, định hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được vận hành mang lại hiêu quả và uy tín cho doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của sổ tay chất lượng bao gồm:

- Công bố chính sách, mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp cho khách hàng và các bên quan tâm khác được biết nó bao gồm triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, phương châm của lãnh đạo đối với khách hàng và chất lượng sản phẩm. Từ đó đề ra mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được trong thời gian tới nhằm đinh hướng cho hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện theo một cách nhất quán.

- Công bố cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban để đảm bảo hệ thống chất lượng được vận hành thông suốt. Khi xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp thường phải rà soát lại tổ chức hiện hành của mình hoặc tổ chức mình cho phù hợp nhằm thực hiện đầy đủ các nội dung của hệ thống chất lượng, tránh được sự trùng lặp lẫn nhau. Khi xác định cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp nên làm rõ mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức, quan hệ chỉ đạo, báo cáo và thông tin trách nhiệm và quyền hạn nh­ thế nào.

- Đường lối, chính sách để vạch ra những văn bản cụ thể của hệ thống đảm bảo chất lượng: các văn bản nh­ các quy trình, các bản hướng dẫn khác phải tuân theo sự chỉ đạo chung đã được ghi trong sổ tay chất lượng.

Việc xây dựng hệ thống chất lượng phải do lãnh đạo cao cấp trong doanh nghiệp chỉ đạo và nó thể hiện mọi ý đồ chiến lược của doanh nghiệp, nó bao quát được toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp. Và cũng chính lãnh đạo phải là người chỉ đạo thực hiện các quá trình. Trong quá trình viết sổ tay chất lượng doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn, kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác nhưng nó vẫn phải đảm bảo được suy nghĩ nghiêm túc của toàn thể lãnh đạo Công ty và phải sát với tình hình thực tế của Công ty.

1.3. Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng

- Hệ thống chất lượng là một phần của hệ thống quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, là phương tiện cần thiết để thực hiện các chức năng quản lý chất lượng như hoạch định chất lượng, tổ chức thực hiện, kiểm tra kiểm soát chất lượng, điều chỉnh và cải tiến chất lượng.

- Hệ thống quản lý chất lượng là công cụ để đảm bảo sản phẩm, dịch vụ cung cấp thoả mẵn nhu cầu của khách hàng và các bên quan tâm khác.

- Duy trì đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn, mục tiêu chất lượng đề ra và phát hiện các cơ hội cải tiến liên tục chất lượng.

- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa và hệ thống hoá các chính sách chất lượng của doanh nghiệp với chính sách của các bộ phận làm giảm bớt các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng, tránh được các chi phí không phù hợp nhờ có việc xây dựng và áp dụng một hệ thống chất lượng phù hợp.

- Đem lại lòng tin trong nội bộ của doanh nghiệp, mỗi người trong doanh nghiệp tin tưởng rằng qua hệ thống chất lượng sẽ xác định được những sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng về chất lượng và liên tục cải tiến, chính điều này tạo ra bầu không khí tốt trong cán bộ công nhân viên để hoàn thành tốt công việc.

- Đối với đầu tư hệ thống chất lượng sẽ tạo ra được niềm tin để họ đầu tư do khả năng tăng lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp.
2. Yêu cầu trong xây dựng và sự lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng

- Hệ thống quản lý chất lượng phải phù hợp với sản phẩm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hệ thống chất lượng phải tập trung vào các biện pháp phòng ngừa, nó phải được tập trung vào ngay từ khâu thiết kế, đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, đầu tư cho việc thực hiện các quá trình, thủ tục, các tiêu chuẩn đã đề ra.

- Hệ thống quản lý chất lượng phải có cấu trúc và được phân định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, phòng ban nhưng phải được phối hợp chặt chẽ để thực hiện các quá trình.

- Hệ thống chất lượng phải được đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và tính đại diện có nghĩa là phải bao trùm được mọi bộ phận, thành viên trong doanh nghiệp. Vì nó tạo ra tính thống nhất trong quá trình thực hiện.

- Hệ thống quản lý chất lượng phải linh hoạt, thích ứng được với những biến đổi của môi trường kinh doanh.


3. Các hệ thống quản lý chất lượng

Ngày nay cùng với sự hội nhập về kinh tế, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt do vậy chất lượng là một trong những nhân tố nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thế mà rất nhiều hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đã ra đời và không ngừng phát triển giúp cho các doanh nghiệp có sự tự tin trong quá trình giao dịch trên thị trường và được khách hàng chấp nhận.

Tại Việt Nam, mặc dù sự phát triển của nền kinh tế chưa cao, chưa có một thị trường phát triển nhưng sự cạnh tranh phát triển của nó cũng diễn ra gay gắt do sự cạnh tranh của các công ty liên doanh, công ty nước ngoài ngay trên thị trường. Do đó các doanh nghiệp nước ta cần phải có một chiến lược mới, trong đó việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là một phương pháp quản lý mới có thể giúp cho doanh nghiệp thành công trong quá trình cạnh tranh. Những hệ thống quản lý chất lượng hiện đang được phổ biến triển khai và áp dụng nh­:

- Hệ thống HACCP ( Hazard Analisis and Critical Cotropoit), đây là một hệ thống quản lý chất lượng trong hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm. Hệ thống này nhằm xác định và kiểm soát các điểm có nguy cơ nhiễm bẩn quá trình chế biến thực phẩm. Mô hình này được áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm. Đặc biệt áp dụng HACCP hiện nay là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm thuỷ sản muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Hiện nay việc áp dụng HACCP đang được một số bộ, ngành nghiên cứu tại Việt Nam và là một vấn đề cấp bách mà Bộ thuỷ sản đang quan tâm.

- Hệ thống GMP (Good Manufacturing Practic) thực hành sản xuất tốt trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm. Mục đích của nó nhằm kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị dụng cụ chế biến, điều kiện sản xuất. GMP cần được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp muốn xây dựng HACCP thì GMP là điều kiện cần thiết để tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống đó.

- Hệ thống đảm bảo chất lượng Q- Base. Đây là mô hình do Newzeland phát triển dựa trên mô hình đảm bảo chất lượng tốt nhưng chỉ để áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nếu việc quản lý chưa hình thành một hệ thống và chưa có đủ điều kiện áp dụng ISO 9000 thì có thể dùng mô hình quản lý Q- Base.

- Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM ( Total Quality Management) là một hệ thống quản lý của một doanh nghiệp, tổ chức tập trung vào chất lượng dựa vào sự tham gia của mỗi thành viên, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi Ých cho các thành viên của tổ chức và xã hội. Đây là một phương thức quản lý mới được thiết lập và hoàn thiện trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện nay ở Việt Nam, TQM rất cần cho các doanh nghiệp để họ nâng cao trình độ quản lý chất lượng còn thấp kém của mình, TQM sẽ tạo ra nội lực thúc đẩy mạnh mẽ việc cải tiến liên tục chất lượng thoả mãn khách hàng. Mô hình quản lý này lại không đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trình độ cao, điều này sẽ thuận lợi cho các doanh nghiệp có trình độ thấp kém như các doanh nghiệp Việt Nam.

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 đang được áp dụng rất rộng rãi hiện nay. Sù ra đời của nó đã tạo một bước ngoặt trong hoạt động tiêu chuẩn hóa và chất lượng trên thế giới nhờ nội dung của nó có thể được áp dụng cho bất cứ doanh nghiệp nào trong tất cả các nước trên thế giới. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế có tốc độ phổ biến, áp dụng và đạt được kết quả chung rất rộng lớn. Qua hai lần soát xét, sửa đổi, bộ tiêu chuẩt này ngày càng hoàn thiện hơn. Trong bé ISO 9000:2000, tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được các nhà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dùng rất nhiều và phổ biến vì nó là tiêu chuẩn dùng để quản lý chất lượng nội bộ Công ty, ký kết hợp đồng trong quan hệ mua bán hoặc được dùng để cấp chứng chỉ của bên thứ ba.



II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000:2000

1. Sự hình thành và phát triển của ISO 9000

ISO (Internation orgnization for standardization) là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá với nhiệm vụ cơ bản là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan.

Năm 1979 tổ chức ISO nghiên cứu Bộ BS 5750 và sau đó năm 1987 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần đầu tiên được công bố. Từ khi ra đời cho đến nay bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã trải qua 2 lần soát xét vào năm 1994 và 2000. Mỗi lần soát xét sửa đổi nội dung bộ tiêu chuẩn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Cụ thể:

Năm 1987 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần đầu được ban hành gồm 5 tiêu chuẩn :

+ Tiêu chuẩn ISO 9000:1987: Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng.

+ Tiêu chuẩn ISO 9001:1987 là mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu sản xuất lắp đặt và dịch vụ.

+ Tiêu chuẩn ISO 9002:1987 là mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004:1987 là mô hình hướng dẫn chung về quản lý chất lượng.

Năm 1994 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được soát xét lần 1, nội dung đã có những sửa đổi sau:

- Từ tiêu chuẩn ISO 9000:1987 cò ra đời thêm các hệ tiêu chuẩn con nh­:

+ ISO 9000-1 thay thế cho ISO 9000:1987.

+ ISO 9000-2 tiêu chuẩn hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9001:1987 và ISO 9003.

+ ISO 9000-3 hướng dẫn áp dụng ISO 9001 để phát triển cung cấp và bảo trì phần mềm.

+ ISO 9000-4 hướng dẫn quản lý đảm bảo độ tin cậy.

- Tiêu chuẩn ISO 9004 cũng chuyển thành các tiêu chuẩn con nh­ :

+ ISO 9004-1: Tiêu chuẩn hướng dẫn chung về quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng.

+ ISO 9004-2: Tiêu chuẩn hướng dẫn về dịch vụ.

+ISO 9004-3: Tiêu chuẩn hướng dẫn về vật liệu chế biến.

+ISO 9004-4: Tiêu chuẩn hướng dẫn về cải tiến liên tục.

Sau một thời gian áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 đã đạt được hiệu quả. Nhưng trong tình hình mới tiêu chuẩn đã không còn phù hợp với thực tế đòi hỏi của sự phát triển nên đã được sửa đổi soát xét lần 2. Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 được sửa đổi nh­ sau:

- Bé ISO 9000: 2000 gồm 4 tiêu chuẩn chính:

+ ISO 9000: 2000 thay thế cho ISO 8402:1987, ISO 9001:1994 quy định các thuật ngữ cơ bản về hệ thống chất lượng.

+ ISO 9001:2000 thay thế cho 3 tiêu chuẩn ISO 9000:1994, ISO 9002:1994, ISO 9003:1994 với việc chứng nhận, ký hợp đồng và quản lý chất lượng nội bộ Công ty.

+ ISO 9004: 2000 đưa ra những hướng dẫn để thúc đẩy tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống chất lượng thay thế cho ISO 9004-1:1994.

Có thể nói, với nội dung thiết thực cùng với những lần soát xét sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn, Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã nhận được sự huởng ứng của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 ngày càng tăng, cụ thể:

+ Năm 1992 trên thế giới có 300 tổ chức được cấp chứng chỉ ISO 9000.

+ Tháng 12/1998 có 217487 tổ chức được cấp chứng chỉ ISO ở 141 quốc gia.

+ Đến tháng 12/ 1999 có 343643 tổ chức được cấp chứng chỉ ở 150 quốc gia.

+ Đến tháng 12/ 2000 có 408631 tổ chức được cấp chứng chỉ thuộc 158 quốc gia.

+ Đến tháng 12/2001 có 510616 tổ chức được cấp chứng chỉ ở 161 quốc gia.



Tính riêng ở Việt Nam

+ Đến tháng 12/1997 có 11 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ.

+ Đến tháng 12/1998 có 21 doanh nghiệp.

+ Đến tháng 12/ 1999 có 201 doanh nghiệp.

+ Đến tháng 12/ 2000 có 201 doanh nghiệp.

+ Đến tháng 12/ 2001 có trên 600 doanh nghiệp.

+ Đến tháng 9/ 2002 có trên 900 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ.
2. Lợi Ých của việc áp dụng ISO 9000

Trước hết việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo nâng cao được nhận thức và phong cách làm việc của toàn doanh nghiệp. Thông qua quá trình xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng các thành viên của doanh nghiệp rõ nhận thức mới về chất lượng, hình thành được phong cách làm việc có khoa học, hệ thống, chế độ trách nhiệm rõ ràng, tuân thủ các quy trình. Quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp được tăng cường, cùng nhau hướng tới mục tiêu chất lượng.

Tăng lợi nhuận: Khi áp dụng ISO 9000, các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp kiểm soát chi phí, kiểm soát sản xuất được tốt hơn. Nhờ đó sẽ làm giảm các chi phí sai háng, chi phí không hợp lý tiến tới hạ giá thành sản xuất tăng năng suất lao động và kết quả là tăng lợi nhuận.

Tạo được lòng tin với khách hàng: Khi áp dụng thành công HTQLCL ISO 9000 Công ty sẽ dành được tín nhiệm đối với khách hàng nhờ khả năng kiểm soát được quá trình sản xuất và kiểm soát được quá trình cung ứng đầu vào, do đó sẽ giảm bớt được các công đoạn kiểm tra, giám sát. Đây là cơ hội để doanh nghiệp cạnh tranh và hội nhập với thị trường trong nước và quốc tế.


3. Các nguyên tắc trong áp dụng ISO 9000 : 2000

1. Định hướng vào khách hàng

ISO 9000 lấy mục tiêu thoả mãn nhu cầu khách hàng là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Công ty. Để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng đòi hỏi Công ty phải thực hiện các bước công việc nh­ sau:

- Xác định nhu cầu khách hàng.

- Thông tin nhu cầu này ra toàn Công ty.

- Tìm cách thoả mãn nhu cầu khách hàng.

- Đo lường sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng.



2. Vai trò của lãnh đạo

Lãnh đạo Công ty phải thống nhất được mục đích và phải biết định hướng vào môi trường nội bộ của tổ chức, từ đó có thể phát huy được toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu chất lượng đã đề ra. Bên cạnh đó, lãnh đạo phải là người chịu trách nhiệm chính trước các vấn đề về chất lượng.



3. Sù tham gia của tất cả các thành viên

ISO 9000 lấy con người làm trọng tâm, làm nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định trong quản lý chất lượng. Trong đó mọi người có vai trò và trách nhiệm nh­ nhau đối với vấn đề chất lượng.



4. Kiểm soát chất lượng theo quá trình

5. Cải tiến liên tục

- Mọi người trong doanh nghiệp phải hiểu rằng cải tiến liên tục là nhiệm vụ của chính mình.

- Áp dụng phương pháp cơ bản của quản lý chất lượng (sử dụng vòng Deming).

6. Cách tiếp cận theo hệ thống

7. Sử dụng công cụ thống kê khi ra các quyết định

8. Kiểm soát nhà cung ứng

PHẦN II: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000:2000

TẠI CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG

1. Sự hình thành và phát triển của Công ty in Hàng không

Công ty in Hàng Không tiền thân là xưởng in Hàng không được thành lập ngày 01/04/1985 theo quyết định số 250/QĐ/TCHK của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam .

Ngày14/09/1994 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ký quyết định 1481/QĐ/TCCB-LĐ thành lập Doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Tên doanh nghiệp : Công ty in Hàng không

Tên tiếng Anh : Aviation printing company

Địa chỉ : Sân bay Gia Lâm- Hà Nội

Chi nhánh phía Nam : 126 Hồng Hà- Phường 2- Quận Tân Bình- TPHCM

Trên cơ sở tiếp nhận xưởng in TYPO của binh đoàn 678 Bộ Quốc phòng và số cán bộ quản lý của ngành Hàng không, quân số ban đầu gồm 15 cán bộ CNV, tài sản có hai máy in TYPO 14 trang và 8 trang. Sau 17 năm xây dựng, Công ty đã trưởng thành và phát triển cả về quy mô và công nghệ:

- Cơ sở hạ tầng nhà xưởng cùng với các công trình phụ trợ được xây dựng đảm bảo phục vụ sản xuất.

- Nguồn nhân lực được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng với trên 2359 cán bộ, CNV trình độ bao gồm: Đại học, sau đại học, công nhân có tay nghề được đào tạo, có khả năng tiếp nhận công nghệ in tiên tiến.

- Thiết bị công nghệ được đầu tư, đổi mới với dây chuyền in OFFSET của Đức, dây chuyền in FLEXO hiện đại của Mỹ và một dây chuyền sản xuất khăn giấy thơm của Đài Loan. Công ty có khả năng in, gia công và cung ứng các sản phẩm dịch vụ, sản phẩm in, giấy cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Hàng không.



Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

tải về 409.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương