BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang45/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 6633/BCT-KH ngày 31 tháng 7 năm 2008):

Vấn đề thứ nhất

Do gạo là một mặt hàng nhạy cảm nên Chính phủ đã chỉ đạo: ngoài việc xuất khẩu hiệu quả, phải đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hoá với giá có lợi cho nông dân và việc điều hành xuất khẩu gạo cũng phải đảm bảo không gây biến động giá, ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ xuyên suốt, được đặt lên hàng đầu trong quá trình điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Từ đầu năm 2008, căn cứ vào dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo số lượng gạo xuất khẩu năm 2008 từ 4 - 4,5 triệu tấn. Tuy nhiên, khi rét đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng tới việc gieo cấy lúa khu vực miền Bắc và tình hình cung cầu thế giới có nhiều biến động, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo xuống còn 3,5 - 4 triệu tấn và ngừng ký mới hợp đồng xuất khẩu gạo cho tới hết quý II năm 2008.

Trong cuộc họp giao ban về xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương với các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn và các Bộ, ngành hữu quan ngày 28 tháng 5 năm 2008 tại Tiền Giang vừa qua, Uỷ ban nhân dân các tỉnh đều kiến nghị nâng hạn mức xuất khẩu lên 4,5 triệu tấn để tiêu thụ lúa hàng hoá và ngày 11 tháng 6 năm 2008 và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long cũng có Công văn số 1600/UBND-KTTH gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét cho xuất khẩu gạo nhằm giải quyết tiêu thụ lúa của nông dân. Tuy nhiên, theo các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mức xuất khẩu hết quý III năm 2008 là 3,5 triệu tấn. Vào cuối quý III năm 2008, trên cơ sở đánh giá kết quả thu hoạch các mùa vụ sản xuất chính và tình hình thị trường, giá cả lúa gạo trong, ngoài nước, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định mức xuất khẩu cả năm 2008 và bổ sung lượng ký hợp đồng mới. Có thể nói, việc điều hành xuất khẩu thời gian vừa qua và năm 2008, luôn luôn lấy đảm bảo an ninh lương thực quốc gia làm trọng tâm.

Ngoài ra, Chính phủ đã thành lập Ban soạn thảo Nghị định về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang trình Chính phủ Chiến lược quốc gia về sản xuất lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2020.

Vấn đề thứ hai

Để thực hiện kế hoạch định hướng xuất khẩu gạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã thông báo và hướng dẫn ngay từ đầu năm cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế số lượng lúa hàng hóa dành Gạo xuất khẩu cả năm và từng quý để các doanh nghiệp chủ động giao dịch. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được thông báo nhu cầu từng thị trường, xu hướng giá cả thị trường thế giới (hàng tuần) để thực hiện việc xuất khẩu có hiệu quả, giá xuất khẩu sát với giá thế giới.

Khi các doanh nghiệp đã ký hợp đồng đạt số lượng theo kế hoạch định hướng, Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm thông báo để doanh nghiệp biết không tiếp tục cam kết, giao dịch, nhằm tránh bị khách hàng phạt khi không còn gạo xuất khẩu, tránh hiện tượng tranh mua gây biến động giá thị trường nội địa, ảnh hưởng bất lợi tới người tiêu dùng (Việt Nam là quốc gia tiêu dùng gạo bình quân đầu người cao nhất thế giới).

Mặc dù cần thông báo sớm để định hướng cho các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng ngay từ trước khi gieo trồng, trong khi tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, nhưng có thể nói chỉ tiêu định hướng được Chính phủ đưa ra trong những năm qua là khá chuẩn xác, giúp các doanh nghiệp chủ động trong giao dịch và xuất khẩu có hiệu quả. Bộ Công thương (trước đây là Bộ Thương mại) nhiều năm qua đã hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng được một số thị trường, bạn hàng truyền thống, tiêu thụ số lượng lớn, thường xuyên, góp phần ổn định sản xuất, đảm bảo sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng và xuất khẩu, hạn chế đáng kể biến động giá thị trường nội địa.

Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, phát huy tác dụng của những Trung tâm xúc tiến thương mại trong việc tìm kiếm thị trường nói chung, Bộ đã đề ra những biện pháp sau:

- Biện pháp trước mắt:

+ Tăng cường việc cung cấp và trao đổi thông tin.

+ Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác XTTM tại địa phương.

+ Tổ chức Hội nghị giao ban, sơ kết định kỳ công tác XTTM theo khu vực Bắc, Trung Nam và trên quy mô cả nước.

+ Lập kế hoạch cử các đoàn/nhóm công tác của Cục XTTM làm việc với các trung tâm XTTM địa phương để trao đổi nắm bắt nhu cầu và phối hợp với tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển công nghiệp.

- Về biện pháp lâu dài:

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan về cơ chế, chính sách nhằm phát huy tác dụng của Trung tâm XTTM, cụ thể như về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, biên chế cũng như chế độ tiền lương…



25- Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: “Cử tri đề nghị ngành điện có kế hoạch xây dựng mới hoặc mua điện,... để bảo đảm việc cung cấp điện phục vụ đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tránh tình trạng cắt điện tràn lan, trên diện rộng trong thời gian dài như hiện nay”.

Trả lời (tại Công văn số 6572/BCT-KH ngày 30 tháng 7 năm 2008):

Nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất và đời sống thiết yếu của nhân dân, ngành điện đã chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất và cung ứng do các yếu tố tác động bất lợi của thời tiết cũng như do nhu cầu phụ tải tăng nhanh trong khi năng lực sản xuất mới tăng chậm. Ngay từ cuối năm 2007, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng kế hoạch mua điện từ các nhà máy điện BOT và IPP và của Trung Quốc là 24,11 tỷ kwh, tăng 7,55 tỷ kwh (45,63%) so với thực hiện năm 2007, chiếm 31,2% sản lượng của EVN. Để đáp ứng nhu cầu điện ngày một tăng cao, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN huy động cao tất cả các nguồn thủy điện, nhiệt điện than, khí, dầu và tăng lượng điện mua ngoài, đồng thời chủ động, tích cực đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thành sửa chữa, song do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn, lượng nước về các hồ ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái, các hồ thủy điện phải xả nước để chống hạn, nguồn khí cung cấp từ đường ống Nam Côn Sơn phải dừng trong khoảng 1,5 ngày trung tuần tháng 3, một số nguồn điện của các Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PV) vào không đúng tiến độ, một số khác bị sự cố kỹ thuật... trong khi nhu cầu sử dụng điện tăng trưởng rất cao là những nguyên nhân chính gây khó khăn cho hệ thống điện nên không thể tránh khỏi việc cắt điện cục bộ vào giờ cao điểm trên diện rộng, kể cả thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoặc thậm chí phải cắt cả tuyến để bảo đảm an toàn cho hệ thống khi tần số xuống thấp. Đứng trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN và các đơn vị có liên quan nhanh chóng tìm các giải pháp ngắn hạn khắc phục tình trạng thiếu điện, đồng thời xây dựng các giải pháp dài hạn chống thiếu điện cho các năm tới.



25/ Cử tri tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) kiến nghị:

1- Nhiều cử tri các huyện Hòa Đức, Chương Mỹ, Ba Vì đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc cung cấp điện sinh hoạt cho nông thôn cho hợp lý, đảm bảo phục vụ sinh hoạt tối thiểu của nhân dân trong khoảng thời gian cần thiết, nhất là trong “giờ vàng” của truyền hình để nhân dân tiếp cận kịp thời cung cấp thời sự.



- Cử tri TP Sơn Tây đề nghị Nhà nước tăng cường các biện pháp quản lý và bình ổn giá điện sinh hoạt để phục vụ tốt hơn đời sống người dân.

2- Đề nghị Chính phủ kiểm tra việc Tổng công ty điện lực Việt nam trình đề án tăng giá điện để tăng vốn đầu tư xây dựng các nhà máy lớn nhưng lại đầu tư sai sang lĩnh vực khác. Xem lại chiến lược phát triển ngành điện, xác định rõ nguyên nhân thiếu điện, từ đó có điều chỉnh thích hợp để đủ điện phục vụ sản xuất và phục vụ trong thời gian tới”.

Trả lời (tại Công văn số 6574/BCT-KH ngày 30 tháng 7 năm 2008):

Về vấn đề thứ nhất:

Hiện nay, hệ thống điện Việt Nam có sự chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm (18-22h) và giờ thấp điểm (22h-4h) rất lớn, từ 1,5 đến 2 lần. Nguyên nhân chính là do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt rất lớn, chiếm tỷ trọng trên 40% trong cơ cấu điện thương phẩm, lại tập trung sử dụng vào giờ cao điểm (18-22h) làm cho hệ thống điện thường xuyên thiếu công suất vào giờ cao điểm từ 300 - 500MW, nhất là trong thời điểm tháng 6, tháng 7 hệ thống thiếu tới 30-35% công suất nên phải vận hành hết sức căng thẳng. Vì vậy để đảm bảo an toàn hệ thống, tránh quá tải gây sự cố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bắt buộc phải có biện pháp điều tiết nhu cầu sử dụng điện để giành ưu tiên cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng thiết yếu. Đó là điều hoàn toàn không mong muốn của cả nhà cung cấp và cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương rất mong được cử tri cả nước thông cảm, chia sẻ. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do ngừng cung cấp điện, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN phải trao đổi thống nhất với các địa phương về danh mục các phụ tải ưu tiên sử dụng điện và phải thông báo lịch cắt điện đến các đơn vị sử dụng điện như quy định của Luật Điện lực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể có nơi chưa đảm bảo quy định, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN tổ chức kiểm tra các điện lực địa phương về vấn đề này, đồng thời đề nghị cử tri cả nước tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm theo Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Với kiến nghị của cử tri thành phố Sơn Tây: Để ít ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân, nhất là những hỗ gia đình có thu nhập thấp, nhà nước đã có chính sách trợ giá điện sinh hoạt; nên mặc dù từ năm 2002 đến nay giá điện đã được điều chỉnh tăng 3 lần, nhưng giá bán điện sinh hoạt cho 100 kwh đầu của các hộ gia đình vẫn giữ nguyên là 550 đ/kwh, mức giá này chỉ bằng khoảng 64% mức giá bán điện chung bình quân.

Về vấn đề thứ hai:

Việc kinh doanh đa ngành của EVN phù hợp với chủ trương của Đảng và phù hợp với định hướng xây dựng Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 147/QĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2006; Quyết định số 148/QĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2006 về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam và gần đây là văn bản số 1931/VPCP- ĐMDN ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ đưa ra định hướng cho phép các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư vào các ngành, nghề kinh doanh hỗ trợ khác không vượt quá 30% vốn. Tính đến nay, EVN và các công ty con đầu tư vào các lĩnh vực ngoài điện với tỷ lệ khoảng 3,54% vốn nhà nước. Mặc dù vậy, Bộ Công Thương và EVN luôn nhận thức nhiệm vụ bảo đảm cung ứng điện là mục tiêu chính của ngành và của tập đoàn. Mở rộng các hoạt động khác đều phải lấy mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động chính tốt hơn. Chính vì vậy, các loại hình dịch vụ mà EVN được phép thực hiện đều nhằm chủ động tạo thêm các kênh huy động vốn phục vụ mục tiêu đầu tư các công trình điện, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để huy động vốn trên cơ sở tận dụng, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản, trang thiệt bị vật tư và nguồn lực đã có và các hoạt động này đều được hoạch toán riêng minh bạch theo quy định của Nhà nước



26/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Đề nghị Bộ Công thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Công ty điện lực III xem xét chủ trương đền bù, giải tỏa đối với các hộ dân sống trong hành lang khi xây dựng đường điện cao thế 500 kv mạch 2 và đường 220 kv từ Quảng Bình đi Đà Nẵng. Cử tri cho rằng đền bù không thỏa đáng, thậm chí nhiều hộ không được đền bù phần diện tích mà đường dây đi qua nhưng buộc dân không được xây dựng nhà, trồng cây cao... một số hộ còn thắc mắc, khiếu nại thì bị cưỡng chế thi hành. Nhân dân rất bức xúc (nhất là các hộ dân ở Sơn Thủy, Phú Thủy, Văn Thủy, thị trấn nông trường Lệ Ninh)”.

Trả lời (tại Công văn số 6643/BCT-KH ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Về vấn đề đền bù, giải toả đối với các hộ dân nằm kẹp giữa 2 đường dây 500kv.

Về việc đền bù, di dời nhà dân nằm kẹp giữa 2 đường dây 500kv được thực hiện theo quy định của Luật Điện lực và văn bản số 3221/BCN-KTAT ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), cụ thể như sau:

a) Trường hợp bắt buộc phải di dời: Nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp 500kv.

b) Trường hợp được bồi thường di dời: nhà ở, công trình nằm giữa 2 đường dây cao áp và ngoài hành lang an toàn lưới điện khi cường độ điện trường lớn hơn giới hạn quy định (≤ 5kv/m tại điểm bất kỳ ngoài nhà cách mặt đất 1 m và < 1kv/m tại điểm bất kỳ trong nhà cách mặt đất 1 m).

c) Trường hợp hỗ trợ di dời: các hộ dân nằm giữa 2 đường dây 500kv khi khoảng cách theo phương nằm ngang giữa 2 dây dẫn pha ngoài cùng gần nhất của 2 đường dây này nhỏ hơn hoặc bằng 60 m

Về vấn đề đền bù, giải toả đối với đường dây 220kv

Nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn thì được bồi thường do hạn chế khả năng sử dụng đất.

Như vậy các trường hợp di dời đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và UBND cấp tỉnh quyết định việc áp giá bồi thường trong phạm vi khung giá đất do Bộ Tài chính quy định. Vì vậy Bộ Công Thương đề nghị cử tri gửi văn bản đến Bộ Tài chính và UBND tỉnh Quảng Bình để hỏi rõ thêm các trường hợp đền bù không thoả đáng.

27/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: “Những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm phải được quản lý. Ví dụ việc tự do xuất khẩu lợn sữa sang Trung Quốc vừa qua sẽ có hậu quả xấu đến giá cả thực phẩm trong những tháng tới. Đề nghị tăng cường công tác quản lý kiểm tra chống đầu cơ, tích trữ”.

Trả lời (tại Công văn số 6630/BCT-KH ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Ngoài 14 mặt hàng trong điện bình ổn giá, những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, lương thực và thực phẩm cũng được Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ trong công tác chỉ đạo sản xuất, xuất nhập khẩu, chống đầu cơ tích trữ để đảm bảo cung cầu cho sản xuất và tiêu dùng.

Liên quan tới vấn đề xuất khẩu lợn, Bộ Công Thương cũng đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc xuất tiểu ngạch lợn thịt tại Quảng Ninh và Lạng Sơn. Theo báo cáo của Đoàn và các địa phương cho thấy:

- Tại Quảng Ninh: Từ tháng 7 năm 2007 đến nay số lượng lợn thịt xuất qua biên giới tăng đột biến, bình quân mỗi ngày khoảng từ 50 - 70 xe ôtô, trong đó chủ yếu là lợn thịt chở trên các xe có trọng tải 5 - 7tấn/xe, một số ít là lợn sữa. Lợn được chuyển từ các tỉnh phía Bắc đến xuất tiểu ngạch qua điểm thông quan Lục Lầm (xã Hải Hoà - Móng Cái). Tuy có lực lượng chức năng (Biên phòng, Hải quan) kiểm soát, nhưng do xe tập kết quá đông tại điểm thông quan nên có tình trạng ùn tắc, lộn xộn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn việc lây lan và bùng phát dịch bệnh cho đàn gia súc khu vực biên giới và lan rộng ra cả địa phương.

- Tại tỉnh Lạng Sơn: Lợn xuất qua biên giới Lạng Sơn chủ yếu là lợn thịt và cả lợn sữa. Xem sổ theo dõi xuất lợn của Trạm KSLH Dốc Quýt trung bình mỗi ngày đêm có khoảng 50 xe tải vận chuyển khoảng 100 tấn lớn lên biên giới để xuất tiểu ngạch đi qua các điểm thông quan, lối mở Nà Nưa (huyện Tràng Định), Tân Thanh, Ba Sơn, Thạch Đạn (Cao Lộc); chưa kể các điểm xuất tiểu ngạch qua Na Hình (huyện Văn Loãng), Tú Mịch (huyện Lộc Bình)...

Lượng lợn thịt xuất qua biên giới tăng lên đột biến tại Quảng Ninh và Lạng Sơn được Ban chỉ đạo 127 địa phương giải thích: Thị trường Trung Quốc tín nhiệm thịt lợn Việt Nam chăn nuôi sử dụng ít thuốc tăng trọng nên chất lượng thịt ngon hơn, giữa năm 2006, Trung Quốc phải tiêu huỷ hàng triệu con lợn do dịch bệnh và thời tiết khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi; Trung Quốc đang thu hút nguồn thực phẩm để chuẩn bị cho Olympic; thịt lợn nếu nhập chính ngạch phía Trung Quốc kiểm soát gắt gao và đánh thuế nhập khẩu, nếu đi đường tiểu ngạch thì coi là nhập lậu, nếu bắt được thì xử lý tịch thu và tiêu huỷ.

Đối với mặt hàng lợn sữa xuất sang Trung Quốc: Bộ Công Thương cũng đã lưu ý các địa phương xuất khẩu lợn sữa tuy không phải là mặt hàng cấm xuất khẩu song việc xuất khẩu phải vừa đảm bảo tiêu thụ hàng hoá cho người chăn nuôi và vừa đảm bảo con giống sản xuất, chăn nuôi sau dịch bệnh. Việc cân đối các yếu tố trên thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Công thương đã đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi xem xét cân đối cung cầu, cho tạm dừng xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian xảy ra dịch bệnh tai xanh.

28/ Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị:

- Đề nghị Bộ Công thương sớm ban hành Thông tư hướng dân lập, thẩm định thiết kế đối với lĩnh vực khai thác mỏ, cụ thể hơn trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chế biến và khai thác khoáng sản.



- Đề nghị Bộ công thương sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị Định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ “về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi. bổ sung một số điều của Luật khoáng sản”.

Trả lời (tại Công văn số 5980/BCT-KH ngày 14 tháng 7 năm 2008)

- Về việc sớm ban hành Thông tư hướng dẫn lập, tham định thiết kế đối với lĩnh vực khai thác mỏ

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã quy định về các bước thiết kế xây dựng; hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng và thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình nói chung và các công trình trong lĩnh vực khai thác mỏ nói riêng tại các điều 14, 15, 1 6.

Trên cơ sở Nghị định số 16 nói trên và nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã ban hành Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn về việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư mỏ, trong đó có thiết kế mỏ khoáng sản rắn.

- Về việc sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản

Trên cơ sở các nhiệm vụ giao cho Bộ Công Thương tại Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Bộ Công Thương đã có hướng dẫn bằng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể là:

- Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn về việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư mỏ.

- Thông tư số 08/2008/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2008 về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản.

Vì vậy, cử tri tỉnh Hà Giang có thể nghiên cứu những nội dung quan tâm tại các văn bản nói trên.

29/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước xem xét đình chỉ toàn quốc việc khai thác quặng titan dọc theo bờ biển vì hiện nay việc khai thác này đang làm phá vỡ môi trường sống và sản xuất của nhân dân”.

Trả lời (tại Công văn số 5979/BCT-KH ngày 14 tháng 7 năm 2008)

Về việc khai thác quặng titan, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến tại Công văn số 144/TB-VPCP ngày 23 tháng 6 năm 2008, cụ thể như sau:

Quặng titan - zircon là nguồn tài nguyên có giá trị lớn của nước ta, có thể hình thành một ngành công nghiệp có quy mô lớn và đồng bộ về khai thác, chế biến ra các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao (ilmenit hoàn nguyên, xỉ titan, rutil, pigment và kim loại titan).

Vì vậy, để quản lý tốt hơn việc khai thác, chế biến quặng than, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ thực hiện các công việc sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường:

+ Phối hợp với Bộ Công Thương và UBND các tỉnh liên quan rà soát và có biện pháp quản lý chặt chẽ việc khai thác quặng titan - zircon đối với các diện tích đã cấp phép.

+ Khẩn trương xây dựng, tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Điều tra đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon trong vùng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu trên diện tích khoảng 1.500 km2 và tổ chức hoạt động từ năm 2008 - 2010, nhằm khoanh định cụ thể các diện tích chứa sa khoáng titan để tổ chức thăm dò, đánh giá trữ lượng làm cơ sở lập dự án đầu tư khai thác, chế biến và dự trữ quốc gia”.

+ Thông báo ngay cho các UBND tỉnh có tài nguyên quặng titan-zircon biết các khu vực cần điều tra đánh giá tiêm năng sa khoáng than trong tầng cát đỏ và dừng ngay việc thoả thuận cấp phép và thăm dò, khai thác quặng toán tại các khu vực này.

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và UBND các tỉnh liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ chủ trương cấp phép thăm dò, khai thác quặng than - zircon trên một số diện tích có nhu cầu sử dụng đất cấp bách để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhà máy điện nguyên tử, điện gió, các khu đô thị.

- Bộ Tài chính:

+ Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối nguồn vốn đảm bảo thực hiện Đề án điều tra đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon nêu trên ngay trong năm 2008.

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu quặng titan - zircon trình Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Công thương:

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh có tài nguyên quặng titan-zircon rà soát, khoanh định cụ thể các diện tích có quặng titan-zircon theo các kết quả điều tra mới nhất để điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

+ Chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ quặng titan-ziron, đặc biệt là Dự án sản xuất pigment tại tỉnh Hà Tĩnh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.

+ Căn cứ trữ lượng quặng titan-zircon đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra, đánh giá, giao Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam chủ trì thăm dò, đánh giá trữ lượng, lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng than quy mô lớn với công nghệ cao, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao tại Thông báo nói trên.

30/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị:

- Đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình hạn chế sản lượng khai thác đối với một số khoáng sản, nhất là khoáng sản kim loại, than đá… cần hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô hoặc tinh quặng.



- Đề nghị Bộ công thương trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục dự án Khu liên hợp gang thép Cao Bằng, công suất 221,6 nghìn tấn phôi thép/năm vào quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015 có xét đến năm 2025”.

Trả lời (tại Công văn số 5798/BCT-KH ngày 14 tháng 7 năm 2008)

- Về xây dựng lộ trình hạn chế sản lượng khai thác và hạn chế xuất khẩu đối với một số khoáng sản:

Lộ trình hạn chế sản lượng khai thác đối với một số khoáng sản thông thường được quy định trong các Quy hoạch về khai thác và chế biến khoáng sản theo từng giai đoạn, có xét đến sự phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế từng thời kỳ. Việc hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô hoặc tinh quặng đã được Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 08/2008/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2008 về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản. Cử tri Cao Bằng có thể nghiên cứu các vấn đề cần quan tâm tại các văn bản này.



- Về việc bổ sung danh mục dự án Khu liên hợp gang thép Cao Bằng, công suất 221,6 nghìn tấn phôi thép/năm vào Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.

Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2007. Trong phần quy hoạch các dự án đầu tư chủ yếu trong giai đoạn 2007-2015 đã định hướng: “Phát triển các dư án sản xuất gang lò cao quy mô vừa và nhỏ tại Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn và Yên Bái với tổng công suất đạt khoảng 1 triệu tấn gang/năm, các nhà máy sản xuất phôi dẹt của Công ty Thép Cửu Long, phôi vuông của Công ty Thép Việt và Công ty Thép miền Nam (VSC)...”

Như vậy dự án Khu liên hợp gang thép Cao Bằng cũng đã được tính đến trong nội dung quy hoạch này. Cử tri tỉnh Cao Bằng có thể liên hệ với UBND tỉnh Cao Bằng để biết thêm chi tiết nội dung các dự án sản xuất gang thép được đưa vào Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.

31/ Cử tri thành phố Hải phòng và tỉnh Long An kiến nghị: “Cử tri cho rằng khi mà điều kiện sống ngày càng được cải thiện thì mức khởi điểm tính giá lũy tiến đối với công suất sử dụng điện dân dụng 100kw/h trở lên là hợp lý, nhất là ở các khu vực đô thị. Đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương xem xét, chỉ đạo điều chỉnh mức khởi điểm tính giá tích lũy tiến đối với công suất sử dụng điện dân dụng từ 100kw/h lên 200kw/h”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương