BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang62/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67

Trả lời:

Hiện nay, Bộ Công an đã xây dựng xong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, đã xin ý kiến các Bộ, Ban, ngành liên quan để chuẩn bị trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.



9/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sửa Nghị định số 40/CP về Công an viên. Nên bố trí lượng Công an viên theo loại thôn (1,2,3) để đảm bảo tình hình an ninh tại những thôn có số dân đông, vì hiện nay, tính theo thôn, bản mà không theo loại thôn thì rất khó khăn cho những thôn đông dân.

Trả lời:

Nghị định số 40/CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ về Công an xã quy định: Công an viên được bố trí theo thôn, làng, bản, ấp. Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của việc bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định việc bố trí lực lượng Công an xã cho phù hợp. Thực hiện Nghị định số 40/CP của Chính phủ, toàn quốc hiện có 94.678 đồng chí Công an viên (trong đó có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí 12.799 Công an viên làm nhiệm vụ thường trực tại trụ sở xã 24/24 giờ); có 81.879 Công an viên bố trí ở các thôn, làng, bản, ấp.

Hiện nay, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 121/CP của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở (trong đó có Công an xã); theo đó, quy định chức danh cán bộ không chuyên trách do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và số lượng cán bộ ở thôn, tổ dân phố được bố trí tối đa không quá 03 người. Bộ Công an đang chủ trì xây dựng Dự án Pháp lệnh Công an xã; theo đó, sẽ quy định Công an viên được bố trí ở thôn, làng, bản, ấp làm nhiệm vụ thường trục tại trụ sở Công an xã. Căn cứ vào số lượng dân cư và đặc điểm địa bàn, yêu cầu của việc bảo đảm an ninh, trật tự, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định số lượng Công an xã cụ thể của mỗi địa phương cho phù hợp.

Việc cử tri đề nghị bố trí số lượng Công an viên theo loại thôn (1,2,3) để đảm bảo tình hình an ninh tại những thôn có số dân đông là hợp lý. Song, theo quy định hiện hành việc bố trí Công an viên thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.



10/ Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 27/10/1997 về quy định danh mục các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ vũ trang canh gác, bảo vệ vì sau 11 năm thực hiện nhiều quy định trong Nghị định 106/NĐ-CP hiện không còn phù hợp với thực tế.

Trả lời:

Hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan xây dựng Nghị định để thay thế Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 27/10/1997 về quy định danh mục các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ vũ trang canh gác, bảo vệ và sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành vào Quý IV năm 2008.



11/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Hiện nay, pháp luật chưa quy định quy chế hoạt động Cảnh sát môi trường. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng chưa quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát môi trường. Đề nghị được quy định cụ thể tạo môi trường hành lang pháp lý để lực lượng cảnh sát môi trường hoạt động hiệu quả.

Trả lời:

Tại khoản 6, Điều 1, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã quy định giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho lực lượng Cảnh sát môi trường.



ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Tại Công văn số 988/THVN-VP ngày 04 tháng 9 năm 2008 của Đài truyền hình Việt Nam về việc trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII:

1/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Đề nghị Đài truyền hình Việt Nam yêu cầu Đài phát thanh – truyền hình các tỉnh phía Nam cố gắng tiếp sóng tất cả các buổi truyền hình trực tiếp phiên họp của Quốc hội vì thời gian qua thực hiện chưa tốt nên cử tri không theo dõi suốt chương trình kỳ họp được”.

Trả lời :

Trong những năm gần đây, Đài THVN thực hiện truyền hình trực tiếp phiên trả lời chất vấn của các kỳ họp quốc hội trên kênh VTV1 được khán giả cả nước đón nhận và hoan nghênh. Trước các buổi truyền hình trực tiếp, Đài THVN đều có thông báo để khán giả trong cả nước đón xem và các Đài PTTH các tỉnh, thành phố biết và tiếp sóng phục vụ khán giả của địa phương. Việc yêu cầu các Đài PTTH các tỉnh phía Nam bắt buộc phải tiếp sóng các buổi truyền hình trực tiếp phiên họp của Quốc hội phải do các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc địa phương quy định. Đài THVN sẽ đảm bảo việc tiếp sóng đối với các trạm phát sóng quốc gia do Đài THVN quản lý để nhân dân có điều kiện thu xem các chương trình truyền hình Việt Nam.



2/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nhiều nơi chưa được phủ sóng truyền hình hoặc thời lượng phát sóng quá ít. Đề nghị tăng thêm kinh phí và bổ sung thiết bị truyền thanh, truyền hình, nhân viên kỹ thuật cho các Đài phát thanh – truyền hình các huyện miền núi giúp đồng bào vùng cao, vùng dân tộc có cơ hội xem truyền hình, nâng cao hiểu biết, nhận thức. Quan tâm đào tạo biên tập viên, phát thanh viên người dân tộc thiểu số, tăng thời lượng phát thanh tiếng H’mông trên sóng phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương”.

Trả lời :

Theo báo cáo thì hiện nay diện phủ sóng truyền hình trong toàn tỉnh Nghệ An là hơn 80% thời lượng phát sóng hàng ngày của Đài PTTH Nghệ An là 18h/ngày. Trong những năm vừa qua, thông qua chương trình mục tiêu quốc gia mở rộng diện phủ sóng truyền hình tới các vùng sâu, vùng xa, tỉnh Nghệ An đã được Chính phủ cấp 2,5 tỷ đồng để xây dựng lắp đặt các Trạm phát lại truyền hình, phát thanh FM, vốn đối ứng của tỉnh đầu tư cho PTTH là 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, do địa hình của Nghệ An có diện tích đồi núi cao chiếm phần lớn, các hộ dân ở rất phân tán nên việc thu sóng truyền hình quốc gia cũng gặp nhiều khó khăn (nhất là tại các huyện phía tây Nghệ An).

Đối với địa bàn các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do địa hình phức tạp, dân cư không tập trung nên việc đầu tư máy phát sóng mặt đất rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao. Vì vậy, để giải quyết căn bản việc phủ sóng cho các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cần sử dụng kết hợp giữa phủ sóng mặt đất và sử dụng thiết bị thu sóng vệ tinh DTH, đồng thời có sự hỗ trợ của Nhà nước về thiết bị thu xem (ti vi, DTH) đối với các hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, Đài THVN đang hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án phủ sóng truyền hình cho các tỉnh miền núi Tây Bắc, trong đó có các huyện miền núi phía tây Nghệ An.

Về đề nghị tăng kinh phí và bổ sung thiết bị phát thanh, truyền hình, nhân viên kỹ thuật và đào tạo BTV, PTV, KTV người dân tộc ơ thiểu số. Kể từ năm 2003, thực hiện Nghị định 96/2003/NĐ-CP, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, không có chức năng quản lý ngành. Những đề nghị trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ quản lý nhà nước. Thực hiện chức năng nhiệm vụ, Đài THVN vẫn thường xuyên phối hợp với các đài địa phương tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, trong đó có nhiều khóa đào tạo dành cho đối tượng biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên của các huyện vùng sâu, vùng xa hoặc là đối tượng dân tộc thiểu số. Thực hiện dự án truyền hình tiếng dân tộc, Đài THVN đang làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo cử tuyển hệ Cao đẳng truyền hình cho đối tượng là người dân tộc thiểu số để tăng cường đội ngũ làm truyền hình tiếng dân tộc cho các Đài PTTH địa phương.

Về việc tăng thời lượng phát sóng tiếng H'mông. Hiện nay, Đài THVN đang phối hợp với các Đài địa phương sản xuất các chương trình truyền hình tiếng dân tộc phát sóng trên kênh VTV5 với 21 thứ tiếng dân tộc khác nhau.

Chương trình tiếng H'mông phát sóng với thời lượng trung bình 60 phút hàng ngày. Trong thời gian tới, Đài THVN và các đài địa phương cũng đã có kế hoạch tăng thời lượng phát sóng các chương trình truyền hình tiếng dân tộc, trong đó có tiếng H'mông để phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của đồng bào dân tộc thiểu số.



3/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Đề nghị tăng thời lượng phát sóng trong chương trình thời sự 19 giờ của Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian kỳ họp Quốc hội diễn ra; cần khách quan trong việc đưa tin trích các đoạn phát biểu của các đại biểu Quốc hội để cử tri tiện theo dõi hoạt động của đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp”.

Trả lời :

Chương trình Thời sự 19h00 của Đài THVN hiện nay có thời lượng 40 phút phát sóng hàng ngày và được các đài truyền hình trong cả nước tiếp sóng.

Việc tăng thời lượng chương trình 19h rất hạn chế (trừ các trường hợp đặc biệt) vì ảnh hưởng đến khung giờ phát sóng của các Đài địa phương. Trong thời gian diễn ra các kỳ họp Quốc hội, ngoài việc truyền hình trực tiếp diễn biến kỳ họp, Đài THVN cũng dành thời lượng đáng kể trong chương trình thời sự 19h để phản ánh nội dung chính phiên làm việc của Quốc hội. Ngoài ra, Đài THVN còn thông tin, phản ánh nội dung liên quan đến phiên họp quốc hội trong các bản tin thời sự khác như Chào buổi sáng, bản tin 9h, 12h, 14h, 16h, 18h, 23h hàng ngày và các chương trình chuyên đề khác của Đài THVN.

Về việc trích phát biểu của các đại biểu Quốc hội, Đài THVN cũng đã tiếp thu ý kiến góp ý của khán giả trong việc lựa chọn ý kiến phát biểu, đảm bảo tính khách quan, tính toàn quốc để cử tri trong cả nước tiện theo dõi hoạt động của đại biểu trong các phiên họp quốc hội.



4/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Có cử tri đề nghị bỏ những trò chơi trên truyền hình có tính chất cá cược để không ảnh hưởng đến nhận thức và văn hóa của giới trẻ”.

Trả lời :

Trò chơi trên truyền hình là một hình thức hoạt động văn hoá, giải trí được hình thành sau khi truyền hình trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng. Cùng với các loại hình khác, trò chơi truyền hình góp phần đem đến cho người xem truyền hình những giây phút thư giãn thoải mái, những kiến thức bổ ích phong phú và trí tuệ. Các trò chơi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam đều được chọn lọc kỹ và thu hút được lượng khán giả rất đông đảo với mọi lứa tuổi như: Chiếc nón kỳ diệu, Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Hãy chọn giá đúng, ở nhà chủ nhật... Đối với format các trò chơi trước khi đưa vào sản xuất, Đài THVN đều có lựa chọn kỹ và loại bỏ các trò chơi không phù hợp với văn hóa dân tộc và nhận thức, văn hóa của khán giả truyền hình Việt Nam, trong đó có đối tượng thanh niên như ý kiến góp ý của cử tri.



5/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng chú trọng nhiều hơn đến nội dung của các thể loại phim ảnh vì nó ảnh hưởng, tác động rất lớn đến thế hệ trẻ, nên hạn chế thể loại phim viễn tưởng, bạo lực, võ thuật, tình cảm lãng mạn, cần tập trung nhiều cho phim ảnh Việt nam thể loại phim truyền thống lịch sử cách mạng, nhằm hạn chế một số vấn đề báo động đang đặt ra cho xã hội đó là sự suy thoái về đạo đức”.

Trả lời :

Triển khai Luật Điện ảnh, Đài THVN và các Đài PTTH địa phương đã thực hiện việc tăng thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam trên truyền hình, đặc biệt trong các khung giờ “vàng” của truyền hình Việt Nam, thay các phim nước ngoài như trước đây. Từ đầu năm 2008, Đài THVN đã bố trí phát sóng phim truyện Việt Nam trong tất cả các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (20h-21h trên VTV1; 21h-22h trên VTV3). Ngoài ra, Đài THVN còn dành riêng kênh phim truyện Việt Nam (VCTV2) phát sóng 24/24h hàng ngày trên hệ thống truyền hình Cáp và DTH của Đài THVN.

Nhiều phim Đài THVN sản xuất và phát sóng được người xem đánh giá cao về chất lượng và nội dung như Ma Làng, Luật đời, Chạy án... Hiện nay, Đài THVN đang thử nghiệm phát triển loại hình phím hài tình huống (Sitcom) như: Những người độc thân vui vẻ. Thực hiện chủ trương xã hội hóa sản xuất một số chương trình truyền hình, Đài THVN hợp tác, đặt hàng với các đối tác sản xuất các bộ phim phát sóng trên truyền hình như: Cô gái xấu xí, Chàng trai đa cảm, Ninh Thành Lợi đất và Lửa...

Những bộ phim phát sóng đều được Hội đồng duyệt chương trình của Đài THVN thẩm định trước. Đối với những bộ phim do Đài sản xuất, hoặc mua lại bản quyền của các đơn vị sản xuất đều được xem xét kỹ nội đung từ kịch bản trước khi đưa vào sản xuất. Đối với những bộ phim khai thác, mua bản quyền Đài đều xem xét, chú ý từ nội dung đến phần biên dịch. Hiện nay, thời lượng phim truyện Việt Nam vào “khung giờ vàng” chiếm thời lượng, lớn. Trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, Đài đều cho phát chương trình phim truyện Việt Nam phản ánh truyền thống lịch sử anh hùng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến và công cuộc đổi mới đất nước sau chiến tranh. Tuy nhiên, những phim truyện về đề tài lịch sử như ý kiến góp ý của cử tri rất ít xuất hiện trên truyền hình và điện ảnh. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ cho các đài truyền hình mà cả nền điện ảnh Việt Nam phải cố gắng khắc phục trong những năm tới.



6/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, truyền hình thời lượng dành cho quảng cáo qúa nhiều, nhất là vào dịp trước, trong và sau Tết tình trạng nhắn tin, xem bói, tử vi thường xuyên chạy chữ nhắn tin vào các số điện thoại…trên nhiều kênh truyền hình có nguy hại kích thích mê tín, dị đoan, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần có sự quản lý chặt chẽ vấn đề này”.

- Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Hiện nay trên các chương trình quảng cáo của Đài truyền hình Việt Nam, nhiều sản phẩm quảng cáo không đúng chất lượng thực tế, khi người dân sử dụng hiệu quả không được như quảng cáo. Đài truyền hình Việt nam cũng không nên quá lạm dụng việc quảng cáo để làm phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng”.

Trả lời :

Đài THVN luôn ý thức thực hiện việc quảng cáo trên các kênh sóng truyền hình theo đúng các quy định của Nhà nước. Các nội dung quảng cáo trước khi phát sóng đều phải được thông qua Hội động duyệt chương trình phát sóng của Đài.

Về quảng cáo nhắn tin có thưởng trên các kênh của Đài THVN không nhiều, chủ yếu là phục vụ các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, lịch sử, văn hóa, khoa học, an toàn giao thông, sức khỏe, tìm hiểu về Đảng và những thành tựu đổi mới của đất nước... Tuy nhiên, Đài THVN cũng ý thức về việc hạn chế thấp nhất các loại nhắn tin có thưởng trên các kênh sóng, đặc biệt là các kênh VTV1, VTV2, VTV3 . Thời gian gần đây một số Đài truyền hình địa phương có xuất hiện quảng cáo bằng hình thức nhắn tin có thưởng với nội dung có lúc chưa lành mạnh, mật độ xuất hiện tương đối dày trên sóng đã làm ảnh hưởng đến việc theo dõi của khán giả truyền hình. Việc này, Bộ Văn hóa Thông tin trước đây đã có văn bản nhắc nhở và kịp thời chấn chỉnh việc quảng cáo bằng hình thức nhắn tin có thưởng. Một hình thức nữa là một số Đài địa phương đã cố ý chèn các loại nhắn tin có thưởng và các hình thức quảng cáo khác vào các kênh VTV1, VTV3 của Đài THVN, khiến khán giả lầm tưởng do Đài THVN phát sóng. Đài THVN cũng đã có văn bản báo cáo các cơ quan chức năng và gửi các Đài địa phương liên quan để chấm dứt hiện tượng vi phạm này.

Về nội dung chất lượng sản phẩm quảng cáo: Theo quy định trong Pháp lệnh quảng cáo, Đài THVN cũng có quy định chặt chẽ về việc tiếp nhận hồ sơ đăng phát quảng cáo, đặc biệt các quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm tham gia quảng cáo trên truyền hình. Khách hàng có nhu cầu quảng cáo trên Đài THVN đều phải cung cấp các loại tài liệu pháp lý liên quan đến sản phẩm quảng cáo do các cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép, kiểm duyệt. Trên cơ sở đó, Đài Truyền hình Việt Nam mới tiến hành sản xuất hoặc phát sóng các thông tin quảng cáo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chương trình quảng cáo của Đài vẫn để lọt những quảng cáo có nội dung gây phản cảm, sau khi có ý kiến góp ý, Đài THVN đã kịp thời rút kinh nghiệm, sửa đổi, thay thế.



7/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Đề nghị tăng thời lượng phát thanh, phát sóng các chương trình văn hoá nghệ thuật Việt Nam trên Đài Truyền hình, Đài Phát thanh”.

Trả lời :

Thời lượng chương trình văn hóa nghệ thuật trên các kênh của Đài THVN đều được bố trí đều, đan xen giữa các chương trình khác nhau. Với mục đích phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chương trình văn hóa, nghệ thuật của Đài được xây dựng đa dạng, phong phú với nhiều loại hình như: Thơ, Nhạc nhẹ, Văn nghệ dân gian, âm nhạc thính phòng, giao hưởng, Sân khấu truyền hình... nhiều hình thức thể hiện như: giao lưu, tọa đàm, phóng sự, truyền hình trực tiếp...

Đài cũng rất chú trọng đến việc tôn vinh các ca khúc, các nghệ sỹ bằng các chương trình như: Con đường âm nhạc, Điểm hẹn âm nhạc; khuyến khích sáng tác các bài hát mới như chương trình: Bài hát Việt; phát hiện các tài năng âm nhạc như Sao Mao điểm hẹn. Nhiều ca khúc gắn với nhạc sỹ, ca sỹ đã thành danh qua các chương trình độ Đài THVN tổ chức.

Ngoài các chương trình Văn nghệ được định khung, Đài thường xuyên phối hợp với các bộ ngành, địa phương tổ chức truyền hình trực tiếp các chương trình giao lưu ca nhạc kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước.



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Nội dung 1: Chủ trương đội mũ bảo hiểm được người dân đồng tình nhưng đề nghị Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm định chặt chẽ chất lượng mũ bảo hiểm vì hiện nay mũ bảo hiểm bán tràn lan nhưng có nhiều loại mũ chưa qua kiểm định chất lượng, các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu vấn đề này nhưng hiện nay cơ quan chức năng vẫn chưa công bố cụ thể các nhãn hàng đủ tiêu chuẩn cũng như chưa có biện pháp mạnh đối với các cơ sở sản xuất mũ kém chất lượng. Cử tri kiến nghị Bộ nhanh chóng có giải pháp khắc phục tình trạng này. Dưới đây gọi tắt là "Quản lý chất lượng mũ bảo hiểm"

Nội dung 2: Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ ban hành chính sách chung tổng thể, thống nhất về ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ khoa học, nhất là những người có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành, chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, công nghệ mới. Đổi mới căn bản các chính sách về việc làm, tiền lương, thưởng phạt; tôn vinh, phát hiện, thu hút, sử dụng, đãi ngộ...đối với đội ngũ trí thức, nhất là đội ngũ trí thức có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành. Tạo hành lang pháp lý, điều kiện làm việc, môi trường hoạt động khoa học thuận lợi, phù hợp để trí thức an tâm cống hiến và thăng tiến bằng con đường khoa học. Dưới đây gọi tắt là "Chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ".

Nội dung 3: Bộ trình Chính phủ chỉ đạo triển khai Chương trình nghiên cứu tổng thể về Tây Nguyên (tiếp theo các Chương trình Tây Nguyên 1,2 trước đây), để có cơ sở khoa học cho đầu tư phát triển bền vững Tây Nguyên trong thời gian đến. Tập trung vào phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, nghiên cứu các biện pháp giải quyết nước trong mùa khô, giải quyết thức ăn gia súc, canh tác bền vững trên đất dốc, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa...Dưới đây gọi tắt là "Chương trình nghiên cứu tổng thể về Tây Nguyên".

Nội dung 4: Bộ phối hợp với các Bộ, ngành sớm có thông tư hướng dẫn hoạt động khoa học và công nghệ ở địa phương như: (1) Hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện (bố trí biên chế chuyên trách, quy định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ, phân cấp các hoạt động chuyên môn); (2) Hướng dẫn cụ thể các tổ chức bộ máy của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, tách bạch công tác quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp của Chi cục. Dưới đây gọi tắt là "Quản lý KH&CN địa phương".

Trả lời (tại công văn số 2421/BKHCN-VP ngày 26/9/2008 của Bộ Khoa học và công nghệ):

I. Nội dung 1: Quản lý chất lượng mũ bảo hiểm

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và triển khai thực hiện việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trong cả nước, cụ thể như sau:



1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng mũ bảo hiểm:

- Để quản lý chất lượng mũ bảo hiểm (MBH), ngay từ năm 2001, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn TCVN 5756:2001 về mũ bảo vệ cho người đi môtô và xe máy. Trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định 51/2001/QĐ-BKHCNMT bắt buộc các cơ sở sản xuất MBH phải công bố phù hợp tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng như công bố; Quyết định 52/2001/QĐ-BKHCNMT quy định các doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu; Quyết định số 29/2004/QĐ-BKHCN ngày 27/10/2004 về việc quản lý chất lượng MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông trên mô tô và xe máy; Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (QCVN2: 2007/BKHCN). Theo quy định của Quyết định này:

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất MBH, thay vì tự công bố chất lượng thì từ nay doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng và được tổ chức chứng nhận đến doanh nghiệp đánh giá điều kiện sản xuất, lấy mẫu thử nghiệm, nếu đạt yêu cầu thì doanh nghiệp mới được cấp giấy chứng nhận, được công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật và được đưa mũ bảo hiểm ra thị trường. Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất, tổ chức chứng nhận tiến hành giám sát, đánh giá lại điều kiện sản xuất, lấy mẫu trong doanh nghiệp hoặc trên thị trường để kiểm tra.

+ Đối với nguồn mũ bảo hiểm nhập khẩu, từng lô hàng mũ bảo hiểm sẽ chỉ được thông quan khi kết quả giám định khẳng định đạt yêu cầu chất lượng, hoặc được tổ chức chứng nhận nước ngoài (đã được Việt Nam thừa nhận) cấp chứng chỉ đạt yêu cầu chất lượng.

- Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông ùn tắc giao thông, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các công văn, công điện, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng MBH cho người đi mô tô và xe máy gửi Ban chỉ đạo 127 (về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại) Trung ương, Bộ Công thương; Tổng cục Hải quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …. Đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành quản lý chất lượng MBH có sự tham gia của đại diện các Bộ Công thương, Công an, Giao thông, Tài chính,…

2. Triển khai thực hiện việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm:

- Tổng cục TC-ĐL-CL đã thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (9 đợt) danh sách 125 cơ sở sản xuất MBH đã công bố phù hợp tiêu chuẩn, danh sách 48 nhãn hiệu mũ đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, danh sách các lô MBH qua kiểm tra nhập khẩu đạt chất lượng, danh sách 446 đại lý của 16 cơ sở sản xuất MBH đã công bố phù hợp tiêu chuẩn.

- Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo các Sở KH&CN 64 tỉnh, thành trong cả nước thanh tra, kiểm tra chất lượng MBH. Kết quả đã thanh tra 1.809 cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH, phát hiện và xử lý vi phạm 950 cơ sở, tịch thu tiêu huỷ 41.289 chiếc, đình chỉ lưu thông 61.000 chiếc, niêm phong tạm giữ 71.592 chiếc, tổng số tiền phạt 1.499.308.000 đồng.

- Qua kiểm tra tổng số 1.560 lô hàng mũ nhập khẩu lưu thông trên thị trường cho thấy có 582 lô có tem kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu của cơ quan kiểm tra, còn 978 lô không có tem kiểm tra, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Như vậy, đối với công tác quản lý chất lượng MBH, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hành lang pháp lý và tổ chức kiểm tra, kiểm định MBH trên cả nước.

Để xử lý các vi phạm của các cơ sở sản xuất và kinh doanh MBH, các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. Tuy nhiên, do mức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay (được Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định) chưa đủ mạnh để răn đe các cơ sở sản xuất và kinh doanh vi phạm nên chưa hoàn toàn ngăn chặn được việc sản xuất mũ kém chất lượng, giả mạo dấu phù hợp tiêu chuẩn, mũ nhập lậu, nhập tiểu ngạch không qua kiểm tra chất lượng còn lưu thông trên thị trường.



3. Các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trong thời gian tới:

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành và cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu đưa ra các biện pháp xử lý mạnh đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về tiêu chuẩn chất lượng MBH và tình trạng MBH không đạt chất lượng được nhập lậu hoặc theo đường tiểu ngạch không qua kiểm tra chất lượng.

- Có hình thức công bố các loại MBH bị làm giả, làm nhái, không đảm bảo chất lượng để giúp doanh nghiệp sản xuất chủ động có biện pháp bảo vệ chất lượng và thương hiệu sản phẩm chính hãng.

- Tăng cường chỉ đạo các đơn vị chức năng giám sát cơ sở sản xuất, lắp ráp MBH trong nước thực hiện nghiêm chỉnh việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

- Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng MBH, đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu MBH không đảm bảo chất lượng. Đối với những cơ sở sản xuất tái vi phạm, ngoài việc xử phạt với tình tiết tăng nặng, sẽ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh MBH và đình chỉ sản xuất.

- Nghiên cứu đề xuất nâng mức xử phạt hành chính đối với lĩnh vực đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá cao hơn mức quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các biện pháp quản lý chất lượng MBH; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh MBH; quyền của người tiêu dùng đối với mặt hàng MBH, hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết được mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường để được lựa chọn sử dụng.

Như vậy, với trách nhiệm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống kiểm định và tổ chức kiểm tra việc đạt chuẩn đối với các sản phẩm hàng hoá sản xuất và kinh doanh, trong thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã tích cực và chủ động trong việc xây dựng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với MBH và phối hợp với các bộ ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, kiểm định chất lượng MBH tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh trên khắp cả nước.

Tuy nhiên, đối với công tác quản lý chất lượng MBH sản xuất và lưu thông trên thị trường, việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng nhập lậu, hàng nhập tiểu ngạch lưu thông trên thị trường thuộc thẩm quyền của các bộ ngành và đơn vị khác như Bộ Công thương (quản lý thị trường), Công an (cảnh sát kinh tế), Hải quan (xuất nhập khẩu), Bộ đội Biên phòng (buôn lậu qua biên giới và nhập tiểu ngạch), Ban chỉ đạo 127 các cấp.

Để giảm thiểu lượng MBH nhập lậu, sản xuất lậu, hàng giả, hàng nhái đang tồn tại trên thị trường không chỉ là công việc của riêng Bộ Khoa học và Công nghệ mà cần có sự tham gia và thực hiện tốt trách nhiệm của Bộ Công thương, Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Ban chỉ đạo 127 các cấp và đặc biệt là vai trò của người tiêu dùng trong việc lựa chọn MBH đạt chất lượng; phát hiện người sản xuất, kinh doanh MBH kém chất lượng.



Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương