BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang46/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 6917/BCT-KH ngày 07 tháng 8 năm 2008)

Theo Điều 2 Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt phương án điều chỉnh giá điện 2007 đảm bảo các nguyên tắc :

- Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng điện là người nghèo, người có thu nhập thấp và các hộ sinh sống ở nông thôn (hiện chiếm 80% dân số cả nước);

- Lộ trình điều chỉnh giá điện phải bảo đảm từng bước thực hiện chủ trương xóa bao cấp qua giá điện đối với sản xuất, đồng thời bảo đảm để các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, minh bạch trong hạch toán kinh tế, kể cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện;

- Giá điện phải khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả trong cả sản xuất và đời sống.

Theo tinh thần này, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bao gồm 6 bậc thang, trong đó giá điện ở bậc thang đầu tiên (100 kwh đầu tiên là 550đ/kwh). Đây là thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo, vì giá điện ở bậc thang này thấp hơn rất nhiều so với giá thành sản xuất kinh doanh điện năng. Các mức giá trong biểu giá hiện hành không phải là định mức sử dụng hàng tháng mà mà chỉ là phản ánh mức trợ giá đối với giá bán điện cho các mức sử dụng điện đối với từng hộ. Sản lượng sử dụng càng cao thì mức trợ giá càng thấp. Vì vậy, không thể nâng mức trợ giá cho bậc thang đầu tiên từ 100kwh lên 200kwh. Đây cũng là một chính sách đúng đắn nhằm đảm bảo công bằng xã hội.



32/ Cử tri tỉnh Khánh Hoà kiến nghị: “Đề nghị xem xét lại vấn đề hạn chế xuất khẩu lương thực, thực phẩm, hiện nay, nếu sợ thiếu lương thực, thực phẩm thì phải có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp chứ không phải hạn chế xuất khẩu”.

Trả lời (tại Công văn số 6739/BCT-KH ngày 29 tháng 8 năm 2008)

Những tháng đầu năm 2008, giá cả nhiều loại vật tư đầu vào cho sản xuất tăng cao, tình hình thị trường gạo thế giới biến động, cung thiếu hụt so với cầu giá gạo thế giới tăng đột biến. Thêm vào đó, tình hình sản xuất nông nghiệp không thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài, xuất hiện tình trạng đầu cơ ghìm hàng... đã góp phần tạo nên cơn sốt gạo, sốt giá cục bộ vào cuối tháng tư vừa qua. Trong bối cảnh đó, kết hợp với nhiều giải pháp nhằm kiểm soát giá các mặt hàng đầu vào như xăng dầu, phân bón v.v... Nhà nước đã chỉ đạo tạm ngừng ký thêm các hợp đồng xuất khẩu gạo và điều hành xuất khẩu gạo ở mức 3,5-4 triệu tấn. Quyết định này là phù hợp với tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo vào thời điểm đó và đã đảm bảo được an ninh lương thực, giảm được giá gạo trên thị trường nội địa nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích của người sản xuất bán lúa có lãi trên dưới 30% so với giá thành sản xuất.

Tới đầu tháng 6 năm 2008, khi dự báo mùa vụ tại các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn khả quan, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo cho phép tiếp tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu với số lượng 1 triệu tấn gạo các loại để đảm bảo lượng gạo xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm là 3,5 triệu tấn. Ngày 7 tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, Hiệp hội Lương thực, Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung đẩy nhanh tiến độ thu mua lúa gạo nhằm tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho nông dân, tăng tiến độ giao hàng các hợp đồng đã ký, khẩn trương thương thảo, ký hợp đồng mới với giá có lợi theo số lượng xuất khẩu cả năm 2008 là 4,5-4,6 triệu tấn.

Thời điểm những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, giá gạo thế giới tăng vọt do các cảnh báo về tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu của các tổ chức thế giới như FAO, OECD. Một số nước sản xuất và xuất khẩu lớn đã hạn chế xuất khẩu như Ấn Độ: dự báo được mùa lớn nhưng Ấn Độ vẫn duy trì hạn chế xuất khẩu gạo tới tháng 4 năm 2009, Trung Quốc: nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới tuyên bố lấy mục tiêu an ninh lương thực quốc gia là ưu tiên số một, không bán gạo dự trữ dù giá gạo tăng lên mức nào, Ai Cập ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, Pakistan thiết lập thuế xuất khẩu gạo v.v... Trong khi đó các nước nhập khẩu gạo tăng mua dự trữ quá mức cần thiết. Những động thái phòng ngừa trên đã góp phần đẩy giá gạo lên cao một cách không bền vững như thời điểm tháng 4, tháng 5 vừa qua.

Hiện nay, tình hình sản xuất lượng thực thế giới thuận lợi đã tác động tới giá gạo của Việt Nam. Các bạn hàng lớn của Việt Nam ở khu vực Châu Á đều được mùa hoặc mua gần đủ nhu cầu dự trữ; thị trường Châu Phi lại gặp khó khăn về vận chuyển và khả năng thanh toán, bội thu ở một số nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản đã làm giá lương thực toàn cầu giảm mạnh so với thời kỳ đỉnh cao, nên có tác động không nhỏ tới giá lúa gạo thị trường nội địa của Việt Nam.

Do gạo là một mặt hàng nhạy cảm nên Chính phủ đã chỉ đạo ngoài việc xuất khẩu hiệu quả, phải đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hoá với giá, có lợi cho nông dân và việc điều hành xuất khẩu gạo cũng phải đảm bảo không gây biến động giá, ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Trên thực tế việc đảm bảo các mục tiêu nêu trên cùng một lúc là hết sức khó khăn bởi khi giá thị trường thế giới lên cao có lợi cho xuất khẩu và cho người trồng lúa, thì giá lúa gạo phục vụ cho tiêu dùng nội địa tăng tương ứng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.

Trong trường hợp ngược lại thì người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi nhưng người nông dân lại chịu thiệt thòi. Vì vậy trong mọi trường hợp vấn đề đặt ra là phải làm thế nào giải quyết hài hoà lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu thụ lúa gạo.

Tình trạng sốt gạo toàn cầu thời gian vừa qua đã tác động hiệu ứng tới các nước tiêu dùng lúa gạo đều chú trọng tới vấn đề sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo ngừng chuyển đổi đất canh tác, nhất là đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Nghị định về quản lý đất trồng lúa và chính sách phát triển lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang triển khai xây dựng các đề án đánh giá lại tiêu dùng lúa gạo nội địa cũng như cơ cấu giá thành sản xuất. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp điều hành xuất khẩu gạo năm 2009. Những nỗ lực trên sẽ góp phần kiện toàn công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian tới, đảm bảo đời sống người nông dân, người xuất khẩu và người tiêu dùng lúa gạo.

33/ Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị:

- Cử tri là nông dân sản xuất nông nghiệp rất bức xúc trước chủ trương của Chính phủ về tạm ngưng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đã làm giá gạo trong nước giảm thấp, trong khi giá vật tư nông nghiệp đầu vào liên tục tăng rất cao, làm cho đời sống người nông dân đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn.



- Hiện nay giá gạo thế giới tăng rất cao, để đảm bảo lợi ích chính đáng của người nông dân, cử tri đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khấu gạo trở lại hoặc Chính phủ tổ chức mua lúa để dự trữ theo giá thị trường thế giới, vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia nhưng vừa phải bảo đảm lợi ích chính đáng người nông dân.

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo xử lý nghiêm đối với những đối tượng đầu cơ gạo và tung tin đồn thất thiệt về hiện tượng khan hiếm gạo, nhằm nâng giá bán làm lợi cá nhân, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân”.

Trả lời (tại Công văn số 7640/BCT-KH ngày 29 tháng 7 năm 2008)

1. Về vấn đề xuất khẩu gạo

Do gạo là một mặt hàng nhạy cảm nên Chính phủ đã chỉ đạo ngoài việc xuất khẩu hiệu quả, phải đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hoá với giá có lợi cho nông dân và việc điều hành xuất khẩu gạo cũng phải đảm bảo không gây biến động giá, ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.



Điều hành xuất khẩu gạo năm 2008

Trên thực tế việc đảm bảo các mục tiêu nêu trên cùng một lúc là hết sức khó khăn bởi khi giá thị trường thế giới lên cao có lợi cho xuất khẩu và cho người trồng lúa, thì giá lúa gạo phục vụ cho tiêu dùng nội địa cũng tăng theo, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Trong trường hợp ngược lại thì người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi nhưng người nông dân lại chịu thiệt thòi, vì vậy trong mọi trường hợp vấn đề đặt ra là phải làm thế nào giải quyết hài hoà lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu thụ lúa gạo.

Những tháng đầu năm 2008, giá cả nhiều loại vật tư đầu vào cho sản xuất tăng cao, tình hình thị trường gạo thế giới biến động, cung thiếu hụt so với cầu, giá gạo thế giới tăng đột biến. Thêm vào đó, tình hình sản xuất nông nghiệp không thuận lợi; rét đậm, rét hại kéo dài; xuất hiện tình trạng đầu cơ ghìm hàng... đã góp phần tạo nên cơn sốt gạo, sốt giá cục bộ vào cuối tháng tư vừa qua. Trong bối cảnh đó, kết hợp với nhiều giải pháp nhằm kiểm soát giá các mặt hàng đầu vào như xăng dầu, phân bón v.v... Nhà nước đã chỉ đạo tạm ngừng ký thêm các hợp đồng xuất khẩu gạo và điều hành xuất khẩu gạo ở mức 3,5-4 triệu tấn. Quyết định này là phù hợp với tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo vào thời điểm đó và đã đảm bảo được an ninh lương thực, giảm được giá gạo trên thị trường nội địa nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích của người sản xuất bán lúa có lãi trên dưới 30% so với giá thành sản xuất.

Từ đầu tháng 6 năm 2008, khi dự báo mùa vụ tại các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn khả quan, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho phép tiếp tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu với số lượng 1 triệu tấn gạo các loại để đảm bảo lượng gạo xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm là 3,5 triệu tấn. Ngày 7 tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, Hiệp hội Lương thực, Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung đẩy nhanh tiến độ thu mua lúa gạo nhằm tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho nông dân, tăng tiến độ giao hàng các hợp đồng đã ký, khẩn trương thương thảo, ký hợp đồng mới với giá có lợi theo số lượng xuất khẩu cả năm 2008 là 4,5-4,6 triệu tấn.

Giá trong nước giảm do ảnh hưởng của giá thế giới: Thời điểm những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, giá gạo thế giới tăng vọt do các cảnh bảo về tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu của các tổ chức thế giới như FAO, OECD. Một số nước sản xuất và xuất khẩu gạo lớn đã hạn chế xuất khẩu như Ấn Độ: dự báo được mùa lớn nhưng Ấn Độ vẫn duy trì hạn chế xuất khẩu gạo tới tháng 4 năm 2009, Trung Quốc: nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới tuyên bố lấy mục tiêu an ninh lương thực quốc gia là ưu tiên số một, không bán gạo dự trữ dù giá gạo tăng lên mức nào, Ai Cập ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, Pakistan thiết lập thuế xuất khẩu gạo v.v... Trong khi đó các nước nhập khẩu gạo tăng mua dự trữ quá mức cần thiết. Những động thái phòng ngừa trên đã góp phần đẩy giá gạo lên cao một cách không bền vững như thời điểm tháng 4, tháng 5 vừa qua.

Hiện nay, tình hình sản xuất lương thực thế giới thuận lợi đã tác động tới giá gạo của Việt Nam. Các bạn hàng lớn của Việt Nam ở khu vực Châu Á đều được mùa hoặc mua gần đủ nhu cầu dự trữ; thị trường Châu Phi lại gặp khó khăn về vận chuyển và khả năng thanh toán, bội thu ở một số nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản đã làm giả lương thực toàn cầu giảm mạnh so với thời kỳ đỉnh cao, nên có tác động không nhỏ tới giá lúa gạo thị trường nội địa của Việt Nam.

Ngoài nhân tố khách quan là xu hướng giá thị trường thế giới giảm, giá gạo nội địa thời gian qua giảm còn do một số nguyên nhân như: (1) giá lúa vụ Hè Thu thấp hơn so với giá lúa vụ Đông Xuân do chất lượng thấp hơn, (2) một số địa phương, bà con nông dân đã gieo cấy giống lúa chất lượng kém, hạt ngắn như giống IR50404, OM576. Gạo chế biến từ các giống lúa này không thể sử dụng cho xuất khẩu hoặc không dự trữ được đến thời điểm cần xuất khẩu do đó không bán được giá tốt. (Các tỉnh gieo cấy các giống lúa chất lượng cao như Sóc Trăng, một số huyện phía Nam Long An, phía Đông Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, sản xuất ra đều tiêu thụ hết 100% ở mức giá cao.)

Chính sách dài hạn để đảm bảo an ninh lương thực: Tình trạng sốt gạo toàn cầu thời gian vừa qua đã tạo nên hiệu ứng tới các nước tiêu dùng lúa gạo đều chú trọng tới vấn đề sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực. Tại Việt Nam, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo ngừng chuyển đổi đất canh tác, đặc biệt là đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Nghị định về quản lý đất trồng lúa và chính sách phát triển lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang triển khai xây dựng các đề án đánh giá lại tiêu dùng lúa gạo nội địa cũng như cơ cấu giá thành sản xuất Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp điều hành xuất khẩu gạo năm 2009.

Những nỗ lực trên sẽ góp phần kiện toàn công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian tới, đảm bảo đời sống người nông dân, người xuất khẩu và người tiêu dùng lúa gạo.

2. Về vấn đề đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt

Trong những ngày cuối tháng 4/2008, cùng với tác động của giá gạo thế giới tăng cao và tâm lý hạn chế bán ra của người sản xuất với hy vọng giá sẽ còn tăng đã tác động tới giá lương thực trong nước luôn trong chiều hướng gia tăng. Ngày 25/4 mức giá lương thực ở các tỉnh phổ biến từ 5.000 - 5.300 đ/kg thóc tẻ, 8.000 - 11.000 đ/kg gạo tẻ. Đặc biệt trong các ngày 26 - 27/4, với việc có thông tin người dân Mỹ đổ xô tới các siêu thị mua gạo giá lương thực tăng mạnh tại nhiều nơi, bắt đầu từ các tỉnh phía Nam sau đó lan ra các tỉnh phía Bắc, với mức tăng 25 - 55%. Sau khi có sự can thiệp kịp thời của nhà nước giá gạo đã ổn định dần.

Qua sự việc trên, từ góc độ quản lý nhà nước có thể đánh giá các nguyên nhân giá lương thực tăng mạnh trong thời gian qua là:

1. Thông tin không được định hướng: Thông tin về thị trường và giá gạo thế giới liên tục tăng ở mức cao, nhất là các thông tin về việc người dân Mỹ đổ xô đi mua gạo tại các siêu thị ở Mỹ, cùng với việc giá gạo trong nước cũng tăng dần đã tạo nên tâm lý lo ngại không chỉ ở người tiêu dùng mà cả ở những người sản xuất kinh doanh, từ đó nông dân cũng hạn chế bán ra với hy vọng giá lương thực còn tăng; Các thương lái và chủ xay xát lợi dụng tình hình mua gom nhiều mà bán ra ít, ảnh hưởng đến nguồn cung gạo cho thị trường

2. Mạng lưới phân phối gạo chưa được quan tâm phát triển một cách đồng bộ, thống nhất nên mạng lưới bán lẻ có tổ chức chưa đủ mạnh để kịp thời ứng phó và kiểm soát được tình hình khi có biến động. Ngoài ra các nhà cung cấp và nhà phân phối chưa nhạy bén trong việc xử lý tình hình, số lượng và tiến độ cung ứng gạo vào mạng lưới bán lẻ không kịp thời và không liên tục

3. Người tiêu dùng dễ bị “kích động” trước thông tin và dư luận không chuẩn xác đã thiếu bình tĩnh, suy xét mà vội vàng đổ xô đi mua gạo gây sốt (nhu cầu tăng ảo), tạo cơ hội cho việc tăng giá tuỳ tiện, mặc dù ai cũng biết Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.

4. Do nguồn cung gạo trong nước luôn dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, nên sau khi cân đối xong cung cầu mặt hàng này hàng năm thường chỉ tập trung cho công tác điều hành xuất khẩu, có tư tưởng chủ quan trong công tác tổ chức cung ứng gạo cho thị trường trong nước (vì chưa xảy ra hiện tượng này bao giờ).

Trên cơ sở phân tích một cách đầy đủ các nguyên nhân, với sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp giải quyết của các Bộ, ngành, Hiệp hội lương thực và các Công ty lương thực, cơn sốt “gạo” vừa qua đã được đẩy lùi trong thời gian ngắn nhất, thị trường gạo đã dần đi vào ổn định. Về phía Bộ Công Thương đã nghiêm túc kiểm điểm những thiếu sót của mình trong công tác tổ chức thông tin, điều hành và quản lý thị trường lương thực và đã đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài không để xảy ra những trường hợp tương tự, cơn sốt “gạo” vừa qua chưa đến mức phải xử lý các tổ chức và cá nhân có liên quan.



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Tại công văn số 3074/BTNMT-PC ngày 15/8/2008, Bộ Tài nguyên và môi trường trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII như sau:

1/ Cử tri thành phố Hà Nội và các tỉnh Bình Định, Sóc Trăng, Nghệ An, Lâm Đồng, Nam Định, Ninh Thuận kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và các ngành liên quan sớm rà soát trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về thu hồi đất, đền bù, tái định cư, để đảm bảo cuộc sống của người dân trong diện thu hồi đất. Hiện nay, mỗi địa phương làm mỗi cách không thống nhất chung, gây bất bình trong nhân dân, gây tâm lý hoang mang đối với người bị thu hồi đất, dẫn đến các vụ khiếu kiện đông người về vấn đề đất đai gây mất ổn định chính trị cho đất nước.

Trả lời:

Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã có nhiều quy định đổi mới về vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong gần 4 năm triển khai thi hành Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng với các Bộ, ngành liên quan liên tục tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đất đai tại địa phương; có nhiều biện pháp thu thập thông tin phản ánh của nhân dân và đã tổ chức đánh giá, tổng kết để đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định mới nhằm tháo gỡ vướng mắc trong đó có vấn đề cử tri phản ánh, như ban hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định này.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các Bộ, ngành liên quan đang nghiên cứu xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, trong đó có sửa đổi các quy định liên quan đến vấn đề Cử tri kiến nghị để Chính phủ trình Quốc hội khóa XII xem xét, thông qua. Đồng thời, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó có các quy định liên quan đến vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để trình Chính phủ ban hành ngay sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai có hiệu lực thi hành.

2/ Cử tri thành phố Hà Nội và các tỉnh Cà Mau, Đắc Lắk, Thái Bình, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh kiến nghị: Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XII đã dành thời gian thảo luận về kết quả giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân, cử tri rất tâm huyết, quan tâm theo dõi. Qua thảo luận Quốc hội đã đặt mục tiêu cho Chính phủ phải phấn đấu hoàn thành vào năm 2009. Cử tri cho rằng đây là quyền lợi chính đáng của mọi người dân và là trách nhiệm của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, thực tế thời gian vừa qua, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang gặp khó khăn có cả nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan gây phiền hà cho người dân (có giấy mà dân không nhận, đất đo vẽ từ năm 2000 đến nay vẫn chưa được cấp giấy) để người dân dễ dàng làm được giấy chủ quyền (sổ đỏ)

Trả lời:

Ngày 11 tháng 10 năm 2007, Chính phủ (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ) đã có Báo cáo số 83/BC-CP trình Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 2 về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó đã phân tích đầy đủ về những nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cử tri đã nêu.

Để khắc phục những nguyên nhân chủ quan, thực hiện Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang cùng các Bộ, ngành rà soát sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, trong đó có sửa đổi quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch để hạn chế sự lợi dụng gây phiền hà cho người dân. Mặt khác, Bộ thường xuyên chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương để xử lý nghiêm đối với các trường hợp có hành vi cố tình sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân đến làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cảm ơn cử tri đã quan tâm và mong cử tri nếu phát hiện trường hợp cơ quan, cán bộ gây sách nhiễu, phiền hà, cố tình chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.



3/ Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị công bố rõ chính sách của Nhà nước đối với việc giao đất sản xuất nông nghiệp vào năm 2013 để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Cử tri đề nghị Nhà nước bổ sung chính sách về việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình không còn nhu cầu sử dụng nhưng cứ để hoang hóa làm ảnh hưởng đến chính sách tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Đất đai năm 2003 thì thời hạn giao đất cho hộ gia đình, cá nhân để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và làm muối là 20 năm; để trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất là 50 năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Luật Đất đai năm 2003 không quy định việc điều chỉnh lại ruộng đất.

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và sự phân công của Chính phủ, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2003, trong đó có nội dung sửa đổi quy định về thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được Nhà nước giao theo hướng ổn định lâu dài.

Việc xử lý đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp nhưng không sử dụng đã được quy định tại khoản 11 Điều 38 của Luật Đất đai năm 2003. Theo quy định này, Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liền, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liền.



4/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị Nhà nước nghiên cứu lại về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp (ngoài hạn điền phải thuê lại của Nhà nước), quy định như hiện nay rất thiệt thòi cho những gia đình có diện tích đất lớn đã canh tác ổn định, không ai tranh chấp.

Trả lời:

Hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp (hay còn gọi là hạn điền) là hai loại hạn mức khác nhau.

- Hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai;

- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 71 của Luật Đất đai năm 2003 là việc làm cần thiết nhằm điều tiết quá trình tích tụ đất nông nghiệp hiện đang diễn ra ngày càng "nóng" ở nông thôn, đặc biệt là nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm điều chỉnh quá trình tích tụ đất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề của một bộ phận nông dân diễn ra theo lộ trình có sự kiểm soát của Nhà nước, đảm bảo sự ổn định xã hội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ghi nhận ý kiến của cử tri đề nghị sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tăng thêm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và sẽ tiếp tục nghiên cứu, đưa ra thảo luận trong quá trình chuẩn bị Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.



5/ Cử tri tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu kiến nghị: Cử tri phản ánh việc thu hồi đất của dân để giao cho công ty 100% vốn nước ngoài còn rất nhiều bất hợp lý, có trường hợp hàng trăm hộ dân phải hy sinh quyền lợi vì một công dân nước ngoài (một trường hợp cụ thể: một công ty 100% vốn nước ngoài do một công dân Hàn Quốc làm chủ)

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương