BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang48/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   67

Trả lời:

Trước Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, Nhà nước đã có nhiều văn bản quy định việc ghi nợ tiền sử dụng đất, trong đó Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000 và Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21 tháng 9 năm 1999 của Tổng cục Địa chính - Bộ Tài chính đã quy định việc ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 1999; tại Điều 14 của Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất quy định một số trường hợp người sử dụng đất được chậm nộp tiền sử dụng đất và được ghi nợ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP và khoản 2 mục III phần D của Thông tư số 117/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính thì các trường hợp nói trên còn nợ tiền sử dụng đất đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 thì nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Song trên thực tế nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 vẫn còn nhiều trường hợp chưa nộp khoản tiền sử dụng đất được phép ghi nợ khi cấp giấy chứng nhận, dẫn đến tình trạng tồn đọng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người dân chưa có khả năng trả nợ. Để khắc phục tình trạng này, tạo điều kiện cho những đối tượng có khó khăn trong việc trả nợ tiền sử dụng đất, ngày 17 tháng 01 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2006/NĐ-CP cho phép tiếp tục được ghi nợ tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận và tiền sử dụng đất ghi nợ vào giấy chứng nhận tính theo giá đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sau thời gian Nghị định số 17/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, giá đất có xu hướng giảm mạnh nên nhiều nơi đã không thể cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì người dân không muốn ghi số tiền nợ vào giấy chứng nhận; hơn nữa nếu ghi số tiền nợ vào giấy chứng nhận thì tiến độ cấp giấy chứng nhận bị chậm nhiều do phải xác định chính xác số tiền nợ. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất với Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định việc ghi nợ tiền sử dụng đất đối với các trường hợp cấp giấy chứng nhận từ ngày Nghị định số 84/2007/NĐ-CP có hiệu lực sẽ không ghi số tiền nợ vào giấy chứng nhận và việc xác định số tiền nợ phải trả tính theo giá đất tại thời điểm trả nợ; các trường hợp đã ghi nợ trước ngày Nghị định số 84/2007/NĐ-CP có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm ghi nợ.

17/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị: Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh phải trình Hội đồng nhân dân thông qua giá các loại đất để công bố vào ngày 01/01. Quy định này gây khó khăn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (do người bị thu hồi đất có tâm lý chờ điều chỉnh giá đất vào ngày 01/01; cùng một thửa đất, loại đất, vị trí đất nhưng bồi thường ở hai thời điểm: cuối năm này và đầu năm sau giá bồi thường có thể khác nhau). Do vậy, đề nghị sửa đổi Nghị định số 188/2004/NĐ-CP, giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, căn cứ vào tình hình giá đất trên thị trường ở địa phương, xây dựng phương án giá loại đất trình hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện cho đến khi giá đất có biến động (tăng hoặc giảm 20%) mới cần điều chỉnh cho phù hợp.

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường xin tiếp thu ý kiến của cử tri và xin được thể hiện vấn đề này trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai để Chính phủ trình Quốc hội khóa XII xem xét, thông qua.



18/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri kiến nghị trong Luật Đất đai không có khái niệm về “đất công”, nhưng một số địa phương lại đưa ra khái niệm “đất công” để thu hồi nhưng không bồi thường cho dân; đề nghị nên thống nhất xử lý vấn đề này.

Trả lời:

Luật Đất đai năm 2003 không có khái niệm “đất công” mà chỉ có khái niệm đất được sử dụng vào mục đích gì và do ai sử dụng. Tuy nhiên, đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân nên cũng có thể gọi toàn bộ vốn đất đai của quốc gia dù đã cho thuê, giao hay chưa được giao cho bất kỳ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng đều là “đất công”. Trong thực tế hiện nay, thuật ngữ “đất công” hay được sử dụng trong các tỉnh phía Nam nhằm đề cập tới khái niệm “công điền, công thổ” được sử dụng trong các văn bản pháp luật về đất đai của chế độ cũ. Trong Luật Đất đai chỉ có khái niệm “đất công ích” và theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì Nhà nước không bồi thường về đất khi thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.



19/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất Chính phủ điều chỉnh một số chính sách về tổ chức đơn vị dịch vụ công làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, về giá bồi thường chung cho dự án công ích và dự án kinh doanh. Không nên định giá bồi thường hoặc các doanh nghiệp tự thoả thuận khi thu hồi đất như hiện nay, mà nên giao đơn vị độc lập tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng sau đó tổ chức đấu giá. Số tiền đấu giá được chia cho ba bên là nhà đầu tư, Nhà nước và người bị thu hồi đất theo tỷ lệ nhất định. Số tiền đấu giá được và tỷ lệ phân chia sẽ được công khai, người dân theo đó tính toán số tiền mình được bồi thường.

Trả lời:

Vấn đề Cử tri kiến nghị là một trong những nội dung được xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ để trình Quốc hội khóa XII xem xét, thông qua.



20/ Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị hướng dẫn cụ thể về thủ tục cấp phép thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản đối với những mỏ giao cho địa phương quản lý nhưng thẩm quyền cấp phép thăm dò vẫn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc quy định như trên đã gây khó khăn cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Đề nghị xây dựng các giải pháp đặc thù cho các tỉnh miền núi trong diện đặc biệt khó khăn về phát triển công nghiệp và hướng dẫn thực hiện đối với các loại tài nguyên, khoáng sản từ các điểm mỏ tản mạn, có trữ lượng nhỏ, không hiệu quả khi chế biến trong nước.

Trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia. Diện tích khu vực cấp giấy phép khai thác trong trường hợp nêu trên đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

Đối với các mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, nếu muốn thăm dò, đánh giá lại trữ lượng để cấp phép khai thác cũng như lựa chọn công nghệ khai thác, quy mô đầu tư thì xảy ra hai trường hợp:

- Nếu tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì có quyền tiến hành công tác thăm dò trong khu vực được phép khai thác (khoản 2 Điều 32 Luật Khoáng sản);

- Nếu trước khi nộp hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân muốn thăm dò, đánh giá trữ lượng thì việc cấp phép thăm dò khoáng sản trong trường hợp này thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong khi đó, mỏ khoáng sản này lại không được đưa vào quy hoạch thăm dò để làm căn cứ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Đây là một điểm chưa hợp lý, chưa được quy định chi tiết trong các văn bản hướng dẫn gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường xin tiếp thu và sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) dự kiến sẽ trình Quốc hội khóa XII xem xét, cho ý kiến vào tháng 10 năm 2009.

Đối với quy định, hướng dẫn cho các mỏ tản mạn, trữ lượng nhỏ, không hiệu quả khi chế biến đã được pháp luật về khoáng sản quy định như đã nêu trên. Tuy nhiên, việc xây dựng một cơ chế đặc thù cho các tỉnh miền núi diện đặc biệt khó khăn nhằm tháo gỡ những khó khăn nhằm phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách cụ thể trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi).



21/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ ban hành quy chế đấu thầu khai thác mỏ khoáng sản (đá xây dựng, đá gra- nít); đồng thời phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép khai thác các loại mỏ khoáng sản phù hợp

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì xây dựng Quy chế đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Việc ban hành Quy chế này trong thời gian tới sẽ cho phép nâng cao trách nhiệm khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản của các tổ chức cá nhân, giảm cơ chế “xin - cho” trong việc xem xét cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản và tăng thu cho Ngân sách nhà nước.

Về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai thác đá xây dựng, đá granit làm vật liệu xây dựng thông thường đã được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản.

22/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cử tri huyện Yên Dũng tiếp tục phản ánh về tình trạng khói bụi do nhà máy nhiệt điện Phả Lại gây ô nhiễm môi trường, nhất là về mùa gió đông nam. Đề nghị Nhà nước có nghiên cứu khảo sát đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy nhiệt điện Phả Lại gây ra đối với huyện Yên Dũng và có biện pháp giải quyết .

Trả lời:

Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (gọi tắt là Nhà máy) được chia làm 2 dự án xây dựng: dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 1 khởi công xây dựng vào năm 1980 và Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 được xây dựng vào năm 1998 theo Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại số 1090/QĐ-MTg ngày 22 tháng 5 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (cũ).

Từ năm 1983 - 1986, Nhà máy đã lần lượt cho đi vào hoạt động các tổ máy 1, 2, 3 và 4 thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 1, đồng thời cũng đã lắp đặt 8 bộ lọc bụi tĩnh điện cho 4 tổ máy nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động do chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường nên năm 1995, Nhà máy đã để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nhà máy đã khắc phục sự cố nêu trên và đầu tư các công trình bảo vệ môi trường.

Năm 2001 - 2002, Nhà máy tiếp tục cho tổ máy 5 và 6 thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 đi vào hoạt động, đồng thời lắp đặt thêm 4 hệ thống lọc bụi tĩnh điện và thiết bị khử SO2 nên đã giảm thiểu đáng kể ô nhiễm bụi và môi trường không khí do hoạt động của Nhà máy gây ra.

Năm 2007, Nhà máy đã thay thế toàn bộ 8 hệ thống lọc bụi tĩnh điện của 4 tổ máy đầu tiên. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có thể có những thời điểm Nhà máy chưa vận hành đúng quy trình hoặc vận hành không thường xuyên hệ thống lọc bụi và thiết bị khử SO2 nên gây tình trạng ô nhiễm môi trường như Cử tri huyện Yên Dũng đã đề cập. Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị với địa phương giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy và yêu cầu Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại phải nghiêm túc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Bảo vệ môi trường) để theo dõi và giám sát.

Trong năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang để kiểm tra và quan trắc chất lượng môi trường của Nhà máy vào các ngày từ 13 - 15 tháng 11 năm 2007. Trong đó, có phân tích và quan trắc các thông số ô nhiễm môi trường không khí tại các vị trí cách ống khói của Nhà máy 1, 2, 3 và 4 km theo hướng gió Đông Bắc và các vị trí tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Kết quả giám sát cho thấy các thông số môi trường đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép (so sánh với TCVN 5937: 2005). Tuy nhiên, kết quả này chưa phản ánh đúng thực trạng ảnh hưởng ô nhiễm bụi của Nhà máy đối với huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Vì vậy, thực hiện Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, khu (cụm) công nghiệp và làng nghề trên lưu vực sông Cầu vào tháng 7 và tháng 8 năm 2008, trong đó sẽ kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Kết quả sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2008.



23/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng nguồn nước ở lưu vực sông Cầu bị ô nhiễm trầm trọng, người dân không sử dụng làm nước sinh hoạt như trước đây, gây bức xúc cho nhân dân sống hai bên bờ sông này. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có biện pháp giải quyết tình trạng trên

Trả lời:

Trong Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, một trong những mục tiêu cụ thể về bảo vệ tài nguyên nước là khôi phục các sông, các hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt nghiêm trọng, ưu tiên đối với các sông trên một số lưu vực, trong đó có lưu vực sông Cầu.

Theo Chiến lược, các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nước lưu vực sông Cầu là:

Kiểm soát nguồn thải:

- Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản tại các khu vực thuộc tỉnh Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên, nước thải làng nghề của hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, nước thải sinh hoạt từ các thành phố, thị trấn thuộc lưu vực sông Cầu;

- Các Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động xả thải và việc thực hiện xử lý nước thải. Đảm bảo chất lượng nước thải của các doanh nghiệp trên lưu vực trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn cho phép;

- Các khu vực nguồn nước đã bị ô nhiễm cần hạn chế phát triển các ngành sản xuất phát sinh lượng nước thải lớn hoặc gây ô nhiễm cao để tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tự phục hồi tự nhiên của nguồn nước, cải thiện chất lượng nguồn nước;

- Tăng cường công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước. Hạn chế cấp phép đầu tư các ngành sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao.

Biện pháp kiểm soát nguồn nước:

- Quy định cụ thể mục đích sử dụng cho từng nguồn nước, từng đoạn sông; quy định vùng bảo hộ vệ sinh các khu vực cấp nước sinh hoạt;

- Kiểm soát chặt chẽ các khu vực nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và có kế hoạch khôi phục dần nguồn nước: đoạn sông Cầu từ thành phố Thái Nguyên đến hạ lưu; các sông, suối tiếp nhận nước thải trước khi đổ ra sông Cầu như suối Phượng Hoàng, sông Công, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê;

- Giám sát các hoạt động nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy và khai thác vật liệu xây dựng trên sông, đảm bảo không làm ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng nước;

- Tuyên truyền trong cộng đồng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước. Tăng cường giáo dục cho cộng đồng dân cư về nhận thức bảo vệ môi trường, về vai trò của nguồn nước đối với người dân sống trong Vùng và đối với môi trường sinh thái nói chung.

Hiện nay, ngoài việc đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung của Chiến lược tài nguyên nước như đã nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang triển khai thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu, trong đó bảo vệ chất lượng nước sông Cầu là một trong những nội dung quan trọng của Đề án.



24/ Cử tri tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu kiến nghị: Hàng năm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên xuất hiện dầu vón cục trôi dạt vào bờ, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch và ngành thủy sản. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn địa phương ven biển phía Nam về cơ chế phối hợp và nâng cao hiệu lực cho Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực phía Nam để ứng phó kịp thời và có hiệu quả các sự cố tràn dầu trên vùng ven biển phía Nam.

Trả lời:

Trong những năm gần đây, vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên xuất hiện dầu vón cục trôi dạt vào bờ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch và thủy sản.

Theo các nghiên cứu về quy luật hướng gió, dòng chảy, mô hình lan truyền dầu ô nhiễm và kết quả thống kê vết đi của các vật lạ trên biển thì dầu tràn trên biển Đông có thể ảnh hưởng đến nước ta. Khu vực bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thường bị ảnh hưởng của dầu tràn trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, dầu dạt vào bờ là dầu vón cục (đã bị phong hóa) và rải rác nên khó ứng phó bằng các thiết bị chuyên dụng. Do đó, vấn đề quan trọng và mang tính chủ động là phải xác định nguyên nhân và giám sát dầu tràn để có biện pháp ứng phó ngay trên biển.

Ngay từ năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có chủ trương đưa các công nghệ hiện đại vào theo dõi, giám sát các sự cố ô nhiễm dầu trên biển. Tháng 10 năm 2007, Bộ đã đưa vào sử dụng Trạm thu và xử lý ảnh viễn thám có khả năng quan trắc toàn bộ vùng biển Việt Nam. Hiện tại, kế hoạch quan trắc hàng năm cho trạm này đang được xây dựng. Trong năm 2008, Bộ đã giao Cục Bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ “quan trắc ô nhiễm dầu trên biển bằng công nghệ viễn thám” với hệ thống chụp ảnh vệ tinh theo dõi các vùng biển có nguy cơ xảy ra sự cố ô nhiễm dầu (khu vực thăm dò, khai thác dầu khí, các tuyến đường hàng hải...) nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các Trung tâm ứng phó tràn dầu và các đơn vị có liên quan.

Với mục tiêu giám sát lâu dài, thường xuyên sự cố ô nhiễm dầu trên biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chuẩn bị triển khai dự án xây dựng hệ thống quan trắc ô nhiễm dầu trên biển. Thông qua Dự án, Bộ sẽ đề xuất xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ về công nghệ, các cơ quan tham gia và các quy trình hành động để giám sát, xử lý ô nhiễm dầu trên biển. Bên cạnh đó, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công văn số 1818/VPCP-NC ngày 05 tháng 4 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về tình hình ô nhiễm dầu tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai các thủ tục tham gia Hệ thống quan trắc Trái đất toàn cầu để được chia sẻ thông tin về giám sát cảnh báo thiên tai và môi trường thông qua giải đoán, phân tích ảnh và hệ thống rađa biển nhằm sớm phát hiện dầu tràn từ xa.

Đối với việc tăng cường nguồn lực ứng phó tràn dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn (Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2007); Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 phê duyệt Danh mục quy định chi tiết các chủng loại trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn và Danh mục các dự án đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn đến năm 2015. Theo đó, các Bộ, ngành liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao thực hiện các dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn nói chung và ứng phó tràn dầu nói riêng (trong đó đáng chú ý là việc mua tàu cao tốc và máy bay trực thăng đáp ứng yêu cầu tiếp cận nhanh chóng nguồn ô nhiễm dầu). Tổng kinh phí dự kiến cho các dự án này là 9.328 tỷ đồng, trong đó kinh phí dành cho Bộ Quốc phòng chiếm 75,5% tổng kinh phí (7.040 tỷ đồng). Với mức đầu tư như vậy, các Trung tâm ứng phó tràn dầu sẽ có đủ năng lực ứng phó tràn dầu trên phạm vi cả nước.



25/ Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường cho các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị như: công trình xử lý chất thải rắn, nước thải, nghĩa trang, cây xanh..., xây dựng các cơ chế, chính sách khung nhằm khuyến khích xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường để các địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện.

Trả lời:

- Về văn bản quy phạm pháp luật: đã có nhiều văn bản (nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thông tư, quyết định của Bộ trưởng,...) liên quan đến quy định về chất lượng, kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị được ban hành.



- Về tiêu chuẩn, quy chuẩn: Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn môi trường quốc gia về nước thải của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đang hoàn thiện để ban hành cuối năm 2008 và trong năm 2009 một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong việc xử lý nước thải của một số ngành: chế biến cao su, sản xuất giấy, công nghiệp dệt may, sản xuất phân bón,... Bộ Xây dựng đã ban hành một số quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị. Bộ Y tế đang hoàn thiện (đã lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và các địa phương) để chuẩn bị ban hành quy định vệ sinh môi trường trong hoạt động chôn cất, hỏa táng;...

Tuy nhiên, các văn bản qui định, hướng dẫn hiện hành chưa đầy đủ; một số văn bản đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, còn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu kém này đã và đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường là một mục tiêu quan trọng, đồng thời là giải pháp cần thiết để thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì triển khai Chương trình về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường với sự tham gia của một số Bộ, ngành, đoàn thể nhân dân và các địa phương. Trong Chương trình công tác năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường; Bộ cũng đang hoàn thiện để chuẩn bị ban hành Thông tư của Bộ về phát triển dịch vụ môi trường. Trong năm 2007, 2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai thí điểm một số mô hình tự quản bảo vệ môi trường trong cộng đồng và dịch vụ môi trường; trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm này cùng với các mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường khác do các Bộ, ngành, đoàn thể nhân dân, địa phương tiến hành, Bộ sẽ tiếp tục trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành những chính sách cần thiết để xã hội hóa mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường.

26/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở kinh doanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh, nông dân sử dụng quá nhiều thuốc sâu, thuốc diệt cỏ, không có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn gây ô nhiễm môi trường rất nặng nhất là nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của nhân dân. Đề nghị chấn chỉnh và bắt buộc các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các nhà máy riêng rẽ có hệ thống xử lý nước thải mới được hoạt động và thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Trong những năm gần đây, ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã phát triển rất nhanh chóng. Năm 2003, cả nước có 68 KCN và CCN, đến năm 2007 đã tăng lên đến 151 KCN và CCN được đầu tư, trong đó tập trung số lượng rất lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoạt động. Tổng lượng nước thải sản xuất công nghiệp trong toàn vùng khoảng 47,2 triệu m3/năm, nước thải sinh hoạt khoảng 102 triệu m3/năm chưa được xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải ra môi trường. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL đã sử dụng trên khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học và hàng chục ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm nuôi trồng thủy sản…chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây tác động đến chất lượng môi trường nước và sức khỏe của nhân dân.

Năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở khu vực Tây Nam Bộ cho thấy: trong tổng số 28 cơ sở được kiểm tra có đến 38% số cơ sở xả nước thải sản xuất vượt tiêu chuẩn môi trường quy định ra sông rạch. Năm 2007, tiếp tục kiểm tra 40 cơ sở sản xuất trong khu vực Tây Nam Bộ cho thấy có 31/40 cơ sở vi phạm với các hình thức chủ yếu sau: xả nước thải, khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép; chưa đầu tư hoặc đầu tư các hệ thống xử lý chưa đạt yêu cầu trong xử lý nước thải, khí thải, chất thải… theo quy định. Bộ đã thông báo đến UBND tỉnh, thành phố các cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và kiến nghị các hình thức xử lý vi phạm từng đơn vị cụ thể. UBND tỉnh, thành phố trong khu vực Tây Nam Bộ đã xử lý các cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và yêu cầu các cơ sở khắc phục tình trạng ô nhiễm xảy ra.

Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng lập kế hoạch kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu vực để xử lý triệt để các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đô thị và các cụm dân cư… vẫn còn là vấn đề môi trường bức xúc cần giải quyết ở ĐBSCL và tiếp tục phải xử lý kiên quyết nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân.

Trong thực tế các KCN, CCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, mặc dù đã được thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng việc đầu tư hệ thống xử lý môi trường một số nơi vẫn rất chậm và chưa đảm bảo yêu cầu xử lý theo quy định của tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng. Thực tế liên quan đến các vấn đề này là: ý thức tuân thủ pháp luật chưa nghiêm, nguồn vốn đầu tư cho xử lý môi trường còn hạn chế chưa ngang tầm với nguồn vốn đầu tư cho hoạt động phát triển, công nghệ xử lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu xử lý và đặc biệt là cơ chế phối hợp liên ngành, liên tỉnh trong việc xử lý triệt để các vi phạm phát sinh.

Đề nghị của Cử tri về việc chấn chỉnh và bắt buộc các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các nhà máy riêng rẽ có hệ thống xử lý nước thải mới được hoạt động là rất xác đáng và đáp ứng yêu cầu thực thi Luật Bảo vệ môi trường. Vấn đề cơ bản là: chính quyền địa phương các cấp, các ngành chức năng…phải kiên quyết thực hiện và xử lý triệt để các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Phải xác định rõ rằng đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Các chủ đầu tư, các doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các hoạt động phát triển. Các hành vi vi phạm theo từng mức độ sẽ bị xử phạt hành chính, buộc khắc phục ô nhiễm, ngừng các hoạt động gây ô nhiễm nghiêm trọng… hoặc truy tố trước pháp luật. Mặt khác, cho thấy mức xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường còn rất thấp so với mức vốn phải đầu tư hệ thống xử lý môi trường, thực tế cho thấy hiện nay mức xử phạt các vi phạm mới chỉ ở mức 10-30 triệu đồng/lần kiểm tra, mà mỗi năm chỉ kiểm tra định kỳ một lần. Trong khi đó để đầu tư hệ thống xử lý hoàn chỉnh đối với một doanh nghiệp (trung bình) cũng khoảng vài ba tỷ đồng và chi phí để xử lý kèm theo cũng tương tự con số trên, nên các doanh nghiệp thường chần trừ trong đầu tư hệ thống xử lý môi trường. Vì vậy, vấn đề là chúng ta cần phải áp dụng bổ sung các hình thức mạnh hơn kèm theo như: ngừng ngay các hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến lúc khắc phục được mới cho phép được tiếp tục hoạt động; di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu dân cư vào các KCN, CCN đã đầu tư hệ thống xử lý tập trung; đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài mà không khắc phục được… Đối với dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, hiện nay ngành nông nghiệp đang thực hiện các giải pháp đúng bệnh, đúng thuốc, đúng lúc và đúng liều lượng trong chăm sóc quản lý đồng ruộng và phòng trừ dịch hại tổng hợp, bên cạnh đó tăng cường quản lý các nguồn thải độc hại từ vật tư hóa chất nông nghiệp, phát triển canh tác nông nghiệp sạch an toàn thực phẩm....



27/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị ngành chức năng xem lại và giảm chi phí đo đạc ruộng đất, hiện nay chi phí này quá cao và bất hợp lý, đồng thời cử tri cũng kiến nghị nên hạn chế những trường hợp không thực sự cần thiết thì không bắt buộc phải đo đạc.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương