BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang59/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   55   56   57   58   59   60   61   62   ...   67

Trả lời:

1. Đối với Quyết định 134:

Về thời gian thực hiện Quyết định 134, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 134 đến 2010 (tại văn bản số 204/TB-VPCP ngày 11/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ),

Hiện nay, Uỷ ban Dân tộc đang tiến hành tổng hợp nhu cầu của các địa phương về việc thực hiện Quyết định 134 với đối tuợng thụ hưởng là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo tiêu chí quy định tại Quyết định 170/TTg.

Đối với mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất, sẽ có những phương án hỗ trợ thay thế cho phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương, đặc biệt là các tỉnh không còn quỹ đất như hỗ trợ mua nông cụ, phát triển chăn nuôi, học nghề, xuất khẩu lao động,... nhằm hỗ trợ đồng bào đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống.

Đối với nước sinh hoạt, Uỷ ban Dân tộc đề xuất phương án nâng mức hỗ trợ đối với nước sinh hoạt phân tán và tăng mức đầu tư cho công trình nước tập trung nhằm thực hiện dứt điểm mục tiêu hỗ trợ nuớc sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.

2. Đối với Chương trình 135:

Hiện nay, Uỷ ban Dân tộc đang phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung một số văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình 135, trong đó có Thông tư 79/2007/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Dự thảo Thông tư sửa đổi chỉ quy định đối tượng thụ hưởng dự án, nội dung hỗ trợ và quy trình, thủ tục, tổ chức thực hiện dự án. Riêng định mức cụ thể giao Uỷ ban Nhân dân tỉnh căn cứ điều kiện thực tế để quy định cho phù hợp.

Tại các văn bản hướng dẫn của Trung ương không quy định mức đóng góp đối với tất cả các đối tượng thụ hưởng dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II..

Về hợp phần đào tạo: Tại Thông tư liên tịch 676/2006//2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT và Quyết định 04/2007/QĐ-UBDT về ban hành Khung đào tạo đã quy định rõ nội dung, đối tượng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo của Chương trình 135 giai đoạn II. Căn cứ điều kiện thực tế, hàng năm các địa phương xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo cụ thể để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương.



14/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi còn trên 15.000 nhà người nghèo cần phải hỗ trợ xây dựng, trong đó có các huyện miền núi chiếm trên 50%. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cho phép tính tự cân đối, sắp xếp trong tổng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình 134 theo hướng điều chỉnh giảm kinh phí thực hiện các hạng mục đầu tư nước sinh hoạt, khai hoang đất sản xuất ... để tiếp tục đầu tư làm nhà ở cho đồng bào dân tộc

Trả lời:

Để tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho người nghèo nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến cho phép kéo dài thời gian thực hiện QĐ 134/TTg đến năm 2010 với mức hỗ trợ nhà ở từ ngân sách Trung ương 7 triệu đồng/nhà, hiện nay Uỷ ban Dân tộc đã có văn bản số 727/UBDT-CSDT ngày 8/8/2008 yêu cầu Uỷ ban Nhân dân các tỉnh rà soát lại nhu cầu hỗ trợ với tiêu chí xác định hộ nghèo theo quy định tại Quyết định 170/TTg. Như vậy, số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở như ý kiến của cử tri đã nêu sẽ được Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp theo đúng các tiêu chí quy định của chính sách, gửi Uỷ ban Dân tộc để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.



15/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có thêm những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở vùng cao, biên giới phát triển rừng; chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc, đặc biệt là trâu bò, nâng mức hỗ trợ gia súc bị chết do đợt rét vừa qua từ 30% lên 70%, vì tỉnh Cao Bằng rất khó khăn .

Trả lời:

Những năm qua Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thể hiện qua rất nhiều chủ trương, chính sách. Trong đó, có chính sách về hỗ trợ phát triển rừng, phát triển chăn nuôi,cụ thể như: Quyết định 661 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định 100/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661; Quyết định 147 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; Quyết định 186 về ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định 104 về quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Nghị định 05 về quĩ bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định 124 Phê duyệt chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004 – 2010; Quyết định 10 về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành rà soát các chính sách, đã và đang thực hiện trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trên cơ sở đó sẽ kiến nghị, sửa đổi, bổ sung chính sách cho giai đoạn 2010 - 2015 và xây dựng khung lộ trình chính sách cho giai đoạn 2010 – 2020 phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng.

* Về đề nghị nâng mức hỗ trợ gia súc bị chết do đợt rét vừa qua từ 30% lên 70%, vì tỉnh Cao Bằng rất khó khăn: Do tính chất địa lý, địa hình nên ở địa bàn các tỉnh miền núi vùng cao phía Bắc nước ta vào mùa đông thường xẩy ra rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vụ đông xuân năm 2007-2008 đã gây thiệt hại lớn cho bà con nơi đây. Từ thực tế đó, ngày 11 tháng 3 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 201 về hỗ trợ khôi phục sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2007 - 2008 và chăn nuôi trâu, bò bị thiệt hại do ảnh hưởng rét đậm, rét hại năm 2008. Theo đó, hỗ trợ:



- Hỗ trợ 50% giá giống lúa theo cơ cấu giống và thời vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2007-2008 ở từng địa phương;

- Hỗ trợ bình quân 1 triệu đồng/con trâu, bò, bê, nghé bị chết do rét.

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ: Nguồn dự phòng Trung ương hỗ trợ 30%, Nguồn dự phòng địa phương hỗ trợ 70% theo các mức hỗ trợ nêu trên.

+ Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hỗ trợ thêm ngoài mức hỗ trợ quy định tại Quyết định 201 đối với hộ nghèo, hộ thuộc vùng đặc biệt khó khăn.

Quyết định 201 áp dụng chung cho cả nước. Tuy nhiên, thiệt hại do rét đậm, rét hại vụ đông xuân năm 2007-2008 chủ yếu ở các tỉnh miền núi, vùng cao, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương tự nhau nên không thể có chính sách riêng cho tỉnh Cao Bằng được.

16/ Cử tri tỉnh Kiên Giang, Kon Tum kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách trợ giá, trợ cước cho đồng bào miền núi, dân tộc và tăng kinh phí hàng năm từ 10.000 đ/người dân miền núi, 12.000 đ/người ở vùng cao/năm (theo Quyết định 151/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ) lên mức 15.000 đ/người/năm ở miền núi và 20.000 đ/người ở vùng cao/năm, vì vậy mới đáp ứng cơ bản nhu cầu trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số.

Trả lời:

Chính sách trợ giá, trợ cước được thực hiện từ năm 1998 theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Chính phủ chỉ đạo từ năm 2007 - 2010 thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách, Chính sách trợ giá, trợ cước được bố trí theo định mức phân bổ ngân sách cho các địa phương quy định tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007. Cụ thể định mức phân bổ chi trợ giá, trợ cước được xác định theo tiêu chí dân số:

Đối với vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, miền núi mức 10.000 đồng/người dân/năm. Vùng cao - hải đảo mức 12.000 đồng/người dân/năm.

Chính sách trợ giá, trợ cước thực hiện từ năm 1998 - 2007 đã góp phần vào xoá đói giảm nghèo khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chính sách còn có những tồn tại, hạn chế. Do đó tháng 3/2007, Chính phủ đã quyết định “Giao Uỷ ban Dân tộc chủ trì, tổ chức khảo sát, tổng kết, xây dựng và trình Chính phủ đề án về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, thay thế chính sách trợ giá, trợ cước đối với vùng khó khăn”. Hiện nay, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để xây dựng, hoàn thiện đề án, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 9/2008.



17/ Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Chính sách cấp báo, tạp chí theo Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn quy định 14 loại báo, tạp chí được cấp. Số báo, tạp chí được cấp nhiều song không hiệu quả. Đề nghị Chính phủ nên gộp một số loại tạp chí với nhau trong đó có từng chuyên mục riêng để đồng bào các dân tộc dễ tìm và khai thác thông tin.

Trả lời (tại công văn số 896/UBDT-TT ngày 06/10/2008 của Ủy ban Dân tộc):

Căn cứ Báo cáo số 41/BC-UBND ngày 23/4/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và kết quả thanh tra của Ủy ban Dân tộc về việc thực hiện Quyết định 975/QĐ-TTg tại tỉnh Lai Châu, cho thấy:

Tỉnh Lai Châu có 18 loại báo, tạp chí thực hiện theo Quyết định 975/QĐ-TTg trong đó: 14 báo, 3 tạp chí và 1 bản tin ảnh được cấp cho nhiều đối tượng khác nhau. Việc cấp phát báo và tạp chí được thực hiện đầy đủ, kịp thời đúng số lượng và đối tượng thụ hưởng. Các báo, tạp chí đã phố biển kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó góp phần tuyên truyền, từng bước nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Củng cố và tăng cường niềm tin của đồng bào vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ sản xuất, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, góp phần giữ vững, ổn định chính trị và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Riêng đối với học sinh dân tộc thiểu số, qua đọc báo giúp các em học hỏi được kinh nghiệm học tập, các tầm gương nghèo vượt khó, người tốt, việc tốt, từ đó giúp nhau cùng phấn đấu học tập… Việc thực hiện Quyết định 975 đã đem lại những kết quả tích cực, thể hiện tính ưu việt trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, việc thực hiện Quyết định 975/QĐ-TTg tại các địa phương nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng còn một số hạn chế như: chất lượng một số tin, bài chưa cao, ít thông tin mới; chưa phản ánh đều khắp các vùng miền dân tộc của cả nước cũng như các mặt của đời sống xã hội: thông tin, bài viết ở một số báo còn trùng lặp, ngôn ngữ thể hiện còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với trình độ học vấn và đời sống văn hóa của đồng bào. Về hình thức, một số tin, bài còn dài, phông chữ nhỏ, hình ảnh minh họa ít… Về quản lý, công tác tuyên truyền, quán triệt nội dung Quyết định 975 tại một số địa phương làm chưa tốt; việc ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm; quản lý, sử dụng báo, tạp chí ở một số nơi hiệu quả chưa cao, nhất là ở cấp xã, thôn, bản…

Với trách nhiệm được giao là cơ quan thường trực quản lý chính sách, Ủy ban Dân tộc đang phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan tìm giải pháp khắc phục các hạn chế trên. Tăng cường chỉ đạo các báo, tạp chí nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, từng bước cải tiến nội dung, hình thức xây dựng chuyên mục của từng báo, tạp chí cho phù hợp với đặc thù của từng đối tượng, từng vùng, từng dân tộc. Làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cấp phát và sử dụng báo, tạp chí để người dân tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin, kiến thức ngày càng hiệu quả hơn. Xem xét, điều chỉnh danh mục các báo, tạp chí tham gia thực hiện Quyết định 975 dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Về ý kiến, kiến nghị của cử tri “nên gộp một số loại báo, tạp chí với nhau trong đó có từng chuyên mục riêng để đồng bào các dân tộc dễ tìm và khai thác thông tin”, Ủy ban Dân tộc xin tiếp thu và cũng nhận thấy đây là vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến để đồng bào tiếp cận thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được dễ dàng hơn. Bên cạnh một số báo, tạp chí có thể cải tiến được theo hướng đó, còn một số báo, tạp chí có nội dung tuyên truyền theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể và đối tượng thụ hưởng khác nhau. Ví dụ: Tạp chí Thanh niên cấp phụ vụ Ban chấp hành Đoàn xã, Đoàn trường dân tộc nội trú, Chi đoàn các đồn biên phòng; Tạp chí Dân tộc cấp cho Bí thư đảng ủy xã, Phòng dân tộc huyện…



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Tại Công văn số 7898/NHNN-VP ngày 28/8/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII như sau:

1/ Cử tri các tỉnh Bạc Liêu, Bình Thuận, Kon Tum, An Giang, Hà Giang, Ninh Thuận, Hòa Bình, Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị tăng định mức cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sửa đổi, bổ sung Quyết định số 67/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng nâng mức cho vay không phải thế chấp tài sản đối với hộ gia đình lên 30 triệu đồng

Trả lời:

Theo quy định hiện hành, mức cho vay đối với khách hàng (bao gồm cả khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn) do tổ chức tín dụng xem xét, quyết định căn cứ vào khả năng đáp ứng vốn của tổ chức tín dụng, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

Vấn đề cho vay không phải thế chấp bằng tài sản trong cho vay nông nghiệp, nông thôn đang được Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ hướng xử lý cho phù hợp với quy định hiện hành và tình hình phát triển kinh tế hiện nay.

2/ Cử tri các tỉnh Trà Vinh, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Cạn kiến nghị: Đề nghị giảm lãi suất cho vay, kéo dài thời hạn cho vay phù hợp với điều kiện canh tác, chu kỳ sản xuất, kinh doanh cây trồng, vật nuôi.

Trả lời:

Theo quy định hiện hành (kể từ ngày 19/5/2008), lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (kể cả khách hàng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn) được thực hiện theo cơ chế thoả thuận, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong từng thời kỳ. Hiện nay, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của nước ta đang ở mức cao và mục tiêu kiềm chế lạm phát đang là ưu tiên hàng đầu nên lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng đang ở mức khá cao. Trong thời gian tới, khi chỉ số giá tiêu dùng giảm và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất theo hướng giảm dần.

Theo quy định hiện hành, tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thoả thuận về thời hạn cho vay. Như vậy, để được kéo dài thời hạn cho vay, khách hàng có thể thoả thuận với tổ chức tín dụng.

3/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét cho bà con ngư dân vay vốn phát triển nghề lưới cá chét

Trả lời:

Phát triển nghề lưới cá chét là đối tượng được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam xem xét cho vay. Những hộ dân có nhu cầu vay vốn có thể liên hệ với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn để được hướng dẫn vay vốn.



4/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tiến hành kiểm tra, xem xét lại cụ thể tình hình khai thác đánh bắt xa bờ tại vùng biển tỉnh Cà Mau để có chủ trương cho bà con Cà Mau có khả năng khai thác và có nhu cầu thực sự được vay vốn đóng mới phương tiện lớn đảm bảo khai thác đánh bắt xa bờ dài ngày trên biển mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời:

Tại Chỉ thị số 03/2006/CT-TTg ngày 25/01/2006 về một số biện pháp tiếp tục xử lý nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thủy sản, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có biện pháp sắp xếp, tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đánh bắt hải sản trên từng địa bàn; Giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho ngư dân đang hoạt động sản xuất có hiệu quả được vay vốn theo các quy định cho vay thương mại. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Vì vậy, bà con ngư dân có phương án khai thác hiệu quả và có nhu cầu vay vốn có thể đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn để được hướng dẫn vay vốn hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân địa phương hướng dẫn, giúp đỡ.

5/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét có chính sách giải quyết quỹ hỗ trợ thiên tai theo quy định hiện hành cho bà con nuôi cá bống tượng, cá chình xuất khẩu tại xã Tân Thành - Thành phố Cà Mau bị thiệt hại do mưa lũ; trước mắt đề nghị ngành Ngân hàng xem xét tăng vốn, giảm lãi, khoanh nợ cho bà con bị thiệt hại.

Trả lời:

Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đã quy định: vốn cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh, Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và ngân hàng cho vay (xoá, miễn, khoanh, giãn nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại). Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, để được xem xét vay mới, giảm lãi, khoanh nợ, bà con vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ cần liên hệ với ngân hàng cho vay để được hướng dẫn và đề nghị chính quyền địa phương tổng hợp tình hình thiệt hại cụ thể, kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý.

6/ Cử tri các tỉnh Bạc Liêu, Bình Thuận, Kon Tum, An Giang, Hà Giang, Ninh Thuận, Hòa Bình, Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị tăng định mức cho vay xóa đói, giảm nghèo.

Trả lời:

Hiện nay, mức cho vay bình quân tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo là 6 triệu đồng, đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn là 15,5 triệu đồng. Mức cho vay bình quân của hộ nghèo thấp là do có khoảng 40% số hộ vay từ năm 2001 trở về trước với mức cho vay bình quân từ 1,5- 2 triệu đồng/hộ. Từ năm 2005 đến nay, mức cho vay đã được nâng dần, nhiều hộ nghèo đã được vay từ 20-30 triệu đồng/hộ; nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn đã được vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Việc cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ vào kết quả bình xét của các tổ tiết kiệm và vay vốn về mức cho vay, thời hạn cho vay, đối tượng vay sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận. Trong điều kiện nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội còn hạn chế, để nâng mức cho vay của từng hộ, khi bình xét cho vay, các tổ tiết kiệm cần bình xét tập trung cho một số hộ, không nên chia đều, dàn trải.

7/ Cử tri tỉnh Kon Tum, Bắc Cạn kiến nghị: Đề nghị giảm hoặc giữ nguyên lãi suất cũ (0.6%/ tháng đối với hộ nghèo, 0,5%/ tháng đối với vùng I, II; 0,45%/ tháng đối với vùng III) đối với các đối tượng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Trả lời:

Lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định cho từng thời kỳ, từ ngày 1/7/2007 Thủ tướng Chính phủ nâng lãi suất cho vay người nghèo từ 0,5%/tháng và 0,45%/tháng đối với vùng III lên mức chung là 0,65%/tháng. Mức lãi suất này bằng 60% mức lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại cùng thời điểm và chỉ bằng gần 40% mức lãi suất cho vay hiện nay của các Ngân hàng thương mại nên ngân sách nhà nước phải cấp bù một khoản chênh lệnh lãi suất rất lớn cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay việc giảm lãi suất cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác chưa thể thực hiện được vì sẽ tăng thêm chi phí cho ngân sách nhà nước.



8/ Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chủ trương khoanh nợ, xóa nợ cho nông dân nghèo khu vực Đồng Tháp Mười vay vốn tôn nền chống lũ trong những năm trước đây.

Trả lời:

Việc cho vay hộ gia đình thuộc diện chính sách và hộ nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tôn nền hoặc làm sàn nhà trên cọc được thực hiện theo Quyết định số 256/TTg ngày 24/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Để được xem xét khoanh, xoá nợ, các hộ dân có khó khăn không trả được nợ vay ngân hàng cần kiến nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết theo quy định hiện hành hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân địa phương tổng hợp tình hình cụ thể về khó khăn của các hộ vay vốn và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



9/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Hiện nay, chương trình cho học sinh, sinh viên vay tiền để học tập chưa được triển khai rộng rãi và tỉ lệ cho vay còn thấp. Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh viên vay tiền để học đại học, cao đẳng, học nghề

Trả lời:

Thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi trên phạm vi toàn quốc, với phương châm không để một học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không có tiền đi học. Tính đến 30/6/2008, dư nợ cho học sinh, sinh viên vay vốn đạt 5.292 tỷ đồng với 754.000 học sinh, sinh viên đang vay vốn. Để được vay vốn, đối tượng vay cần liên hệ với Ủy ban nhân dân xã nơi có điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội để được hướng dẫn cho vay.

Trong 5 năm tới, Chính phủ có chủ trương dành khoảng 30.000 đến 35.000 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vay.

10/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất vốn vay đối với đối tượng là học sinh, sinh viên, nâng mức cho vay và qui định thời gian hoàn trả gốc và lãi vay cho phù hợp.

Trả lời:

Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, mức lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là 0,5%/tháng, thấp hơn lãi suất cho vay hộ nghèo và chỉ bằng 30% mức lãi suất cho vay hiện nay của các ngân hàng thương mại nên trong điều kiện hiện nay chưa thể giảm lãi suất cho vay học sinh, sinh viên.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, Bộ Tài chính và Ngân hàng Chính sách xã hội đang nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức cho vay, thời gian hoàn trả gốc và lãi vay đối với học sinh, sinh viên cho phù hợp với tình hình mới.

11/ Cử tri tỉnh Phú Thọ, Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị có chính sách hỗ trợ những học sinh Trung học phổ thông nghèo và những hộ nghèo nhưng phải nuôi nhiều con ăn học cùng một lúc được vay tiền ngân hàng với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện đảm bảo cho học sinh nghèo được đi học.

Trả lời:

Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang thực hiện cho vay để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập của người nghèo, trong đó học sinh phổ thông học đến lớp 12 được vay theo quy chế cho vay hộ nghèo; học sinh có hoàn cảnh khó khăn (học xong phổ thông đi học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học) được vay theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn học tập của học sinh phổ thông nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ yêu cầu các chi nhánh tuyên truyền rộng rãi hơn cho người nghèo về việc cho vay hỗ trợ nhu cầu này.



12/ Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cần làm rõ thêm một số vấn đề trong cho vay học sinh, sinh viên: Qui định rõ thời gian cho vay trong 1 năm hay chỉ 1 kỳ; xác nhận của nhà trường đối với sinh viên có giá trị trong thời gian bao lâu

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   55   56   57   58   59   60   61   62   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương