BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang52/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   67

Trả lời (tại CV 2393/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

1. Về tình trạng ăn mặc hở hang của một bộ phận giới trẻ, các loại hình băng đĩa nhạc, phim ảnh có nội dung không lành mạnh… không được quản lý chặt chẽ



a) Về tình trạng ăn mặc cũng như phong cách sống của một bộ phận giới trẻ ngày càng lố lăng, hở hang

- Thực trạng về thanh niên hiện nay

Xác định lực lượng thanh niên trong đó chủ yếu là học sinh, sinh viên là nguồn nhân lực to lớn, là tương lai và triển vọng của đất nước. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động văn hóa của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là lực lượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có nhiều thay đổi. Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, mơ hồ về nhận thức, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, chạy theo lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, sống gấp, sống vội, đua đòi ăn chơi sa đọa, nạn nghiện hút, đua xe trái phép, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai trong giới trẻ có xu hướng ngày càng tăng gây lo lắng cho gia đình và xã hội.

Trong giai đoạn cách mạng mới, với xu thế toàn cầu hóa đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với đất nước, lực lượng học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội để phát huy sức sáng tạo và sức trẻ của mình trong quá trình lập thân, lập nghiệp, cống hiến và phục vụ đất nước. Chính vì vậy, cần định hướng, tăng cường giáo dục nếp sống, lối sống văn hóa và đạo đức cho học sinh, sinh viên, cuốn hút học sinh, sinh viên tham gia xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội.

- Các chương trình hoạt động giáo dục đạo đức, truyền thống dân tộc, về ý thức lối sống của thanh niên

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức và lối sống... Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa-Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký kết chương trình phối hợp việc thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Số 2723/CTCT ngày 12/4/2001) với mục tiêu: Xây dựng các trường học có đời sống văn hóa tốt, tạo sự chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nhằm phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua trong ngành giáo dục, nhằm xây dựng đời sống văn hóa trong các nhà trường, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, lịch sự, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong trường học.

Năm 2004, Bộ Văn hóa-Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã ký kết chương trình phối hợp về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trong thanh thiếu nhi, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (Số 65/CTPH/ĐTN-BVHTT ngày 17/6/2004). Mục đích của chương trình nhằm “Đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động văn hoá trong thanh thiếu nhi… đáp ứng ngày càng cao về học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hoá văn nghệ, vui chơi giải trí, xây dựng lối sống nếp sống lành mạnh. Tạo điều kiện để phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên các cấp tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở…”. Năm 2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục ký kết chương trình phối hợp về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch trong thanh, thiếu nhi giai đoạn 2008-2012. Mục đích của chương trình phối hợp nhằm: Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Đẩy mạnh việc xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh văn hoá của con người Việt Nam. Nâng cao hiệu quả giáo dục, phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên trong lĩnh vực hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch, xây dựng gia đình văn hoá góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phối hợp xây dựng cơ chế, định hướng, thúc đẩy việc tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch ở địa phương; góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội, nâng cao hiệu quả xã hội hoá để phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch.

- Định hướng giáo dục cho học sinh, sinh viên giai đoạn tiếp theo

Để tiếp tục định hướng cho học sinh, sinh viên có lối sống và nếp sống văn minh tiến bộ, Ngành văn hoá, thể thao và du lịch phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện một số nội dung như sau:

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, truyền thống yêu nước cho học sinh, sinh viên. Giáo dục học sinh, sinh viên ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, có khát vọng chiến thắng nghèo nàn lạc hậu với ý chí vươn lên tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong thanh thiếu niên vừa góp phần giáo dục, định hướng thẩm mỹ nghệ thuật, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho học sinh, sinh viên.

- Đẩy mạnh việc giáo dục lối sống, nếp sống văn hóa cho học sinh, sinh viên, hướng học sinh, sinh viên sống theo lý tưởng sống cao đẹp, sống có văn hóa với phép ứng sử văn minh trong cộng đồng dân cư, trong gia đình, nhà trường và xã hội… Thường xuyên tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp”, “Cần kiệm là nếp sống đẹp”, “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ”… Đẩy mạnh vận động và thực hiện “Cưới văn minh, trang trọng, tiết kiệm” trong thanh niên.

- Xây dựng ý thức bảo tồn kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tăng cường giới thiệu và quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc để học sinh, sinh viên có điệu kiện tiếp cận, chọn lọc cái hay cái đẹp trong di sản văn hóa dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức lòng tự hào dân tộc, định hướng cho thanh niên có trách nhiệm trong việc kế thừa và bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

- Trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên cần đẩy mạnh thực hiện mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Phát huy và nâng cao vai trò của học sinh, sinh viên trong công tác xây dựng nhà trường văn hóa, học sinh văn minh thanh lịch, hiện đại, tạo được động lực, khả năng phát huy tiềm năng của học sinh, sinh viên.

- Giáo dục nếp sống, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay là một trong những chuẩn mực để hình thành phẩm chất của con người theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra. Đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội đòi hỏi sự phối hợp tích cực của các tổ chức đoàn thể và các ngành các cấp trong đó nhà trường và Đoàn Thanh niên giữ vai trò quan trọng. Nhà trường và Đoàn Thanh niên phải là chỗ dựa, là cầu nối với các chương trình hoạt động nhằm xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, giúp học sinh, sinh viên hòa nhập với văn hóa tiên tiến mà không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

b) Về các loại hình băng đĩa nhạc, phim ảnh có nội dung không lành mạnh không được quản lý chặt chẽ

Tất cả các bộ phim muốn được phát hành rộng rãi trên hệ thống rạp chiếu phim cả nước đều phải thông qua các Hội đồng duyệt phim, tuỳ vào từng thể loại phim mà có sự phân cấp cho các Hội đồng ở Trung ương hay địa phương duyệt. Các bộ phim được phổ biến rộng rãi đều có nội dung tốt có tác dụng giáo dục và thưởng thức cho khán giả hâm mộ. Tuy nhiên có một số ít bộ phim được lưu hành lậu trên thị trường với nội dung xấu, những bộ phim này được xâm nhập vào Việt Nam qua rất nhiều cách như buôn lậu qua biên giới, xách tay qua các cửa khẩu rồi về Việt Nam in nhân bản... Ngày 6/6/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá-thông tin để thay thế các văn bản pháp quy đã không còn phù hợp trong tình hình mới. Thực hiện Nghị định của Chính phủ các cơ quan ban ngành liên quan đã thực hiện thanh tra, kiểm tra xử phạt những vi phạm trong quản lý và phát hành phim trên mạng lưới chiếu phim cũng như trên truyền hình, tuy vậy hình thức xử phạt còn nhẹ nên tình trạng phổ biến phim lậu vẫn còn lén lút tồn tại.

2. Về đề nghị hạn chế và đi đến cấm hẳn những băng nhạc, đĩa hình, chương trình nhạc có cách ăn mặc và phong cách biểu diễn lố lăng, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc:

Về công tác quản lý, cấp phép phát hành, thẩm định cấp tem kiểm soát băng đĩa ca nhạc và sân khấu được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy trình phân cấp quản lý, các địa phương thẩm định cấp phép phát hành, sau đó Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn thẩm định lưu chiểu, thấy không có hiện tượng vi phạm quy chế mới cấp tem lưu hành. Cho nên các băng đĩa đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp tem kiểm soát tuyệt đối không có hiện tượng vi phạm quy chế. Hiện tượng những băng đĩa ca nhạc và sân khấu có nội dung không lành mạnh, thậm chí phản động như ý kiến các cử tri phản ánh đều là băng đĩa ngoài luồng. Để khắc phục tình trạng này Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ chủ động hơn nữa phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, đặc biệt với các địa phương, phát hiện kịp thời, xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

3. Về việc chiếu quá nhiều phim ảnh nước ngoài trên các kênh truyền hình chính của Trung ương và công tác quản lý văn hoá ăn mặc của các ca sỹ, nghệ sỹ khi lên sân khấu biểu diễn

- Về việc chiếu quá nhiều phim ảnh nước ngoài trên các kênh truyền hình chính của Trung ương

Thực tế một số chương trình nghệ thuật phát trên sóng truyền hình (phần lớn là các chương trình được tài trợ) vẫn có một số ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc phản cảm..., kênh truyền hình chính của Trung ương vẫn còn chiếu quá nhiều phim ảnh nước ngoài, mặc dù Chính phủ đã phân cấp quản lý cho Đài truyền hình Việt Nam, Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm về tình trạng này. Tuy nhiên, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có văn bản trao đổi, nhắc nhở các cơ quan truyền thông thực hiện nghiêm túc các quy định hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Chúng tôi đề nghị cần có sự phân cấp quản lý nhà nước hợp lý hơn nữa, cần có sự phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng liên quan, tạo điều kiện để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Đài truyền hình Việt Nam phối hợp theo dõi quản lý được tốt hơn.

- Về tăng cường quản lý văn hoá ăn mặc của các ca sỹ, nghệ sỹ khi lên sân khấu biểu diễn

Trong những năm gần đây, quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn và việc cấp phép phát hành, thẩm định cấp tem kiểm soát băng đĩa ca nhạc và sân khấu ngày càng chặt chẽ, thận trọng trên toàn quốc. Về trách nhiệm quản lý nhà nước tình trạng ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, tập quán văn hoá Việt Nam được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhắc nhở và có biện pháp uốn nắn kịp thời, yêu cầu các đơn vị, cá nhân tham gia biểu diễn thực hiện nghiêm túc những quy định tại “Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành. Cụ thể tại mục 4, 5 khoản 4 điều 3 nghiêm cấm các hành vi phục trang, hoá trang trái với thuần phong mỹ tục; nghiêm cấm hoá trang tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị, trang phục hở hang... Chính vì vậy, nghệ thuật biểu diễn đã đáp ứng kịp thời nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của đông đảo công chúng khán giả, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lành mạnh trong hoạt động biểu diễn và tiếp nhận nghệ thuật của tuổi trẻ ngày nay. Được sự đồng ý của Chính phủ, thời gian tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ cấp thẻ hành nghề cho ca sỹ nhằm quản lý tốt hơn hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc.



6/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tăng cường hơn nữa về công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử dân tộc cho các em; đầu tư xây dựng và chiếu các bộ phim về lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân theo dõi?

Trả lời (tại CV 2395/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

Hiện nay mảng phim cho thiếu nhi và phim về đề tài lịch sử còn rất mỏng, đó là điều mà anh chị em văn nghệ sĩ điện ảnh hết sức trăn trở và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang chỉ đạo tháo gỡ bằng cách đầu tư cho các tác giả đi thực tế sưu tầm tài liệu để viết kịch bản, xây dựng dự án làm phim cho thiếu nhi, phim về đề tài lịch sử, trao đổi giao lưu với các nhà làm điện ảnh nước ngoài có kinh nghiệm làm phim về lịch sử để tham khảo cách làm phim về loại đề tài này. Hiện nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang thúc đẩy dự án xây dựng trường quay hiện đại bằng nội lực và huy động nguồn lực của nước ngoài để đáp ứng ngày càng cao của loại hình nghệ thuật này.

Để góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng năm Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo xây dựng tác phẩm được khán giả yêu thích như: Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, Hà Nội - Mùa đông 46, Đời Cát, Chớp mắt cùng số phận, Dòng máu anh hùng, Bài ca trên đỉnh Tà Lùng, Chị Năm khùng, Bức tượng đài vĩnh cửu… Riêng phim dành cho thiếu nhi, trong điều kiện kinh phí thiếu thốn không thể thường xuyên làm được phim truyện nhựa, ngành điện ảnh đã sản xuất nhiều phim truyện video, phim hoạt hình có nội dung gắn với tâm lý, tình cảm, tình yêu quê hương, đất nước và ước mơ của tuổi nhỏ và tuổi trẻ…, phát trên sóng truyền hình, chiếu ở các rạp trong phạm vi cả nước nhất là vào dịp hè và ở Trung tâm Chiếu phim Quốc gia để phục vụ thiếu nhi.

Tuy nhiên, kinh phí Nhà nước tài trợ hàng năm để làm phim còn ít, trong khi đó vốn để đầu tư cho sản xuất phim một cách hợp lý là rất lớn đặc biệt là các phim về đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng, vì thế số lượng phim hàng năm được sản xuất ngày một giảm nên điều kiện để làm được một phim lịch sử là rất khó khăn. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang xây dựng đề án sản xuất phim hoạt hình với đề tài lịch sử-cách mạng dành cho thanh thiếu niên từ nay đến năm 2020, trình Chính phủ phê duyệt, góp phần đáp ứng những khó khăn mà cử tri đã phản ảnh.



7/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

1. Đề nghị Bộ trình Chính phủ tăng kinh phí chi cho sự nghiệp văn hoá, thông tin ở các tỉnh miền núi để đáp ứng yêu cầu các thiết chế văn hoá, thông tin phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân?

2. Cử tri đề nghị Bộ bố trí nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá để hỗ trợ địa phương xây dựng Đài tưởng niệm tại xã Ia HLốp huyện Chư Sê, là xã anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Trả lời (tại CV 2389/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

1. Về đề nghị tăng kinh phí chi cho sự nghiệp văn hoá, thông tin ở các tỉnh miền núi

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành để tăng kinh phí chi cho sự nghiệp văn hoá, thông tin ở các tỉnh miền núi. Trong các năm 2006- 2007 theo báo cáo của các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thì mức tăng chi sự nghiệp văn hoá bình quân cả nước năm 2007 so với năm liền kề tăng 20,37% tập trung phần lớn ở khu vực miền núi. Riêng khu vực Tây Nguyên tăng 25,95%.

Một trong những tiêu chí để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá trong những năm qua đó là đặc biệt ưu tiên phân bổ ngân sách cho các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có rất nhiều dự án trong Chương trình chỉ triển khai thực hiện trên các địa bàn này. Các mục tiêu đầu tư cho các thiết chế văn hoá trong Chương trình mục tiêu quốc gia được cân đối kinh phí triển khai thực hiện tốt dẫn đến các hoạt động văn hoá thông tin, thể thao trên địa bàn phát triển, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cho nhân dân ngày càng tăng. Các hoạt động của các thiết chế văn hoá ở địa phương hoạt động đều có chất lượng, đời sống văn hoá cơ sở được nâng cao. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ hoạt động trong ngành được chú trọng đã tạo điều kiện cho hoạt động văn hoá thông tin cơ sở như: xây dựng nếp sống văn hoá mới, xây dựng làng bản văn hoá... đều đạt kết quả tốt.

Đặc biệt, trong công tác xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách của Ngành trong những năm gần đây đã tập trung theo hướng xã hội hoá ngày càng cao, khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ trong và ngoài công lập đã thu hút các nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin. Cơ chế, chính sách trên đã và đang tạo điều kiện phát triển hệ thống thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở trên phạm vi cả n­ước, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, các thiết chế ở thôn, bản thư­ờng đ­ược thực hiện theo cơ chế hỗ trợ của nhà nư­ớc đóng góp 50%, nhân dân đóng góp 50% kinh phí, công sức lao động hoặc nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng phần vỏ, nhà nư­ớc trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng v.v...

Đối với công tác tuyên truyền, báo trí, đã chỉ đạo thực hiện Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 về việc cấp 14 loại báo, tạp chí nhằm tăng cư­ờng công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Các thông tin trên các loại báo và tạp chí đ­ược cấp miễn phí đã thúc đẩy nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động đóng góp trong việc tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.

2. Về đề nghị bố trí nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ xây dựng Đài tưởng niệm tại xã anh hùng Ia Hlốp huyện Chư Sê

Trong nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì việc hỗ trợ xây dựng tượng đài không thuộc đối tượng hưởng lợi của Chương trình. Trong mục tiêu bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, kinh phí của Chương trình chỉ hỗ trợ để tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá đã được công nhân cấp quốc gia.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng việc xây dựng Đài tưởng niệm để giáo dục, phát huy tinh thần yêu nước là rất cần thiết, đặc biệt là lại được xây dựng trên địa bàn Tây nguyên. Hơn nữa do đây là một tỉnh nghèo, khả năng tự cân đối nguồn lực để thực hiện dự án này là hết sức khó khăn.

Do vậy, về nguyên tắc, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với đề nghị của địa phương về việc xây dựng Đài tưởng niệm. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai có Tờ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí kinh phí từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ để triển khai thực hiện dự án này.



8/ Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Nhà nước cần quan tâm đến quản lý văn hoá phẩm độc hại và có biện pháp ngăn chặn mạnh hơn nữa. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan tăng cường kiểm tra, quản lý các hoạt động kinh doanh như nhà nghỉ, karaoke, internet... để tránh các tệ nạn xã hội trá hình hoạt động?

Trả lời (tại CV 2396/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

Trước tình hình tệ nạn sử dụng hêrôin, thuốc lắc, múa khoả thân, mua bán dâm tại một số nhà hàng karaoke, vũ trường có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, Bộ Văn hoá-Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường; Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá-thông tin; Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định karaoke, vũ trường thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường, yêu cầu tạm ngưng việc cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm; các cơ quan thực thi đã tổ chức các đợt ra quân, tấn công quyết liệt tại các địa bàn trọng điểm, kịp thời ngăn chặn tình trạng tiêu cực nói trên.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, sau một năm thực hiện Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đội kiểm tra liên ngành 814 cùng các lực lượng kiểm tra của các tỉnh, thành phố trên cả nước đã tổ chức kiểm tra 54.207 lượt, xử lý 13.505 điểm vi phạm; đình chỉ hoạt động 1.495 cơ sở, tước giấy phép hành nghề 253 cơ sở, thu hồi 271 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chuyển cơ quan công an điều tra truy tố 332 chủ kinh doanh vi phạm; xử phạt hành chính 24.700.757.000 đồng, thu giữ và tổ chức tiêu huỷ số lượng lớn băng, đĩa, văn hoá phẩm độc hại, 239,3 kg cần sa, các loại thuốc lắc, các chất ma tuý khác. Đặc biệt, lực lượng công an đã tiến công truy quét liên tục các ổ nhóm mua, bán, sử dụng thuốc lắc, ma tuý, hoạt động mại dâm, triệt phá được 47 vụ tiêu cực xảy ra tại các quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường, trong đó thành phố Hồ Chí Minh 24 vụ, Hà Nội 16 vụ, Hải Phòng 01 vụ, Hà Tây 01 vụ, Vĩnh Phúc 01 vụ, Bình Dương 01 vụ, Khánh Hoà 01 vụ, Đồng Nai 01 vụ, Cần Thơ 01 vụ. Có hơn 2.400 đối tượng bị phát hiện với các hành vi, lắc trong tiếng nhạc mạnh, mua bán, tổ chức sử dụng các chất ma tuý, múa sexy... Riêng năm 2007 lực lượng Thanh tra Văn hoá-Thông tin và Đội kiểm tra liên ngành Văn hoá-Thông tin đã tiến hành kiểm tra 19.063 cơ sở kinh doanh, hoạt động dịch vụ văn hoá: phát hiện và xử lý 4.952 cơ sở vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước 12.253.180.000 đồng, góp phần ngăn chặn có hiệu quả các tiêu cực trong kinh doanh dịch vụ văn hoá và tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong quán bar nhà hàng karaoke, vũ trường.

Để phát huy kết quả đã đạt được trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã và đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các cơ quan chức năng triển khai thực hiện một số biện pháp sau:

- Tăng cường xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, rà soát phát hiện các quy định bất hợp lý trong các văn bản đã ban hành, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá hiện nay.

- Các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các cấp chính quyền quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 11/2006/NĐ-CP cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chấn chỉnh các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá tới toàn thể nhân dân, chủ kinh doanh được biết và thực hiện.

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá và trách nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội của các cấp chính quyền cơ sở.

- Tăng cường phân cấp cho chính quyền cấp xã về nhiệm vụ, quyền hạn, lấy xã, phường làm cơ sở chính cho công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá. Tiếp tục kiện toàn, bổ sung cán bộ quản lý văn hoá xã, phường, tăng ngân sách, trang bị kỹ thuật để làm tốt công tác tổ chức xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.

- Tăng cường lực lượng thanh tra chuyên Ngành văn hoá, thể thao và du lịch để đáp ứng với nhiệm vụ ngày càng nặng nề; cần được bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đạt hiệu quả cao.

- Xây dựng chương trình hành động, quy chế phối hợp của các Sở, ban, ngành, các lực lượng kiểm tra trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa phương.

- Đẩy mạnh cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phối hợp các cơ quan liên quan có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các đoàn thể ở phường, xã, tổ dân phố, vận động các gia đình tự quản, hướng dẫn con em mình tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao lành mạnh,

- Tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm những yếu kém trong quản lý văn hóa và dịch vụ văn hóa; phát huy cả hai lĩnh vực “xây” và “chống”; có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác định đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và bài trừ văn hoá phẩm độc hại là công việc phức tạp, lâu dài, cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân.

9/ Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị các Bộ, ngành chức năng cần tăng cường quản lý kiểm tra sinh hoạt văn hoá ở các thành phố lớn, chống văn hoá phẩm đồi truỵ. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước quản lý, cấp phép kinh doanh có điều kiện đối với các dịch vụ karaoke, trò chơi điện tử và Internet (hiện nay trong nhiều trò chơi chứa đựng các yếu tố tệ nạn, kích động bạo lực, lối sống đồi truỵ...).


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương