BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang40/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   67

Trả lời (tại công văn số 6169/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Ngày 24/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1382/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông đà tỉnh Sơn La giai đoạn 2001 – 2005 với những mục tiêu cụ thể như: giảm tỷ lệ hộ đói nghèo còn 10% (theo chuẩn cũ), hoàn thành cơ bản các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, y tế, truyền hình .v.v… Đến nay, theo báo cáo của tỉnh thì dự án đã cơ bản hoàn thành và hầu hết đã đạt được mục tiêu đề ra.

Ngày 19/5/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến tại công văn số 3210/VPCP-ĐP của Văn phòng Chính phủ trong đó nêu rõ:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La báo cáo đánh giá cụ thể việc thực hiện quyết định số 1382/QĐ-TTg ngày 24/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “ổn định dân cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng chuyển dân sông đà giai đoạn 2001 – 2005”.

- Đồng ý xây dựng Đề án tổng thể “ổn định dân cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thuỷ điện Hoà Bình đến năm 2020” thuộc tỉnh Sơn la. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn la tổ chức thẩm định, trình duyệt theo quy định.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.



27/ Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có dự án riêng biệt hỗ trợ cho nhân dân các xã biên giới sau khi tiến hành phân giới cắm mốc trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc để góp phần ổn định cuộc sống lâu dài trong điều kiện vùng cao núi đá, thiếu đất sản xuất hiện nay.

Trả lời (tại công văn số 6170/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Việc đề nghị có hỗ trợ cho nhân dân các xã biến giới sau khi tiến hành phân giới cắm mốc của cử tri tỉnh Hà Giang là hoàn toàn chính đáng. Hiện nay, Trung ương đang thực hiện một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các xã khu vực biên giới Việt - Trung trong kế hoạch hàng năm như cơ chế đầu tư của quyết định 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 về phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội các xã tuyến biên giới Việt - Trung, Quyết định 160/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch ổn định dân cư các xã tuyến biên giới Việt - Trung. Ngoài ra một số chính sách khác đã và đang được thực hiện nhằm mục đích góp phần ổn định cuộc sống lâu dài của đồng bào vùng sâu vùng xa như Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ được đầu tư bằng nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn 2006-2010, Quyết định 134/2004/QĐqđ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn được Trung ương giao trong kế hoạch hàng năm. Trước mắt đề nghị tỉnh chủ động cân đối từ các nguồn vốn này để bố trí thực hiện các dự án cấp bách trên địa bàn tuyến biên giới.

Tuyến biên giới Việt - Trung có 7 tỉnh, tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt nam - Cămpuchia có 19 tỉnh. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai việc phân giới cắm mốc trên cả 3 tuyến biên giới này; vì vậy, vấn đề mà Hà Giang đề nghị cũng sẽ là nhu cầu đối với các tỉnh này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét việc đề nghị với Trung ương có cơ chế, chính sách chung hỗ trợ nhân dân các xã biên giới sau khi tiến hành phân giới cắm mốc trên bộ đối với tất cả các tỉnh biên giới trên địa bàn 3 tuyến biên giới đất liền.

28/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Ngày 19/11/2007, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6683/VPCP-CN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đối với đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về chủ trương xây dựng quy hoạch thành phố Thịnh Long và khu kinh tế Ninh Cơ, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ tỉnh hoàn thành việc xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện.

Trả lời (tại công văn số 6171/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

a) Về quy hoạch xây dựng thành phố Thịnh Long

Việc quy hoạch xây dựng thành phố Thịnh Long, tạo một trung tâm mới cho khu vực duyên Hải Nam đồng bằng sông Hồng là phù hợp với chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tuy nhiên cơ sở kinh tế - kỹ thuật, động lực phát triển chủ yếu thành phố Thịnh Long dự kiến là khu kinh tế Ninh Cơ. Tuy nhiên, việc hình thành khu kinh tế Ninh Cơ sẽ gặp một số khó khăn chúng tôi sẽ làm rõ dưới đây, do vậy việc quy hoạch xây dựng thành phố Thịnh Long cũng cần có lộ trình và bước đi thích hợp.

b) Về xây dựng khu kinh tế (KKT) Ninh Cơ:

Hiện nay trong Đề án quy hoạch các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ không quy hoạch khu vực Ninh Cơ thành khu kinh tế. Mặt khác, đối chiếu với các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ, việc hình thành khu kinh tế Ninh Cơ sẽ gặp một số khó khăn như sau:

- Khu vực Ninh Cơ không có cảng biển nước sâu hoặc sân bay; khu vực cửa sông Ninh Cơ (cửa Lạch Giang) thường bị bồi lắng phù sa, cát, rất khó khăn trong việc xây dựng cảng nước sâu, quy mô lớn.

- Khu vực Ninh Cơ hiện nay chưa dự kiến và khó thu hút, bố trí dự án trọng điểm quốc gia để làm nòng cốt, động lực phát triển KKT.

- Khu vực dự kiến hình thành KKT có mật độ dân số cao, nếu thành lập KKT phải di dân, tái định cư một số lượng dân cư khá lớn. Ngoài ra, khu vực này chủ yếu là đất lúa năng suất ổn định, cần hạn chế chuyển đổi sang phát triển công nghiệp.

Do vậy việc hình thành khu kinh tế Ninh Cơ cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là hiện nay một số khu kinh tế đã thành lập nhưng triển khai đầu tư xây dựng rất chậm.

29/Cử tri tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang kiến nghị: Quy hoạch phát triển kinh tế của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020 đó được rà soát, điều chỉnh, đối với quy hoạch xây dựng của cả vùng đang trong quá trình lấy ý kiến, các quy hoạch này hiện nay rất chậm làm ảnh hưởng lớn đến định hướng đầu tư và phát triển của các tỉnh trong vùng. Đề nghị sớm có kế hoạch đầu tư quy hoạch cho cả vùng.

Đề nghị nhà nước ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đồng thời có biện pháp phát triển công nghiệp, dịch vụ một cách hợp lý nhằm đảm bảo diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp.

Ngoài việc thực hiện các chính sách chung cho cả nước, trung ương cần xem xét và có cơ chế riêng thu hút đầu tư đối với một số tỉnh nghèo, tỉnh mới chia tách như Hậu Giang mới có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trả lời (tại công văn số 6172, 6173/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2010 đó được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 01/1998/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 1998. Sau một thời gian triển khai thực hiện, quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2010 đó được rà soát, điều chỉnh, bổ sung và Thủ tướng Chính phủ đó ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra thông báo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 (văn bản số 5984/BKH-CLPT ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 950/TTg-ĐP ngày 17 tháng 7 năm 2007 về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch của vùng, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2009.Hiện nay một số ngành, lĩnh vực quan trọng trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đó có các đề án, quy hoạch phát triển và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các quyết định:

- Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 84/QĐT-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2006 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006 về phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;

- Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án phát triển thương mại vùng đồng bằng sông Cửu Long;

- Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2006 về phát triển hoạt động văn hóa thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010.

Trong các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu long đó xác định ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Thực tế trong thời gian vừa qua đầu tư cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi của vùng đồng bằng sông Cửu long cũng được tăng cường, cơ cấu kinh tế của vùng đó có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Cụ thể:

Về lĩnh vực giao thông vận tải: thực hiện quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Thời gian qua, nhà nước đó sử dụng một lượng rất lớn nguồn vốn ngân sách để tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình trọng điểm về đường bộ, đường sông, đường biển và cảng hàng không tại địa bàn này. Tiếp theo đó, Chính phủ đó có Quyết định số 171/2006/QĐ ngày 24/6/2006 của thủ tướng Chính phủ đầu tư cho giao thông vùng ĐBSCL là 49.000 tỷ đồng/110.000 tỷ đồng cả nước.

Về thủy lợi: thực hiện quyết định số 84/2006/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi quan trọng, nhằm sử dụng và khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phòng chống thiên tai. Để thực hiện quyết định trên Thủ tướng Chính phủ đó có quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/6/2006 đầu tư cho thủy lợi vùng ĐBSCL là 2.000 tỷ đồng/9.000 tỷ đồng (chưa nói đến đầu tư bằng vốn ngân sách và vốn ODA) đầu tư thủy lợi cả nước, nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Như vậy, Đảng và nhà nước đó rất quan tâm để tập trung đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Đồng thời, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố đến năm 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Từ đó, từng tỉnh, thành phố định hướng phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ một cách hợp lý nhằm đảm bảo diện tích sản xuất nông nghiệp, như vừa sản xuất công nghiệp theo hướng ưu tiên công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; vừa giữ vững diện tích trồng lúa có điều kiện thủy lợi để thâm canh tăng năng xuất đưa vào trồng đại trà giống có chất lượng cao; vừa phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch: mở rộng mạng lưới thương mại để tiêu thụ hàng hóa nông sản, phát triển các chợ đầu mối, chợ đường biên với cămpuchia.

Ngoài việc thực hiện các chính sách chung cả nước, đảng và nhà nước đó thấy được những tồn tại và những bất lợi của vùng đbscl so với các vùng khác nên trong những năm qua đã có nhiều chủ trương chính sách riêng đối với đbscl, đặc biệt đó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi và các cơ sở hạ tầng kinh tế - xó hội khác. Các Quyết định số 99/QĐ-TTg; Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg; Quyết định số 84/2006/ QĐ-TTg; Quyết định 26/2008/ QĐ-TTg thay cho quyết định số 173/ QĐ-TTg; 74/2008/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra đời, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với việc đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng ĐBSCL. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đó khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi, hướng cho họ đầu tư vào các vựng, miền trên lãnh thổ Việt Nam trong đó có vùng ĐBSCL.

30/ Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Cử tri hoan nghênh trong thời gian gần đây có chủ trương thông thoáng thực hiện Luật Đất đai nhằm khắc phục tình trạng quy hoạch treo, nhưng quy hoạch treo thì lại tồn tại quá nhiều, kiến nghị Chính phủ sớm xem xét lại vấn đề quy hoạch đầu tư, tránh tình trạng quy hoạch treo, dự án treo ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Trả lời (tại công văn số 6172/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Thời gian qua, tình trạng quy hoạch treo, dự án treo cũng đã được đề cập đến nhiều làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân. nguyên nhân của tình trạng này tập trung vào một số lý do chủ yếu như sau:

Khi quy hoạch tổng thể phát triển xác định được những định hướng cho thời kỳ dài hạn 15-20 năm, song có một số lĩnh vực như quy hoạch phát triển giao thông, quy hoạch đô thị tầm nhìn lại chưa tương xứng dẫn đến tình trạng việc lập các quy hoạch phát triển chưa đồng bộ với xây dựng kết cấu hạ tầng. Hơn nữa, việc xử lý liên ngành, liên vùng còn hạn chế, một số quy hoạch chưa dự báo tốt nên bị phá vỡ hoặc phải điều chỉnh, gây tốn kém cho xã hội. ngoài ra, việc phát triển các khu công nghiệp theo phong trào, đầu tư phân tán nên nhiều địa phương đã mất hàng nghìn ha đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng khu công nghiệp làm cho một bộ phận nông dân bị mất đất và không tìm được việc làm, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân.

Để khắc phục các hạn chế trên Chính phủ đã có chỉ đạo và một số biện pháp như sau:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, rà soát và loại bỏ các chồng chéo và bất hợp lý giữa các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác quy hoạch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, phân cấp cho các bộ, ngành và địa phương trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch.

- Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác dự báo (hình thành hệ thống các tổ chức dự báo, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất cho công tác dự báo...).

- Tăng cường tổ chức và xây dựng đội ngũ những người làm công tác quy hoạch của các bộ, ngành và địa phương.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã chỉ đạo cụ thể liên quan đến công tác quy hoạch như hạn chế chuyển đổi đất lúa, đất bờ xôi, ruộng mật sang phát triển công nghiệp, đô thị; các địa phương muốn quy hoạch, thành lập các khu công nghiệp tập trung mới thì các khu công nghiệp đã thành lập phải lấp đầy trên 60% diện tích, suất đầu tư trên 1 ha đất công nghiệp phải cao, công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường,...

31/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị:

Câu hỏi 1: Quỹ đất khu kinh tế Dung Quất theo quy hoạch là 10.300 ha, tuy nhiên, hiện nay đã cấp cho các nhà đầu tư triển khai dự án khoảng trên 73% diện tích. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng quy hoạch khu kinh tế Dung Quất để đáp ứng nhu cầu đầu tư và tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền Trung và Tây nguyên.

Trả lời (tại công văn số 6174/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Cho đến nay, Bộ kế hoạch và Đầu tư chưa nhận được văn bản báo cáo chính thức nào của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất về vấn đề sử dụng quỹ đất của khu kinh tế Dung Quất.

Việc mở rộng khu kinh tế Dung Quất có thể được xem xét nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3, điều 7, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Trình tự thủ tục, hồ sơ mở rộng khu kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 11 Nghị định 29 nêu trên.

Đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất có văn bản chính thức gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về đề nghị trên, trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



Câu hỏi 2: Chủ trương cho thành lập và phát triển các tập đoàn kinh tế trong nước là đúng đắn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế trong nước đối với từng lĩnh vực có thế mạnh. Tuy nhiên, hiện nay các tập đoàn kinh tế nước ta lại quá lạm dụng chính sách này trong việc phát triển đa ngành nghề, dàn trải các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh làm suy giảm năng lực cạnh tranh và giảm hiệu quả đầu tư. Đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, đánh giá lại hoạt động của các tập đoàn kinh tế trong nước để có định hướng phát triển đúng đắn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.

Trả lời (tại công văn số 6174/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Chủ trương hình thành tập đoàn kinh tế đã được đề ra từ Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 7 (khoá vii) và Nghị quyết Trung ương Ba (khoá IX). Chính phủ đã quyết định thành lập 18 Tổng công ty theo hướng Tập đoàn kinh tế (Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ), hiện nay đang thí điểm 8 Tập đoàn kinh tế gồm Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông, Tổng công ty Than – Khoáng sản, Tổng công ty Dệt may, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, Tổng công ty Dầu khí, Tổng công ty Cao su, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.

Về ngành nghề kinh doanh của tập đoàn kinh tế, theo qui định của luật doanh nghiệp 2005 và luật doanh nghiệp nhà nước 2003, các doanh nghiệp có quyền kinh doanh và đăng ký các ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm. hội nghị trung ương ba (khoá ix) khẳng định “hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, … , kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có qui mô rất lớn về vốn,…”. theo chủ trương này, các tập đoàn kinh tế đang thí điểm đều đăng ký kinh doanh và tiến hành kinh doanh đa ngành, đa nghề. điều này phù hợp với chủ trương của đảng và chính phủ, không trái với qui định của pháp luật.

Trong thực tế, có một số tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành, trong đó có một số các ngành nghề chưa thật sự gắn kết hỗ trợ nhau, chưa xoay quanh ngành nghề chính, nhất là lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản. nguyên nhân do khâu quản lý nhà nước còn yếu, chưa phân loại ngành nghề chính, phụ đối với tập đoàn; chưa quy định cơ cấu ngành nghề chính-ngành nghề có liên quan; chưa quy định về giám sát đối với cơ cấu này. Vì thế, những ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đều được các tập đoàn coi là những ngành nghề có thể kinh doanh. mặt khác, việc xác định và phân biệt rõ vai trò quản lý nhà nước với vai trò quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước của chính phủ và các bộ, ngành chưa được phân định rõ ràng; việc quản lý, giám sát của nhà nước đối với tập đoàn kinh tế vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc xác định ngành nghề nào là chính trong số các ngành nghề đã đăng ký kinh doanh chưa được đại diện chủ sở hữu nhà nước quan tâm, và cũng chưa có quy định cho các đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Để khắc phục các vấn đề vướng mắc trên, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính sơ kết việc thí điểm tập đoàn kinh tế để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước, xác định thẩm quyền và trách nhiệm của nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhằm định hướng phát triển đúng đắn đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Chính phủ cũng đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó có qui định cơ chế giám sát của nhà nước đối với tập đoàn kinh tế; phân định rõ ngành nghề chính và ngành nghề có liên quan đến ngành nghề chính; quy định cơ cấu ngành nghề chính-ngành nghề có liên quan; giám sát cơ cấu ngành nghề chính-ngành nghề có liên quan.

32/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cơ chế đấu thầu xây dựng cơ bản theo Luật Đấu thầu hiện nay còn nhiều vướng mắc, bất cập làm chậm tiến độ thi công các công trình, dẫn đến phải điều chỉnh tăng giá, nhất là các công trình có quy mô, vốn đầu tư lớn. Đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo tổng kết việc thi hành Luật Đấu thầu trong thời gian qua để trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật đấu thầu phù hợp và khả thi hơn.

Trả lời (tại công văn số 6175/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Trong thời gian qua, Luật Đấu đấu thầu ra đời đã giải quyết được tương đối cơ bản các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, đấu thầu là một lĩnh vực rất phức tạp nên Luật Đấu thầu chưa thể bao phủ hết được toàn diện các vấn đề mà thực tế phát sinh nên vẫn còn một số bất cập tồn tại trong lĩnh vực đấu thầu.

Nhận thức được vấn đề đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đăng ký với quốc hội chương trình sửa đổi, bổ sung luật đấu thầu trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2008 hoặc đầu năm 2009. Nếu được Quốc hội chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép bộ tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Đấu thầu trong thời gian qua, để trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung luật nhằm đáp ứng những đòi hỏi với tình hình thực tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

33/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Cử tri Móng Cái đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét các dự án đầu tư của Trung Quốc tại thị xã Móng Cái sát với biên giới, thuộc khu vực rất nhạy cảm nếu không quản lý tốt sẽ không bảo đảm an ninh quốc gia. Đề nghị Chính phủ đầu tư kinh phí xây dựng bờ kè sông biên giới kiên cố, xây dựng hệ thống giao thông giáp đường biên và quy hoạch đô thị cho dân ra sinh sống để thuận tiện cho việc bảo vệ an ninh quốc phòng và giữ chủ quyền quốc gia (hiện nay khu vực cửa khẩu Bắc Luân phía Trung Quốc xây dựng đô thị sát đường biên nhưng phía Việt Nam vẫn còn bỏ đất hoang).

Trả lời (tại công văn số 6175/BKH-TH ngày 25/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Về đề nghị của cử tri tỉnh Móng Cái đối với việc đề nghị Chính phủ xem xét các dự án đầu tư của Trung Quốc tại thị xã Móng Cái sát với biên giới, thuộc khu vực rất nhạy cảm nếu không quản lý tốt sẽ không bảo đảm an ninh quốc gia là hoàn toàn xác đánh và cần phải được hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đây cũng là vẫn đề nhạy cảm, cần căn cứu vào các Luật quy định hiện hành để ứng xử, bảo đảm được an ninh quốc gia và quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Về các dự án đầu tư của Trung Quốc tại thị xã Móng Cái, đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh tiến hành xem xét theo thẩm quyền trên tinh thần các đạo luật hiện hành về Đầu tư (trong đó có quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện). Tùy theo điều kiện cụ thể ở địa phương mà có cách xử lý phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Về đề nghị Chính phủ đầu tư kinh phí xây dựng kè sông biên giới kiên cố, xây dựng hệ thống giao thông giáp đường biên và quy hoạch đô thị cho dân sinh ra và sinh sống để thuận tiện cho việc bảo vệ an inh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Việc xây dựng kè bờ sông biên giới kiên cố là rất cần thiết. Tuy nhiên, do ta và Trung Quốc đang đàm phán, hiện chưa thỏa thuận được cụ thể.

Về xây dựng hệ thống đường giao thông giáp biên và quy hoạch đô thị cho dân ra sinh sống để thuận tiện cho việc bảo vệ an ninh quốc phòng là cần thiết. Hiện nay, trong kế hoạch ngân sách hàng năm, Chính phủ đã dành kinh phí đầu tư các chương trình như đường tuần tra biên giới , “chương trình 120 về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt – Trung đến năm 2010“... Do nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế nên mức độ đầu tư chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Trước mắt, tỉnh cần chủ động lồng ghép, huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư.

Về việc quy hoạch đô thị cho dân ra sinh sống để thuận tiện việc bảo vệ an ninh quốc phòng trước hết thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của chính quyền tỉnh Quảng Ninh. Nếu tỉnh có đề án cụ thể và cần thiết hỗ trợ, đề nghị phải có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

34/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri kiến nghị việc đầu tư di dãn dân ra khu vực biên giới cần phải đồng bộ hơn để nhân dân ổn định cuộc sống, yên tâm lao động, sản xuất. Vì cơ sở hạ tầng tại các xóm vùng cao, biên giới còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đời sống và trình độ dân trí của nhân dân còn thấp. Hơn nữa đây là vấn đề rất quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng, chủ quyền của quốc gia.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương