BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang55/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   67

Trả lời (tại CV 2402/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

1. Về đề nghị nâng chế độ dinh dưỡng cho vận động viên, huấn luyện viên, vận động viên năng khiếu

Trong thời gian qua trước tình hình giá cả lương thực thực phẩm tăng cao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 1393/BVHTTDL-TCTDTT ngày 18/4/2008 đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư liên tịch số 103/2003/TTLT/BTC-UBTDTT ngày 29 tháng 4 năm 2004 hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao, theo hướng tăng chế độ tiền ăn cho vận động viên, huấn luyện viên, cụ thể như sau:

- Chế độ dinh dưỡng trong thời gian tập huấn:



Đơn vị: đồng/người/ngày

TT

Vận động viên, huấn luyện viên theo cấp đội tuyển

Mức theo

TT 103


Mức đề nghị

Chênh lệch

1

Đội tuyển quốc gia

60.000

150.000

90.000

2

Đội tuyển trẻ quốc gia

45.000

100.000

55.000

3

Đội tuyển tỉnh, ngành

45.000

100.000

55.000

4

Đội tuyển trẻ tỉnh, ngành

35.000

80.000

45.000

5

Đội tuyển năng khiếu các cấp

25.000

60.000

35.000

6

Đội tuyển cấp huyện


Chưa có

HĐND tỉnh quyết định




- Đối với vận động viên, huấn luyện viên các đội tuyển quốc gia, trong thời gian tập huấn theo quyết định triệu tập của cấp có thẩm quyền để chuẩn bị tham dự Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới được hưởng chế độ dinh dưỡng là 250.000 đồng/người/ngày, trong thời gian tối đa 90 ngày.

- Chế độ dinh dưỡng trong thời gian thi đấu:



Đơn vị: Đồng/người/ngày

TT

Vận động viên, huấn luyện viên theo cấp đội tuyển

Mức theo

TT 103


Mức đề nghị

Chênh lệch

1.

Đội tuyển trẻ quốc gia

60.000

120.000

60.000

2.

Đội tuyển tỉnh, ngành

60.000

120.000

60.000

3.

Đội tuyển trẻ tỉnh, ngành

45.000

100.000

55.000

4.

Đội tuyển năng khiếu

45.000

100.000

55.000

5.

Đội tuyển cấp huyện


Chưa có

HĐND tỉnh quyết định




- Đối với các vận động viên, huấn luyện viên khuyết tật khi được cấp có thẩm quyền triệu tập tập huấn và thi đấu căn cứ vào các quy định tại Thông tư này để áp dụng thực hiện.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu về mức tăng kinh phí và nguồn kinh phí tăng thêm do việc tăng chế độ. Mặt khác, việc ban hành chế độ dinh dưỡng cho vận động viên, huấn luyện viên thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Do vậy, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chờ ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính để thực hiện.

2. Về đề nghị hướng dẫn thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg, ngày 10/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển thể dục thể thao xã, phường, thị trấn đến năm 2010

Ngày 10/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg phê duyệt chương trình thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010. Theo đó, có 4 nhiệm vụ phải làm đối với công tác thể dục thể thao cấp xã, đó là:

1. Xây dựng phong trào thể dục thể thao;

2. Xây dựng bộ máy quản lý điều hành thể dục thể thao;

3. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao;

4. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện thể dục thể thao.

Để thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã thực hiện các công việc sau đây:

- Ngày 8/8/2005, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao đã phê duyệt Kế hoạch số 185/UBTDTT-QC để triển khai thực hiện Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn được chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I: Chọn mỗi tỉnh 2 xã, phường, thị trấn (toàn quốc là 128 đơn vị) làm thí điểm. Kinh phí hỗ trợ từ Trung ương là 40 triệu đồng/1xã (để xây dựng sân chơi, bãi tập thể dục thể thao). Giai đoạn này được tổng kết tại Hội thảo triển khai công tác Thể dục thể thao năm 2007.

- Giai đoạn II: Từ 2007 - 2010, triển khai đại trà trên toàn quốc với 4 nội dung nhiệm vụ của Chương trình với việc áp dụng kinh nghiệm, bài học của giai đoạn I. Hiện nay theo báo cáo của các địa phương, đã có 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai giai đoạn II theo đúng hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Ngày 02/10/2006, Bộ Tài chính và Uỷ ban Thể dục thể thao đã ban hành Thông tư liên tịch số 90/2006/TTLT-BTC-UBTDTT hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách thực hiện chương trình phát triển thể dục thể thao cấp xã đến 2010. Trong đó quy định tại khoản 3.1:

Ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm dụng cụ tập luyện và các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên trên địa bàn xã, phường, thị trấn”;

Ngân sách Trung ương đảm bảo một số nội dung của giai đoạn đầu tiên, bao gồm: Biên soạn tài liệu hướng dẫn, đào tạo hướng dẫn viên, cộng tác viên, tuyên truyền giáo dục, xây dựng và duy trì trang Web, xây dựng mô hình điểm hoặc mô hình mẫu và hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao tầm khu vực và toàn quốc”.

- Ngày 12/01/2007 Uỷ ban Thể dục thể thao đã ban hành Quyết định số 59/QĐ-UBTDTT về việc nghiệm thu và sử dụng đề tài “Hướng dẫn thiết kế các công trình thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn” để hướng dẫn thiết kế các công trình thể dục thể thao cấp xã.

Về đề nghị của cử tri hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị thể dục thể thao. Hiện nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu để trình cấp có thẩm quyền xem xét các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị thể dục thể thao cho cơ sở xã, phường, thị trấn.

15/ Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Cử tri đề nghị quan tâm đúng mức phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, việc xét danh hiệu gia đình văn hoá, khu phố văn hoá phải đảm bảo chặt chẽ, đúng thực chất, tránh chạy theo chỉ tiêu hình thức?

Trả lời (tại CV 2401/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được phát động từ tháng 4/2000, đến nay phong trào ngày càng phát triển về bề rộng và chiều sâu, được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, đặc biệt được các tầng lớp nhân dân trong cả nước hưởng ứng mạnh mẽ.

Sau Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào, trong giai đoạn 2005-2010, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng từng nội dung, phong trào cụ thể trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quy chế số 62, công nhận danh hiệu Gia đình văn hoá, Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá, trong đó quy định danh hiệu Gia đình văn hoá được bình xét và công nhận hàng năm, danh hiệu Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá được kiểm tra đề nghị công nhận 3 năm một lần, thay cho việc công nhận vĩnh viễn như trước đây.

Theo báo cáo của các địa phương, trong 2 năm 2006-2007, đã có 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không công nhận lại 114.271 gia đình văn hoá do vi phạm tiêu chuẩn; 19 tỉnh, thành phố đã không công nhận lại 1.807 Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá do vi phạm tiêu chuẩn. Đồng thời tại 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khen thưởng 534.649 gia đình văn hoá tiêu biểu và 7.482 Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá tiêu biểu.

Cách làm trên được đồng đảo nhân dân đồng tình, đã có tác động tích cực nhắc nhở, động viên, cổ vũ các gia đình, cộng đồng dân cư thường xuyên phấn đấu, giữ vững và phát huy danh hiệu văn hoá đã đạt được.



16/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Cử tri kiến nghị Thừa Thiên Huế là nơi bảo tồn và phát huy hai di sản văn hoá thế giới, những năm qua Trung ương đã quan tâm đầu tư nguồn lực để khôi phục và tôn tạo nhiều công trình quan trọng theo quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/QĐ-TTg từ tháng 2 năm 2006; song do nguồn lực bố trí không đáp ứng được yêu cầu sau 10 năm triển khai, nhiều công trình được xếp vào danh mục bảo tồn khẩn cấp vẫn chưa được thực hiện, nhiều công trình khác đang xuống cấp nghiêm trọng nhất là sau cơn lũ lịch sử tháng 11/1999. Đề nghị cho lập dự án đầu tư tổng thể để tập trung dứt điểm, tạo điều kiện cho thành phố Huế sớm hoàn chỉnh là Trung tâm du lịch-thành phố Festival, không nên kéo dài việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gây bức xúc cho nhân dân?

Trả lời (tại CV 2403/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

Ngày 12 tháng 2 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 1996-2010, trong đó đã xác định đối tượng nghiên cứu của dự án, gồm di sản vật thể, di sản phi vật thể, di sản văn hoá cảnh quan môi trường, trong phạm vi của kinh thành Huế và Hoàng Thành, 7 khu lăng tẩm của các đời vua từ vua Gia Long đến vua Khải Định và các công trình kiến trúc có liên quan, những di tích lịch sử cách mạng kháng chiến ở thành phố Huế.

Từ đó đến nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án các di tích Cố đô Huế dần được phục hồi các hạng mục quan trọng, từ năm 1990 đến nay, đã có 80 hạng mục công trình được tu bổ vừa và nhỏ. Điều đáng chú ý là các công trình đều được lập hồ sơ khoa học với các bản thiết kế có chất lượng cao. Nhiều di tích quan trọng đã được trả lại các giá trị nguyên xưa vốn có, như: Ngọ Môn, Thái Hoà Điện, Thiên Định Cung, Hưng Miếu, Văn Thánh, Hữu Tùng Tự (Lăng Minh Mạng), Cửa Quảng Đức. Bảo quản và tư vấn kỹ thuật chống mối cho công trình Hiển Lâm Các, Đại Nội, Huế, Minh Lâu (Lăng Minh Mạng), Hưng Miếu, Thế Miếu, Nhà Bát giác phía Đông (Đại Nội, Huế), Bi Đình (Lăng Minh Mạng). Đặc biệt có hai hạng mục di tích là Nhà hát Duyệt Thị Đường và Quảng trường Ngọ Môn sau khi được tu bổ tôn tạo đã phục vụ thiết thực cho các hoạt động lễ hội tại thành phố Huế. Bên cạnh đó, còn có sự hợp tác khoa học với UNESCO, với các chuyên gia của Pháp, Nhật Bản, Italia, Canada, Ba Lan trong công tác nghiên cứu và phục hồi di tích.

Kinh phí đầu tư cho phục hồi, tu bổ tôn tạo di tích,gồm:

- Giai đoạn I (1996-2000) : 120 tỷ đồng

- Giai đoạn II (2001-2005): 200 tỷ đồng

- Giai đoạn III (2006-2010): 400 tỷ đồng

Trong đó từ năm 1996-2007 đã đầu tư 408 tỷ đồng, số còn lại cần thiết đầu tư là 1.647,5 tỷ đồng.

Nhằm tăng cường tính chủ động của các địa phương, năm 2006 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đề nghị cấp thẳng kinh phí về các địa phương. Uỷ ban nhân tỉnh làm chủ quản đầu tư, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư và chịu trách nhiệm thanh quyết toán theo luật định. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm thẩm định chuyên môn các dự án.

Hiện nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh dự án tổng thể.

Tu bổ, tôn tạo di tích là công việc đặc thù, ngoài việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xây dựng còn phải đáp ứng được các quy định thuộc về lĩnh vực di sản văn hoá. Do đó, đối với di tích Cố đô Huế nói riêng và các di tích lịch sử văn hoá nói chung cần phải thực hiện một cách bài bản, đúng khoa học về bảo tồn di tích và Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival.

17/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị nhà nước có quy định và thực hiện chặt chẽ hơn trong quản lý các loại hình văn hoá, chú trọng phát triển phù hợp với đạo đức truyền thống văn hoá dân tộc nhất là trên lĩnh vực phim ảnh, băng hình về nhạc, về karaoke. Mạnh dạn hạn chế và đi đến cấm hẳn những băng nhạc, đĩa hình, chương trình nhạc có cách ăn mặc và phong cách biểu diễn lố lăng, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc?

Trả lời (tại CV 2404/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

Về công tác quản lý, cấp phép phát hành, thẩm định cấp tem kiểm soát băng đĩa ca nhạc và sân khấu được thực hiện chặt chẽ theo đúng qui trình phân cấp quản lý, các địa phương thẩm định cấp phép phát hành, sau đó Cục Nghệ thuật biểu diễn thẩm định lưu chiểu, thấy không có hiện tượng vi phạm qui chế mới cấp tem lưu hành. Cho nên các băng đĩa đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp tem kiểm soát tuyệt đối không có hiện tượng vi phạm qui chế. Hiện tượng những băng đĩa ca nhạc và sân khấu có nội dung không lành mạnh, thậm chí phản động như ý kiến các cử tri phản ánh đều là băng đĩa ngoài luồng. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi sẽ chủ động hơn nữa phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, đặc biệt với các địa phương, phát hiện kịp thời, xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

Trong những năm gần đây quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn và việc cấp phép phát hành, thẩm định cấp tem kiểm soát băng đĩa ca nhạc và sân khấu đều được quản lý chặt chẽ, thận trọng trên toàn quốc. Về tình trạng ca sỹ, nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, tập quán văn hoá Việt Nam đều được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn nhắc nhở và có biện pháp uốn nắn kịp thời, yêu cầu các đơn vị, cá nhân tham gia biểu diễn thực hiện nghiêm túc những điều, khoản nêu trong “Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” do Bộ Văn hoá - Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành. Cụ thể tại mục 4, 5 khoản 4 điều 3 nghiêm cấm các hành vi phục trang, hoá trang trái với thuần phong mỹ tục; nghiêm cấm hoá trang tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị, trang phục hở hang... Chính vì vậy mà Nghệ thuật biểu diễn đã đáp ứng kịp thời nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của đông đảo công chúng khán giả, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lành mạnh trong hoạt động biểu diễn và tiếp nhận nghệ thuật của tuổi trẻ ngày nay. Được sự đồng ý của Chính phủ, thời gian tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ cấp thẻ hành nghề cho ca sỹ nhằm quản lý tốt hơn hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc.

18/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Tại sao cùng một Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhưng tặng Bằng khen cho lĩnh vực văn hoá thì không có hiện vật kèm theo. Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem lại vấn đề này có đúng không?

Trả lời (tại CV 2405/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

Thực hiện Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31/7/2007 của Quốc hội khoá XII về cơ cấu tổ chức và số Phó Thủ tướng của Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Văn hóa-Thông tin, Uỷ ban Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch và bộ phận Gia đình của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.

Trong khi chờ Chính phủ ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nên các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ba cơ quan là Bộ Văn hóa-Thông tin, Uỷ ban Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch về cơ bản vẫn thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

Căn cứ Khoản 1, Điều 66 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp Bộ được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước với mức tối đa bằng 15% tổng quỹ tiền lương theo ngạch, bậc của số cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm”.

Theo nguyên tắc quản lý thu chi tại Điều 4, Luật Ngân sách quy định: “Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo…”.

Thực hiện các quy định, do nguồn hình thành Quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ Văn hoá-Thông tin trước đây rất hạn chế, hoạt động văn hoá-thông tin trải đều khắp cả nước, từ Trung ương, các ngành, các cấp và đến từng thôn, làng, ấp, bản, hộ gia đình…. để kịp thời động viên, khuyến khích những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngành văn hoá-thông tin, hàng năm, Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin thoả thuận với các địa phương khen tặng Bằng khen (không kèm theo tiền thưởng) cho các tập thể, cá nhân thuộc các địa phương trong cả nước.

Ngày 25/12/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 185/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và ngày 16/01/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 177/QĐ-BVHTTDL thành lập Vụ Thi đua-Khen thưởng và giao Vụ Thi đua-Khen thưởng xây dựng các quy định về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Ngành văn hoá, thể thao và du lịch nhằm thống nhất việc khen thưởng trong toàn Ngành.

Do tính chất đặc thù của Ngành văn hoá, thể thao và du lịch nên quá trình triển khai thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành còn một số bất cập, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp thu những ý kiến đóng góp của cử tri tỉnh Bình Thuận và tiếp tục kiến nghị Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương xem xét, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với thực tế.



19/ Cử tri tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiến nghị: Cử tri phản đối việc tỉnh Khánh Hoà xin rút tên Nha Trang khỏi danh sách danh thắng quốc gia bởi vịnh Nha Trang không phải tài sản riêng của tỉnh Khánh Hoà?

Trả lời (tại công văn số 2388/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

Vấn đề này được một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin năm 2007 khi có một số vi phạm trong khu vực Vịnh Nha Trang. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra việc xây dựng các công trình trong phạm vi Vịnh Nha Trang và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà quy hoạch bảo tồn và phát triển các giá trị đặc sắc của Vịnh Nha Trang phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chưa nhận được văn bản chính thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà đề nghị về vấn đề này.



20/ Cử tri tỉnh Thái Bình, Quảng Ngãi kiến nghị: Số lượng công nhân ở các khu công nghiệp ngày càng nhiều nhưng điều kiện đảm bảo như sinh hoạt văn hóa hầu như không có. Đề nghị Chính phủ có quy định về việc xây dựng các khu công nghiệp, khu nhà ở và các công trình hạ tầng khác nhằm đảm bảo điều kiện sống tối thiểu về tinh thần cho công nhân.

Trả lời (tại công văn số 3058/BVHTTDL-VP ngày 28/8/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng “Đề án xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, để sớm khắc phục tình trạng thiếu hụt các công trình văn hóa –xã hội, cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm đảm bảo điều kiện sống về văn hóa, tinh thần cho công nhân lao động, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, sớm đưa điều kiện này vào quy định trong việc cấp phép hoạt động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và Giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ ban hành các quy định và hướng dẫn các địa phương xây dựng, tổ chức triển khai các phong trào văn hóa, văn nghệ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, từng bước khắc phục, tiến tới nâng cao đời sống tinh thần của công nhân lao động.

BỘ XÂY DỰNG

1/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Về thời điểm chủ đầu tư dự án nhà được huy động vốn: cho doanh nghiệp được huy động vốn sau khi đã bồi thường giải phóng mặt bằng; duyệt quy hoạch 1/500 và đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất vì đây là giai đoạn mà doanh nghiệp rất cần được bổ sung vốn”.

Trả lời (tại Công văn số 1146/BXD-QLN ngày 13 tháng 6 năm 2008):

Thời điểm chủ đầu tư các dự án nhà ở được huy động vốn phải áp dụng các quy định của Luật Nhà ở, cụ thể như sau:

Tại khoản 1 Điều 39 Luật Nhà ở quy định: “1. Phương thức mua bán, cho thuê nhà ở thương mại được thực hiện thông qua hình thức trả tiền một lần hoặc trả chậm, trả dần. Trường hợp chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng”. Như vậy, đối với dự án nhà ở không được phép huy động vốn từ người mua khi mới giải phóng mặt bằng xong mà chưa làm xong móng (Không được bán nhà khi chưa làm xong móng), kể cả khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa làm xong móng, thì cũng không được huy động vốn từ tiền ứng trước của người mua nhà.

2/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Có cử tri cho rằng việc bán nhà theo Nghị định 61 tạm dừng vào ngày 31/12/2007 là chưa phù hợp. Vì hiện nay số lượng nhà thuộc diện bán nhà theo Nghị định này còn nhiều do một số nguyên nhân: điều kiện kinh tế khó khăn, thủ tục giải quyết bán nhà còn chậm... Đề nghị Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện nghị định này đến hết năm 2008 để đảm bảo quyền lợi cho người dân”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương