BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị


II. Nội dung 2: Chính sách đối với cán bộ KH&CN



tải về 4.74 Mb.
trang63/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67

II. Nội dung 2: Chính sách đối với cán bộ KH&CN

Vấn đề sử dụng và phát huy tối đa mọi tiềm năng của đội ngũ cán bộ KH&CN đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng.

Thực hiện các định hướng, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tích cực tham mưu với Chính phủ ban hành nhiều văn bản trong đó có các chính sách liên quan đến sử dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Trong khuôn khổ Đề án, việc đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; tạo động lực vật chất và tinh thần, thực hiện chế độ thù lao, đãi ngộ theo mức độ cống hiến và các chính sách khuyến khích khác đối với cán bộ khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Việc đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN được tập trung vào các nội dung như sau: a) Tăng quyền tự chủ về quản lý nhân lực của các tổ chức khoa học và công nghệ; b) Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ khoa học và công nghệ; c) Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhân lực khoa học và công nghệ; d) Thu hút chuyên gia nước ngoài phục vụ phát triển khoa học và công nghệ

Triển khai các nội dung được nêu trong Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 115/NĐ-CP ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các văn bản này tập trung vào các định hướng chính sách cơ bản là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và quản lý nhân lực cho các tổ chức KH&CN công lập và tạo điều kiện để các tổ chức KH&CN thành lập doanh nghiệp KH&CN. Việc đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN công lập đã tạo nền tảng quan trọng để đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao trong các lĩnh vực KH&CN phát huy được trí tuệ, tài năng và được thụ hưởng xứng đáng từ những thành quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý mới đã cho phép các tổ chức KH&CN thay đổi cách thức tuyển dụng và sử dụng cán bộ KH&CN. Việc tuyển dụng cán bộ KH&CN theo hình thức hợp đồng thay cho cách tuyển biên chế cứng trước đây sẽ tạo điều kiện để các tổ chức KH&CN chủ động bố trí, sắp xếp và phân công nhiệm vụ cá nhân phù hợp với năng lực chuyên môn và định hướng, chiến lược phát triển của tổ chức.

Để tạo điều kiện nghiên cứu thuận lợi cho các nhà khoa học, thực hiện Quyết định số 850/QĐ-TTg (ngày 7/9/2000) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm", Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Các phòng thí nghiệm trọng điểm được hoạt động theo phương thức mở, cho phép đội ngũ cán bộ nghiên cứu khai thác và sử dụng trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật.

Để thúc đẩy năng lực sáng tạo và cống hiến của các nhà khoa học có trình độ cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ và kinh tế - xã hội đất nước, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Quỹ phát triển KH&CN quốc gia đóng vai trò là kênh hỗ trợ tài chính quan trọng tài trợ không hoàn lại 100% kinh phí nghiên cứu khoa học của các đề tài, dự án, chương trình  nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; nhiệm vụ KH&CN đột xuất mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ KH&CN có triển vọng nhưng có tính rủi ro. Tài trợ không hoàn lại tối đa 90% giá trị công nghệ nhập khẩu gắn với làm chủ trong nghiên cứu chế tạo một số công nghệ trong nước chưa tạo ra được, có ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng được Nhà nước khuyến khích chuyển giao...

Đối với việc xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ để cán bộ KH&CN có thể phấn đấu thăng tiến trong nghề nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ nội vụ xây dựng và ban hành Quyết định số 11/2006/QĐ-BNV ngày 5/10/2006 về ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch viên chức KH&CN. Theo Quyết định này, cán bộ KH&CN thuộc các ngạch nghiên cứu viên, kỹ sư qua quá trình công tác và đạt được các tiêu chí nhất định sẽ được bồi dưỡng và thi nâng ngạch chuyên môn nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính, nghiên cứu viên cao cấp và kỹ sư cao cấp.

Đối với chính sách liên quan đến sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nghiên cứu và xây dựng Đề án "Một số chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ " để trình Chính phủ xem xét phê duyệt. Theo Đề án chính sách này, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung thực hiện các nội dung như: xây dựng và ban hành một số chính sách cụ thể về sử dụng cán bộ KH&CN, trọng dụng cán bộ KH&CN, chính sách đối với cán bộ KH&CN về công tác tại địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn, chính sách tôn vinh các nhà khoa học (thành lập hệ thống các giải thưởng KH&CN), chính sách đẩy mạnh xã hội hoá việc sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN.

Như vậy, đối với cơ chế chính sách cho cán bộ KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có sự tiếp thu các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước và cũng đã tích cực cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, do lĩnh vực nghiên cứu KH&CN có những đặc thù riêng về hoạt động và hiệu quả công việc so với lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực khác nên để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu đạt được những kết quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cần thiết phải có sự đột phá mạnh về chính sách liên quan đến chế độ làm việc và đãi ngộ (trong đó có lương, thưởng, chế độ sử dụng và trọng dụng cán bộ có tài năng...) đối với đội ngũ cán bộ KH&CN. Việc xây dựng cơ chế chính sách đột phá về chế độ làm việc và đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ KH&CN đã được nhiều quốc gia phát triển dựa vào KH&CN hiện nay quan tâm và áp dụng từ giai đoạn đầu của phát triển đất nước.

Nhận thức được rõ điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã chủ động đề xuất các phương án tổ chức thực hiện nhưng tới nay chưa nhận được sự đồng thuận từ các bộ ngành và cơ quan có liên quan.



III. Nội dung 3: Chương trình nghiên cứu tổng thể về Tây Nguyên

Những năm qua Chính phủ đã có những chỉ đạo xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội cũng như KH&CN để phát huy lợi thế của vùng.



Giai đoạn 1976 – 1980: Chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên (gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên 1) với mục tiêu chủ yếu là điều tra cơ bản về tài nguyên và các điều kiện tự nhiên để xây dựng các định hướng phát triển kinh tế của Vùng.

Giai đoạn 1981 – 1985: Chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên lần 2 (gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên 2) với mục tiêu chủ yếu là tiếp tục điều tra sâu hơn, nhiều lĩnh vực hơn về các điều kiện tự nhiên: đất đai, nguồn nước, khí hậu, tài nguyên rừng,... phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Một số vấn đề xã hội cũng đã được đặt ra, tuy nhiên việc nghiên cứu còn rất sơ bộ, chỉ là bước đầu.

Giai đoạn 1986 – 1990: Chương trình nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập qui hoạch phát triển kinh tế xã hội Tây nguyên (gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên 3) với mục tiêu chủ yếu là điều tra, đánh giá toàn diện về nhu cầu và các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước (cho dân sinh, nông nghiệp, thủy điện), tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng.... phục vụ việc lập qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Có thể nói qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh cũng như của toàn vùng Tây Nguyên trong những năm gần đây chủ yếu dựa vào kết quả nghiên cứu ở giai đoạn này. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các nhiệm vụ nghiên cứu về các vấn đề xã hội cũng còn hạn chế.

Cùng với việc tổ chức điều tra cơ bản Tây Nguyên, những năm qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về tài nguyên nước cho thủy điện, nông nghiệp; tài nguyên khoáng sản, vấn đề phòng chống thiên tai của toàn Vùng; kỹ thuật canh tác, phòng trừ một số đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cà phê, hồ tiêu ở Đăk Lăk, Đắk Nông; phục hồi Sâm Ngọc Linh ở Kon Tum; ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng hoa ở Lâm Đồng; nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ để cấp đăng bạ chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu cho Cà phê Ban Mê Thuột (tháng 9/2005), Hồ tiêu Chư sê, Gia Lai (tháng 12/2007)...

+ Trong giai đoạn 1998 - 2002, Chương trình Xây dựng mô hình ứng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hộ nông thôn và miền núi đã triển khai thực hiện 16 dự án.

+ Giai đoạn 2004-2008 đang thực hiện 11 dự án chuyển giao tiến bộ KH&CN trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.

+ Dự kiến đến 2010 số dự án được thực hiện sẽ cao hơn giai đoạn 1998 - 2002. Các dự án này rất phong phú, đa dạng trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển hệ thống cung cấp thông tin KH&CN, trồng, chế biến dược liệu...Kết quả các đề tài nghiên cứu, các dự án chuyển giao công nghệ đã được địa phương tiếp thu, nhân rộng, đạt hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế bình quân 5 năm gần đây của toàn Vùng là 10,05%/năm như hiện nay, có rất nhiều thay đổi về việc quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất đai, rừng, khoáng sản,..), phát triển kinh tế, cũng như có nhiều vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng đã nảy sinh. Hơn nữa, sự biến đổi khí hậu cũng đã có những tác động nhất định đến các yếu tố tự nhiên của Vùng. Do vậy, việc tiếp tục có một Chương trình điều tra tổng hợp để xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập qui hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Tây Nguyên trong giai đoạn tới đây là quan trọng và cấp bách.



Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng ý kiến đề xuất của cử tri về việc tổ chức thực hiện Chương trình nghiên cứu tổng hợp về Tây Nguyên, trong đó tập trung vào phát triển nguồn lực KH&CN, hệ thống thuỷ lợi, canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá…, là rất cấp thiết. Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho các cơ quan chuyên môn có liên quan chuẩn bị Đề án trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện.

IV. Nội dung 4: Quản lý khoa học và công nghệ địa phương

  1. Về hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện:

Ngày 18/06/2008, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Thông tư đã quy định biên chế chuyên trách làm quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện (tối thiểu từ 01 đến 02 người), 01 lãnh đạo Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công thương (là Cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn) phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Thông tư cũng đã quy định việc thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh, cấp huyện. Sắp tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có hướng dẫn cụ thể về hoạt động của các Hội đồng này.

Về phân cấp, Thông tư liên tịch đã thể hiện sự phân cấp trong quản lý hành chính theo hướng dẫn tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện) và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, trong đó quy định rõ các nhiệm vụ cần trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, những nhiệm vụ Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ của địa phương chủ trì thực hiện. Ngoài ra, Thông tư liên tịch cũng đã bổ sung các hoạt động chuyên môn mới được phân cấp (phù hợp với các văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian vừa qua) như: tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện...



2. Về hướng dẫn tổ chức bộ máy Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Bộ Khoa học và Công nghệ xin tiếp thu ý kiến của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai về vấn đề tổ chức bộ máy Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường - Chất lượng ở địa phương.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các bộ ngành có liên quan và các địa phương để xác định các cơ chế đảm bảo sử dụng và khai thác nguồn lực một cách hiệu quả và đồng bộ giữa hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng ở địa phương, phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa phương trong cả nước. Các cơ chế này phải phù hợp với tinh thần cải cách hành chính và chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đang được Chính phủ xem xét quyết định.

2/ Cử tri tỉnh Khánh Hòa, Sóc Trăng, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Chủ trương đội mũ bảo hiểm được người dân đồng tình nhưng đề nghị Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm định chặt chẽ chất lượng mũ bảo hiểm vì hiện nay mũ bảo hiểm bán tràn lan nhưng có nhiều loại mũ chưa qua kiểm định chất lượng, các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu vấn đề này nhưng hiện nay cơ quan chức năng vẫn chưa công bố cụ thể các nhãn hàng đủ tiêu chuẩn cũng như chưa có biện pháp mạnh đối với các cơ sở sản xuất mũ kém chất lượng. Cử tri kiến nghị Bộ nhanh chóng có giải pháp khắc phục tình trạng này”.

Trả lời (tại công văn số 2419/BKHCN-VP ngày 26/9/2008 của Bộ Khoa học và công nghệ):

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và triển khai thực hiện việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trong cả nước, cụ thể như sau:



1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng mũ bảo hiểm:

- Để quản lý chất lượng mũ bảo hiểm (MBH), ngay từ năm 2001, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn TCVN 5756:2001 về mũ bảo vệ cho người đi môtô và xe máy. Trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định 51/2001/QĐ-BKHCNMT bắt buộc các cơ sở sản xuất MBH phải công bố phù hợp tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng như công bố; Quyết định 52/2001/QĐ-BKHCNMT quy định các doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu; Quyết định số 29/2004/QĐ-BKHCN ngày 27/10/2004 về việc quản lý chất lượng MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông trên mô tô và xe máy; Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (QCVN2: 2007/BKHCN). Theo quy định của Quyết định này:

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất MBH, thay vì tự công bố chất lượng thì từ nay doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng và được tổ chức chứng nhận đến doanh nghiệp đánh giá điều kiện sản xuất, lấy mẫu thử nghiệm, nếu đạt yêu cầu thì doanh nghiệp mới được cấp giấy chứng nhận, được công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật và được đưa mũ bảo hiểm ra thị trường. Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất, tổ chức chứng nhận tiến hành giám sát, đánh giá lại điều kiện sản xuất, lấy mẫu trong doanh nghiệp hoặc trên thị trường để kiểm tra.

+ Đối với nguồn mũ bảo hiểm nhập khẩu, từng lô hàng mũ bảo hiểm sẽ chỉ được thông quan khi kết quả giám định khẳng định đạt yêu cầu chất lượng, hoặc được tổ chức chứng nhận nước ngoài (đã được Việt Nam thừa nhận) cấp chứng chỉ đạt yêu cầu chất lượng.

- Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông ùn tắc giao thông, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các công văn, công điện, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng MBH cho người đi mô tô và xe máy gửi Ban chỉ đạo 127 (về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại) Trung ương, Bộ Công thương; Tổng cục Hải quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …. Đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành quản lý chất lượng MBH có sự tham gia của đại diện các Bộ Công thương, Công an, Giao thông, Tài chính,…

2. Triển khai thực hiện việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm:

- Tổng cục TC-ĐL-CL đã thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (9 đợt) danh sách 125 cơ sở sản xuất MBH đã công bố phù hợp tiêu chuẩn, danh sách 48 nhãn hiệu mũ đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, danh sách các lô MBH qua kiểm tra nhập khẩu đạt chất lượng, danh sách 446 đại lý của 16 cơ sở sản xuất MBH đã công bố phù hợp tiêu chuẩn.

- Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo các Sở KH&CN 64 tỉnh, thành trong cả nước thanh tra, kiểm tra chất lượng MBH. Kết quả đã thanh tra 1.809 cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH, phát hiện và xử lý vi phạm 950 cơ sở, tịch thu tiêu huỷ 41.289 chiếc, đình chỉ lưu thông 61.000 chiếc, niêm phong tạm giữ 71.592 chiếc, tổng số tiền phạt 1.499.308.000 đồng.

- Qua kiểm tra tổng số 1.560 lô hàng mũ nhập khẩu lưu thông trên thị trường cho thấy có 582 lô có tem kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu của cơ quan kiểm tra, còn 978 lô không có tem kiểm tra, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Như vậy, đối với công tác quản lý chất lượng MBH, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hành lang pháp lý và tổ chức kiểm tra, kiểm định MBH trên cả nước.

Để xử lý các vi phạm của các cơ sở sản xuất và kinh doanh MBH, các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. Tuy nhiên, do mức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay (được Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định) chưa đủ mạnh để răn đe các cơ sở sản xuất và kinh doanh vi phạm nên chưa hoàn toàn ngăn chặn được việc sản xuất mũ kém chất lượng, giả mạo dấu phù hợp tiêu chuẩn, mũ nhập lậu, nhập tiểu ngạch không qua kiểm tra chất lượng còn lưu thông trên thị trường.



3. Các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng mũ bảo hiểm trong thời gian tới:

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành và cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu đưa ra các biện pháp xử lý mạnh đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về tiêu chuẩn chất lượng MBH và tình trạng MBH không đạt chất lượng được nhập lậu hoặc theo đường tiểu ngạch không qua kiểm tra chất lượng.

- Có hình thức công bố các loại MBH bị làm giả, làm nhái, không đảm bảo chất lượng để giúp doanh nghiệp sản xuất chủ động có biện pháp bảo vệ chất lượng và thương hiệu sản phẩm chính hãng.

- Tăng cường chỉ đạo các đơn vị chức năng giám sát cơ sở sản xuất, lắp ráp MBH trong nước thực hiện nghiêm chỉnh việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

- Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng MBH, đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu MBH không đảm bảo chất lượng. Đối với những cơ sở sản xuất tái vi phạm, ngoài việc xử phạt với tình tiết tăng nặng, sẽ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh MBH và đình chỉ sản xuất.

- Nghiên cứu đề xuất nâng mức xử phạt hành chính đối với lĩnh vực đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá cao hơn mức quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các biện pháp quản lý chất lượng MBH; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh MBH; quyền của người tiêu dùng đối với mặt hàng MBH, hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết được mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường để được lựa chọn sử dụng.

Như vậy, với trách nhiệm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống kiểm định và tổ chức kiểm tra việc đạt chuẩn đối với các sản phẩm hàng hoá sản xuất và kinh doanh, trong thời gian qua Bộ KH&CN đã tích cực và chủ động trong việc xây dựng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với MBH và phối hợp với các bộ ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, kiểm định chất lượng MBH tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh trên khắp cả nước.

Tuy nhiên, đối với công tác quản lý chất lượng MBH sản xuất và lưu thông trên thị trường, việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng nhập lậu, hàng nhập tiểu ngạch lưu thông trên thị trường thuộc thẩm quyền của các bộ ngành và đơn vị khác như Bộ Công thương (quản lý thị trường), Công an (cảnh sát kinh tế), Hải quan (xuất nhập khẩu), Bộ đội Biên phòng (buôn lậu qua biên giới và nhập tiểu ngạch), Ban chỉ đạo 127 các cấp.

Để giảm thiểu lượng MBH nhập lậu, sản xuất lậu, hàng giả, hàng nhái đang tồn tại trên thị trường không chỉ là công việc của riêng Bộ KH&CN mà cần có sự tham gia và thực hiện tốt trách nhiệm của Bộ Công thương, Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Ban chỉ đạo 127 các cấp và đặc biệt là vai trò của người tiêu dùng trong việc lựa chọn MBH đạt chất lượng; phát hiện người sản xuất, kinh doanh MBH kém chất lượng.



3/ Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: "Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan kịp thời ban hành danh mục về công nghệ, dây chuyền sản xuất không đảm bảo về môi trường, làm căn cứ để các địa phương cấp giấy phép đầu tư các dự án nhằm hạn chế tối đa tình trạng phát sinh chất thải gây ô nhiễm và suy thoái môi trường".

Trả lời (tại công văn số 2419/BKHCN-VP ngày 26/9/2008 của Bộ Khoa học và công nghệ):

Luật Chuyển giao Công nghệ số 80/2006/QH11 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 đã có quy định tại Điều 10 về các công nghệ hạn chế chuyển giao nhằm: bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc, bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường; Điều 11 về các công nghệ cấm chuyển giao là: các công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, các công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả đến phát triển kinh tế-xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể hóa các Điều 10, Điều 11 của Luật Chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng Danh mục các công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục các công nghệ cấm chuyển giao đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

Trên thực tế, có thể xảy ra không ít trường hợp, mặc dù công nghệ trong các dự án đầu tư không thuộc Danh mục bị cấm hoặc bị hạn chế nhưng khi đưa vào hoạt động, dự án sản xuất vẫn vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường (như trường hợp công ty Vedan) nếu không có đánh giá các yếu tố tác động môi trường và không có giải pháp giám sát, kiểm tra, xử lý kịp thời theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Do vậy, đối với công nghệ trong các dự án đầu tư, việc đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Trong quá trình xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án, Chủ đầu tư phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường theo các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường của Chủ đầu tư, cơ quan quản lý môi trường địa phương có quyền xử phạt hành chính hoặc khi cần thiết có thể đưa ra quyết định dừng hoạt động nếu dự án vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Tại công văn số 2799/BTTTT-VP ngày 30/8/2008, Bộ Thông tin và truyền thông trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII như sau:

1/ Cử tri các tỉnh Vĩnh Long, Hà Nam, Sóc Trăng kiến nghị: Đề nghị các bộ, ngành quản lý các cơ quan thông tin đại chúng phải chú trọng và có trách nhiệm trên lĩnh vực thông tin của báo, đài. Thông tin phải chính xác nhất là trên lĩnh vực kinh tế, tránh gây tổn thất cho người sản xuất, gây hoang mang cho người tiêu dùng, điển hình như thông tin về dịch bệnh thời gian qua, thông tin về cây bưởi… phải có thông tin cải chính và xử lý những trường hợp đưa thông tin không chính xác.

Trả lời:

Với trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng các cơ quan báo chí trong thời gian qua đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Báo chí góp phần tích cực trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; có vai trò quan trọng trong việc phản biện xã hội, cung cấp thông tin nhiều chiều cho người dân và đang ngày càng trở thành diễn đàn tin cậy của nhân dân trong việc tham gia ý kiến xây dựng đất nước.

Bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu, báo chí cũng còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót. Nhiều nội dung thông tin báo chí phản ánh có tác động tiêu cực trong xã hội, thể hiện ở một số ít vụ việc, điển hình như những thông tin liên quan đến vụ bưởi gây ung thư, rau siêu tăng trưởng, giá gạo…

Trên thực tế, trong một số vụ việc phát sinh nhưng cách đưa tin có tính chất giật gân, gây sự chú ý của công luận bằng những chi tiết cường điệu hoặc rút tít giật gân, liều lượng tin, bài dầy đặc, gây phản cảm. Nhưng cũng có một số vụ việc báo chí thông tin sai sự thật.

Nguyên nhân của những sai sót của báo chí là do sự thiếu cân nhắc, cẩn trọng trong việc chọn lựa và xử lý thông tin; cũng có phần trách nhiệm của lãnh đạo báo và cơ quan chủ quản trong việc quản lý, chỉ đạo cơ quan báo chí thuộc quyền.

Đối với những vụ việc mà các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ Thông tin và Truyền thông xin tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, đồng thời xin được trình bày rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ như sau:

Trong giao ban báo chí hàng tuần, Bộ đã có định hướng, chỉ đạo đối với các cơ quan báo chí trong việc tuân thủ định hướng thông tin, đăng thông tin phải đầy đủ, chính xác. Đối với những cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí liên quan những vấn đề mà đại biểu nêu, ngoài hình thức nhắc nhở phê bình, Bộ đã áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính nghiêm khắc.

Liên quan thông tin “ăn bưởi gây ung thư”: Sau khi có chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí đã đồng loạt cải chính thông tin, cho đăng thông tin “ăn bưởi không bị ung thư, bưởi trồng ở Việt Nam khác với giống bưởi chùm có khả năng gây ung thư ở Mỹ…”. 4 cơ quan báo chí bị xử phạt hành chính với số tiền là 54 triệu đồng; Bộ đã kiến nghị cơ quan chủ quản báo chí xử lý nghiêm khắc các cá nhân liên quan sai phạm với hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đến điều chuyển công tác và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng về kết quả xử lý các cơ quan báo chí đăng thông tin sai sự thật, ảnh hưởng tới việc kinh doanh, sản xuất của nông dân.

Để tiếp tục khắc phục những thiếu sót, tồn tại của báo chí trong thời gian qua, một trong những giải pháp quan trong mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai là tiến hành hoàn thiện dự thảo Luật Báo chí sửa đổi và hoàn chỉnh việc xây dựng các quy chế, chính sách, quy hoạch; xây dựng văn bản quy phạm chuyên sâu dưới luật trong đó có việc ban hành các quy chế như: Quy chế về cấp phép hoạt động báo chí; đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí; Quy chế về cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước; Quy chế về Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí. Việc hoàn chỉnh hành lang pháp lý và các quy chế kèm theo sẽ làm cho báo chí hoạt động đúng hướng và tăng cường kỷ cương phép nước trong khen chê, thưởng phạt nghiêm túc trên lĩnh vực báo chí, thông tin.

2/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Một số cử tri cho rằng chất lượng của một số chương trình truyền hình thời gian gần đây chưa đảm bảo, thiều tính giáo dục (như việc cho phát sóng chương trình Nhật ký Vàng Anh); nhiều tờ báo nêu những thủ đoạn của trộm cắp vô hình chung lại phổ biến về thủ đoạn trộm cắp… Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý để hạn chế những yếu điểm trên.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương