BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang54/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   67

Trả lời (tại CV 2394/BVHTTDL-VP ngày 01/7/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):

1. Về đề nghị quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, truyền thống dân tộc, khắc phục những biểu hiện lệnh lạc trong đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay

a) Thực trạng về thanh niên hiện nay

Xác định lực lượng thanh niên trong đó chủ yếu là học sinh, sinh viên là nguồn nhân lực to lớn, là tương lai và triển vọng của đất nước. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động văn hóa của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là lực lượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có nhiều thay đổi. Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, mơ hồ về nhận thức, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, chạy theo lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, sống gấp, sống vội, đua đòi ăn chơi sa đọa, nạn nghiện hút, đua xe trái phép, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai trong giới trẻ có xu hướng ngày càng tăng gây lo lắng cho gia đình và xã hội.

Trong giai đoạn cách mạng mới, với xu thế toàn cầu hóa đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với đất nước, lực lượng học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội để phát huy sức sáng tạo và sức trẻ của mình trong quá trình lập thân, lập nghiệp, cống hiến và phục vụ đất nước. Chính vì vậy, cần định hướng, tăng cường giáo dục nếp sống, lối sống văn hóa và đạo đức cho học sinh, sinh viên, cuốn hút học sinh, sinh viên tham gia xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội.

b) Các chương trình hoạt động giáo dục đạo đức, truyền thống dân tộc, về ý thức lối sống của thanh niên

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức và lối sống... Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa-Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký kết chương trình phối hợp việc thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Số 2723/CTCT ngày 12/4/2001) với mục tiêu: Xây dựng các trường học có đời sống văn hóa tốt, tạo sự chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nhằm phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua trong ngành giáo dục, nhằm xây dựng đời sống văn hóa trong các nhà trường, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, lịch sự, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong trường học.

Năm 2004, Bộ Văn hóa-Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã ký kết chương trình phối hợp về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trong thanh thiếu nhi, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (Số 65/CTPH/ĐTN-BVHTT ngày 17/6/2004). Mục đích của chương trình nhằm “Đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động văn hoá trong thanh thiếu nhi… đáp ứng ngày càng cao về học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hoá văn nghệ, vui chơi giải trí, xây dựng lối sống nếp sống lành mạnh. Tạo điều kiện để phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên các cấp tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở…”. Năm 2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục ký kết chương trình phối hợp về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch trong thanh, thiếu nhi giai đoạn 2008-2012. Mục đích của chương trình phối hợp nhằm: Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Đẩy mạnh việc xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh văn hoá của con người Việt Nam. Nâng cao hiệu quả giáo dục, phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên trong lĩnh vực hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch, xây dựng gia đình văn hoá góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phối hợp xây dựng cơ chế, định hướng, thúc đẩy việc tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch ở địa phương; góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội, nâng cao hiệu quả xã hội hoá để phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch.

c) Định hướng giáo dục cho học sinh, sinh viên giai đoạn tiếp theo

Để tiếp tục định hướng cho học sinh, sinh viên có lối sống và nếp sống văn minh tiến bộ, Ngành văn hoá, thể thao và du lịch phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện một số nội dung như sau:

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, truyền thống yêu nước cho học sinh, sinh viên. Giáo dục học sinh, sinh viên ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, có khát vọng chiến thắng nghèo nàn lạc hậu với ý chí vươn lên tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong thanh thiếu niên vừa góp phần giáo dục, định hướng thẩm mỹ nghệ thuật, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho học sinh, sinh viên.

- Đẩy mạnh việc giáo dục lối sống, nếp sống văn hóa cho học sinh, sinh viên, hướng học sinh, sinh viên sống theo lý tưởng sống cao đẹp, sống có văn hóa với phép ứng sử văn minh trong cộng đồng dân cư, trong gia đình, nhà trường và xã hội… Thường xuyên tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp”, “Cần kiệm là nếp sống đẹp”, “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ”… Đẩy mạnh vận động và thực hiện “Cưới văn minh, trang trọng, tiết kiệm” trong thanh niên.

- Xây dựng ý thức bảo tồn kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tăng cường giới thiệu và quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc để học sinh, sinh viên có điệu kiện tiếp cận, chọn lọc cái hay cái đẹp trong di sản văn hóa dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức lòng tự hào dân tộc, định hướng cho thanh niên có trách nhiệm trong việc kế thừa và bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

- Trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên cần đẩy mạnh thực hiện mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Phát huy và nâng cao vai trò của học sinh, sinh viên trong công tác xây dựng nhà trường văn hóa, học sinh văn minh thanh lịch, hiện đại, tạo được động lực, khả năng phát huy tiềm năng của học sinh, sinh viên.

- Giáo dục nếp sống, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay là một trong những chuẩn mực để hình thành phẩm chất của con người theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra. Đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội đòi hỏi sự phối hợp tích cực của các tổ chức đoàn thể và các ngành các cấp trong đó nhà trường và Đoàn Thanh niên giữ vai trò quan trọng. Nhà trường và Đoàn Thanh niên phải là chỗ dựa, là cầu nối với các chương trình hoạt động nhằm xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, giúp học sinh, sinh viên hòa nhập với văn hóa tiên tiến mà không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Về đề nghị quan tâm đầu tư xây dựng những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao có tác dụng giáo dục tích cực

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành để tăng cường đầu tư cho lĩnh vực văn hoá- thông tin. Trong những năm qua, mức chi ngân sách đã đạt được những thành tựu cơ bản sau:

- Mức tăng chi ngân sách Nhà nước cho Ngành văn hóa-thông tin năm 2007 có tăng so với năm 2006 (tính bình quân có tỉnh tăng 8%, có tỉnh tăng 10%), bảo đảm cho các hoạt động văn hóa thông tin giữ được ổn định.

- Theo kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX), phấn đấu đến năm 2010 chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực văn hóa-thông tin ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách Nhà nước; thực tế năm 2006 đạt 1,51%, năm 2007 đạt 1,53%, năm 2008 đạt 1,56%.

- Hệ thống thiết chế văn hóa-thông tin ở địa phương từng bước được tu bổ, nâng cấp; một số Nhà Thư viện, Nhà Bảo tàng được xây dựng mới. Tuy nhiên, còn một số tỉnh thật sự khó khăn như tỉnh Hậu Giang, Đắk Nông, Lai Châu... đến nay vẫn chưa có nguồn vốn nào để xây các thiết chế văn hóa-thông tin cấp tỉnh, huyện, xã…

- Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn được tổ chức với nội dung và hình thức phong phú, đồng thời phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chính trị, đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

a) Những kết quả chủ yếu

- Toàn Ngành tập trung thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" tiếp tục được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả; đời sống văn hóa-thông tin miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cải thiện.

- Hoạt động văn hoá, nghệ thuật được tổ chức sôi nổi, xây dựng được nhiều tiết mục mới, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân và quảng bá hình ảnh, tiềm năng phát triển của đất nước với thế giới. Hầu hết các lễ hội đảm bảo an ninh trật tự, giảm thiểu các tiêu cực.

- Các cơ quan báo chí, các đài phát thanh, truyền hình, các đội thông tin cổ động đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; bầu cử Quốc hội khoá XII, góp phần đẩy mạnh các hoạt động chính trị trong các tầng lớp nhân dân; thúc đẩy tiến trình hội nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

b) Một số hạn chế, tồn tại

- Mức hưởng thụ văn hóa thông tin của nhân dân tuy được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Các thiết chế văn hoá cấp tỉnh, huyện, xã, thôn, bản bước đầu được quan tâm đầu tư nhưng chưa được phát huy và khai thác thực sự có hiệu quả.

- Một bộ phận cán bộ làm công tác văn hóa-thông tin còn yếu về trình độ, năng lực chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Việc thực hiện Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động karaoke chưa thật hiệu quả. Tình trạng vi phạm các quy định của Luật Di sản văn hoá, xâm hại di tích, danh thắng chưa được khắc phục có hiệu quả. Các vi phạm trong lĩnh vực bản quyền xuất bản và phần mềm máy tính vẫn tiếp diễn.

c) Mục tiêu chung

Tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ, đẩy mạnh hoạt động văn hoá, thể thao, hợp tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch trên địa bàn các vùng, miền. Tăng mức hưởng thụ văn hoá, thể thao cho đồng bào các dân tộc ít người, chủ động giao lưu quốc tế và khu vực, kịp thời, nhạy bén trong việc tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách, bức xúc của xã hội góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010.

d) Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

- Tiếp tục thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và cuộc vận động "Toàn dân rèn luyên thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; Phấn đấu đạt 85% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 65% số làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn nếp sống văn hoá, văn minh. Tăng mức hưởng thụ văn hóa-thông tin cho đồng bào các dân tộc ít người.

- Tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân.

- Sắp xếp lại các đoàn nghệ thuật theo hướng tăng số lượng các đoàn nghệ thuật ngoài công lập, chuyển các đoàn nghệ thuật công lập sang hoạt động theo cơ chế dịch vụ công ích.

- Thực hiện bảo tồn di tích cách mạng, di tích lịch sử, di tích văn hóa quốc gia đặc biệt; thí điểm bảo tồn di sản về các làng, bản cổ tiêu biểu của các dân tộc.

- Nâng cao chất lượng và số lượng phim Việt Nam; phấn đấu 30% phim nhựa chiếu ở rạp là phim Việt Nam; 60% phim truyện nhựa có tiếng lập thể và đạt mức sản xuất 24 bộ phim trong năm.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật thuộc Ngành văn hoá, thể thao và du lịch… Xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành, hiệp hội, địa phương liên quan đến hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, củng cố đội thanh tra chuyên ngành, xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch Ngành văn hoá, thể thao và du lịch; hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tiến hành xây dựng quy hoạch Ngành văn hoá, thể thao và du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

e) Một số kiến nghị

- Đề nghị Quốc hội, Chính phủ dành tỷ lệ ngân sách thích đáng đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa ở các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Yêu cầu các địa phương tăng dần ngân sách dành cho văn hóa theo đúng lộ trình mà kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) đã đề ra là đến năm 2010 đầu tư cho văn hóa ít nhất đạt 1,8% chi thường xuyên.

- Đề nghị Quốc hội, Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành sớm ban hành cơ chế chính sách làm cơ sở xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh quá trình xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao; Sớm có cơ chế, chính sách đặc thù cho nghệ sỹ, diễn viên đã hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu.

3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quảng cáo, bản quyền tác giả?

3.1. Về nội dung tăng cường quản lý nhà nước về quảng cáo

a) Công tác xây dựng văn bản pháp luật

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật về quảng cáo hiện nay, đồng thời xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Chính phủ đã đề xuất và được Quốc hội khoá XII đưa Dự án Luật Quảng cáo vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2008.

Được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Luật Quảng cáo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ thành lập Ban soạn thảo, Tổ Biên tập Dự án Luật Quảng cáo; tiến hành xây dựng, lấy ý kiến vào Đề cương sơ bộ của Dự án Luật Quảng cáo. Dự kiến sẽ hoàn chỉnh Dự thảo Dự án Luật Quảng cáo và trình Quốc hội lần đầu vào tháng 5 năm 2009, đồng thời đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật, dự kiến hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo vào năm 2015.

b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiến hành thường xuyên. Trong 5 năm qua, Bộ tổ chức trên 10 cuộc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, trọng tâm của các cuộc thanh tra, kiểm tra là công tác cấp phép thực hiện quảng cáo; hoạt động quảng cáo trên báo in, báo nói, báo hình. Bên cạnh đó, việc triển khai đề án theo dõi quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính được Bộ tiến hành thường xuyên. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, theo dõi đã phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Đối với hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền quản lý, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vẫn tiếp tục duy trì công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các hoạt động được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, đồng thời đánh giá những ưu điểm, những yếu kém tồn tại trong công tác quản lý để tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế, đưa công tác quản lý nhà nước về quảng cáo ngày càng tốt hơn.

c) Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn công tác quản lý nhà nước và phổ biến hệ thống pháp luật về quảng cáo

Hàng năm, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn cho cán bộ quản lý tại các Sở Văn hoá-Thông tin và các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quảng cáo cho cán bộ làm quảng cáo của các cơ quan báo chí, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo nhằm hướng dẫn công tác nghiệp vụ, phổ biến văn bản pháp luật về hoạt đông quảng cáo.

Do nhận thức của xã hội về vai trò của quảng cáo chưa đồng đều, chưa thống nhất, các cơ quan quản lý nhà nước còn có biểu hiện quá lo ngại về nội dung quảng cáo, từ đó có cách quản lý quá chặt chẽ, hạn chế sự phát triển bình thường của hoạt động quảng cáo, có khi lại quá buông lỏng hoạt động quảng cáo dẫn đến tình trạng quảng cáo lộn xộn, gây mất mỹ quan đô thị và cảnh quan môi trường. Đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo, hoặc thiếu hiểu biết về luật pháp hoặc biết luật nhưng vì lợi ích kinh tế cục bộ, đã có nhiều hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Vì vậy, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch luôn xác định công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật quảng cáo là công việc chủ yếu, thường xuyên nhằm làm thay đổi nhận thức của xã hội, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về quảng cáo.

3.2. Công tác quản lý nhà nước về bản quyền tác giả

a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Ngày 21/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định và hướng dẫn một số điều trong Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;.

- Ngày 22/02/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.

- Ngày 29/2/2008, Toà Án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành văn bản quy định thẩm quyền quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện (quận), Uỷ ban nhân dân xã (phường) theo phân cấp của Thủ tuớng Chính phủ.

Một số văn bản Quy phạm pháp luật đang được nghiên cứu hoàn chỉnh để trình các cấp ban hành, gồm:

- Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Nghị định của Chính phủ quy định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu hành đĩa quang, sử dụng đĩa quang để định hình, sao chép tác phẩm, chương trình biểu diễn, chương trình ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng.

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm âm nhạc.

- Thông tư Liên tịch giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện hỗ trợ tài chính để mua bản quyền khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng.

- Thông tư Liên tịch giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

b) Công tác hướng dẫn triển khai thi hành, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan

- Hàng năm, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các hội nghị, tập huấn, hội thảo quốc gia, quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, nội dung chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực mới, phức tạp như kỹ thuật số, phát sóng, chương trình máy tính, quản lý tập thể… các đối tượng thực thi quan trọng như đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, toà án, hải quan, giới sáng tạo, nhà khai thác sử dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã được trang bị những kiến thức cơ bản về Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Xuất bản một số sách về luật pháp quốc gia, quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.

c) Công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan

Trong 2 năm 2006 và 2007 và quý I/2008, chỉ tính riêng ở Trung ương có 52 vụ khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan đã được xem xét, giải quyết.

d) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Trong hai năm 2006 và 2007 lực lượng thanh tra chuyên Ngành văn hoá-thông tin và Đội kiểm tra liên Ngành văn hoá-thông tin các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương đã tiến hành kiểm tra 39.477 cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hoá, phát hiện và xử lý 10.599 cơ sở vi phạm; đình chỉ hoạt động 437 cơ sở, tạm giữ Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận hành nghề của 203 cơ sở, chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự 10 trường hợp. Tang vật thu giữ gồm: 10 thùng + 688 kiện + 4.754.550 băng, đĩa các loại, 533.881 tờ vỏ, nhãn đĩa; 293.373 cuốn sách, văn hoá phẩm + 6.412 tấn sách bán thành phẩm + 7,5 tấn + 96 kiện + 01 thùng ấn phẩm; 92 đầu máy Tivi, 48 máy vi tính, 170 CPU, 15 TVRO, 177 kiện tài liệu, bản kẽm in trái phép; 1.471 blốc lịch, 54 đầu đĩa karaoke…

Thanh tra Ngành văn hoá-thông tin cả nước đã tổ chức tiêu huỷ 649.234 băng, đĩa các loại, 2.240 kg + 4.665 vỏ nhãn, bao bì đĩa, 8.266 cuốn sách, 1.800 tờ bìa sách, 6,2 tấn văn hoá phẩm, 4.282 xuất bản phẩm, 2.808 kg sách bán thành phẩm, 91 bản kẽm, 275 tờ tranh, ảnh và 23 tờ báo, 5 đầu máy Video, 5 ổ cứng máy tính. Giám định 8.841 băng, đĩa các loại, xử phạt: 23.144.960.000 đồng.

- Ngày 19/01/2006, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Công thương, Toà Án nhân dân tối cao đã ký kết Chương trình hành động về hợp tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2008.

e)Về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:

Trong 2 năm 2006, 2007 và quý I/2008 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã thụ lý và cấp 6.973 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho các tác giả, chủ sở hữu tác quyền, chủ sở hữu quyền liên quan trong và ngoài nước.

f)Về công tác hợp tác quốc tế:

- 8 Điều ước quốc tế đa phương và song phương đã có hiệu lực tại Việt Nam. Tiếp tục đàm phán hiệp định với các đối tác về kinh tế, thương mại, đầu tư có cam kết về sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng, gồm:

- Đàm phán Hiệp định về bảo hộ lẫn nhau các quyền đối với kết quả hoạt động sở hữu trí tuệ được sử dụng và được tạo ra trong quá trình hợp tác song phương về kỹ thuật quân sự Việt Nam - Liên bang Nga.

- Đàm phán Hiệp định song phương về hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam - Liên bang Nga.

- Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế EPA Việt Nam - Nhật Bản, trong đó có phần quyền tác giả, quyền liên quan.


  • Đàm phán Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - EU -Việt Nam.

g) Chỉ đạo hoạt động của các Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

- Trong 5 năm hoạt động, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu gần 17 tỷ đồng tiền sử dụng tác quyền âm nhạc để thanh toán cho các tác giả. Đến nay, đã có trên 1.100 chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc của Việt Nam và hàng chục ngàn tác giả của 16 quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã ký hợp đồng ủy thác quyền cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.

- Sau 3 năm hoạt động, Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam đã sử dụng trên 500 tác phẩm văn học để xuất bản của hơn 450 tác giả là nhà thơ, nhà văn đã ký ủy thác quyền, thu trên 500 triệu đồng tiền bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học.

- Hiêp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam với 40 hãng sản xuất bản ghi âm, ghi hình là thành viên, đã có 21 hãng sản xuất bản ghi âm, ghi hình ký ủy thác quyền, thu gần 2 tỷ đồng tiền sử dụng âm nhạc trên mạng Internet.

Tuy nhiên hoạt động quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan còn một số tồn tại, yếu kém:

- Phần lớn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành văn bản quy định thẩm quyền quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện (quận), xã (phường) theo phân cấp của Chính phủ tại Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 hướng dẫn một số điều trong Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra tuy có tăng cường nhưng chưa đủ sức ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Tình trạng vi phạm vẫn diễn ra ở các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực xuất bản, ghi âm, ghi hình, chương trình máy tính, phát sóng, mạng Internet.

- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đã triển khai nhiều hoạt động, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phổ cập Luật Sở hữu trí tuệ trong các đối tượng, đặc biệt là trong cộng đồng.

- Ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm trong một bộ phận không nhỏ khi sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

14/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị

1. Đề nghị Chính phủ nâng chế độ dinh dưỡng cho vận động viên, huấn luyện viên, các vận động viên năng khiếu, để tạo điều kiện cho các vận động viên, huấn luyện viên tập huấn và thi đấu đạt thành tích cao.

2. Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sớm có hướng dẫn cụ thể để thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg, ngày 10/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển thể dục thể thao xã, phường, thị trấn đến năm 2010. Đối với các tỉnh miền núi khó khăn, hằng năm Trung ương hỗ trợ nguồn kinh phí cho các xã, phường, thị trấn xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi, mua sắm dụng cụ như: San ủi sân, nhà câu lạc bộ, cột cầu môn bóng đá, cột bóng chuyền...


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương