BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang64/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67

Trả lời:

Trong những năm gần đây tỷ lệ thời lượng các chương trình truyền hình do các đài truyền hình trong nước sản xuất và tỷ lệ phim truyền hình Việt Nam được chiếu trên sóng truyền hình đã tăng so với các năm trước rất nhiều. Các chương trình truyền hình do Việt Nam sản xuất đã tạo được được ấn tượng tốt với khán giả xem truyền hình; các đài truyền hình đã tương đối chủ động về khối lượng các chương trình truyền hình, trong đó có các chương trình giải trí có ảnh hưởng khá tích cực từ việc liên kết xã hội hoá việc sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình.

Tuy nhiên, một số Đài Truyền hình vẫn cho phát sóng một số chương trình giải trí, trong đó có một số chương trình được sản xuất với mục đích dành cho thanh, thiếu niên song không mang tính định hướng giáo dục thẩm mỹ, lối sống lành mạnh, phù hợp với đại đa số giới trẻ. Một mặt do tổng thời lượng phát sóng chương trình của các đài tăng, nhiều đài đã sử dụng những chương trình chất lượng thấp để phát sóng cho đủ thời lượng, mặt khác do ảnh hưởng của các chương trình truyền hình giải trí của một số đài truyền hình quốc tế, nhưng không được điều chỉnh cho phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; bộ phận biên tập, biên dịch có nhận thức còn sơ sài, khả năng định hướng thẩm mỹ thấp.

Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, trong các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những định hưóng và nhắc nhở các cơ quan báo chí, trong đó có các Đài Phát thanh, Truyền hình trong việc phát sóng các chương trình giải trí, đặc biệt là các chương trình ca nhạc và phim truyện. Để tăng cường kỷ cương quản lý, trong có nội dung các chương trình của các đài phát thanh – truyền hình, Chính phủ đã quyết định thành lập Cục quản lý Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử. Bộ Thông tin và Truyền thông với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp chấn chỉnh kịp thời nội dung thông tin của các đài, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí để có dược những chương trình chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá lành mạnh của nhân dân.



3/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị thanh toán kinh phí tin học đề án 112 cho Trung tâm giáo dụng thường xuyên tỉnh, Trường cao đẳng Sư phạm Tây Ninh, Sở Khoa học Công nghệ sau khi ngưng đề án 112 của tỉnh Tây Ninh.

Trả lời:

Việc thanh toán kinh phí tin học Đề án 112 cho Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trường cao đẳng sư phạm Tây Ninh, Sở KHCN sau khi ngưng đề án 112 của tỉnh Tây Ninh cần được thực hiện đồng bộ với việc xử lý những vấn đề tồn đọng của Đề án 112. Tại văn bản số 209/TB-VPCP ngày 20/10/2007 Thủ tướng Chính phủ giao:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát lại các Đề án, chương trình đầu tư quốc gia để đảm bảo các dự án đầu tư phải được thẩm định kỹ, mục tiêu đầu tư phải được xác định cụ thể, sát thực, việc phân bổ vốn đầu tư và quản lý chi phí đầu tư phải chặt chẽ đúng quy định.

- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, căn cứ kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để xử lý các nội dung cụ thể.

Ngày 26/10/2007, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thông báo kết quả kiểm toán Đề án tin học hoá quản lý nhà nước (Đề án 112) giai đoạn 2001-2005.

Căn cứ vào các ý kiến chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận của Kiểm toán nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tích cực xây dựng phương án và phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ có liên quan để giải quyết các vấn đề còn tồn động của Đề án 112. Sau khi thống nhất được phương án xử lý các vấn đề tồn đọng của Đề án 112 với các cơ quan có liên quan, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thông báo sớm kế hoạch thanh toán kinh phí tin học đề án 112 cho Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trường cao đẳng sư phạm Tây Ninh, Sở KHCN sau khi ngưng đề án 112 của tỉnh Tây Ninh.



4/ Cử tri các tỉnh An Giang, Bến Tre, Ninh Thuận kiến nghị: Báo chí là nguồn cung cấp thông tin cho cơ quan Nhà nước và nhân dân, nhưng cũng chính những bài viết của một số tác giả đã thổi phồng sự việc, vượt quá sự thất gây dự luận xôn xao trong nhân dân. Đề nghị cơ quan nhà nước quan tâm quản lý các Tòa soạn hoạt động đúng theo Luật Báo chí và có biện pháp xử lý thích đáng những tổ chức cá nhân đã cố tình viết sai lệch sự thật.

Trả lời:

Mặc dù các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí đã có các biện pháp nhằm chấn chỉnh những tồn tại trên lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số vi phạm xảy ra gây bức xúc trong công luận. Một số nguyên nhân, tồn tại là:

- Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí đang bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập, không còn phù hợp với hoạt động báo chí trong giai đoạn phát triển mới.

- Không ít cơ quan chủ quản buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan báo chí thuộc quyền, thiếu khả năng và kiến thức chuyên môn trong quản lý báo chí; bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo báo chí yếu và thiếu năng lực nghiệp vụ chuyên môn, không đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức nghề nghiệp.

- Nguyên nhân quan trọng của những sai phạm trong thời gian qua một phần do trách nhiệm của các phóng viên, biên tập viên và lãnh đạo các cơ quan báo chí.

Để khắc phục những thiếu sót, tồn tại của báo chí thông tin trong thời gian qua, một trong những giải pháp quan trọng mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai là hoàn thiện dự thảo Luật Báo chí sửa đổi và hoàn chỉnh việc xây dựng các quy chế, chính sách, quy hoạch; xây dựng văn bản quy phạm chuyên sâu dưới luật trong đó có việc ban hành các quy chế như: Quy chế về cấp phép hoạt động báo chí; đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí; Quy chế về cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước; Quy chế về Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí.



Bộ Thông tin và Truyền thông xin cung cấp để đại biểu nắm về tình hình xử lý các cơ quan báo chí vi phạm trong 2 năm 2006, 2007. Đây là mặt công tác được Bộ Thông tin và Truyền thông chú trọng triển khai thực hiện, bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận.

1. Kết quả xử lý cơ quan báo chí vi phạm năm 2006:

Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính 45 trường hợp thuộc 34 cơ quan báo chí, với mức phạt bằng tiền là 476.500.000đ.( trong đó 01 cơ quan báo chí bị xử phạt tới 4 lần; 08 cơ quan báo chí bị xử phạt 2 lần; 25 cơ quan báo chí bị xử phạt 1 lần). Đáng lưu ý là việc đồng loạt 19 cơ quan báo chí bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bằng tiền tổng cộng là 179 triệu đồng vì đăng quảng cáo cho dịch vụ nhắn tin có nội dung dung tục.

Thu hồi thẻ 06 thẻ nhà báo. Đình bản tạm thời hoạt động của 05 cơ quan báo chí vì đăng quảng cáo cho dịch vụ nhắn tin có nội dung dung tục, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, thông tin về đồng tiền polymer sai sự thật, không chấp hành chỉ đạo của Chính phủ. Đề nghị ngừng xuất bản 06 ấn phẩm của 06 cơ quan báo chí vì không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoạt động báo chí. Đề nghị 2 cơ quan báo chí tự thu hồi 2 số báo vì đăng nội dung nhạy cảm về chính trị (đăng thông tin về “đảo Hoàng Sa”; không thực hiện đúng định hướng tuyên truyền của Uỷ ban quốc gia về năm APEC 2006). Bên cạnh đó, Bộ cũng đã yêu cầu cơ quan chủ quản báo chí có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với 25 cá nhân, 3 Ban biên tập thuộc 13 cơ quan báo chí với các mức kỷ luật từ khiển trách đến đình chỉ công tác

2. Kết quả xử lý vi phạm năm 2007:

Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính 24 trường hợp thuộc 18 cơ quan báo chí, với mức phạt bằng tiền là 230.000.000đ ( trong đó, 01 cơ quan báo chí bị xử phạt 03 lần; 03 cơ quan báo chí bị xử phạt 02 lần; 13 cơ quan báo chí bị xử phạt 01 lần). Đáng lưu ý là việc 04 cơ quan báo chí bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 54 triệu đồng vì cùng có hành vi đăng thông tin sai sự thật “ăn bưởi gây ung thư vú”. 01 cơ quan báo chí bị phạt 20 triệu đồng vì đăng loạt bài về thánh vật sông Tô Lịch; 01 cơ quan báo chí bị phạt 4 triệu đồng vì cho đăng loạt bài viết về tìm mộ bằng ngoại cảm, không phù hợp với tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép.

Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với 02 trang tin điện tử của 02 cơ quan báo chí vì đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của tổ chức; đăng loạt ý kiến của bạn đọc phản đối quyết định của Chính phủ về việc đội mũ bảo hiểm. Đề nghị ngừng xuất bản 01 ấn phẩm của 01 cơ quan báo chí vì thực hiện không đúng quy định trong giấy phép xuất bản. Yêu cầu cơ quan chủ quản báo chí xử lý kỷ luật đối với 02 cơ quan báo chí. Yêu cầu 22 cơ quan báo chí có hình thức xử lý kỷ luật đối với 29 cá nhân, 3 Ban biên tập.

Bộ đã làm việc với 06 cơ quan chủ quản để chấn chỉnh hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền, đặc biệt là những cơ quan báo chí có những sai phạm nghiêm trọng về chính trị và thông tin.

5/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:

Câu hỏi 1: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có hướng dẫn bàn giao đề án 112 cho Sở Thông tin và Truyền thông để việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được thuận lợi trên địa bàn tỉnh.

Trả lời:

Thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 89/TB-VPCP ngày 24/4/2007 về việc không tiếp tục thực hiện Đề án 112 và giao Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) sử dụng kết quả tổng kết Đề án 112 như một tài liệu tham khảo để xây dựng Đề án Chính phủ điện tử giai đoạn 2007-2010 trình Thủ tướng Chính phủ, ngay sau khi hoàn thành việc bàn giao kết quả của Đề án 112 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Văn phòng Chính phủ vào ngày 27/12/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành nghiên cứu đánh giá các kết quả của Đề án 112 cả về hạ tầng và các sản phẩm phần mềm để khai thác phục vụ cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng Đề án 112 tại các địa phương và định hướng triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước 2008-2010, ngày 19/5/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn 1561/BTTTT-ƯDCNTT v/v hướng dẫn chuyển giao các kết quả của Đề án 112 tại địa phương trong đó yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chuyển giao chức năng của Ban điều hành Đề án 112 địa phương cho Sở Thông tin và Truyền thông.

- Câu hỏi 2: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm trình Chỉnh phủ ban hành quy chế quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin để việc triển khai các dự án công nghệ thông tin được thuận lợi.

Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành việc xây dựng dự thảo quy chế quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện đang lấy ý kiến các Bộ, ngành và sẽ sớm hoàn thiện, trình Chính phủ trong Quí III/2008.



- Câu hỏi 3: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xem xét trình Chính phủ cân đối nguồn vốn Trung ương để hỗ trợ cho tỉnh trong việc triển khai các dự án công nghệ thông tin của địa phương trong điều kiện tỉnh còn khó khăn cân đối nguồn kinh phí ngân sách, trước hết là hỗ trợ mục tiêu: ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; thực tế cho thấy việc thiếu thông tin hoặc thông tin không kịp thời đã gây ra sự phối hợp không nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương, đồng thời làm cho địa phương bị động và lúng túng trong việc triển khai thực hiện.

Trả lời:

Trong thời gian qua, để thúc đẩy công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đồng đều từ trung ương đến địa phương, Bộ đã triển khai xây dựng và tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách quan trọng như:

Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành dự thảo Nghị định quản lý đầu tư đặc thù cho các dự án ứng dụng CNTT và đang xin ý kiến các Bộ, Ngành. Dự kiến, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định này trong tháng 9 năm 2008.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm và sẽ tiếp tục trình Chính phủ cần đối nguồn vốn Trung ương để hỗ trợ cho tỉnh trong việc triển khai các dự án CNTT của địa phương trong điều kiện tỉnh còn khó khăn cân đối nguồn kinh phí ngân sách. Năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 (tại Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/03/2008), trong đó hỗ trợ kinh phí triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước cho 49 tỉnh còn khó khăn, mỗi tỉnh 1,1 tỷ đồng. Trong dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 trình Thủ tướng Chính phủ ngày 30/7/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đề xuất với Thủ tướng hỗ trợ kinh phí triển khai ứng dụng CNTT cho các tỉnh có khó khăn với mức hỗ trợ cao hơn năm 2008.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành dự thảo Nghị định quản lý đầu tư đặc thù cho các dự án ứng dụng CNTT và đang xin ý kiến các Bộ, Ngành. Dự kiến trình Chính phủ dự thảo Nghị định này trong tháng 9 năm 2008.

- Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục trình Chính phủ cần đối nguồn vốn Trung ướng để hỗ trợ cho tỉnh trong việc triển khai các dự án CNTT của địa phương trong điều kiện tỉnh còn khó khăn cân đối nguồn kinh phí ngân sách. Năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 (tại Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/03/2008), trong đó hỗ trợ kinh phí triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước cho 49 tỉnh còn khó khăn, mỗi tỉnh 1,1 tỷ đồng. Trong dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 trình Thủ tướng Chính phủ ngày 30/7/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đề xuất với Thủ tướng hỗ trợ kinh phí triển khai ứng dụng CNTT cho các tỉnh có khó khăn với mức hỗ trợ cao hơn năm 2008.

- Từ đầu năm 2008 đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn cho các địa phương nhằm triển khai đồng bộ kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao gồm:

+ Quyết định số 19/2008/QĐ-BTTTT ngày 09/04/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy định áp dụng tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và Quyết định số 20/2008/BTTTT ngày 09/04/2008 ban hành Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

+ Văn bản số 1561/BTTTT-ƯDCNTT ngày 19/05/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn chuyển giao các kết quả của Đề án 112 tại các tỉnh, thành phố.

+ Văn bản số 1577/BTTTT-KHTC ngày 20/05/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn đăng ký kế hoạch kinh phí ứng dụng CNTT năm 2008 theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg.

+ Văn bản số 1594/BTTTT-ƯDCNTT ngày 22/05/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010.

+ Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTTTT ngày 26/05/2008 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

+ Văn bản số 1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/05/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho các dự án dùng chung theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg (Thư điện tử, Cổng thông tin điện tử, Quản lý Văn bản và Điều hành, hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện).

Các văn bản trên sau khi gửi các địa phương đều được đăng tải trên Website của Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ đầu năm đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông liên tục tổ chức 6 buổi giao lưu trực tuyến để giải đáp những vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp, người dân. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tăng cường các hình thức thông tin kịp thời các các địa phương về kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.



- Câu hỏi 4: Đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy định chức danh chuyên trách về công nghệ thông tin và truyền thông cấp huyện và cơ sở, ngành cấp tỉnh.

Trả lời:

Về đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy định chức danh chuyên trách về CNTT-TT thuộc cấp huyện và cơ sở, ngành cấp tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ nghiên cứu và phối hợp, đề xuất với Bộ Nội vụ nghiên cứu, giải quyết vấn đề này.



- Câu hỏi 5: Nhằm tạo điều kiện cho người dân vùng dân tộc, biên giới, vùng khó khăn, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh sách các xã thuộc vùng khó khăn, vùng dân tộc, vùng miền núi trên địa bàn tỉnh An Giang vào danh mục vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (theo công văn số 38/SBCVT-KHTH ngày 12/3/2008 của Sở BCVT tỉnh An Giang).

Trả lời:

Về việc bổ sung danh sách các xã thuộc vùng khó khăn, vùng dân tộc, vùng miền núi trên địa bàn tỉnh An Giang vào danh mục vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, Bộ Thông tin và Truyền thông xin được trả lời như sau:

Việc xác định và công bố vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích căn cứ vào:

1. Tiêu chí xác định vùng được cung cấp dịch viễn thông công ích được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 74/2006/QĐ-TTg ngày 07/4/2006 phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010:



- Huyện được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là huyện có mật độ điện thoại cố định tại thời điểm xác định thấp hơn 2,5 máy/100 dân.

- Xã được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là các xã:

+ Nằm trong huyện được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;

+ Xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nằm ngoài huyện được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

2. Đề xuất của các địa phương phù hợp với các tiêu chí trên.

Triển khai thực hiện Quyết định 74/2006/QĐ-TTg, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên toàn quốc thành 2 đợt, trong đó có một số xã thuộc tỉnh An Giang. Đợt 1: tại Quyết định số 41/2006/QĐ-BBCVT, trong đó An Giang có 11 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 164/2006/QĐ-TTg. Đợt 2: tại Quyết định 15/2008/QĐ-TTg, trong đó An Giang được công bố bổ sung 5 xã thuộc diện khó khăn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg.

Vấn đề mà đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung danh sách các xã thuộc vùng khó khăn, vùng dân tộc, vùng miền núi trên địa bàn tỉnh An Giang vào danh mục vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích ( theo công văn bản số 38/SBCVT-KHTH ngày 12/3/2008 đề xuất kiến nghị công bố 38 xã, phường, thị trấn của tỉnh vào cùng viễn thông công ích), Bộ Thông tin và Truyền thông đã xem xét kiến nghị của đại biểu cũng như của địa phương. Tuy nhiên, sau khi đối chiếu với tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì có 5 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được công bố, các xã còn lại không thuộc vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo đúng Quyết định 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



BỘ TƯ PHÁP

Tại công văn số 2675/BTP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII với các nội dung sau:

1/ Cử tỉnh Hà Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu quy định bắt buộc tất cả công dân Việt Nam chuẩn bị kết hôn phải xét nghiệm HIV/AIDS nhằm hạn chế tình trạng lây lan và truyền bệnh”.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có 05 trường hợp pháp luật cấm kết hôn, đó là:

- Người đang có vợ hoặc có chồng;

- Người mất năng lực hành vi dân sự;

- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Giữa những người cùng giới tính”.

Trong đó, trường hợp cấm “người mất năng lực hành vi dân sự” kết hôn do người mất năng lực hành vi dân sự không thể tự thể hiện được ý chí, sự tự nguyện của mình trong việc kết hôn.

Theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, người xin đăng ký kết hôn phải có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 cũng quy định rõ việc chống phân biệt, kỳ thị đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS và quyền giữ bí mật riêng tư của những người bị nhiễm HIV/AIDS. Do vậy, không thể quy định về việc cấm kết hôn của những người nhiễm HIV/AIDS cũng như việc yêu cầu công dân phải đi xét nghiệm HIV/AIDS trước khi kết hôn.

Tóm lại, quyền kết hôn là một trong những quyền nhân thân cơ bản của công dân, chỉ trong một số trường hợp nhất định được quy định rõ trong các văn bản pháp luật công dân không được quyền kết hôn. Với những người nhiễm HIV/AIDS khi có yêu cầu được đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp – hộ tịch biết thì cũng chỉ có thể tư vấn cho công dân mà không có quyền can thiệp vào quyết định kết hôn của họ.

2/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị:

2.1“Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu mẫu khai sinh sử dụng lâu dài và phù hợp với thực tế, không nên thay đổi liên tục và giao thẩm quyền cho Sở Tư pháp được in mẫu bản sao khai sinh để phục vụ bà con cử tri khi có nhu cầu”.

Trả lời:

* Về việc thay đổi khổ giấy và nội dung Giấy khai sinh thời gian qua:

Trước đây, tất cả các biểu mẫu hộ tịch được thiết kế trên khổ giấy A4, trong quá trình áp dụng, có nhiều ý kiến phản ánh về việc kích thước của Giấy khai sinh quá lớn, bất tiện cho người dân trong việc sử dụng và bảo quản, người dân phải sử dụng giấy khai sinh nhiều, Giấy khai sinh lại có kích thước lớn nên phải gấp lại nhiều lần nên rất nhanh hư hỏng... Do đó, nhiều địa phương đề nghị Bộ Tư pháp có quyết định thu nhỏ kích thước Giấy khai sinh để tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình sử dụng và bảo quản.

Tiếp thu kiến nghị của các địa phương, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu và thiết kế dự thảo sổ, biểu mẫu hộ tịch (trong đó biểu mẫu Giấy khai sinh được thiết kế nhỏ hơn kích thước của khổ A4, các biểu mẫu khác vẫn giữ nguyên kích thước). Dự thảo này đã được lấy ý kiến của các địa phương và đã được sự tán thành về kích thước của biểu mẫu Giấy khai sinh mới.

Tuy nhiên, sau khi ban hành biểu mẫu theo kích thước Giấy khai sinh mới, những địa phương áp dụng tin học hóa hộ tịch phản ánh do biểu mẫu hộ tịch có nhiều loại kích thước khác nhau, cán bộ tư pháp – hộ tịch khó điều chỉnh máy in, trong khi trình độ của cán bộ tư pháp – hộ tịch còn bất cập làm nảy sinh nhiều khó khăn trong vấn đề tác nghiệp. Do vậy, nhiều địa phương đề nghị chỉnh lại kích thước của biểu mẫu Giấy khai sinh theo hướng mở rộng kích thước bằng khổ A4. Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện nghiệp vụ của tư pháp địa phương, Bộ Tư pháp đã tiếp thu và thiết kế lại mẫu bản chính và bản sao Giấy khai sinh trên khổ A4.



* Về việc phân cấp in mẫu bản sao giấy khai sinh:

Theo quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 23/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch thì Bộ Tư pháp in và phát hành 16 loại biểu mẫu hộ tịch liên quan đến các việc hộ tịch như: đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử; đồng thời, quyết định trên cũng phân cấp xuống địa phương 41 loại biểu mẫu hộ tịch và 8 loại sổ đăng ký hộ tịch để địa phương tự in và phát hành biểu mẫu hộ tịch. Việc vẫn để Bộ Tư pháp in và phát hành 16 loại biểu mẫu hộ tịch theo Quyết định nêu trên (trong đó có mẫu bản sao Giấy khai sinh) là do các biểu mẫu này là những giấy tờ quan trọng chứng minh về nhân thân của con người, được sử dụng tại nhiều cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng như nước ngoài; việc Bộ Tư pháp in và phát hành sẽ đảm bảo việc sử dụng thống nhất trên toàn quốc và đảm bảo về chất lượng biểu mẫu, tránh việc biểu mẫu bị làm giả.

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang dự thảo đề án về việc in và phát hành miễn phí một số biểu mẫu, sổ sách hộ tịch (trong đó có Giấy khai sinh), việc phân cấp cho địa phương in các biểu mẫu hộ tịch sẽ được xem xét thêm trong quá trình soạn thảo đề án.

2.2 “Đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký, quản lý hộ tịch vì theo quy định của Nghị định thì “Bản sao Giấy khai sinh, ai sinh ở đâu về địa phương đó làm bản sao khai sinh” là chưa phù hợp với thực tế đời sống”

Theo quy định của pháp luật, công dân có thể lựa chọn một trong hai cách thức sau để có được bản sao giấy tờ hộ tịch (các bản sao này đều có giá trị sử dụng như nhau và thay cho bản chính trong các giao dịch):

- Bản sao có từ việc “chứng thực bản sao từ bản chính” (theo thủ tục chứng thực được quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký).

- Bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch (theo thủ tục cấp bản sao giấy tờ hộ tịch được quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

Mặt khác, để tạo thuận lợi cho các cá nhân khi có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cũng có quy định: “Người có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch có thể ủy quyền cho người khác hoặc gửi đề nghị đến cơ quan hộ tịch qua đường bưu điện”.



3/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: “Quy định về việc nuôi con nuôi chưa chặt chẽ dẫn đến việc lợi dụng như gia đình nghèo nhưng nhận con nuôi của thương binh hoặc nhận con nuôi của người dân tộc để hưởng chính sách”

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương