BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang51/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   67

Trả lời (tại công văn số 4342/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

1. Đề nghị Bộ Quốc phòng cần tích cực khảo sát thiết kế đầu tư, thi công các đường vành đai biên giới Việt – Lào:

Việc khảo sát thiết kế phục vụ đầu tư một số đoạn tuyến đường ra biên giới và đường tuần tra biên giới trên tuyến biên giới Việt – Lào, Bộ Quốc phòng đã tích cực chỉ đạo và hoàn thành để phê duyết các dự án thành phần thuộc các khu vực ưu tiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong có một số dự án thuộc đoạn tuyến biên giới Việt – Lào trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: từ Na Ngoi – đến mốc L10 (huyện Tương Dương) và một số đoạn tuyến phía nam quốc lộ số 7/Nghệ An;

Đoạn tuyến đường từ Na Ngoi đến mốc L10 đã khảo sát xong, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt dự án, hiện đang triển khai thi công theo kế hoạch. Các dự án thành phần khác còn lại phía nam quốc lộ số 7/Nghệ An các đơn vị đã và đang tích cực triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch của Chính phủ và Bộ Quốc phòng giao.

2. Phối hợp với Bộ Lao động thương binh – xã hội thống nhất để giải mã phiên hiệu các đơn vị Quân đội trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc thông báo cho các gia đình có thân nhân hy sinh tìm hài cốt được dễ dàng.

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”… thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh của các liệt sĩ, sau khi chiến tranh kết thúc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp tổ chức việc tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ vào các nghĩa trang liệt sĩ, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng thăm viếng, chăm sóc của thân nhân liệt sĩ và nhân dân. Tuy nhiên, do chiến tranh kéo dài, ác liệt, chiến trường trải rộng trên khắp các địa bàn, nhiều lực lượng tham gia và nhiều người hy sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau; để bảo đảm yếu tố bí mật khi báo tử, một số đơn vị ghi phiên hiệu, ký hiệu riêng.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các bộ, ngành liên quan để cung cấp thông tin về phiên hiệu các đơn vị trong chiến tranh để thông báo cho các gia đình có thêm thông tin tìm mộ liệt sĩ.

16/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Trong công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Bộ đội Biên phòng đề nghị tăng cường đào tạo thêm tiếng dân tộc khu vực biên giới của các địa phương và ngoại ngữ (ngôn ngữ của quốc gia láng giềng nơi công tác của đội ngũ cần đào tạo để phục vụ công tác).

Trả lời (tại công văn số 4344/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

Bộ đội biên phòng là lực lượng đứng chân trên địa bàn biên giới, gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng biên giới. Việc tham gia các hoạt động của địa phương thực hiện phương châm cùng ăn, cùng ở, cùng làm và nói tiếng dân tộc đối với cán bộ chiến sỹ Bộ đội biên phòng là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Trong những năm qua, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đã thường xuyên chăm lo, quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và động viên cán bộ làm công tác đoàn ở các đơn vị tích cực tham gia học tập tiếng địa phương và ngôn ngữ của các nước láng giềng đối diện. Chỉ đạo Cục Chính trị, Hệ văn hóa ngoại ngữ thuộc trường Trung học Biên phòng I đào tạo các lớp học tiếng nước láng giềng, chỉ đạo Bộ Chỉ huy biên phòng các tỉnh phối hợp với địa phương mở lớp và gửi cán bộ đi học tiếng dân tộc.

Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn, tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ đội biên phòng lần thứ XI, giai đoạn 2007 – 2012 đã đề ra chỉ tiêu:

- 100% cán bộ làm công tác đoàn được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đoàn;

- Mỗi chi đoàn đồn, hải đội, đại đội tổ chức thường xuyên ít nhất một lớp học ngoại ngữ, tiếng dân tộc và coi đây là một tiêu chuẩn không thể thiếu của một đoàn viên;

- Tại đại hội đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IX vừa qua, đại biểu đoàn BĐBP đã đề nghị Trung ương đoàn quan tâm, tập trung chỉ đạo nội dung này.

Hiên nay, Ban thanh niên BĐBP đã tham khảo ý kiến của Ủy ban dân tộc (Vụ chính sách); Ban Mặt trận Trung ương đoàn, Tỉnh đoàn Sơn La, Bộ Chỉ huy BĐBP Sơn La khảo sát, chuẩn bị tiến hành tổ chức thực hiện thí điểm mô hình này tại Đồn biên phòng 449 BĐBP Sơn La. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ gặp một số khó khăn như đội ngũ cán bộ đoàn của BĐBP hoạt động phân tán ở các tổ đội công tác, kinh phí hạn hẹp… Nhưng đây là yêu cầu thực sự cần thiết cho đội ngũ cán bộ BĐBP làm công tác đoàn nên thời gian tới Cục Chính trị BĐBP sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện mô hình và nhân rộng trong toàn lực lượng.



17/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ tham mưu với chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người trốn khám nghĩa vụ quân sự, vì hiện nay mức xử phạt tiền còn thấp nên không đáp ứng yêu cầu thuyết phục, giáo dục đối với người vi phạm và phòng ngừa chung.

Trả lời (tại công văn số 4322/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

Để xử phạt những trường hộp trốn tránh việc thi hành nghĩa vụ quân sự, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 về việc “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng” (thay thế Nghị định số 24/2003/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ).

Từ Điều 6 đến Điều 12 của Nghị định trên đã quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm về kiểm tra hoặc khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự buộc phải chấp hành các quy định về kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự. Nếu vẫn tiếp tục vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ vào Bộ luật hình sự để thực hiện.

Hiện nay, các mức xử phạt tiền được quy định tại Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ không thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Việc xử phạt hành chính chỉ là một biện pháp để hỗ trợ; do đó, để khắc phục tình trạng trốn tránh khám tuyển nghĩa vụ quân sự cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng và nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự.



18/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, kiểm tra và giải quyết tranh chấp đất đai giữa Trung đoàn 7 với nhân dân nơi đơn vị đóng quân (xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ), bảo đảm đoàn kết quân dân và sản xuất của nhân dân.

Trả lời (tại công văn số 4322 /BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

Trung đoàn 7, Quân đoàn 3 đóng quân tại xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ (trước đây là huyện An Khê), tỉnh Gia Lai với diện tích 2.600.770 m2, đã được UBND tỉnh Gia Lai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 670/QĐ-UB ngày 29/12/1997 (nguồn gốc đất quốc phòng Trung đoàn 7, Quân đoàn 3 quản lý là đất đóng quân của Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5 bàn giao).

Thời gian qua, do công tác quản lý đất quốc phòng của Trung đoàn 7 còn nhiều hạn chế; để một số hộ dân xâm canh, lấn chiếm trái phép và tự ý cho một số hộ gia đình cán bộ của đơn vị mượn đất canh tác, hiện nay đã nghỉ hưu tại xã Hà Tam, huyện Đắk Pơ. Lợi dụng sơ hở của địa phương trong công tác quản lý đất đai, một số hộ dân đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 (08 hộ = 94.576,5 m2).

Quân đoàn 3 đã chỉ đạo Trung đoàn 7 phối hợp với địa phương giải quyết khu đất quốc phòng mà Trung đoàn đang quản lý đã bị một số hộ dân lấn chiếm, nhưng đến nay vẫn chưa dứt điểm với lý do sau:

- Số hộ dân xâm canh được địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng dất chồng lên đất quốc phòng của Trung đoàn 7 quản lý, địa phương đã có chủ trương cấp trả đất ở khu vực khác nhưng đến nay địa phương vẫn chưa giải quyết được.

- Một số hộ dân lấn chiếm đất trái phép (10 hộ diện tích 79.392,5 m2), khi thỏa thuận hỗ trợ đền bù thì yêu cầu bồi thường với giá cao, không phù hợp với khả năng của đơn vị, không đúng với giá quy định của tỉnh Gia Lai.

Thời gian tới, Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo Quân đoàn 3 phối hợp với địa phương họp với dân thống nhất phương án hỗ trợ đền bù giải tỏa, bảo đảm đoàn kết quân dân để thu hồi toàn bộ diện tích bị lấn chiếm; tổ chức cho Trung đoàn 7 rút kinh nghiệm nghiêm túc trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

19/ Cử tri tỉnh Đăk Lăk kiến nghị: Đề nghị có chính sách bồi dưỡng đối với cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đấu tranh phòng chống bạo loạn ở Tây Nguyên.

Trả lời (tại công văn số 4333/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

Tại khoản 1, mục D của Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 93/2008/QĐ-BQP ngày 23/6/2008 của Bộ Quốc phòng (về việc quy định tiêu chuẩn, định lượng ăn và mức tiền ăn của bộ binh, tiền ăn của quân binh chủng và tiêu chuẩn ăn thêm các ngày lễ, tết) quy định: “Lực lượng làm nhiệm vụ chống bạo loạn được hưởng chế độ ăn thêm là 20.000 đồng/ngày/người”.

Như vậy, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đấu tranh phòng chống bạo loạn ở Tây Nguyên (Đăk Lăk)d dã có chế độ bồi dưỡng.

20/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giời trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.

Trả lời (tại công văn số 4320/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

1. Việc triển khai các dự án đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cụ thể như sau:

- Theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006 – 2010 và những năm tiếp theo: tổng chiều dài đường được quy hoạch đầu tư xây dựng thuộc tỉnh Cao Bằng là 1.091,8 km trên tổng số khoảng 10.196 km của toàn dự án gồm:

+ Đường từ đồn ra biên giới 477,5km;

+ Đường tuần tra dọc biên giới 428,7 km;

+ Đường xương cá ra mốc 185,6 km.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cao bằng, Bộ Quốc phòng đang triển khai xây dựng 02 dự án và 01 phân đoạn đường vào Đồn 109 Lăng Yên với chiều dài khoảng 110 km (trong đó có 01 dự án đang triển khai thi công, 01 dự án và phân đoạn đường vào Đồn 109 Lăng Yên đang khảo sát lập dự án), các dự án này được xây dựng hoàn thành trong giai đoạn 2006 – 2010.

- Về tình hình bố trí vốn cho các dự án đường tuần tra biên giới thuộc tỉnh Cao Bằng do Bộ Quốc phòng đang triển khai xây dựng:

+ Năm 2006: 11 tỷ đồng

+ Năm 2007: 18,29 tỷ đồng

+ Năm 2008: 3,65 tỷ đồng

2. Đề nghị của cử tri tỉnh Cao Bằng về hỗ trợ vốn nhằm đẩy nhanh tốc độ đầu tư các tuyến đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt là chính đáng, thể hiện ý nguyện, quyết tâm xây dựng và đẩy nhanh tốc độ phát triển địa phương; tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát (trong đó có biện pháp, đình hoãn giãn tiến độ đầu tư các dự án thì khả năng hỗ trợ vốn theo đề nghị của cử tri Cao Bằng là chưa thể thực hiện được kế hoạch điều chỉnh bố trí vốn nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát dự án đường tuần tra biên gới giới đã giảm 500 tỷ đồng so với kế hoạch bố trí vốn đầu năm 2008).

3- Tuyến đường hành lang biên giới, Chính phủ đã giao cho Bộ giao thông vận tải đầu tư xây dựng, không nằm trong Đề án quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006 – 2010 và những năm tiếp theo; đề nghị Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi ý kiến, kiến nghị của các cử tri tỉnh Cao Bằng tới Bộ Giao thông vận tải để được giải đáp.

21/ Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Việc bàn giao đất ở, canh tác và con người từ Cục Quản lý hành chính của Bộ tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đối với xã Yên Bình, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chưa được giải quyết dứt điểm, đề nghị Bộ Quốc phòng quan tâm xem xét tiếp tục giao đất canh tác và đất ở cho chính quyền địa phương quản lý để nhân dân có đất canh tác, sản xuất, ổn định cuộc sống.

Trả lời (tại công văn số 4347/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

Bộ Quốc phòng thống nhất với đề nghị của cử tri việc chuyển giao 58 hộ gia đình cùng số đất do các hộ gia đình quản lý tại xã Yên Bình, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình thuộc Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, thực hiện Luật Đất đai, hiện nay Bộ Quốc phòng đã và đang hoàn tất các thủ tục theo quy định của Luật để sớm chuyển giao các hộ gia đình cùng diện tích nêu trên cho chính quyền địa phương quản lý để nhận đất canh tác, sản xuất và ổn định cuộc sống.



BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

1/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri phản ánh trên các kênh truyền hình chính của Trung ương vẫn còn chiếu quá nhiều phim ảnh nước ngoài, trên sàn diễn nghệ thuật tình trạng ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc hở hang, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, tập quán văn hoá Việt Nam. Đề nghị nhà nước tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý văn hoá ăn mặc của các ca sỹ, nghệ sỹ khi lên sân khấu biểu diễn?

Trả lời (tại CV 2392/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

Thực tế một số chương trình nghệ thuật phát trên sóng truyền hình (phần lớn là các chương trình được tài trợ) vẫn có một số ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc phản cảm... kênh truyền hình chính của Trung ương vẫn còn chiếu quá nhiều phim ảnh nước ngoài, mặc dù Chính phủ đã phân cấp quản lý cho Đài truyền hình Việt Nam, Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm về tình trạng này. Tuy nhiên, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có văn bản trao đổi, nhắc nhở các cơ quan truyền thông thực hiện nghiêm túc các quy định hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Chúng tôi đề nghị cần có sự phân cấp quản lý nhà nước hợp lý hơn nữa, cần có sự phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng liên quan, tạo điều kiện để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Đài truyền hình Việt Nam phối hợp theo dõi quản lý được tốt hơn.

Trong những năm gần đây, quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn và sân khấu ngày càng chặt chẽ, thận trọng trên toàn quốc. Về trách nhiệm quản lý nhà nước tình trạng ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, tập quán văn hoá Việt Nam được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn nhắc nhở và có biện pháp uốn nắn kịp thời, yêu cầu các đơn vị, cá nhân tham gia biểu diễn thực hiện nghiêm túc những điều, khoản nêu trong “Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” do Bộ Văn hoá - Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành. Cụ thể tại mục 4, 5 khoản 4 điều 3 nghiêm cấm các hành vi phục trang, hoá trang trái với thuần phong mỹ tục; nghiêm cấm hoá trang tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị, trang phục hở hang... Chính vì vậy, nghệ thuật biểu diễn đã đáp ứng kịp thời nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của đông đảo công chúng khán giả, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lành mạnh trong hoạt động biểu diễn và tiếp nhận nghệ thuật của tuổi trẻ ngày nay. Được sự đồng ý của Chính phủ, thời gian tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ cấp thẻ hành nghề cho ca sỹ nhằm quản lý tốt hơn hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc.



2/ Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị:

1. Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần mở rộng các chiến dịch cao điểm, xử lý nghiêm các tụ điểm ẩn chứa tệ nạn xã hội, có như vậy mới bảo vệ được thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Cử tri xã Sơn Giang, huyện Phước Long phản ánh: Hiện nay, khu vực thôn Sơn Long có hơn 150 hộ dân với dân số gần 1200 người, nhân dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặt biệt là thiếu đất sản xuất và do đất sản xuất nằm trong quần thể quy hoạch khu di tích lịch sử Bà Rá nên không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Khu di tích lịch sử Bà Rá được quy hoạch và công nhận từ năm 1996, khi Luật Di sản văn hoá chưa được ban hành. Hiện nay, điều kiện kinh tế-xã hội đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ thiếu đất sản xuất. Vì vậy, cử tri kiến nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét lại diện tích đất đã quy hoạch trước đây để điều chỉnh, giao lại cho địa phương quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng nói chung, nhân dân thôn Sơn Long nói riêng có đất sản xuất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Khu di tích theo quy hoạch trước đây tính từ suối Dung lên, nay cử tri đề nghị điều chỉnh quy hoạch khu di tích từ đường vành đai chân núi Bà Rá, phần diện tích còn lại trả cho địa phương quản lý)?

Trả lời (tại CV 2391/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

1. Về đề nghị mở rộng các chiến dịch cao điểm, xử lý nghiêm các tụ điểm ẩn chứa tệ nạn xã hội

Trước tình hình tệ nạn sử dụng hêrôin, thuốc lắc, múa khoả thân, mua bán dâm tại một số nhà hàng karaoke, vũ trường có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, Bộ Văn hoá-Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường; Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá-thông tin; Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định karaoke, vũ trường thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường, yêu cầu tạm ngưng việc cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm; các cơ quan thực thi đã tổ chức các đợt ra quân, tấn công quyết liệt tại các địa bàn trọng điểm, kịp thời ngăn chặn tình trạng tiêu cực nói trên.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, sau một năm thực hiện Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đội kiểm tra liên ngành 814 cùng các lực lượng kiểm tra của các tỉnh, thành phố trên cả nước đã tổ chức kiểm tra 54.207 lượt, xử lý 13.505 điểm vi phạm; đình chỉ hoạt động 1.495 cơ sở, tước giấy phép hành nghề 253 cơ sở, thu hồi 271 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chuyển cơ quan công an điều tra truy tố 332 chủ kinh doanh vi phạm; xử phạt hành chính 24.700.757.000 đồng, thu giữ và tổ chức tiêu huỷ số lượng lớn băng, đĩa, văn hoá phẩm độc hại, 239,3 kg cần sa, các loại thuốc lắc, các chất ma tuý khác. Đặc biệt, lực lượng công an đã tiến công truy quét liên tục các ổ nhóm mua, bán, sử dụng thuốc lắc, ma tuý, hoạt động mại dâm, triệt phá được 47 vụ tiêu cực xảy ra tại các quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường, trong đó thành phố Hồ Chí Minh 24 vụ, Hà Nội 16 vụ, Hải Phòng 01 vụ, Hà Tây 01 vụ, Vĩnh Phúc 01 vụ, Bình Dương 01 vụ, Khánh Hoà 01 vụ, Đồng Nai 01 vụ, Cần Thơ 01 vụ. Có hơn 2.400 đối tượng bị phát hiện với các hành vi, lắc trong tiếng nhạc mạnh, mua bán, tổ chức sử dụng các chất ma tuý, múa sexy... Riêng năm 2007 lực lượng Thanh tra Văn hoá-Thông tin và Đội kiểm tra liên ngành Văn hoá-Thông tin đã tiến hành kiểm tra 19.063 cơ sở kinh doanh, hoạt động dịch vụ văn hoá: phát hiện và xử lý 4.952 cơ sở vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước 12.253.180.000 đồng, góp phần ngăn chặn có hiệu quả các tiêu cực trong kinh doanh dịch vụ văn hoá và tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong quán bar nhà hàng karaoke, vũ trường.

Để phát huy kết quả đã đạt được trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã và đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các cơ quan chức năng triển khai thực hiện một số biện pháp sau:

- Tăng cường xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, rà soát phát hiện các quy định bất hợp lý trong các văn bản đã ban hành, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá hiện nay.

- Các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các cấp chính quyền quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 11/2006/NĐ-CP cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chấn chỉnh các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá tới toàn thể nhân dân, chủ kinh doanh được biết và thực hiện.

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá và trách nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội của các cấp chính quyền cơ sở.

- Tăng cường phân cấp cho chính quyền cấp xã về nhiệm vụ, quyền hạn, lấy xã, phường làm cơ sở chính cho công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá. Tiếp tục kiện toàn, bổ sung cán bộ quản lý văn hoá xã, phường, tăng ngân sách, trang bị kỹ thuật để làm tốt công tác tổ chức xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.

- Tăng cường lực lượng thanh tra chuyên Ngành văn hoá, thể thao và du lịch để đáp ứng với nhiệm vụ ngày càng nặng nề; cần được bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đạt hiệu quả cao.

- Xây dựng chương trình hành động, quy chế phối hợp của các Sở, ban, ngành, các lực lượng kiểm tra trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa phương.

- Đẩy mạnh cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phối hợp các cơ quan liên quan có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các đoàn thể ở phường, xã, tổ dân phố, vận động các gia đình tự quản, hướng dẫn con em mình tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao lành mạnh,

- Tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm những yếu kém trong quản lý văn hóa và dịch vụ văn hóa; phát huy cả hai lĩnh vực “xây” và “chống”; có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác định đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và bài trừ văn hoá phẩm độc hại là công việc phức tạp, lâu dài, cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân.

2. Về đề nghị điều chỉnh quy hoạch khu di tích Bà Rá:

Quy định về hồ sơ xếp hạng di tích có thành phần Bản đồ khoanh vùng và Biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích để xác định khu vực bảo vệ di tích. Các thành phần này được ba cấp chính quyền là Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã ký tên đóng dấu. Bộ hồ sơ xếp hạng di tích được Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Núi Bà Rá được xếp hạng là danh lam thắng cảnh tại Quyết định số 1568 - VH/QĐ, ngày 20 tháng 4 năm 1995 của Bộ Văn hoá-Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Cho đến nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chưa nhận được đề nghị từ Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước đề nghị điều chỉnh khu vực bảo vệ di tích Núi Bà Rá vì vậy Bộ chưa có cơ sở để trả lời vấn đề này.



4/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri phản ánh trên các kênh truyền hình chính của Trung ương vẫn còn chiếu quá nhiều phim ảnh nước ngoài, trên sàn diễn nghệ thuật tình trạng ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc hở hang, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, tập quán văn hoá Việt Nam. Đề nghị nhà nước tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý văn hoá ăn mặc của các ca sỹ, nghệ sỹ khi lên sân khấu biểu diễn?

Trả lời (tại CV 2392/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

Thực tế một số chương trình nghệ thuật phát trên sóng truyền hình (phần lớn là các chương trình được tài trợ) vẫn có một số ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc phản cảm…, kênh truyền hình chính của Trung ương vẫn còn chiếu quá nhiều phim ảnh nước ngoài, lĩnh vực này Chính phủ đã phân cấp quản lý cho Đài truyền hình Việt Nam, Ông Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm về tình trạng này.

Chúng tôi đề nghị cần có sự phân cấp quản lý nhà nước hợp lý hơn nữa, cần có sự phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng liên quan, tạo điều kiện để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Đài truyền hình Việt Nam phối hợp theo dõi quản lý, khắc phục tình trạng trên.

Trong những năm gần đây quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn và sân khấu đều được quản lý chặt chẽ, thận trọng trên toàn quốc. Về tình trạng ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, tập quán văn hoá Việt Nam đều được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn nhắc nhở và có biện pháp uốn nắn kịp thời, yêu cầu các đơn vị, cá nhân tham gia biểu diễn thực hiện nghiêm túc những điều, khoản nêu trong “Qui chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” do Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) ban hành – Cụ thể tại mục 4,5 khoản 4 điều 3 nghiêm cấm các hành vi phục trang, hoá trang trái với thuần phong mỹ tục…; nghiêm cấm hoá trang tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị…, trang phục hở hang…Chính vì vậy mà Nghệ thuật biểu diễn đã đáp ứng kịp thời nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của đông đảo công chúng khán giả, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lành mạnh trong biến đổi tiếp nhận nghệ thuật của tuổi trẻ ngày nay.



5/ Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị:

1. Hiện nay tình trạng ăn mặc cũng như phong cách sống của một bộ phận giới trẻ ngày càng lố lăng, hở hang; các loại hình băng đĩa nhạc, phim ảnh có nội dung không lành mạnh, thậm chí phản động…không được quản lý một cách chặt chẽ, gây nhiều bất bình trong dư luận nhân dân. Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lưu ý nhiều hơn trong vấn đề này?

2. Đề nghị nhà nước có quy định và thực hiện chặt chẽ hơn trong quản lý các loại hình văn hoá, chú trọng phát triển phù hợp với đạo đức truyền thống văn hoá dân tộc nhất là trên lĩnh vực phim ảnh, băng hình về nhạc, về karaoke. Mạnh dạn hạn chế và đi đến cấm hẳn những băng nhạc, đĩa hình, chương trình nhạc có cách ăn mặc và phong cách biểu diễn lố lăng, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc?

3. Cử tri phản ánh trên các kênh truyền hình chính của Trung ương vẫn còn chiếu quá nhiều phim ảnh nước ngoài, trên sàn diễn nghệ thuật tình trạng ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc hở hang, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, tập quán văn hoá Việt Nam. Đề nghị nhà nước tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý văn hoá ăn mặc của các ca sỹ, nghệ sỹ khi lên sân khấu biểu diễn?

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương