BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang60/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   67

Trả lời:

Tại điểm 4.1, Mục II văn bản số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 của Ngân hàng Chính sách xã hội về thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay đối với học sinh, sinh viên quy định:

Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện một năm 2 lần vào các kỳ học; Số tiền giải ngân từng lần, căn cứ vào mức cho vay tháng và số tháng từng kỳ học; Giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học được sử dụng làm căn cứ giải ngân cho 2 lần của năm học đó; Để giải ngân cho năm học tiếp theo học sinh, sinh viên phải có Giấy xác nhận mới của nhà trường nơi đang theo học.

13/ Cử tri các tỉnh Kiên Giang, An Giang, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có giải pháp khắc phục tình trạng dịch vụ ATM chưa đảm bảo chất lượng, người có thẻ khó rút tiền, tình trạng nhầm lẫn trong thanh toán vẫn xảy ra, thủ tục giao dịch còn phiền hà làm mất thời gian của người dân.

Trả lời:

Hơn một năm qua, thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 28/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai cung cấp dịch vụ ATM. Tuy nhiên, do việc triển khai ở một số nơi chưa phù hợp với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và một số tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành quá nhiều thẻ ATM vượt quá khả năng cung ứng dịch vụ nên dẫn đến chất lượng dịch vụ ATM còn nhiều hạn chế, gây bức xúc cho người sử dụng.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ ATM, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ và chỉ cung ứng trong khả năng cho phép; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để khách hàng hiểu rằng người có thẻ không chỉ rút tiền được từ máy ATM mà còn có thể rút tiền tại các quầy giao dịch của các chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức phát hành thẻ để khắc phục tình trạng ATM bị quá tải như hiện nay.

14/ Cử tri các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây (cũ) kiến nghị: Về ý kiến tình trạng đồng tiền xu chất lượng kém (thường bị xỉn và đổi màu), trọng lượng quá nặng gây bất tiện trong quá trình sử dụng. Đề nghị Nhà nước nghiên cứu thay thế bằng những đồng tiền xu có chất lượng, trọng lượng nhẹ để thuận tiện hơn trong sử dụng

Trả lời:

Hiện nay, các nước trên thế giới thường sử dụng vật liệu hợp kim và thép mạ để đúc tiền xu với trọng lượng các đồng tiền xu từ 2,3gr-8,5gr. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước, Ngân hàng Nhà nước đã chọn 2 loại vật trên để đúc các đồng tiền xu của Việt Nam với trọng lượng từ 3,2gr-7,7gr.

Tuy nhiên, trong số các vật liệu đúc tiền xu, vật liệu thép mạ (đúc loại tiền xu mệnh giá 1000đ và 2000đ) có lớp mạ không phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nên độ bền không cao. Để tăng độ bền của đồng tiền xu, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu để cải tiến chất liệu đúc tiền cho phù hợp với khí hậu Việt Nam.

BẢO HIỂM XÃ HỘI

1/ Cử tri thành phố Đà Nẵng và cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Đề nghị nên đẩy nhanh thời gian cấp Bảo hiểm y tế. Hiện nay việc cấp Bảo hiểm y tế rất chậm, sau khi đóng tiền thì 3-4 tháng mới được cấp thẻ, nhân dân không thể khám chữa bệnh trong thời gian chưa được cấp thẻ Bảo hiểm”.

- Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: “Việc quy định việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện theo trình tự tuyến đối với những ca bệnh nặng, bệnh mãn tính là không hợp lý gây khó khăn cho công tác khám chữa bệnh của nhân dân. Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam nên quyết định đối với những trường hợp đặc biệt: bệnh nặng, bệnh mãn tính thì không quy định bắt buộc phải theo trình tự tuyến, có thể để bệnh nhân được trực tiếp lên tuyến trên để khám chữa bệnh kịp thời”.

Trả lời (tại Công văn số 2491/BHXH-TN, Công văn số 2494/BHXH-TN và Công văn số 2495/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008)

Việc cấp thẻ BHYT hiện nay có thể phân thành 03 trường hợp:

- Đối với người tham gia BHYT bắt buộc (không phải người nghèo): Theo quy định thẻ BHYT được cấp kịp thời và có giá trị sử dụng khi đóng tiền tham gia BHYT.

- Đối với người nghèo: Theo quy định thẻ BHYT cũng có giá trị sử dụng ngay khi người nghèo được các địa phương tham gia BHYT nhưng thông thường quy trình xét duyệt lập danh sách người nghèo của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương thường chậm, nên khi cơ quan BHXH tỉnh, thành phố nhận được danh sách người nghèo để in thẻ thường chậm nên có ảnh hưởng đến việc KCB của người nghèo. BHXH Việt Nam xin tiếp thu và đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan của tỉnh hàng năm đẩy nhanh tiến độ xét duyệt danh sách người nghèo sớm để giữ danh sách người nghèo cho cơ quan BHXH tỉnh, thành phố in thẻ cấp cho người nghèo được kịp thời.

- Đối với người tham gia BHYT tự nguyện: Theo quy định việc phát hành thẻ BHYT tự nguyện làm theo đợt (mỗi tháng 01 đợt) và thẻ có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ khi đóng tiền tham gia BHYT tự nguyện. Để người dân không phải chờ đợi, BHXH Việt Nam đã quy định việc phát hành thẻ cho đợt tháng sau thì đại lý thu BHYT tự nguyện chỉ được thu tiền của người dân từ ngày 25 - 30 của tháng trước. Vấn đề cử tri tỉnh Bình Thuận nêu có thể do đại lý thu BHYT tự nguyện thu tiền đóng BHYT tự nguyện của nhân dân không theo thời gian quy định của BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam sẽ kiểm tra và chấn chỉnh.

Về ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận:

Việc KCB theo tuyến chuêyn môn kỹ thuật là quy định của ngành y tế nhằm cứu chữa bệnh kịp thời, nâng cao chất lượng KCB từng tuyến điều trị cũng như làm giảm tải đối với các tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho người bệnh trong trường hợp tuếyn cơ sở có thể xử lý được. Trường hợp đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính theo quy định khi đã được các cơ sở KCB tuyến trên điều trị, nếu cần điều trị tiếp nhiều đợt thì bệnh nhân được các bác sỹ cấp giấy hẹn tái khám và dùng giấy hẹn tái khám để tiếp tục khám và điều trị ở tuyến trên, không bắt buộc phải KCB theo trình tự phân tuyến điều trị của Bộ y tế.



2/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Cử tri kiến nghị xã đã được công nhận là xã nghèo thì không nên cấp thẻ bảo hiểm y tế cho tất cả những hộ dân trong xã mà phải xem xét từng hộ để cấp thẻ, nếu hộ có khả năng thì không nên cấp mà cấp cho những hộ nghèo khác khó khăn hơn không thuộc diện xã nghèo”.

Trả lời (tại Công văn số 2496/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008)

BHXH Việt Nam xin tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Trà Vinh. Hiện nay, Bộ y tế đang chủ trì cùng với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHYT theo hướng Nhà nước chỉ dùng ngân sách mua BHYT cho những hộ nghèo thuộc các xã nghèo như kiến nghị của cử tri.



3/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Đề nghị giải thích rõ hơn quy định thời gian đóng BHXH?”.

Trả lời (tại Công văn số 2497/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008)

Tại khoản 5 Điều 3 Luật BHXH quy định thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.

Với quy định trên, trường hợp người lao động trong quá trình tham gia BHXH có đóng BHXH đủ 20 năm trở lên (không phụ thuộc vào việc đóng BHXH liên tục hoặc không liên tục) thì đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.

4/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Đối với Bảo hiểm y tế tự nguyện nên quy định có mức đóng góp khác nhau và việc hỗ trợ dịch vụ y tế cho người mua Bảo hiểm y tế tự nguyện theo nguyên tắc mua bảo hiểm y tế mức cao thì được hưởng khám chữa bệnh với kỹ thuật y tế cao”.

Trả lời (tại Công văn số 2500/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008)

Chính sách KHYT đang được thực hiện ở nước ta thuộc lĩnh vực chính sách xã hội phi lợi nhuận, tạo điều kiện cho đông đảo người dân (tiến tới tất cả người dân) được KCB theo chế độ BHYT. Căn cứ các điều kiện kinh tế - xã hội, những người tham gia BHYT được quy định mức đóng, mức hưởng thống nhất, đảm bảo quyền lợi cơ bản trong KCB. Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, một bộ phận nhỏ dân cư có thể đóng được BHYT với mức phí cao, nhưng đa số người dân có mức thu nhập trung bình thấp, họ chưa thể đóng mức phí cao để hưởng các dịch vụ y tế và hưởng KCB với kỹ thuật y tế cao. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, để giải quyết mong muốn của các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau, người ta tổ chức thêm một loại hình BHYT bổ sung, những người có thu nhập cao ngoài việc tham gia BHYT theo chế độ cơ bản, mua thêm BHYT bổ sung để được KCB theo yêu cầu riêng, vấn đề này đang được nghiên cứu ở Việt Nam, trên thực tế các công ty bảo hiểm thương mại đã và đang thực hiện loại bảo hiểm này.



5/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Đề nghị nên cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo có thời hạn từ 3-5 năm, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, giảm được chi phí in ấn thẻ và thuận lợi trong việc xác định đối tượng được cấp thẻ.”.

Trả lời (tại Công văn số 2501/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008)

BHXH Việt Nam xin tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Yên Bái. Trước mắt BHXH Việt Nam sẽ phát hành thẻ BHYT cho đối tượng người nghèo có thời hạn sử dụng 2 năm và được gia hạn hàng năm trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố vì danh sách hộ nghèo có sự thay đổi qua các năm.



6/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: “Đề nghị chế độ chi trả Bảo hiểm y tế với bệnh nhân tại tuyến Trung ương nên đưa về Bảo hiểm y tế trực tiếp chi trả, không nên trừ vào quỹ khám chữa bệnh ban đầu của Bệnh viện, nhất là tuyến cơ sở”.

Trả lời (tại Công văn số 2502/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008)

BHXH Việt Nam là cơ quan thực hiện chính sách BHYT, quy định về việc chi phí KCB của bệnh nhân BHYT KCB tại tuyến trung ương, được trừ vào quỹ KCB nơi người bệnh KCB ban đầu được thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của liên Bộ. Tuy nhiên quy định như trên của liên Bộ nhằm quản lý chặt chẽ quỹ KCB BHYT, nâng cao trách nhiệm của các cơ sở y tế trong sử dụng quỹ BHYT.



7/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ giảm giá mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho người dân vì hiện nay giá quá cao, nhiều người dân không có điều kiện tham gia”.

Trả lời (tại Công văn số 2488/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008)

Thông tư số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/12/2007 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện quy định mức đóng BHYT tự nguyện khu vực thành thị là 320.000 đồng/người/năm, khu vực nông thôn là 240.000 đồng/người/năm. So với mức đóng trước đây, thì mức đóng này có tăng cao hơn. Việc tăng mức đóng BHYT tự nguyện nhằm đảm bảo mức đóng tương ứng với quyền lợi của người tham gia BHYT đã được mở rộng từ tháng 7/2005 theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHYT và điều chỉnh một phần sự thiếu hụt của quỹ BHYT tự nguyện. Theo số liệu thống kê, năm 2006 quỹ BHYT tự nguyện bội chi 1.260 tỷ đồng; năm 2007 bội chi 1.538 tỷ đồng. Chi phí KCB bình quân trên một người tham gia BHYT tự nguyện là gần 800.000 đồng/năm, gấp 3 lần mức đóng hiện tại, nếu giảm mức đóng thì việc thiếu hụt quỹ sẽ càng trầm trọng hơn. Việc điều chỉnh tăng mức đóng BHYT tự nguyện làm cho một bộ phận nhân dân khó tham gia BHYT hơn, tuy nhiên, người nghèo đã được ngân sách nhà nước mua BHYT cho họ và trong thời gian tới, Chính phủ đã có quyết định hỗ trợ 50% mức đóng BHYT tự nguyện cho đối tượng hộ gia đình cận nghèo, như vậy, sẽ có nhiều hơn những người dân được chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ BHYT. Đồng thời việc nâng mức đóng như trên cũng huy động thêm nguồn tài chính cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đối với những người có khả năng đóng góp.

Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, chỉ số lạm phát tăng cao, giá thuốc tăng ít nhất 5 - 10%, với mức đóng BHYT tự nguyện hiện tại cùng vời việc loại bỏ quy luật số lớn, nguyên tắc cộng đồng trong bảo hiểm thì nguy cơ mất cân đối quỹ càng trở nên nghiêm trọng.

Thực tế triển khai BHYT tự nguyện ở các địa phương thời gian qua cho thấy mức đóng theo quy định của Thông tư số 14 người dân có thể chấp nhận được. Chỉ sau 3 tháng đầu năm 2008 thực hiện theo Thông tư số 14 đã có hơn 1,2 triệu người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân, bằng 92% số người tham gia BHYT tự nguyện của cả năm 2007. Tuy nhiên, số người tham gia BHYT tự nguyện chủ yếu là những người có nhu cầu KCB cao, bệnh mãn tính, do đó, chi phí KCB mà quỹ BHYT phải thanh toán là rất lớn.



8/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: “Đề nghị xem xét cơ cấu tổ chức liên quan đến việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội; xây dựng các danh mục thuốc khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế để chi trả, cần đúng loại thuốc, hạn chế lãng phí; đề nghị người đóng Bảo hiểm y tế được đổi thẻ khi thay đổi nơi làm việc và quy định thêm trách nhiệm của người có trách nhiệm đóng Bảo hiểm xã hội (tại Điều 45)”.

Trả lời (tại Công văn số 2493/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008):

- Về việc xây dựng danh mục thuốc KCB BHYT, Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc chủ yếu dùng trong bệnh viện và đã quy định đây là cơ sở để cơ quan BHXH thanh toán chi phí thuốc KCB cho người tham gia BHYT.

- Về việc được đổi thẻ khi thay đổi nơi làm việc: Theo quy định hiện hành, người có thẻ BHYT khi muốn đổi thẻ (nơi KCB ban đầu) đến cơ quan BHXH nơi ở, làm việc để đề nghị được đổi thẻ BHYT và được cơ quan BHXH hướng dẫn chuyển đổi thẻ BHYT đến nới KCB mới.

- Về quy định thêm trách nhiệm của người có trách nhiệm đóng BHXH: Đây là vấn đề BHXH Việt Nam thấy cần thiết vì các Nghị định thực hiện BHYT đều có mục quy định trách nhiệm của người có trách nhiệm đóng BHYT nhưng thực tế nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chậm nộp và trốn đóng BHYT (chủ yếu các Doanh nghiệp tư nhân). Về vấn đề này, BHXH Việt Nam sẽ tiếp thu và đề nghị các cấp có thẩm quyền cần quy định có chế tài cụ thể đối với trách nhiệm của người có trách nhiệm đóng BHYT.



9/ Cử tri thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) kiến nghị: “Cử tri huyện Ứng Hoà đề nghị về việc đóng BHXH tự nguyện đối với những người đã hết tuổi lao động (nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi) được tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ điều kiện về thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí”.

Trả lời (tại Công văn số 2499/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008):

Tại khoản 2 Điều 70, Luật BHXH quy định trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm để đủ 20 năm đóng BHXH thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Hướng dẫn về nội dung này, tại khoản 2, Điều 9, Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ về BHXII tự nguyện quy định cụ thể là: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH thiếu không quá 5 năm thì đủ 20 năm đóng BHXH, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp BHXH cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH.

Với quy định trên, trường hợp người đã đủ 60 tuổi đối vời nam, đủ 55 tuổi đối với nữ để được đóng tiếp BHXH tự nguyện thì trước đó phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm và thời gian đóng tiếp BHXH tự nguyện tối đa là 5 năm cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Đề nghị của cử tri huyện ứng Hòa, thành phố Hà Nội về việc đóng tiếp BHXH tự nguyện là ngoài quy định của pháp luật BHXH hiện hành, do vậy hiện tại không thể thực hiện được.

10/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: “Đề nghị xem xét lại quy định thu 20% chi phí khám chữa bệnh của người tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện”.

Trả lời (tại Công văn số 2498/BHXH-TN ngày tháng 8 năm 2008):

Thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện quy định người có thẻ BHYT khi đi KCB phải nộp 20% chi phí KCB là áp dụng phương pháp cùng chi trả trong tài chính y tế. Cùng chi trả là việc người tham gia BHYT tự nguyện tự trả một phần chi phí khi đi KCB cho cơ sở KCB, phần còn lại do quỹ BHYT chi trả. Hiện nay, trên thế giới nhiều nước kinh tế phát triển, thu nhập và mức đóng BHYT của người lao động cao, nhưng vẫn sử dụng hình thức cùng chi trả và coi đây là giải pháp hữu hiệu để kiểm soát chi phí KCB. Tỷ lệ cùng chi trả của người khám chữa bệnh BHYT ở Singapo 20%; Nhật Bản 10 - 30%; Hàn Quốc 20% đối với điều trị nội trú, 40-55% đối với khám, chữa bệnh ngoại trú. Trong khi đó, mức đóng BHYT bình quân đầu người của các nước trong khu vực từ 200 đến 1.000 USD/năm, các nước phát triển từ 3.600 đến 4.000 USD/năm, còn Việt Nam, năm 2006 là 8,5USD/năm.

Như vậy, phương thức cùng chi trả chi phí KCB BHYT tạo ra sự giám sát, kiểm tra của người KCB BHYT đối với các cơ sở KCB. Với tư cách là thành viên của quỹ BHYT, người bệnh BHYT có quyền yêu cầu bệnh viện làm rõ về giá thuốc, giá các dịch vụ trong hóa đơn thanh toán. Qua đó gián tiếp kiểm tra 80% số chi phí còn lại mà quỹ BHYT phải thanh toán với bệnh viện.

Cùng chi trả là một sự bảo đảm cần thiết cho việc cân đối quỹ BHYT, giúp cho chính sách được triển khai ổn định, vững chắc.



11/ Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: “Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện chung cho tất cả các đối tượng (không phân biệt giữa thành thị và nông thôn như hiện nay)”.

Trả lời (tại Công văn số 2492/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008):

Theo quy định tại Thông tư số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/12/2007 của liên Bộ Y tế - Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện quy định về mức phí tại hai khu vực thành thị là 320.000đồng/người/năm; khu vực nông thôn là 240.000đồng/người/năm. Như vậy, mức đóng BHYT tự nguyện thuộc thẩm quyền quy định của liên Bộ. BHXH Việt Nam thấy việc quy định mức đóng như quy định của Thông tư số 14/2007/TTLT-BYT-BTC theo khu vực thành thị, nông thôn là cần thiết, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoảng cách chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn đã diễn ra và có xu hướng gia tăng. Để đảm bảo sự công bằng trong đóng góp và thụ hưởng chính sách BHYT tự nguyện, việc giảm mức phí cho người dân tại nông thôn là hợp lý, để người dân ở nông thôn, vùng có điều kiện khó khăn, thu nhập thấp được tham gia BHYT tự nguyện, tiếp cận với các dịch vụ y tế và hưởng các quyền lợi khi tham gia BHYT.



12/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: “Đề nghị ngành BHXH tại điều kiện thuận lợi cho người dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện và được khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, không nên bắt buộc phải khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện gây tốn kém”.

Trả lời (tại Công văn số 2490/BHXH-TN ngày 4 tháng 8 năm 2008):

Theo quy định tại Thông tư số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/12/2007 của liên Bộ Y tế - Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC về việc thực hiện BHYT tự nguyện đã tạo điều kiện cho người dân mua thẻ BHYT tự nguyện rất dễ dàng. Việc đăng ký KCB ban đầu quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2005/NĐ-CP thì người có thẻ BHYT được lựa chọn một trong số các cơ sở KCB để đăng ký KCB ban đầu thuận tiện, gần nơi cư trú hoặc công tác. Mặt khác, ngành BHXH đang cùng ngành y té triển khai cho người có thẻ BHYT KCB tại các trạm y tế xã và hiện nay đã có khoảng 70% số trạm y tế xã trên phạm vi cả nước đang thực hiện KCB cho người có thẻ BHYT. Thời gian tới sẽ triển khai thực hiện KCB cho người có thẻ BHYT ở các xã còn lại.



BỘ CÔNG AN

Tại công văn số 1880/BCA-V11 ngày 29/8/2008, Bộ Công an trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII như sau :

1/ Cử tri tỉnh Nghệ An, Hà Tây (nay là TP Hà Nội), Phú Yên kiến nghị: Hiện nay, ở nhiều cơ sở chưa có biện pháp cụ thể để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, dẫn đến tình trạng có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, các vụ trộm cắp thường xảy ra. Đề nghị Bộ Công an có biện pháp chấn chỉnh tình hình và tăng chế độ cho công an viên ở xóm để có điều kiện làm tốt công tác trật tự, trị an.

Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “Mức phụ cấp cho Công an viên theo Nghị định số 40/CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ quy định bằng 1/3 so với Trưởng công an xã là quá thấp. Đề nghị xem xét tăng thêm mức phụ cấp.

Trả lời:

- Về các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp ở cơ sở : với vai trò là cơ quan thường trực phòng chống tội phạm, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều chương trình, đề án quốc gia quan trọng như : Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm ; Chương trình quốc gia phòng, chống ma túy ; Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em... vừa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng nòng cốt, vừa huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dan tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong nhiệm vụ công tác hàng năm, Bộ Công an đều xác định công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong đó có tội phạm trộm cắp là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Những tháng đầu năm 2008, trước tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng, với vai trò nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục tham mưu cho chính quyền các cấp, phối hợp với các Bộ, ban, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm... ; tổ chức mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tập trung đánh trúng, đánh mạnh các đường dây, ổ nhóm tội phạm lớn, nhất là các băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, hoạt động liên tỉnh ; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án trọng điểm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về tội phạm và trật tự xã hội nổi lên... Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2008, đã xảy ra 13.707 vụ trộm cắp, tăng 258 vụ (trong đó, xảy ra 5.105 vụ trộm cắp xe máy, tăng 258 vụ) so với cùng kỳ năm 2007.

Nguyên nhân của tình hình trên là do công tác phối hợp giữa lực lượng công an với các ngành, địa phương trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ; có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ ; công tác phòng ngừa xã hội hiệu quả chưa cao, chưa quản lý chặt chẽ các đối tượng, nhất là đối tượng hoạt động lưu động ; số đối tượng có lệnh truy nã chưa bắt được còn nhiều ; số người nghiện ma túy ở ngoài xã hội còn nhiều và có chiều hướng gia tăng nhưng mới đưa vào các Trung tâm cai nghiện được khoảng 40% số có hồ sơ quản lý ; nhu cầu về tiền để chi cho sử dụng ma túy của người nghiện ngoài xã hội rất lớn nên luôn tiềm ẩn hành vi trộm cắp, cướp tài sản, giết người... ; số đối tượng tù tha, thanh thiếu niên bỏ nhà đi lang thang chưa được quản lý chặt chẽ ... là những yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định về trật tự xã hội. Công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ còn nhiều sở hở để tội phạm lợi dụng hoạt động gây án. Mặt khác, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đấu tranh chống tội phạm của lực lượng chức năng còn thiếu thốn ; chế độ, chính sách đối với các lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm tuy đã được quan tâm nhưng còn nhiều khó khăn.

Hiện nay, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 37/CP của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết 09/CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm ; phòng chống ma túy ; phòng, chống tội buôn bán phụ nữ, trẻ em... Đẩy mạnh công tác phòng ngừa xã hội, nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ; tổ chức tổng kết, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm tại địa bàn cơ sở, phát hiện, giải quyết kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật tại cơ sở, trong đó có tội phạm trộm cắp.

- Về chấn chỉnh tình hình tai nạn giao thông : Thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (viết tắt là TTATGT), Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng Công an nhân dân, nòng cốt là lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cấp, các ngành và toàn dân tham gia công tác bảo đảm TTATGT ; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông, đặc biệt là tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

Kết quả 6 tháng đầu năm 2008, lực lượng Công an nhân dân đã lập biên bản xử lý 3.152.447 trường hợp vi phạm TTATGT, thu vào Kho bạc Nhà nước 650 tỷ 929 triệu đồng ; tước 78.028 giấy phép lái xe ; tạm giữ 13.136 ô tô, 430.094 mô tô và 14.576 phương tiện khác (so với 6 tháng đầu năm 2007, số vi phạm TTATGT bị lập biên bản tăng 1.035.673 trường hợp, tiền phạt tăng 319 tỷ đồng). Đồng thời với việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT, lực lượng Công an nhân dân đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năm, các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia công tác bảo đảm TTATGT, góp phần kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông (so với 6 tháng đầu ănm 2007, tai nạn giao thông đường bộ, sắt, thủy giảm 1.203 vụ, giảm 994 người chết và 1.592 người bị thương).

Tuy nhiên, tình hình TTATGT vẫn còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông vẫn xảy ra nhiều (06 tháng đầu năm 2008, xảy ra 5.435 vụ, làm chết 5.904 người, bị thương 4.275 người). Nguyên nhân chủ yếu do ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT của nhiều người tham gia giao thông còn kém ; phương tiện giao thông tăng nhanh (6 tháng đầu năm 2008, toàn quốc đăng ký mới trên 116 nghìn ô tô, gần 1,70 triệu mô tô, nâng tổng số phương tiện lên gần 1,30 triệu ô tô, 24,40 triệu xe mô tô, chưa kể hàng triệu xe thô sơ) ; cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng mức độ phương tiện và người tham gia giao thông ; mặt khác, ở từng nơi, từng lúc công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT của lực lượng tham gia giữ gìn TTATGT chưa đủ mạnh.

Đáng chú ý, ở địa bàn nông thôn, lực lượng Cảnh sát giao thông chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát việc thực hiện Luật Giao thông nên thời gian qua đã để xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Để giải quyết tình hình này, ngày 02/7/2007, Bộ Công an có Công văn số 120/BCA-C11 chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương huy động lực lượng công an xã, thị trấn tham gia công tác bảo đảm TTATGT tại địa bàn nông thôn. Hiện nay, Bộ Công an đang chỉ đạo sơ kết chủ trương này để rút ra những bài học kinh nghiệm, tìm ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, từ đó đề ra giải pháp tích cực để hướng dẫn lực lượng Công an xã, thị trấn tham gia công tác bảo đảm TTATGT nhằm ngăn ngừa, hạn chế tai nạn giao thông ở địa bàn nông thôn.

- Về tăng chế độ cho Công an viên : Theo Nghị định số 40/CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ về công an xã quy định : Công an viên được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng một phần ba (1/3) phụ cấp của Trưởng công an xã ; căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức phụ cấp hàng tháng cho Công an viên từ nguồn ngân sách địa phương. Thực hiện Nghị định số 40/CP của Chính phủ, các địa phương đều vận dụng thực hiện đúng đối với Trưởng, Phó Công an xã ; riêng Công an viên, các địa phương vận dụng thực hiện đúng đối với Trưởng, Phó Công an xã ; riêng Công an viên, các địa phương vận dụng có khác nhau, lý do chủ yếu là mức phụ cấp chi trả hàng tháng do ngân sách của từng địa phương quyết định. Từ năm 2003, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 114/2003/NĐ-CP và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP xác định Phó Trưởng Công an xã và Công an viên là cán bộ không chuyên trách nên các địa phương vận dụng chi trả phụ cấp khác nhau ; đại phương trả phụ cấp cho Công an viên cao nhất 900.000 đồng/tháng (Thành phố Hồ Chí Minh), có 5 địa phương trả mức phụ cấp từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng, có địa phương trả phụ cấp từ 200.000 đồng đến dưới 300.000 đồng, có 38 địa phương trả phụ cấp từ 100.000 đồng đến dưới 200.000 đồng, có 03 địa phương (Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Tĩnh) trả phụ cấp 80.000 đồng – 91.000 đồng/tháng.

Việc cử tri đề nghị tăng chế độ cho Công an viên ở xóm là hợp lý nhằm tạo điều kiện cho công an cơ sở yên tâm công tác. Tuy nhiên, việc quyết định mức phụ cấp và việc chi trả phụ cấp cho Công an viên không thuộc thẩm quyền của Bộ Công an mà do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Hiện nay, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Dự áp Pháp lệnh Công an xã, dự kiến Pháp lệnh này sẽ được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp tháng 8/2008, trong đó có quy định về mức phụ cấp của Công an viên. Đồng thời, Bộ Nội vụ được Chính phủ giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ban, ngành nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 121/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (trong đó có Công an xã) ; trong đó, có quy định về mức phụ cấp của Công an viên ; theo đó mức phụ cấp của Công an viên sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.



2/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị:

Đề nghị nhà nước tăng kinh phí khám chữa bệnh cho can phạm ở các trại tạm giam.

Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam tăng mức hưởng cho con của nữ phạm nhân đang bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại các trại giam vì định mức như hiện nay bằng ½ của người mẹ là quá thấp, không đảm bảo dinh dưỡng cho các cháu (các phạm nhân nữ sinh con trong trại giam).

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương