BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang44/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 6634/BCT-KH ngày 31 tháng 7 năm 2008):

Theo quy định hiện hành, tất cả các sản phẩm hàng hoá đều phải được Nhà nước quản lý thống nhất về chất lượng. Cho đến thời điểm hiện nay, việc quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thực hiện theo Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ “Quy định quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá”, theo đó:

- Các sản phẩm, hàng hoá yêu cầu có sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam được Bộ Khoa học và Công nghệ quy định theo từng thời kỳ. Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hoá thuộc Danh mục các sản phẩm phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam phải tiến hành công bố hợp chuẩn theo quy định mới được bán sản phẩm, hàng hoá ra thị trường.

- Các sản phẩm, hàng hoá không thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác (bao gồm tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và Tiêu chuẩn Việt Nam) do các Bộ quản lý chuyên ngành quy định thì doanh nghiệp phải công bố các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm đối với các công bố của mình trước pháp luật.

Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (MBH) là mặt hàng liên quan đến an toàn, sức khỏe của người dân. Theo quy định hiện hành, chất lượng MBH phải hợp chuẩn, đáp ứng được yêu cầu của 02 Tiêu chuẩn Việt Nam:

+ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756-2001 “Mũ bảo vệ cho người đi mô tô và xe máy”

+ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6979:2001 “Mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông trên mô tô và xe máy”

Hoạt động công bố, đánh giá hợp chuẩn đối với mặt hàng MBH hiện nay do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện, các Bộ, ngành có liên quan là các cơ quan phối hợp.



Về các biện pháp kiểm soát thị trường MBH và công bố các nhãn hiệu MBH đạt chất lượng:

Trong thời gian vừa qua, trước tình trạng nhiều loại MBH kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để thanh kiểm tra. Qua kiểm tra chất lượng MBH của một số doanh nghiệp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về nhãn hiệu của các loại MBH đáp ứng chất lượng để cung cấp thêm thông tin cho người tiêu dừng có cơ sở lựa chọn.

Theo tinh thần của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, MBH cho người đi mô tô, xe máy là mặt hàng liên quan đến an toàn, sức khỏe của người dân, theo quy định phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MBH. Trong quá trình xây dựng Quy chuẩn quốc gia về MBH do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, Bộ Công thương đã cử người tham gia Ban soạn thảo quy chuẩn và tích cực góp ý kiến xây dựng quy chuẩn.

Ngày 28 tháng 4 năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, theo đó Điều 2 của Nghị định quy định: “Kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2008, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy ban hành kèm theo Quyết định”.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Công thương đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường theo dõi và kiểm tra việc vận chuyển và tiêu thụ MBH nhập lậu, MBH giả, nhái nhãn mác tại các trung tâm thương mại, nơi phát luồng hàng và bán lẻ trên thị trường; phối hợp với các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đối với MBH không đảm bảo chất lượng.

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Công thương, lực lượng quản lý thị trường đã tích cực phát huy vai trò trong công tác kiểm tra, kiểm soát các loại mũ bảo hiểm nhập lậu, mũ bảo hiểm giả, nhái nhãn mác, không có tem CS (tem chứng nhận đã công bố hợp tiêu chuẩn Việt Nam) lưu thông trên thị trường, cụ thể trong năm 2007 và 4 tháng đầu năm 2008 đã phát hiện, thu giữ, tiêu huỷ 115.942 chiếc mũ bảo hiểm nhập lậu, mũ bảo hiểm giả, không qua kiểm định, kém chất lượng, không dán tem CS (trong đó mũ bảo hiểm nhập lậu là 76.838 chiếc; mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng là 39.104 chiếc).

Bộ Công thương cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc tăng cường, tổ chức kiểm tra kiểm soát mặt hàng mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô xe máy; gần đây nhất tại văn bản số 558/QLTT-THĐN ngày 24/6/2008 của Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương gửi Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các Chi cục báo cáo với Ban Chỉ đạo 127/ĐP và phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thực hiện nghiêm Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông; kiểm tra và xử lý ngay những Doanh nghiệp, đơn vị tổ chức khuyến mại MBH không đảm bảo chất lượng, kiểm tra và lập danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh MBH nhập lậu, MBH giả cùng với các loại nhãn hiệu MBH không đảm bảo chất lượng để công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm giả, không đạt chất lượng cũng như các hành vi vận chuyển và kinh doanh MBH nhập lậu để tiêu thụ trên thị trường; đồng thời công bố công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.



21/ Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:

1. Đề nghị Bộ chú trọng đăng tải các thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư công nghiệp thương mại của địa phương lên trang thông tin điện tử của Bộ; hỗ trợ tổ chức thông tin thường xuyên về thị trường trong nước và thế giới cho các doanh nghệp công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh.



2. Tăng cường hỗ trợ tổ chức xúc tiến đầu tư cho địa phương và hỗ trợ Sở Công nghiệp tỉnh Lai Châu có điều kiện triển khai mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

3. Đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Cục Công nghiệp địa phương tổng hợp, xây dựng các dự án khuyến công điểm, thực sự mang tính chất khuyến công quốc gia, giải quyết được các vấn đề mang tính ý nghĩa rộng hơn phạm vi thực hiện của địa phương, đồng thời thể hiện được các chính sách ưu đãi về khuyến công đối với tỉnh Lai Châu; ưu tiên hơn nữa cho tỉnh về nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.

4. Cho phép Điện lực Lai Châu được tiếp nhận quản lý, vận hành khai thác các công trình điện được xây dựng từ các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

- Sớm có quy hoạch xây dựng mạng lưới truyền tải theo quy hoạch điện lực của địa phương và quy hoạch điện VI để phục vụ cấp điện và cấp điện và đầu nối thủy điện vừa và nhỏ.

5. Để tháo gỡ khó khăn về hạ tầng lưới điện, đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo đẩy nhanh việc thực hiện dự án điện khí hóa nông thôn giai đoạn 2 (RELL) và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù về phát triển các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhỏ…) tại các xã vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn trong việc xây dựng điện lưới như: Ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đối với dự án loại này và cơ chế pháp lý cho việc mua bán điện từ các nhà máy điện độc lập của tỉnh, đơn giản hóa thủ tục đấu nối lưới điện quốc gia.

6. Ngày 23/12/205, Bộ Công thương đã có Quyết định số 40/2005/QĐ-BCN về việc ban hành Quyết định tạm thời về quy hoạch phát triển công nghiệp, tuy nhiên phần hướng dẫn trình tự lập, phê duyệt chưa rõ nên tỉnh khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Vì Vậy, đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu, bổ sung hướng dẫn về công tác quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp của các huyện, thị xã.

- Ưu tiên tăng cường đào tạo, tập huấn cho các Sở Công thương trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về quy hoạch, kế hoạch, lập quỹ khuyến nông địa phương”.

Trả lời (tại Công văn số 6631/BCT-KH ngày 31 tháng 7 năm 2008):

Về vấn đề thứ nhất:

Bộ Công thương ghi nhận kiến nghị của cử tri Lai Châu và sẵn sàng hỗ trợ việc đăng tải tất cả các thông tin liên quan đến các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại của các địa phương trong cả nước trên website của Bộ. Vì vậy địa phương có thể cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực này và gửi về đơn vị phụ trách về đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ là Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin theo địa chỉ email: cuctmdt-cntt@moit.gov.vn để được hỗ trợ.

Đối với việc hỗ trợ thông tin thị trường trong nước và thế giới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, Bộ đã có các website thường xuyên cung cấp các thông tin có liên quan như moit.gov.vn, ecvn.com; vinanet.gov.vn. Các doanh nghiệp của địa phương có thể khai thác các thông tin về công nghiệp và thương mại những địa chỉ nói trên. Bên cạnh đó, Bộ cũng đang xây dựng cổng thông tin thị trường nước ngoài nhằm cung cấp thông tin đa dạng về thị trường thế giới. Theo đó, gần 60 thương vụ Việt Nam ở nước ngoài sẽ trực tiếp quản lý và cung cấp thông tin về thị trường liên quan. Dự kiến cổng thông tin này sẽ được khai trương vào tháng 8/2008 để phục vụ cho nhu cầu của các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.

Về vấn đề thứ hai:

Lai châu là một tỉnh miền núi, hiện nay chưa được quảng bá, giới thiệu nhiều tiềm năng đầu tư. Trong thời gian tới Cục Xúc tiến thương mại có thể triển khai một số hoạt động sau:

Tổ chức khảo sát, nghiên cứu các tiềm năng có thể khai thác hoặc đầu tư của Lai Châu để làm cơ sở đào tạo, hướng dẫn, phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lai Châu trong việc đánh giá nhu cầu và tiềm năng của tỉnh phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Thông qua hệ thống thông tin của Cục (truyền hình Công Thương, website, bản tin xuất khẩu,...) cũng như các Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để giới thiệu, tuyên truyền cũng như kêu gọi đối tác trong và ngoài nước đầu tư, liên kết với tỉnh Lai Châu trong các lĩnh vực Lai Châu có tiềm năng và thế mạnh trên cơ sở các đề án cụ thể của tỉnh.

- Tổ chức các hội thảo, diễn đàn hội nghị và các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong và ngoài nước để giới thiệu các tiềm năng của địa phương với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu chỉ đạo các cơ quan liên quan chuẩn bị các dự án kêu gọi đầu tư, tài liệu giới thiệu về tỉnh Lai Châu để phục vụ việc tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi đầu tư...

- Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hàng năm đều có chương trình xúc tiến đầu tư, theo đó các Bộ, ngành, địa phương sẽ chủ động xây dựng và gửi đề án xúc tiến đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 1 tháng 7 hàng năm để tổng hợp và xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư cho năm tiếp theo. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu tham khảo thêm Quyết định 504/QĐ- BKH ngày 24/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm tra Chương trình Xúc tiến đầu tư quốc gia để chủ động triển khai đề án kêu gọi đầu tư cho tỉnh nhà.

Về vấn đề thứ ba:

Dự án khuyến công điểm là dự án khuyến công có quy mô lớn, gồm nhiều đề án khuyến công, lồng ghép nhiều nguồn kinh phí, để thực hiện nhiều nội dung hoạt động khuyến công, trong nhiều năm, trên cùng một địa bàn tại những huyện, thị xã, xã có tiềm năng, lợi thế nhưng CN-TTCN còn chưa phát triển.

Trường hợp sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia thì dự án còn phải đáp ứng yêu cầu những hoạt động sản phẩm sản xuất trong dự án hoặc do dự án tạo ra phải có ý nghĩa toàn quốc hoặc khu vực phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp vùng, ngành và lãnh thổ.

Từ năm 2006, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã hướng dẫn các địa phương, các tổ chức dịch vụ khuyến công xây dựng các dự án khuyến công điểm và các dự án này được ưu tiên hàng đầu khi xem xét hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia hàng năm cho các địa phương.

Đến nay, nhiều địa phương, tổ chức dịch vụ khuyến công đã xây dựng và được Bộ hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia để thực hiện các dự án này, cụ thể là:

- Dự án đào tạo nghề mây tre đan tại huyện Phù Yên do Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Sơn La thực hiện từ năm 2006 đến nay đã đào tạo được nghề cho cư dân địa phương, hình thành được làng nghề, thành lập được doanh nghiệp tại làng nghề;

- Đề án đào tạo nghề may công nghiệp do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Bình thực hiện để đào tạo 900 lao động, trên quy mô 6 huyện, thị;

- Dự án đào tạo nghề sản xuất sản phẩm da giầy của Viện Nghiên cứu Da - Giầy thực hiện tại 5 tỉnh, đào tạo 800 lao động; dự án đào tạo kỹ thuật sản xuất chè của Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội để đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp tại 3 tỉnh (Phú Thọ, Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội), Yên Bái)...

Đối với tỉnh Lai Châu, ngay từ khi triển khai hoạt động khuyến công quốc gia (năm 2005), Lai Châu cũng như một số tỉnh công nghiệp chậm phát triển luôn được Bộ ưu tiên hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia cho tất cả các đề án có khả thi, phù hợp với các quy định hiện hành, không phân biệt quy mô, tính cá biệt... Kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ cho tỉnh Lai Châu (trực tiếp do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tiếp nhận) từ năm 2005 đến năm 2008 là 941 triệu đồng. Đồng thời, Bộ cũng đã chỉ đạo các Trung tâm khuyến công của các tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội), Nam Định, Thái Bình..., Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trường Đại học kinh tế quốc dân phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện nhiều đề án khuyến công quốc gia tại Lai Châu.

Thời gian qua, Bộ cũng đã chỉ đạo Cục Công nghiệp địa phương tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng kế hoạch, lập đề án, hướng dẫn thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng khuyến công, góp phần nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Lai châu.

Tuy nhiên, đã qua 4 năm thực hiện hoạt động khuyến công theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, việc xây dựng kế hoạch, đăng ký các đề án được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, công tác tổ chức thực hiện, thanh quyết toán... của nhiều địa phương chưa được tốt, cán bộ làm công tác khuyến công chưa được tăng cường, cơ sở vật chất chưa được đầu tư... nên kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ cho các địa phương này chưa được nhiều như mong muốn.

Để đẩy mạnh hoạt động khuyến công tại Lai Châu, Bộ Công Thương đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vất chất, con người... và chỉ đạo Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp của tỉnh sớm khắc phục các tồn tại nhằm xây dựng và thực hiện được nhiều hơn các đề án khuyến công được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.

Mặt khác, Sở Công Thương cần xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt Chương trình khuyến công địa phương, trên cơ sở đó và căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương, hàng năm tỉnh lập dự toán phần kinh phí đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ để thực hiện Chương trình gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính tổng hợp xem xét trình Chính phủ, Quốc hội quyết định hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương như hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCT ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp trước đây.

Về vấn đề thứ tư:

Đứng trước tình hình quản lý bán điện tại các địa phương đang có nhiều bất cập như giá bán điện cao, các hộ dân nông thôn không được hưởng giá bán điện ưu đãi của Chính phủ, mua điện với nhiều loại giá khác nhau, không có sự bình đẳng giữa các hộ dân tiêu thụ điện, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo UBND các tỉnh, thành phố, làm việc với tổ chức quản lý điện địa phương để thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ áp và bán điện trực tiếp đến các hộ dân nông thôn để khắc phục những vấn đề đang gây bức xúc với các hộ dân khu vực nông thôn. Theo phân cấp quản lý thì việc tiếp nhận các công trình điện từ các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh Lai Châu để Điện lực quản lý vận hành và bán điện sẽ được Công ty Điện lực 1 và Điện lực Lai Châu thực hiện trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện, Bộ Công Thương mong nhận được hỗ trợ giúp đỡ từ các cấp chính quyền địa phương và sự ủng hộ của đông đảo nhân dân tỉnh Lai Châu để chương trình tiếp nhận sớm được hoàn thành.

Về thực hiện quy hoạch phát triển điện lực: Do nhu cầu phát triển một số trung tâm nhiệt điện lớn tại 3 miền Bắc - Trung - Nam có thể làm thay đổi hệ thống truyền tải 500 kv - 220 kv nên Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN chủ động xem xét lại quy hoạch hệ thống truyền tải 500 kv - 220 kv, cho phép EVN thuê Tư vấn hoặc chuyên gia nước ngoài thẩm định, báo cáo Bộ Công Thương thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ hiệu chỉnh Quy hoạch điện VI. Hiện nay, Viện Năng lượng đã hoàn thành việc đề xuất các nội dung cần hiệu chỉnh cho hệ thống lưới điện truyền tải 500 kv - 220 kv đến năm 2020, EVN đang tiến hành thẩm tra, lựa chọn Tư vấn nước ngoài thẩm định trước khi trình Bộ Công Thương.

Về đấu nối thuỷ điện nhỏ: Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN xây dựng quy hoạch đấu nối thuỷ điện nhỏ cho khu vực miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Bộ Công Thương đã giao cho Cục Điều tiết Điện lực thẩm định để trình duyệt. Khi quy hoạch được phê duyệt Bộ Công Thương sẽ thông báo để các địa phương được biết.



Về vấn đề thứ năm:

Tại Quyết định số 2876/QĐ-BCN ngày 12 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án Năng lượng Nông thôn II (RE II), đã qui định cơ chế thực hiện Dự án như sau: UBND các tỉnh là Chủ đầu tư phần hạ áp, các Công ty điện lực là Chủ đầu tư phần trung áp. Các tỉnh chịu trách nhiệm chung cho cả hạ áp và trung áp về công tác đền bù, kinh phí của mỗi bên theo khối lượng tương ứng. Các Công ty điện lực chịu trách nhiệm chung cho cả 2 hợp phần về công tác tư vấn, kinh phí mỗi bên chịu theo khối lượng tương ứng. Thực hiện theo cơ chế này, đối với Dự án REII, Bộ Công thương với vai trò điều phối thông qua Ban chỉ đạo của các tỉnh và EVN thường xuyên kiểm tra, giám sát qua báo cáo thực hiện hàng tháng của BQLDA REII của các tỉnh, trong đó tập trung vào công tác chuẩn bị đầu tư công tác đền bù giải phóng mặt bằng để đôn đốc các đơn vị thực hiện và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc một cách kịp thời. Đối với tỉnh Lai Châu, Bộ Công Thương đã thường xuyên đôn đốc BQLDA REII của tỉnh và Công ty Điện lực 1 (PC1) phối hợp giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án ở cả hợp phần hạ áp cũng như hợp phần trung áp. Đồng thời qua thực tế kiểm tra tại hiện trường Ban chỉ đạo Dự án REII của Bộ Công Thương và BQLDA đã phát những sai sót trong việc lựa chọn địa điểm ngay tại thời điểm đã đấu thầu xong gói thầu xây lắp đã kịp thời thay đổi địa điểm và thay đổi thiết kế, để không bị ảnh hưởng do tác động của các hố chứa thủy điện. Hiện nay địa phương cùng Công ty điện lực I đang khắc phục khiếm khuyết này để nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án.

Về cơ chế hỗ trợ và ưu đãi đầu tư các công trình điện ở vùng xa vùng sâu, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp Bộ Tài chính soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 61 của Luật Điện lực. Hiện nay Bộ Tài chính đang hoàn thiện để sớm ban hành.

Về vấn đề thứ sáu:

Để thống nhất nội dung lập quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã có Quyết định số 40/2005/QĐ-BCN ngày 23 tháng 12 năm 2005 ban hành Quy định tạm thời về quy hoạch phát triển công nghiệp, trong đó có quy định về nội dung, trình tự lập thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp theo ngành, lĩnh vực và theo vùng lãnh thổ và Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực. Các quyết định này là cơ sở để các địa phương, các cơ quan tư vấn… xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp trên phạm vi cả nước theo trình tự thống nhất và góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp điện lực nói riêng.

Bộ Công Thương đang nghiên cứu để ban hành Quy định chính thức về vấn đề này và sẽ lưu ý tới ý kiến của cử tri Lai Châu về công tác quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp của các huyện, thị xã.

Khi được ban hành chính thức, Bộ Công Thương sẽ tổ chức tập huấn cho các Sở Công Thương nghiệp vụ về quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Riêng về tập huấn đào tạo lập quỹ khuyến nông địa phương thì không thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.



22/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị: “Cử tri huyện Quan Hóa phấn khởi, chờ đón dự án đầu tư, xây dựng thủy điện Trung Sơn, nhưng đến nay dự án vẫn chưa được triển khai, làm ảnh hưởng đến tâm lý đời sống, phát triển sản xuất của nhân dân nằm trong vùng quy hoạch. Đề nghị Chính phủ sớm có kế hoạch đầu tư, xây dựng”.

Trả lời (tại Công văn số 6571/BCT-KH ngày 30 tháng 7 năm 2008):

Theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (tổng sơ đồ VI), dự án Thuỷ điện Trung Sơn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm Chủ đầu tư, có công suất lắp đặt là 260MW và dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2012.

Tháng 5 năm 2008, Bộ Công Thương đã tổ chức thẩm định Dự án đầu tư do EVN lập. Hiện nay EVN đang bổ sung hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định. Sau khi Dự án hoàn thiện, Bộ Công thương sẽ làm việc với Bộ Kế hoạch & đầu tư để trình Chính phủ phê duyệt Dự án này vào danh mục dự án ODA vay vốn của Ngân hàng Thế giới.

23/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị:

1. Cử tri phản ánh việc cho nhập và nhập lậu tràn lan các loại xe máy, xe đạp điện hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đền nạn giao thông. Chính phủ cần quan tâm quản lý.



2. Trong thời gian qua, lợi dụng mở cửa, hội nhập không ít tổ chức, cá nhân đầu cơ để nâng giá, gây hoang mang lo lắng trong nhân dân, tác động tiêu cực đến chính sách của Nhà nước. Đề nghị Chính phủ cần kịp thời nghiêm trị những tổ chức, cá nhân đầu cơ để nâng giá”.

Trả lời (tại Công văn số 6632/BCT-KH ngày 31 tháng 7 năm 2008):

Về vấn đề thứ nhất:

Việc nhập khẩu các loại xe máy, xe đạp điện hiện này được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, theo đó, những mặt hàng này không thuộc diện cấm nhập khẩu.

Để đánh giá tình hình nhập lậu Bộ Công Thương đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại các tỉnh biên giới Tây Nam. Kết quả cho thấy: Các tỉnh không có tình trạng nhập lậu xe đạp điện mới.

Tình trạng nhập lậu xe đạp điện đã qua sử dụng chỉ có ở An Giang và Kiên Giang với số lượng nhập lậu không nhiều (ở An Giang, lượng xe đạp điện đã qua sử dụng nhập lậu vào Việt Nam khoảng từ 10 đến 12 chiếc mỗi ngày).

Qua khảo sát thực tế tại thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên, nhận thấy: những cửa hàng kinh doanh xe đạp, xe đạp điện không có cửa hàng nào bày bán xe đạp điện đã qua sử dụng, hỏi mua cũng không có. Theo báo cáo của Đội Quản lý thị trường quản lý địa bàn thị xã Châu Đốc thì nếu có nhu cầu mua phải đặt hàng trước tại các cửa hàng này, trong thời gian từ 01 đến 02 ngày mới được đáp ứng, số lượng có thể vài chiếc.

Ớ Kiên Giang, qua khảo sát của ngành chức năng, tại các cửa hàng kinh doanh xe máy, xe đạp trong tỉnh không có cửa hàng nào bày bán xe đạp điện đã qua sử dụng. Tuy nhiên, tại khu vực biên giới Cửa khẩu Xà Xía, xe đạp điện đã qua sử dụng được nhập lậu qua 02 bên cánh gà cửa khẩu, các đường tiểu ngạch, chủ yếu do cư dân biên giới qua Campuchia khi quay trở về mang theo 01 chiếc để sử dụng. Từ đầu năm 2008 đến nay, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã phát hiện 01 vụ vận chuyển 04 chiếc xe đạp điện đã qua sử dụng nhập lậu, chủ hàng không nhận hàng và Chi cục đã đưa vào công quỹ.

Nguyên nhân xe đạp điện đã qua sử dụng nhập lậu ít do mẫu mã không đẹp, chất lượng kém, đa sô bị hư bình ắc quy, nhiều phụ tùng trên xe không còn sử dụng được, nếu mua phải sửa chữa lại rất tốn kém. Giá xe nhập lậu cũng không rẻ (hiện nay khoảng 3,4 - 3,6 triệu đồng/chiếc) trong khi xe đạp điện mới mẫu mã đẹp, chất lượng tốt giá từ 5 - 6,5 triệu đồng/chiếc.

Tuy vậy, Bộ Công Thương đã yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường tại các tỉnh biên giới Tây Nam cần tăng cường công tác kiểm tra - kiểm soát đối với mặt hàng này để ngăn chặn tình trạng buôn lậu, góp phần quản lý các phương tiện giao thông, giảm thiểu tai nạn.



Vấn đề thứ hai

Trước tình hình diễn biến phức tạp của thị trường trong nước và quốc tế, để ổn định thị trường và kiềm chế lạm phát Chính phủ đang giao Bộ Công Thương chủ trì dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, tung tin thất thiệt để nghiêm trị các tổ chức, cá nhân vi phạm. Trong đó có các chế tài với tính răn đe cao, kể cả biện pháp mạnh là chuyển cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có yếu tô cấu thành tội phạm. Bộ Công Thương đã dự thảo lần 3, đang chỉnh sửa lần 4 xin ý kiến của các Bộ ngành để trình Chính phủ ban hành.



24/Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị:

- Cử tri đề nghị Chính phủ hạn chế cho phép xuất khẩu lúa gạo nhăm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.



- Cử tri đề nghị Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Công thương có những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy tác dụng của những Trung tâm xúc tiến thương mại trong việc tìm thị trường tiêu thụ cho người dân, nhằm giúp người dân phần nào định hướng trong sản xuất hoặc nuôi trồng”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương