BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang61/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   57   58   59   60   61   62   63   64   ...   67

Trả lời:

- Về đề nghị nhà nước tăng kinh phí khám chữa bệnh cho can phạm ở các trại tạm giam:

Tại Điều 28, Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ quy định: người bị tạm giữ, tạm giam bị ốm đau, bệnh tật, thương tích được cán bộ y tế của nhà tạm giữ, trại tạm giam khám và điều trị. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị ốm đau, bệnh tật, thương tích nặng vượt quá khả năng khám và điều trị của cán bộ y tế nhà tạm giữ, trại tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam thông báo với cơ quan thụ lý án, đồng thời làm các thủ tục chuyển họ đến cơ sở y tế ở ngoài để điều trị và tổ chức quản lý họ; chi phí khám và chữa bệnh cho nhà tạm giữ, trại tạm giam thanh toán với cơ sở y tế đó.

Thông tư liên bộ số 01/NV-QP-TC-YT ngày 02/3/1994 hướng dẫn: người bị tạm giữ, tạm giam được khám và chữa bệnh ngay tại nhà tạm giữ, trại tạm giam; chế độ ăn uống, cấp phát thuốc, bồi dưỡng… do nhân viên y tế chỉ định theo bệnh lý; tiền thuốc chữa bệnh thông thường trong tháng được cấp trị giá bằng 01 kg gạo/01 chỗ ở.Trường hợp bị bệnh nặng thì chuyển tới bệnh viện gần nhất để chữa bệnh; kinh phí chữa bệnh do trại tạm giam Công an cấp tỉnh, nhà tạm giữ Công an cấp huyện thanh toán với bệnh viện, được Nhà nước cấp hàng năm cho Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Quốc phòng.

Năm 2007, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, khảo sát công tác khám chữa bệnh cho can phạm, phạm nhân ở 57 trại tạm giam. Qua công tác kiểm tra thì thấy: các trại tạm giam đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 10.060 can phạm, phạm nhân; khám và cấp thuốc điều trị bệnh cho 543.764 trường hợp, nằm điều trị tại bệnh xã 7.414 trường hợp, chuyển bệnh viện dân y khám 2.062 trường hợp, phải nằm điều trị tại bệnh viện 939 trường hợp. Tổng số tiền mua thuốc thông thường để điều trị cho can phạm, phạm nhân tại trại là 2.446.004.000 đồng; số tiền trả viện phí ở các bệnh viện dân y là 1.756.291.000 đồng. Đối với can phạm, phạm nhân nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS chưa có thuộc đặc hiệu để điều trị.

Theo Thông tư liên Bộ số 01/NV-QP-TC-YT ngày 02/3/1994 quy định tiền thuốc chữa bệnh thông thường đối với can phạm, phạm nhân trong các trại tạm giam là 01kg gạo/tháng/01 chỗ và Thông tư số 11/2004/TT-BCA (H11) ngày 22/9/2004 của Bộ Công an quy định mức thuốc giường bệnh đối với bệnh xá trại tạm giam là 2.500.000 đồng/năm/giường, quy định đơn thuốc là 20.000 đồng/đơn. Thực tế những năm gần đây do biến động của giá thị trường, giá thuốc mỗi ngày một tăng nên việc khám và điều trị tại bệnh xá của trại rất khó khăn, các trại tạm giam phải căn chi theo tiêu chuẩn đã quy định cho phù hợp; trường hợp can phạm, phạm nhân ốm nặng được đưa đi các bệnh viện dân y điều trị, tiền viện phí được thanh toán thực chi theo ngân sách nhà nước quy định (do Hậu cần công an tỉnh thanh toán). Vì chế độ thuốc thông thường và chi tiêu kinh phí giường bệnh xá thấp trong khi số can phạm, phạm nhân mắc các bệnh HIV/AIDS, lao phổi… ngày càng tăng nên việc đưa can phạm, phạm nhân đi các bệnh viện dân y điều trị dài ngày đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý phòng, chống can phạm, phạm nhân trốn, tự sát, thông cung v.v…

- Về đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam tăng mức hưởng cho con của nữ phạm nhân đang bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại các trại giam vì định mức như hiện nay bằng ½ của người mẹ là quá thấp, không đảm bảo dinh dưỡng cho các cháu (các phạm nhân nữ sinh con trong trại giam).

Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phru chưa quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định lượng của con nữ can phạm, phạm nhân đang bị tạm giam nhưng theo Thông tư liên Bộ số 12/TTLB giữa Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ngày 20/12/1993 quy định tiêu chuẩn ăn tối thiểu một tháng của phạm nhân như sau: gạo thường 15 kg, thịt 300 g, cá 500 g, đường loại trung bình 300 g, muối 800 g, rau xanh 15 kg, nước mắm loại 2 (1/2 lít), chất đốt tương tương 12 kg củi hoặc 15 kg than; còn con của nữ phạm nhân dưới 02 tuổi (nếu có) được cấp tiêu chuẩn ăn hàng tháng tương đương tiêu chuẩn của người mẹ. Các ngày Tết Nguyên đán, can phạm, phạm nhân được chi một số tiều gấp 5 lần ngày thường; Tết dương lịch, ngày Quốc khánh 2/9, ngày Quốc tế lao đông 1/5 được chi một số tiền gấp 3 lần ngày thường; còn con của nữ phạm nhận dưới 2 tuổi (nếu có) được ăn thêm trong các ngày lễ, tết bằng ½ tiêu chuẩn của người mẹ, các ngày 1/6, Tết trung thu được chi số tiền gấp hai lần ngày thường.

Như vậy, theo quy định của Thông tư liên Bộ số 12/TTLB (BNV, BQP, BTC, BYT, BLĐ-TB&XH) ngày 20/12/1993, tiêu chuẩn và định lượng của con nữ can phạm, phạm nhân dưới 2 tuổi ở trong các trại bằng tiêu chuẩn của người lớn.

Thực hiện Chỉ thị số 15/2008/CT-TTg ngày 02/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam, Bộ Công an đang chuẩn bị tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 89/1998/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng Pháp lệnh quản lý tạm giữ, tạm giam thay thế Nghị định số 89/1998/NĐ-CP; trong đó, có đề nghị xem xét, điều chỉnh, nâng chế độ ăn, ở, mặc, sinh hoạt và thuốc chữa bệnh cho can phạm, phạm nhân để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.



3/ Cử tri tỉnh Đăk Nông kiến nghị: Về chế độ cho sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật không thống nhất trong ngành Công an những sỹ quan, hạ sỹ quan Công an chuyên môn kỹ thuật thì bố, mẹ không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Chế độ tiền lương, niên hạn nâng ngạch cũng chênh lệch so với sỹ quan, hạ sỹ quan Công an làm công tác nghiệp vụ … đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét để sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật của lực lượng công an được hưởng chế độ, chính sách như sỹ quan Công an làm công tác nghiệp vụ.

Trả lời:

1. Về chế độ bảo hiểm đối với thân nhân sỹ quan chuyên môn kỹ thuật:

Quan điểm của Bộ Công an từ trước đến nay đều đề nghị cho thân nhân của sỹ quan, hạ sỹ quan (không phân biệt nghiệp vụ hay chuyên môn kỹ thuật) được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, đối tượng được áp dụng chế độ bảo hiểm y tế do Chính phủ quy định (Bộ Công an không có thẩm quyền quy định chế độ bảo hiểm y tế đối với sỹ quan; hạ sỹ quan Công an nói chung cũng như thân nhân của sỹ quan chuyên môn kỹ thuật). Để đảm bảo cân đối chung, tại Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ chỉ quy định thân nhân của sỹ quan chuyên nghiệp đang công tác thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc (được cấp thẻ bảo hiểm y tế) còn thân nhân sỹ quan chuyên môn kỹ thuật chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Ngày 08/8/2005, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 4403/VPCP-VX gửi Bộ Công an, thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: “Chế dộ khám, chữa bệnh cho các đối tượng là thân nhân của sỹ quan chuyên nghiệp tại ngũ thuộc Bộ Quốc phòng và thân nhân sỹ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc Bộ Công an sẽ được Chính phủ xem xét, bổ sung vào danh mục đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc quy định tại Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ vào thời điểm thích hợp…”. Căn cứ vào ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/3/2006, Bộ Công an có Tờ trình số 23/TTr-BCA (X13) đề nghị Chính phủ xem xét, giải quyết cho thân nhân sỹ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong Công an nhân dân được hưởng chế độ bảo hiểm y tết bắt buộc quy định tại Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005. Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế chủ trì phối hợp cùng với các Bộ, ban, ngành nghiên cứu, đề xuất quy định bổ sung vào danh mục đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc.

Ngày 01/4/2008, Bộ Công an có Công văn số 1417/BCA đề nghị Bộ Y tế sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định bổ sung vào danh mục đối tượng là thân nhân của sỹ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong Công an nhân dân được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như thân nhân của sỹ quan nghiệp vụ.

2. Về chế độ tiền lương:

Hiện nay, việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ trong công an nhân dân về cơ bản là như nhau. Chế độ tiền lương của hai đối tượng này cũng tương quan với nhau, cụ thể, cấp bậc hàm và mức lương khởi điểm của hai đối tượng này hiện nay như sau:


Trình độ


Sỹ quan, hạ sỹ quan

nghiệp vụ



Sỹ quan, hạ sỹ quan

chuyên môn kỹ thuật



Cấp bậc hàm

Hệ số

Cấp bậc hàm

Hệ số

Đại học

Thiếu úy

4,20

Thiếu úy

4,20; 4,00

Cao đẳng

Thượng sỹ

3,80

Thượng sỹ

3,86; 3,65

Trung cấp

Trung sỹ

3,50

Trung sỹ

3,50; 3,20

Sơ cấp

Hạ sỹ

3,20

Hạ sỹ

3,20; 2,95

Tuy nhiên, hai đối tượng này thực hiện chế độ hưởng lương không giống nhau, cụ thể là:

- Về thời hạn thăng cấp, nâng lương: Đối với sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ áp dụng theo cấp hàm. Đối với sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật áp dụng theo ngạch, bậc lương.

- Về cấp bậc hàm: Đối với cán bộ nghiệp vụ có trình độ sơ cấp, chỉ được thăng cấp bậc hàm đến Thượng sỹ; đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ sơ cấp được thăng cấp bậc hàm đến Thiếu tá. Đối với cán bộ nghiệp vụ có trình độ Trung cấp được thăng cấp bậc hàm đến Đại úy; đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ Trung cấp được thăng cấp bậc hàm lên Trung tá. Như vậy, có thể thấy về cấp bậc hàm cao nhất quy định theo cấp bậc học, cán bộ chuyên môn kỹ thuật được ưu tiên so với cán bộ nghiệp vụ.

Song, khác với sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ; trước đây, việc thăng cấp bậc hàm đối với sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật căn cứ theo khoảng hệ số lượng để thăng cấp bậc hàm; do đó có nhiều trường hợp phải qua 02 lần nâng bậc lương mới được thăng thêm 01 cấp bậc hàm. Hiện nay, Bộ Công an quy định xét thăng cấp bậc hàm đối với sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật theo ngạch, bậc lương; theo đó, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật được nâng bậc lương là được thăng 01 cấp bậc hàm; chỉ một số trường hợp cá biệt thì 02 lần nâng bậc lương mới được thăng cấp bậc hàm.

Mặt khác, bảng lương áp dụng đối với sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân do Chính phủ ban hành nên việc sửa đổi những quan điểm chưa hợp lý trong bảng lương này, Bộ Công an phải báo cáo Chính phủ (thông qua Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương của Nhà nước) xem xét, sửa đổi. Bộ Công an được biết trong chương trình công tác của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương của Nhà nước có nội dung xem xét, sửa đổi những điểm chưa hợp lý trong các bảng lương, phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Bộ Công an sẽ có ý kiến chính thức về vấn đề này với Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương của Nhà nước khi tham gia sửa đổi, bổ sung chế độ tiền lương.

4/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Đề nghị Bộ Công an xem xét việc sử dụng đất trồng rừng trên các địa bàn huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong của Cục V26 ngoài diện tích làm trường giáo dưỡng để sớm giao lại cho nhân dân trồng rừng vì dân Quảng Trị rất cần để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Trả lời:

Trước đây, cơ sở giáo dục Hoàn Cát thuộc Cục V26, Bộ Công an là Trại tạm giam Hoàn Cát thuộc Công an tỉnh Quảng Trị đóng trên địa bàn xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị giao cho quản lý, sử dụng tổng diện tích đất là 2.372,8 ha tại địa bàn 03 xã là: xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (phân khu I) với diện tích được giao là 284,8 ha theo Quyết định số 273/QĐ-UB ngày 14/1/1991 của UBND tỉnh Quảng Trị; xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (phân khu II) với diện tích được giao là 1.208 ha theo Quyết định số 64/QĐ-UB ngày 14/1/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị; xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (khu sản xuất Trừ Lấu) với diện tích được giao là 880 ha theo Quyết định số 948/QĐ-UB ngày 06/7/1999 của UBND tỉnh Quảng Trị.

Ngày 22/6/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 566/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch đất an ninh giao Bộ Công an quản lý, trong đó diện tích đất an ninh do Cơ sở giáo dục Hoàn Cát quản lý, sử dụng tổng diện tích 2.372 ha (bao gồm toàn bộ diện tích của 3 khu trên).

Từ năm 1993 đến nay, Cơ sở giáo dục Hoàn Cát đã triển khai trồng rừng theo Chương trình 327 và Chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ với diện tích 1.555 ha (xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong là 704 ha; xã Cam Chính, huyện Cam Lộ là 851 ha). Ngoài ra, Cơ sở giáo dục Hoàn Cát còn thực hiện dự án trồng được 100 ha cây cao su.

Ngày 02/5/2007, Ủy ban nhân dân xã Cam Chính, huyện Cam Lộ có Tờ trình số 06/TT-UBND đề nghị Cơ sở giáo dục Hoàn Cát trả lại 398 ha đất trong tổng số 1.208 ha tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ của đơn vị đang quản lý cho địa phương để nhân dân tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế. Do diện tích đất mà Cơ sở giáo dục Hoàn Cát quản lý thuộc đất an ninh, quốc phòng của Bộ Công an đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 566/QĐ-TTg ngày 22/6/2000 nên việc giao lại số diện tích đất của Cơ sở Giáo dục Hoàn Cát theo đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

5/ Cử tri tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) kiến nghị: Nhiều cử tri huyện Hoài Đức phản ánh năm 2002 địa phương đã thu hồi đất nông nghiệp để giao cho Tổng Cục 6, Bộ công an để xây dựng cơ sở sản xuất công cụ hỗ trợ phục vụ nghiệp vụ, đến nay dự án vẫn chưa được triển khai xây dựng, gây lãng phí đất đai. Đề nghị Bộ công an chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ dự án.

Trả lời:

Ngày 24/4/2002, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 307/QĐ-TTg giao cho Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Công an 85.247 m2 đất nông nghiệp tại xã Lại yên, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) để xây dựng khu công nghiệp An ninh.

Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Công an đã triển khai ngay việc đền bù hoa màu và làm các thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng khu Công nghiệp an ninh nhưng khi triển khai thì một bộ phận dân cư phản đối, không chịu giao đất, đòi giá đền bù cao hơn giá Nhà nước quy định, làm cho việc thu hồi đất không được thực hiện.

Sau nhiều năm vận động nhân dân không có kết quả, ngày 25/1/2005, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Công an đã phối hợp với công an tỉnh Hà Tây và các cấp chính quyền huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây tiến hành san lấp mặt bằng khu đất được cấp.

Đến nay, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Công an đã xây dựng xong một số hạng mục về hạ tầng kỹ thuật, phục vụ chung toàn bộ khu Công nghiệp an inh và xây dựng xong nhà máy E112; đang xây dựng nhà máy E112B, xúc tiến để trong năm 2008 xây dựng nhà máy E111 và triển khai xây dựng công trình thuộc dự án 256/PCKB.

Nếu so với tiến độ đặt ra khi bắt đầu lập dự án khu Công nghiệp an ninh thì việc triển khai các hạng mục công trình còn chậm so với yêu cầu. Song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho Tổng cục kỹ thuật, Bộ Công an triển khai chậm, trong đó nguyên nhân quan trọng là toàn bộ công trình xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước, trong khi Nhà nước và Bộ Công an còn gặp nhiều khó khăn nên việc bố trí vốn cho dự án này hàng năm chưa đáp ứng kế hoạch đầu tư mà dự án đã phê duyệt. Hiện nay, Bộ Công an cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ nhanh cấp kinh phí để dự án sớm hoàn thành theo kế hoạch.



6/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Cử tri trong lực lượng Công an nhân dân phản ánh và đề nghị Bộ công an xem xét, giải quyết :

- Việc áp dụng Điều 57, khoản 2 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định việc lựa chọn và thay đổi người bào chữa có nhiều vướng mắc,cụ thể là trong trường hợp được chỉ định phân công luật sư bào chữa, biên bản hỏi cung phải có chữ ký xác nhận của luật sư bào chữa thì mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, quy định này khó thực hiện được trên thực tế do lực lượng luật sư quá mỏng, không đáp ứng yêu cầu; kinh phí trả cho luật sư còn hạn chế nên có một số vụ án cơ quan điều tra mời luật sư nhưng luật sư không tham gia…Vấn đề này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng hoạt đồng điều tra.

- Cử tri đề nghị Bộ công an có văn bản hướng dẫn việc xử lý người nước ngoài phạm tội thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra quận, huyện đã thực hiện tăng thẩm quyền xét xử cho các Tòa án nhân dân quận, huyện.

- Đề nghị Bộ Công an tăng cường việc mở rộng lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra tại khu vực miền Trung, Tây nguyên để đào tạo lại đội ngũ điều tra viên, trinh sát nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác.

Trả lời:

- Việc áp dụng Điều 57, khoản 2 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định việc lựa chọn và thay đổi người bào chữa có nhiều vướng mắc,cụ thể là trong trường hợp được chỉ định phân công luật sư bào chữa, biên bản hỏi cung phải có chữ ký xác nhận của luật sư bào chữa thì mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, quy định này khó thực hiện được trên thực tế do lực lượng luật sư quá mỏng, không đáp ứng yêu cầu; kinh phí trả cho luật sư còn hạn chế nên có một số vụ án cơ quan điều tra mời luật sư nhưng luật sư không tham gia…Vấn đề này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng hoạt đồng điều tra.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, trong quá trình điều tra vụ án hình sự, Cơ quan điều tra phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công người bào chữa cho bị can hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình trong những trường hợp như sau:

- Bị can về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự;

- Bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Tiếp đó, tại Điều 58, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chưa, trong đó việc “có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác, xem các biên bản về hoạt động tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa” là quyền của người bào chữa chứ không phải là nghĩa vụ của họ.

Từ những quy định của pháp luật nêu trên cho thấy, khi bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời, việc tham gia của người bào chữa theo yêu cầu của cơ quan điều tra trong các vụ án mà bị can bị khởi tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là từ hình; bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất còn phụ thuộc và bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Nếu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối sự tham gia của người bào chữa, vụ án sẽ không có người bào chữa tham gia tố tụng, sự có mặt của người bào chữa trong việc hỏi cung bị can là quyền của họ, do vậy, không thể cho rằng mọi biên bản hỏi cung bị can đều phải có chữ ký của người bào chữa mới có giá trị pháp lý, việc đó chỉ đúng khi người bào chữa có mặt, tham gia cuộc hỏi cung. Hiện nay, Bộ Công an đang hướng dẫn các cơ quan điều tra thực hiện đúng các quy định của Điều 57, 58 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 như nêu trên.



- Cử tri đề nghị Bộ công an có văn bản hướng dẫn việc xử lý người nước ngoài phạm tội thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra quận, huyện đã thực hiện tăng thẩm quyền xét xử cho các Tòa án nhân dân quận, huyện.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi Điều 9) ngày 15/12/2006 thì Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây: các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội phạm quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật Hình sự (khoản 1, Điều 170 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003). Tuy nhiên, việc điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án về tội phạm rất nghiêm trọng cuả các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cấp huyện sau khi Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 được quy định cụ thể với từng địa phương tại Nghị quyết số 509/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Đối chiếu với các quy định nêu trên, nếu vụ án liên quan đến người nước ngoài thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng thì thẩm quyền điều tra vụ án thuộc về Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện. Trường hộp vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng và các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cấp huyện đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội giao thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội phạm rất nghiêm trọng thì việc điều tra vụ án liên quan đến người nước ngoài cũng thuộc thẩm quyền cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện. Yếu tố người nước ngoài phạm tội không phải là căn cứ để xác định thẩm quyền điều tra. Hiện nay, Bộ Công an đã hướng dẫn các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân thực hiện thẩm quyền điều tra theo các quy định nêu trên.

- Đề nghị Bộ Công an tăng cường việc mở rộng lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra tại khu vực miền Trung, Tây nguyên để đào tạo lại đội ngũ điều tra viên, trinh sát nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác.

Sau khi có Nghị quyết số 727/2004/NQ-UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thi hành Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 48/KH-BCA(X14) ngày 10/11/2004 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004; trong đó, đã xác định các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ trong các cơ quan điều tra Công an nhân dân, gồm:

+ Đào tạo nâng bậc trình độ Đại học (03 năm) theo hình thức vừa học, vừa làm cho cán bộ đã được bổ nhiệm Điều tra viên, có trình độ Trung cấp nghiệm vụ Công an, đang công tác tại các Cơ quan điều tra các cấp;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra (04 tháng) cho cán bộ đã tốt nghiệp Đại học ngoài ngành Công an, đang công tác tại các Cơ quan điều tra các cấp, đã có thời gian công tác pháp luật từ 04 năm trở lên, được cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra (30 ngày) cho cán bộ đã tốt nghiệp Đại học An ninh nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân không thuộc chuyên khoa điều tra, đang công tác tại Cơ quan điều tra các cấp, đã có thời gian 03 năm công tác pháp luật trở lên, được cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra.

Các loại hình bồi dưỡng trên được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý tại Công văn số 2840/ĐH&SĐH ngày 13/4/2005 nhằm vừa thực hiện việc hoàn chỉnh về trình độ chuyên môn cho cán bộ đã được bổ nhiệm điều tra viên, vừa nhằm mở rộng nguồn cán bộ phục vụ cho việc bổ nhiệm điều tra viên.

Trong quá trình triển khai thực hiện, do tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp hệ Đại học của Công an các tỉnh phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào) thấp, nguồn cán bộ dự tuyển tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra không đáp ứng kịp yêu cầu bổ sung đội ngũ điều tra viên. Theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 160/BGD&ĐT đồng ý cho Bộ Công an mở rộng đối tượng vào học lớp 3 năm; theo đó, ngoài cán bộ đã được bổ nhiệm điều tra viên thì cán bộ đang công tác ở các cơ quan điều tra (làm công tác điều tra hoặc điều tra trinh sát) thuộc Công an các cấp chưa được bổ nhiệm điều tra viên, nếu có trình độ Trung cấp nghiệp vụ Công an hoặc Trung cấp Luật, có 3 năm công tác trở lên được dự tuyển.

+ Về đào tạo, bồi dưỡng điều tra viên cho Công an các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên:

Trong thời gian qua, Bộ Công an đã rất quan tâm chỉ đạo trong việc tạo nguồn cán bộ đối với lực lượng điều tra của khu vực này, tạo mọi điều kiện trong việc giao chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng cũng như đảm bảo kinh phí cho mở lớp.

Đến nay, Bộ Công an đã mở được 04 lớp hệ 03 năm tại các địa phương Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Định và Quảng Nam, có 475 học viên/480 chỉ tiêu, đạt 98,96 %; 03 lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra tại các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đắk Lắk, có 325 học viên/340 chỉ tiêu, đạt 95,59%. Đối với các địa phương không có điều kiện mở lớp do không đủ nguồn, đã gửi hàng trăm lượt cán bộ về các trường hoặc đến các địa phương có điều kiện mở lớp, tham gia học tập.

Trong năm 2008, Bộ Công an đã giao cho Công an tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông mở 01 lớp đào tạo điều tra viên hệ 03 năm gồm 120 chỉ tiêu và mở 01 lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra (30 ngày) cho Công an Đắk Nông gồm 150 chỉ tiêu và sẽ giao chỉ tiêu cho địa phương nào có nhu cầu mở lớp, đáp ứng kịp thời bổ sung nguồn cán bộ để thực hiện Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

7/ Cử tri Tp. Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Bộ Công an chỉ đạo thúc đẩy việc tuyển dụng, đào tạo hoặc điều động sớm hoàn thành việc tăng chỉ tiêu 1.000 Cảnh sát giao thông cho lực lượng cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an đã chỉ đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trực tiếp làm việc với Công an thành phố Hồ Chí Minh, có sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ để bàn về vấn đề này. Sau cuộc họp, theo đề xuất của Tổng cục xây dựng lực lượng, lãnh đạo Bộ Công an có Quyết định số 2451/2008/QĐ-BCA-X13 ngày 04/4/2008 bổ sung chỉ tiêu (tuyển mới) đào tạo Trung cấp cảnh sát, chuyên ngành Cảnh sát giao thông cho Công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 là 300 từ nguồn học sinh phổ thông dự thi vào các trường Công an nhân dân không trúng tuyển đại học.



8/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Bộ công an sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ để các địa phương thực hiện.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   57   58   59   60   61   62   63   64   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương