BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang57/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 1311/BXD-PC ngày 04 tháng 7 năm 2008):

Bộ Xây dựng thống nhất với kiến nghị nêu trên của cử tri. Với chức năng quản lý Nhà nước của mình, Bộ Xây dựng thấy rằng trong những năm qua công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng luôn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành xây dựng. Kể từ khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành cho đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đã tương đối hoàn thiện và được sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, khắc phục được những tồn tại trong cơ chế, chính sách, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, điều đó được thể hiện như sau:

Thực tế có nhiều công trình xây dựng trong đó có những công trình lớn đã hoàn thành đúng tiến độ xây dựng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng còn không ít công trình xây dựng ở các địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng thực hiện chậm tiến độ như Đoàn đại biểu đã nêu. Những công trình chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân trong đó những nguyên nhân chủ yếu là: công tác giải phóng mặt bằng, việc bố trí vốn và giải ngân chưa kịp thời, công tác tổ chức đấu thầu, trong đó không thể tránh khỏi nguyên nhân do công tác tổ chức điều hành, quản lý thực hiện dự án và sử dụng các nhà thầu không đảm bảo năng lực. Việc thực hiện chậm tiến độ ở một số công trình đã làm tăng chi phí cho công tác quản lý và thực hiện dự án dẫn đến ảnh hưởng chất lượng công trình, lãng phí gây ảnh hưởng môi trường, giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Công trình xây dựng, đặc biệt là công trình lớn có thời gian xây dựng dài, tổng mức đầu tư cho các dự án đã được phê duyệt khi tính toán chưa lường hết được những phát sinh về giá nguyên vật liệu, nhân công, đặc biệt là công trình có sử dụng các máy móc thiết bị công nghệ mới, công trình có sử dụng ngoại tệ bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái… Do vậy, khi có các biến động về giá cả và tỷ giá hối đoái thì các chi phí cho dự án đòi hỏi phải điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế. Những việc điều chỉnh này ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, tăng thêm chi phí cho dự án. Đây cũng là tồn tại mà Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành địa phương rà soát lại các dự án đầu tư, dừng các dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả, tập trung vốn cho các dự án quan trọng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội… Việc này đang được thực hiện mạnh mẽ, hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Theo ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn và với chức năng quản lý Nhà nước của mình, hiện nay Bộ Xây dựng đang tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ở một số dự án đầu tư xây dựng, trong đó xem xét đến tiến độ thực hiện của các dự án để kiến nghị thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, đồng thời tìm ra những nguyên nhân để có những biện pháp cụ thể khắc phục tình trạng này.

12/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: “Nghị định 99 và Thông tư 05 về giá xây dựng cơ bản cần quy định chi tiết hơn. Do không quy định giá thanh toán nên không quản lý được giá của nhà cung cấp. Hơn nữa lại quy định giá vật tư, nguyên liệu cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công thống nhất nên dễ xẩy ra tình trạng đẩy giá lên cao, đây là sơ hở rất lớn trong quản lý. Đó cũng là một trong nhưng nguyên nhân làm giá vật liệu xây dựng trong thời gian vừa qua tăng quá cao”.

Trả lời (tại Công văn số 1422/BXD-KTXD ngày 18 tháng 7 năm 2008):

Những quy định về giá xây dựng trong Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ và Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng là phù hợp với cơ chế thị trường là do người mua (chủ đầu tư) và người bán (nhà thầu thi công xây dựng) thoả thuận trên cơ sở giá thị trường có tính cạnh tranh và quy định của pháp luật về xây dựng. Chủ đầu tư chỉ được phép sử dụng chi phí đầu tư xây dựng trong khuôn khổ tổng mức đầu tư đã được người quyết định đầu tư phê duyệt, do vậy chủ đầu tư không thể tuỳ tiện đẩy giá lên cao. Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án đã được phê duyệt.



13/ Cử tri tỉnh Hoà Bình kiến nghị: “Hiện nay nhiều công trình thi công trên địa bàn tỉnh chưa có khả năng cân đối vốn, do giá tăng cao, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình, đề nghị Bộ Xây dựng sớm có văn bản hướng dẫn xử lý, điều chỉnh giá các dự án, công trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công”.

- Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: “Thực hiện Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cần bố trí đủ vốn, khi giá thị trường tăng cần phải được điều chỉnh giá các nguyên, vật liệu để chủ đầu tư và các đơn vị thi công đủ khả năng thực hiện dự án, tránh tình trạng thi công kéo dài”.

Trả lời (tại Công văn số 1421/BXD-KTXD và Công văn số 1423/BXD-KTXD ngày 18 tháng 7 năm 2008):

Theo quy định của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, thì nội dung của tổng mức đầu tư bao gồm cả dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. Trường hợp giá vật liệu biến động quá lớn ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu (như từ đầu năm 2007 đến nay), Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2007/TT-BXD ngày 17/4/2008 hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Thông tư này đã giải quyết cơ bản những vướng mắc của các dự án xây dựng khi giá vật liệu lên cao đối với các hợp đồng thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói và giá hợp đồng theo đơn giá cố định.



14/ Cử tri tỉnh Nghệ An, Tiền Giang, Hà Nội kiến nghị: “Đề nghị chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện đấu thầu xây dựng và quá trình thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình, hiện nay công tác đấu thầu, đảm bảo đúng quy định, tránh thất thoát, lãng phí”.

Trả lời (tại Công văn số 1713/BXD-HĐXD và Công văn số 1716/BXD-HĐXD ngày 22 tháng 8 năm 2008):

1. Về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình:

Công tác đầu tư xây dựng những năm qua đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, nhiều dự án đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đã được nâng lên. Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế.

Luật Xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã quy định rõ trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình. Cụ thể, quy trình thẩm định dự án được quy định: Đơn vị đầu mối được người quyết định đầu tư chỉ định để tổ chức thẩm định dự án có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư và gửi tới cơ quan có liên quan để lấy ý kiến, đồng thời gửi hồ sơ để lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án. Đơn vị đầu mối có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến (có phân tích, đánh giá) trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án.

Về thời gian thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và tư vấn cũng đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về xây dựng.

Để hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng nói chung và công tác thẩm định dự án nói riêng, Bộ Xây dựng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn trong phạm vi cả nước. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Xây dựng sẽ nhắc nhở các địa phương, chủ đầu tư và các tổ chức tư vấn thực hiện tốt hơn công tác thẩm định dự án, đúng theo quy định, tránh gây lãng phí vốn đầu tư, đặc biệt là đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Mặt khác, hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; trong đó có sửa đổi một số quy định liên quan đến các bước thiết kế, làm rõ hơn nội dung, quy trình thực hiện các bước thiết kế. Khi Nghị định mới được ban hành, công tác thẩm định dự án sẽ được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả hơn.

2. Về thực hiện đấu thầu xây dựng:

Luật Đấu thầu đã có hiệu lực từ ngày 01/4/2006. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Trong đó đã hướng dẫn rất cụ thể trình tự thủ tục, nội dung các hình thức lựa chọn nhà thầu. Việc đấu thầu phải tổ chức công khai minh bạch, phải chọn được nhà thầu đủ điều kiện năng lực, và có giá bỏ thầu hợp lý. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện ở một số nơi, một số dự án chưa nghiêm, hiện tượng dàn xếp, thông đồng trong đấu thầu vẫn còn xảy ra dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đảm bảo điều kiện năng lực, giá bỏ thầu thấp nên chất lượng công trình không bảo đảm, tiến độ kéo dài, gây thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phát hiện vẫn còn một số nội dung chưa được quy định chặt chẽ và chi tiết hoặc chưa thực sự phù hợp với thực tế, nên Chính phủ đã chỉ đạo soạn thảo và ban hành Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thay thế Nghị định số 111/2006/NĐ-CP nhằm tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tổ chức đấu thầu.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo Nghị định số 58/2008/NĐ-CP. Sau khi ban hành, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức tập huấn hướng dẫn cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức có liên quan để thực hiện việc đấu thầu đảm bảo đúng quy định, đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn nữa trong các công tác này, tiếp thu kiến nghị của cử tri các tỉnh, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý và chấn chỉnh công tác này thực hiện tốt hơn, Bộ Xây dựng cũng mong rằng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh cùng phối hợp giám sát việc thực hiện của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.



15/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ bổ sung, điều chỉnh Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26/4/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị; các quy định trong Nghị định này không còn phù hợp với thực tế (mức tiền phạt không đủ hiệu lực răn đe; không quy định cụ thể biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt của cấp phường – xã còn thấp…)”.

Trả lời (tại Công văn số 1721/BXD-TTr ngày 22 tháng 8 năm 2008):

Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan, soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 126/2004/NĐ-CP để trình Chính phủ trong tháng 10/2008. Nghị định mới được xây dựng trên cơ sở sửa đổi những quy định không còn phù hợp của Nghị định 126/2004/NĐ-CP, điều chỉnh tăng mức xử phạt bằng tiền, thêm các biện pháp chế tài và bổ sung thêm các quy định xử lý đối với một số hành vi vi phạm cụ thể: Vi phạm trong khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình...

Hiện tại, dự thảo Nghị định đang được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương trên toàn quốc trước khi trình Chính phủ.

16/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn kĩ thuật, quy trình, quy phạm áp dụng thống nhất về xây dựng công trình. Đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành văn bản pháp luật quy định áp dụng cho ngân sách nhà nước trong khâu thiết kế các dự án, đặc biệt là đối với những dự án có tổng mức đầu tư lớn (chẳng hạn như một dự án giao thông nếu cùng cấp đường thì hoàn toàn có thể sử dụng thiết kế mặt đường, cầu, cống trên tuyến, ngoại trừ thiết kế xử lý nền móng)”.

Trả lời (tại Công văn số 1723/BXD-HĐXD ngày 22 tháng 8 năm 2008):

Hiện nay để quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP. Trong đó riêng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP quy định Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu,…

Do đó, đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành hoặc công bố. Hiện nay, việc áp dụng định mức chi phí thiết kế được áp dụng theo công bố của Bộ Xây dựng tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007, theo đó, đối với công trình lặp lại như các cử tri nêu nếu có cùng cấp đường hoàn toàn có thể sử dụng thiết kế mặt đường, cầu cống,... (ngoại trừ thiết kế xử lý nền móng) thì chi phí thiết kế công trình thứ hai được điều chỉnh với hệ số giảm k = 0,36; công trình thứ ba trở đi áp dụng hệ số giảm k = 0,18, ...

Như vậy những quy định của Nhà nước đã được ban hành, trách nhiệm của chủ đầu tư là phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước để quản lý thực hiện dự án đạt hiệu quả và tiết kiệm nhất. Tiếp thu ý kiến của các cử tri, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức phổ biến, và kiểm tra việc thực hiện các quy định ở các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.



17/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Cử tri huyện Tiên Yên, Hưng Yên, Ba Chẽ… kiến nghị việc quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách thấp. Đặc biệt, việc kiểm tra giám sát các chương trình xây dựng theo các chương trình mục tiêu quốc gia chưa được quan tâm đúng mức, giám sát cộng đồng chưa được phát huy nên một số công trình khi đưa vào sử dụng, khai thác hiệu quả kém, có công trình mới làm sử dụng một thời gian ngắn đã bị hỏng”.

Trả lời (tại Công văn số 1783/BXD-KTXD ngày 29 tháng 8 năm 2008):

1 . Về chất lượng các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

Chất lượng các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và đặc biệt là những công trình đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu hoặc kiểm tra đã được đánh giá cao về chất lượng, nhiều công trình hoàn thành được Bộ Xây dựng và công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng huy chương vàng và bằng khen chất lượng cao đã và đang phát huy hiệu quả, ví dụ: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, hầm Hải Vân, hầm Đèo Ngang, cầu Bãi Cháy, các công trình dầu khí, năng lượng... Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2008, Sở Xây dựng Quảng Ninh đã đi kiểm tra 23 công trình thì tất cả đều đạt yêu cầu về chất lượng. Những công trình đầu tư không bằng vốn ngân sách nhà nước được xây dựng tại Quảng Ninh cũng có chất lượng tốt như nhà máy xi măng Cẩm Phả, Hạ Long, Thăng Long; nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, Quảng Ninh 1, và Quảng Ninh 2.

Bên cạnh đó còn có công trình đã xảy ra sự cố. Trong năm 2006, cả nước có 7 công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước xảy ra sự cố (trong tổng số 12 sự cố). Trong 11 tháng của năm 2007, có 8 công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước xảy ra sự cố (trong tổng số 16 sự cố) Qua kết quả kiểm tra cho thấy, các sự cố này thường xảy ra trong giai đoạn thi công (7/8 công trình và chiếm 77,8%). Riêng tỉnh Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm 2008 không có công trình xảy ra sự cố.

2. Về chất lượng các công trình xây dựng theo các chương trình mục tiêu quốc gia:

Các công trình xây dựng theo các chương trình 135, chương trình kiên cố hoá trường, lớp học, chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... cơ bản đã đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn tại một số địa phương để xảy ra những khiếm khuyết nhưng không xảy ra sự cố về chất lượng như công trình kiên cố hóa trường học tại Phú Yên, Lạng Sơn.

Tại Quảng Ninh hiện nay có 8 chương trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn tại các xã của huyện Yên Hưng, Ba Chế, Đầm Hà, Hải Hà và hai thị xã Cẩm Phả, Uống Bí. Ngoài ra, có một số chương trình mục tiêu có tổng mức đầu tư nhỏ lẻ, trải rộng trên các xã của các huyện vùng cao, vùng sâu. Có dự án được lồng ghép các chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình 135... Chủ đầu tư là UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã và có một số dự án giao cho doanh nghiệp là chủ đầu tư thực hiện xã hội hóa.

Các công trình đã được chủ đầu tư quan tâm về công tác quản lý chất lượng công trình. Tuy nhiên, do kinh phí phân bổ chương trình mục tiêu còn phân tán, dàn trải chưa tập trung, một số công trình không hoàn thành theo đúng tiến độ; công tác thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu... còn thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, do việc quản lý điều hành còn kết hợp giữa các chương trình mục tiêu nhưng lại chưa thành lập các ban chỉ đạo tại các địa phương nên việc giám sát, kiểm tra còn chậm, không kịp thời. Việc tổ chức bàn giao cho đơn vị hưởng lợi không thống nhất nên có một số công trình nhỏ lẻ, vùng sâu vùng xa khi đưa vào sử dụng phát hiện một số thiếu đồng bộ, chưa phát huy hết hiệu quả. Một số công trình cấp nước sau khi đầu tư chưa xác định rõ chủ sở hữu, xây dựng quy chế đóng góp, bảo trì còn hạn chế dẫn đến công tác quản lý không rõ trách nhiệm, thiếu tính bền vững. Chất lượng nước cấp đến các hộ dân thị trấn Tiên Yên không đảm bảo là do nhà thầu thi công dã sử dụng không đúng chủng loại ống. Hiện nay, các đơn vị có liên quan đã tiến hành kiểm tra và có phương án sửa chữa thay thế để đảm bảo cung cấp nước sạch trên địa bàn thị trấn.

Riêng đối với Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010, Bộ Xây dựng đã cùng với Ủy ban dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 để hướng dẫn thực hiện, quản lý đối với các công trình thuộc chương trình. Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT yêu cầu thực hiện chương trình phải công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện. UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện công khai theo quy định hiện hành; tăng cường phân cấp cho cấp xã quản lý từng dự án của chương trình; ban giám sát của xã có nhiệm vụ giám sát xây dựng công trình thực hiện trên địa bàn xã từ giai đoạn lập khảo sát xây dựng đến thi công, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng và thanh quyết toán công trình; trong quá trình thi công công trình, Ban giám sát xã phối hợp với giám sát của chủ đầu tư (giám sát của ban quản lý dự án, tư vấn giám sát), giám sát tác giả có nhiệm vụ giám sát chất lượng, khối lượng giá vật liệu, tiến độ thi công và là thành viên nghiệm thu công trình ở các giai đoạn và khi công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.

18/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ tăng cường các biện pháp chống tiêu cực và tham nhũng trong xây dựng, nâng cao chất lượng công trình. Đề nghị Chính phủ cho điều tra lại và nghiên cứu để tránh những khoản chi phí không cần thiết hoặc quá cao, đề nghị tiếp tục có sự điều chỉnh phí và lệ phí thuộc lĩnh vực này cho hợp lý hơn”.

Trả lời (tại Công văn số 1783/BXD-KTXD ngày 29 tháng 8 năm 2008):

1. Về tăng cường các biện pháp chống tiêu cực và tham nhũng trong xây dựng, nâng cao chất lượng công trình Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ ngành, địa phương tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu với nội dung cơ bản là:

- Đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng;

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo hướng rõ ràng, minh bạch, giảm thiểu phiền hà, tập trung vào lĩnh vực: quản lý và sử dụng đất đai; xây dựng cơ bản...

Các bộ, ngành và địa phương theo thẩm quyền cần khẩn trương tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp; phân cấp mạnh mẽ, gắn liền với quyền hạn và tự chịu trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, đôn đốc của cấp trên; thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, nhất là các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp mà xã hội quan tâm.

- Tiếp tục kiện toàn các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng ở Trung ương và địa phương để thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc và làm lòng cốt trong công tác phòng chống tham nhũng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba (khoá X) và Luật phòng, chống tham nhũng gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, kỷ cương, liêm chính; nâng cao đời sống cán bộ, công chức; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên...

2. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp chống tiêu cực và tham nhũng trong xây dựng, Bộ Xây dựng đã có chỉ thị số 06/2008/CT-BXD ngày 8/5/2008 về việc triển khai thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng.

3. Bộ Xây dựng đã soạn thảo trình Chính phủ và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng và nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

4. Về việc đề nghị điều chỉnh phí và lệ phí, Bộ Xây dựng thường xuyên làm việc với Bộ Tài chính (cơ quan có thẩm quyền ban hành về phí và lệ phí) để kiểm tra, điều chỉnh quy định về mức thu phí và lệ phí xây dựng phù hợp với thực tế.

19/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng: các văn bản của Chính phủ và các Bộ ngành ngoài hướng dẫn chung ra nên thêm phần hướng dẫn áp dụng riêng cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Về quy hoạch xây dựng: cần có văn bản hướng dẫn quản lý quy hoạch xây dựng sau khi đã được phê duyệt, có yêu cầu cụ thể hồ sơ phê duyệt quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng công trình”.

Trả lời (tại Công văn số 1800/BXD-KTQH ngày 01 tháng 9 năm 2008):

1. Về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:

Bộ Xây dựng cảm ơn và tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh Cao Bằng. Trong thời gian tới, Bộ sẽ khảo sát, nghiên cứu để hướng dẫn cụ thể công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế.

2. Về quy hoạch xây dựng:

- Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 7/4/2008 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng. Nội dung phần hướng dẫn quản lý quy hoạch xây dựng sau khi đã được phê duyệt được nêu trong phần VII - “Quản lý quy hoạch xây dựng” của Thông tư này.

- Quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng công trình là một nội dung trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình, không có bước phê duyệt quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng công trình. Việc thẩm định quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng công trình được thực hiện trong quá trình thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình.



20/- Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn vì điều kiện ngân sách của cơ sở rất khó khăn. Nên quy định có một mẫu chung thống nhất, không nên để tùy tiện xây dựng trụ sở như hiện nay”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương