BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang37/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   67

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Ngày 12/9/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010, trong đó có các tiêu chí ưu tiên với các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn như tiêu chí về người dân tộc thiểu số, tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo, tiêu chí về số huyện miền núi vùng cao biên giới. Thông qua các hệ thống tiêu chí đó để tính điểm, làm căn cứ để ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn.

Ngày 05/02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội đối với các tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, trong đó có nội dung: Nâng mức hỗ trợ vốn ngân sách trung ương tối đa không quá 70 tỷ đồng cho việc đầu tư khu công nghiệp đối với các địa phương đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm cả đường gom hoặc đường, cầu vào khu công nghiệp); Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương để xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không quá 6 tỷ đồng/cụm và không quá 70 tỷ đồng cho 1 tỉnh đến năm 2010.

Trước mắt, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu khẩn trương làm việc với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung các Khu công nghiệp tỉnh Lai Châu vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 để được hưởng chính sách hỗ trợ nói trên.



Câu hỏi 2: Đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông từ xã Ka Lăng của huyện Mường Tè tới phía Bắc Ka Lăng để bộ đội biên phòng và nhân dân có điều kiện bảo vệ tốt các cột mốc 34, 35, 36 vì hiện nay để đi tới miền Bắc Ka Lăng bộ đội biên phòng và dân phải đi bộ khoảng 2 ngày.

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Hàng năm, ngân sách trung ương vẫn cân đối hỗ trợ cho tỉnh Lai Châu để thực hiện Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt – Trung đến năm 2010. Theo đó, đường giao thông từ xã Ka Lăng của huyện Mường Tè tới phía Bắc Ka Lăng được sử dụng từ nguồn vốn theo Quyết định 120 để thực hiện. Đề nghị tỉnh chủ động cân đối, bố trí từ nguồn vốn trên và sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác do địa phương quản lý để thực hiện dự án này.



Câu hỏi 3:

1. Hiện nay các cơ quan đảng, đoàn thể và chính quyền tỉnh Lai Châu đang phải làm việc trong các trụ sở làm việc tạm hoặc đi thuê. Tỉnh đang triển khai dự án hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể bao gồm 07 dự án thành phần. Hiện nay đã và đang triển khai 5 dự án với dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng (đã phê duyệt 552 tỷ đồng). Dự án này hoàn thành sẽ đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, nơi làm việc cho toàn bộ các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền của tỉnh. Năm 2007, tỉnh mới lồng ghép được một số nguồn vốn cho dự án này, tuy nhiên tính đến hết năm 2007 mới bố trí được 75 tỷ đồng (đáp ứng được 12% nhu cầu). Năm 2008 mới bố trí được 95 tỷ đồng. Nhu cầu vốn còn lại là rất lớn và đang là một thách thức đối với tỉnh. Để công trình sớm hoàn thành đưa vào sử dụng đề nghị Quốc hội quan tâm, bố trí vốn đầu tư trong năm 2009, 2010 mỗi năm 200 tỷ đồng.

2. Tỉnh Lai Châu có thị xã Lai Châu, thị trấn Tam Đường, thị trấn Phong Thổ là 03 đô thị mới thành lập tại địa điểm quy hoạch mới, chưa có hạ tầng nên phải đầu tư mới toàn bộ do đó nhu cầu đầu tư rất lớn. Trung bình từ khi chia tách, mỗi năm tỉnh được hỗ trợ 160 tỷ đồng, số tiền này không đủ để đầu tư hạ tầng thiết yếu nên hiện nay còn 2000 hộ cán bộ, công chức chưa được cấp đất do cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu. Để xây dựng hạ tầng đô thị thiết yếu, xây dựng trường dạy nghề, trường cao đẳng cộng đồng tính đến năm 2010, tỉnh Lai Châu cần khoảng 1.350 tỷ đồng. Đề nghị Quốc hội tiếp tục hỗ trợ cho Lai Châu nguồn vốn tỉnh, huyện mới chia tách đến năm 2010. Riêng năm 2008, đề nghị bổ sung 315 tỷ đồng, các năm tiếp theo mỗi năm 450 tỷ đồng.

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Nguồn vốn hỗ trợ chia tách tỉnh huyện bố trí cho tỉnh Lai Châu tính đến thời điểm hiện nay là 530 tỷ đồng. Riêng năm 2007 đã tạm ứng của kế hoạch năm 2008 là 170 tỷ đồng (120 tỷ đồng cho hạ tầng, 40 tỷ đồng cho đ­­ường Pắc Ma - U Ma Tu Khoòng, 10 tỷ đồng cho bệnh viện đa khoa tỉnh). Tại Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 đã thu hồi 60 tỷ trong số vốn tạm ứng trên.

Theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tư­ớng Chính phủ về việc điều hành kế hoạch đầu t­ư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát có yêu cầu đình hoãn các công trình xây dựng trụ sở cơ quan. Tuy nhiên Lai Châu là một trong các tỉnh mới chia tách, nhu cầu của tỉnh là rất cấp thiết, đặc biệt là trong việc khẩn tr­­ương hoàn thành trụ sở hợp khối các cơ quan tỉnh và một số dự án hạ tầng thị xã để bố trí tái định cư­­ cho dân và cán bộ công chức, Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư đã trình Thủ tư­ớng Chính cho phép ch­­ưa thu hồi khoản tạm ứng 60 tỷ đồng phải thu hồi trong năm 2008 (tại Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ t­­ướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2008) và cho phép ứng tr­­ước ngân sách nhà nư­ớc kế hoạch năm 2009 đối với tỉnh Lai Châu với số tiền là 60 tỷ đồng để tỉnh khẩn trương thực hiện các dự án hạ tầng nói trên.

Việc tiếp tục hỗ trợ tỉnh từ nguồn vốn chia tách tỉnh huyện là cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tổng hợp, cân đối và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét tăng thêm nguồn vốn cho nhiệm vụ này trong các năm tiếp theo để hỗ trợ các tỉnh mới chia tách.



Câu hỏi 4: Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu hiện nay đang sử dụng cơ sở vật chất của bệnh viện huyện Tam Đường (cũ) nên rất chật chội không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Hiện nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh đang được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn y tế tỉnh, huyện với tổng mức đầu tư là 415 tỷ đồng (trong đó xây lắp: 255 tỷ đồng, thiết bị: 160 tỷ đồng), song đến năm 2008 mới bố trí 54 tỷ đồng cho xây lắp, nhu cầu còn lại cho xây lắp là 200 tỷ đồng

Do nguồn vốn bổ sung cho y tế tỉnh, huyện mỗi năm trung bình chỉ 30 tỷ đồng, trong khi nhu cầu vốn của bệnh viện quá lớn. Đề nghị Quốc hội quan tâm xem xét bố trí vốn đầu tư xây dựng với tổng nhu cầu vốn đầu tư là 200 tỷ đồng để Bệnh viện đa khoa tỉnh có thể hoàn thành vào năm 2009.

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Việc đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh để phục vụ yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh Lai Châu là cần thiết. Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư đã trình Thủ t­ướng Chính phủ bổ sung danh mục dự án vận động vốn ư­u đãi của Chính phủ Hàn Quốc với số vốn là 10 triệu USD (giai đoạn 2008 – 2010) để trang bị đồng bộ cho bệnh viện. Hàng năm, Chính phủ vẫn hỗ trợ có mục tiêu về y tế tỉnh, huyện để hỗ trợ tỉnh thực hiện các dự án. Từ năm 2008, y tế tuyến huyện đã được hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện nâng cấp, do vậy nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu sẽ tập trung đầu tư bệnh viện đa khoa tỉnh. Bộ Kế hoạch và Đầu t­­ư sẽ cân đối trong nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tỉnh thực hiện dự án trong các năm tiếp theo.



Câu hỏi 5: Tỉnh Lai Châu được thành lập 4 năm nhưng đến nay chưa có hệ thống cấp nước sạch, thị xã Lai Châu hiện nay dùng nước sinh hoạt chủ yếu là hệ thống nước tạm, chưa qua xử lý nên mùa mưa nước đục, mùa khô thiếu nước. Năm 2005, tỉnh đã lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước thị xã Lai Châu với tổng mức đầu tư là 98 tỷ đồng nhưng do nhu cầu vốn của hệ thống cấp nước quá lớn nên không thể bố trí được vốn ngân sách của tỉnh, tỉnh đang kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ODA nhưng đến nay chưa có nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình. Để đảm bảo cung cấp nước sạch và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, đề nghị nhà nước quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư cho hệ thống cấp nước thị xã Lai Châu để công trình này có thể hoàn thành vào năm 2009.

Trả lời (tại công văn số 5949/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Để đảm bảo cung cấp nước sạch và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân tỉnh Lai Châu và để có nguồn vốn đầu tư hệ thống cấp nước thị xã Lai Châu, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện thoả thuận với Chính phủ Na Uy, theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Phát triển Tài nguyên và Môi trường Na Uy đã ký thoả thuận hỗ trợ tài chính cho dự án này sử dụng nguồn ODA tín dụng ưu đãi của Na Uy. Đề nghị tỉnh Lai Châu phối hợp cùng với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các thủ tục tiếp theo như quy định tại văn bản thoả thuận nói trên để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.



10/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị Chính phủ bổ sung 7 dự án trọng điểm của tỉnh Phú Thọ vào danh mục các dự án nhóm A được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, khởi công giai đoạn 2008-2010: (1) Dự án nhà máy nhiệt điện; (2) Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và thoát nước thải đô thị, nước thải công nghiệp vùng đông nam thành phố Việt Trì; (3) Dự án nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh tương đương bệnh viện đa khoa cấp vùng; (4) Dự án xây dựng thành phố Việt Trì thành thành phố lễ hội - Festival; (5) Dự án đầu tư hạ tầng thành phố Việt Trì; (6) Dự án thu gom và xử lý nước thải thành phố Việt Trì; (7) Hệ thống liên hồ đập, tưới cây vùng đồi các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập.

Trả lời (tại công văn số 5946/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các dự án nhóm A được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong số 7 dự án tỉnh đề nghị, đã có một số dự án đã nằm trong danh mục này; số dự án còn lại của Phú Thọ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.



11/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị:

Câu hỏi 1: Đề nghị nhà nước cấp đủ kinh phí để thực hiện xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung theo chương trình 134 của Chính phủ (vì Bắc Giang mới ghi đủ vốn cho 21/28 công trình, còn 07 công trình chưa có vốn thực hiện).

Trả lời (tại công văn số 5945/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Về vốn thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-Tg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, theo đề án của tỉnh Bắc Giang, tổng nhu cầu vốn để thực hiện các công trình trên địa bàn tỉnh là 64,164 tỷ đồng; đến nay, Trung ương đã hỗ trợ đủ số kinh phí này (bao gồm: tính đến dự toán năm 2008 đã hỗ trợ 64,16 tỷ đồng và bố trí 4 triệu đồng còn lại từ nguồn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2007). Đối với các dự án còn lại đề nghị tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách được Trung ương giao trong kế hoạch hàng năm để bố trí thực hiện.



Câu hỏi 2: Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan tiếp tục đầu tư kinh phí để sớm hoàn thành dự án di dân trường bắn Quốc Gia (TB1), tiếp tục tăng vốn đầu tư hàng năm cho tỉnh thực hiện chính sách dân tộc

Trả lời (tại công văn số 5945/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 2255/VPCP-NN ngày 02/5/2007 và số 697/TTg-KTN ngày 09/5/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính sẽ bố trí vốn cho thực hiện dự án trường bắn Quốc gia TB1 từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu ngoài tiêu chí quy định theo định mức phân bổ tại Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị tỉnh khẩn trương phê duyệt lại dự án theo tinh thần Quyết định số 1366/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ để các Bộ, ngành có căn cứ phân bổ vốn trong kế hoạch các năm tiếp theo.

Về vốn đầu tư hàng năm để tỉnh thực hiện chính sách dân tộc: vốn thực hiện nhiệm vụ này vẫn sẽ được Trung ương bố trí theo các chính sách hiện hành của Nhà nước và khả năng cân đối Ngân sách.



12/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí cho tỉnh Bình Định các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Dự án hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam Trung bộ do ADB tài trợ để tạo điều kiện cho tỉnh hoàn thành tốt các chỉ tiêu về xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn đến năm 2010.

Trả lời (tại công văn số 5944/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Về hỗ trợ vốn đầu tư từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho tỉnh Bình Định, bao gồm các dự án do địa phương quản lý và các dự án do trung ương quản lý đầu tư trên địa bàn như hồ Định Bình. Theo Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 số vốn đã hỗ trợ cho ngân sách tỉnh Bình Định là 150 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào hệ thống các hồ thuỷ lợi nhỏ, đường đến trung tâm xã; kế hoạch năm 2008 tiếp tục hỗ trợ 35 tỷ đồng đầu tư bệnh viện tuyến huyện.

Về dự án hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

Ngân hàng Phát triển Châu Á đã cung cấp khoản hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng Dự án hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với tổng vốn đầu tư dự kiến 72 triệu USD trong 5 năm, trong đó phần vốn vay của ADB khoảng 64,8 triệu USD chiếm 90%, phần vốn đối ứng là 7,2 triệu USD. Dự án sẽ tập trung nâng cao cơ sở y tế và bệnh viện tuyến huyện; nâng cao năng lực cán bộ y tế; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người nghèo; và nâng cao hệ thống quản lý và giám sát y tế cấp tỉnh. Bộ Y Tế được Chính phủ giao là cơ quan chủ quản dự án.

Hiện nay dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, thống nhất các điều kiện làm cơ sở trình Chính phủ và ADB để xây dựng hiệp định tín dụng. Dự kiến hiệp định tín dụng sẽ được hai bên hoàn thành và ký kết vào Quý I năm 2009 và dự án sẽ đi vào hoạt động vào khoảng Quý III năm 2009.



13/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Vốn bố trí trong kế hoạch năm 2008 cho yêu cầu đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất chỉ 107 tỷ đồng là quá thấp so với mức 267 tỷ năm 2007, trong khi các dự án đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước đang triển khai thực hiện với vốn đăng ký trên 8 tỷ USD. Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bổ sung kế hoạch vốn năm 2008 hoặc cho ứng trước kế hoạch năm 2009 cho Ban quản lý KKT Dung Quất để đáp ứng nhu cầu đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu và quan trọng phục vụ cho phát triển.

Trả lời (tại công văn số 5943/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất (KKT) là nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm. Tính đến nay, tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong KKT đạt hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương chi hơn 1.500 tỷ đồng. Đến nay, một số công trình hạ tầng kỹ thuật và kinh tế, xã hội của quan trọng của KKT đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy lọc dầu và thu hút hơn 8 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Kế hoạch năm 2007, Trung ương bố trí 206 tỷ đồng cho KKT Dung Quất. Kế hoạch năm 2008, do nguồn vốn ngân sách đầu tư hạ tầng các khu kinh tế hạn hẹp (cả nước là 547 tỷ đồng, trong đó vùng miền Trung có 8 KKT được cân đối 520 tỷ đồng), nhưng cũng vẫn ưu tiên cho KKT Dung Quất 95 tỷ đồng (chưa tính 12 tỷ đồng cho hạ tầng khu công nghiệp) chiếm 18,27%. Số vốn này được dùng để trả khoản nợ 50 tỷ đồng ứng từ năm 2007 của kế hoạch 2008 và thanh toán cho các công trình hoàn thành năm 2007.

Theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tại tờ trình số 825/TTr-UBND ngày 31/3/2008 về việc xin ứng trước vốn ngân sách kế hoạch năm 2009 để thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành các công trình cấp bách trong KKT Dung Quất, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 927/TTg-KTTH ngày 23/6/2008 về việc chưa thu hồi vốn tạm ứng nói trên để đầu tư 2 dự án cấp bách là dự án Kè chắn cát cảng Dung Quất và Xây dựng hạ tầng khu dân cư trong KKT.

Thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chỉ tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, các địa phương và các Bộ ngành trong đó Quảng Ngãi đã rà soát, điều chỉnh và sắp xếp lại vốn đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp tình hình để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

14/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:

Câu hỏi 1: Hàng năm ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu đầu tư y tế tỉnh Sơn La 15 tỷ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa khu vực theo Quyết định 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ; đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho địa phương để đầu tư bệnh viện tuyến tỉnh và huyện 30 tỷ đồng/ năm.

Trả lời (tại công văn số 5942/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Tiếp theo Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ; ngày 02/04/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010. Năm 2008, tỉnh Sơn La đã được bố trí 66 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho 07 bệnh viện huyện của tỉnh. Trước mắt, đề nghị UBND tỉnh triển khai, hoàn thành kế hoạch vốn năm 2008, tạo cơ sở để bố trí vốn đầu tư theo Quyết định 47/2008/QĐ-TTg trong những năm tiếp theo.



Câu hỏi 2: Đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung từ 180 tỷ đến 200 tỷ đồng cho tỉnh Sơn La để đầu tư trang thiết bị và xây dựng trạm y tế cho các xã đặc biệt khó khăn và Trung tâm y tế dự phòng các huyện, thị xã theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010.

Trả lời (tại công văn số 5942/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Nghị quyết Quốc hội số 18/2008/QH10 ngày 03/06/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã nêu “Tiếp tục cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao, bệnh viện tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc miền núi, khó khăn. Đề nghị UBND tỉnh làm việc trực tiếp với Bộ Y tế để thống nhất về chủ trương và qui mô đầu tư cho các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh, tổng hợp nhu cầu vốn trong Đề án xây dựng các trạm Y tế xã thuộc vùng khó khăn thực hiện theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



Câu hỏi 3: Theo Quyết định số 1382/QĐ-TTg ngày24/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án “ổn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân Sông Đà” tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2005, tổng mức đầu tư dự án là 589.920 triệu đồng; trong đó, vốn vay là 77.000 triệu đồng, vốn thuế tài nguyên nước là công trình thuỷ điện Hoà Bình và vốn ngân sách bổ sung là 512.920 triệu đồng. Tính đến hết năm 2007, Chính phủ đã có thông báo nguồn vốn cho tỉnh tổ chức thực hiện theo các mục tiêu của dự án là 488.085/512.920 triệu đồng. Số vốn còn thiếu so với tổng mức được phê duyệt là 24.835 triệu đồng, đề nghị Chính phủ xem xét giao tiếp cho tỉnh để tiếp tục triển khai thực hiện.

Trả lời (tại công văn số 5942/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Theo Quyết định số 1382/QĐ-TTg ngày 24/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án “ổn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân Sông Đà” tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2005, tổng mức đầu tư dự án là 589,92 tỷ đồng. Đây là một dự án quan trọng và được Nhà nước hết sức quan tâm. Đến nay, nguồn vốn Nhà nước đầu tư thực hiện các mục tiêu của dự án lên đến 488,085 tỷ đồng. Kiến nghị đề nghị Chính phủ tiếp tục bổ sung số vốn còn thiếu 24,835 tỷ đồng là hết sức chính đáng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận và sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



Câu hỏi 4: Đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù, ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng, vốn ODA để phát triển mạng lưới giao thông các tỉnh miền núi, đảm bảo có đường ô tô đến các Trung tâm xã, đường xe máy đến các bản trong mùa mưa, đặc biệt là nông thôn, các bản giáp biên giới.

Trả lời (tại công văn số 5942/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Việc đầu t­ư xây dựng triển mạng lưới giao thông các tỉnh miền núi, đảm bảo có đường ô tô đến các Trung tâm xã, đường xe máy đến các bản trong mùa mưa, đặc biệt là nông thôn, các bản giáp biên giới là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đã đ­ược Quốc hội ban hành Nghị quyết giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện (Nghị quyết số 08/2007/QH12). Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7124/VPCP-KTTH ngày 07/12/2007 và Thông báo số 34/TB-VPCP ngày 21/02/2008 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu t­­ư đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch năm 2008 các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong đó có một phần vốn rất lớn được tập trung đầu tư cho các dự án thuộc mạng lưới giao thông các tỉnh miền núi, đường ô tô đến trung tâm xã,..., trong đó có nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La.



15/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị xem xét lại việc quy hoạch kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp sân gol…Việc lập khu công nghiệp, các dịch vụ cụ thể ở đâu? Bao nhiêu? nếu không nông dân sẽ mất đất sản xuất nông nghiệp, không có việc làm, đời sống không ổn định về sau sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Nếu thực hiện, chỉ nên tập trung đầu tư việc này vào miền Trung sẽ phù hợp hơn.

Trả lời (tại công văn số 5941/BKH-TH ngày 15/8/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát lại việc quy hoạch sân golf; tổng hợp đánh giá hiệu quả các dự án sân golf đã được cấp phép hoạt động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có hai công văn số 2554/BKH-ĐTNN ngày 09/4/2008 và số 2932/BKH-ĐTNN ngày 24/4/2008 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tổng hợp, báo cáo các dự án đầu tư có mục tiêu kinh doanh sân golf trên địa bàn; đồng thời đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan thành lập Đoàn công tác liên ngành tiến hành rà soát các dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf.

Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các địa phương, trong các ngày 05 - 23/5/2008 và 03-04/6/2008, Đoàn công tác liên ngành đã làm việc và quan sát thực địa với 14 địa phương có nhiều dự án sân golf hoặc có các sân golf sử dụng diện tích đất lớn. Kết quả tổng hợp được như sau:

Tính từ khi sân golf đầu tiên được cấp phép năm 1992 đến ngày 20/6/2008, trên cả nước đã có 78 dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf đã được cấp Giấy phép đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án) với tổng vốn đầu tư là hơn 13,3 tỷ USD. Trong số này có 13 dự án chỉ làm sân golf, số còn lại có mục tiêu kinh doanh bất động sản sân golf trong các khu du lịch phức hợp, du lịch sinh thái, khu đô thị,... Tổng diện tích đất sử dụng hơn 26,17 nghìn hecta, riêng diện tích cho sân golf khoảng 8 nghìn hecta; diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho xây dựng các dự án sân golf gần 6 nghìn hecta, trong đó cần chuyển đổi hơn 1,63 nghìn hecta đất trồng lúa. Theo báo cáo của các địa phương, phần lớn các diện tích đất trồng lúa này là đất trồng một vụ, năng suất thấp hoặc thuộc vùng đất nhiễm phèn. Trong số 78 dự án trên, có 23 dự án do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, 19 dự án liên doanh, còn lại 36 dự án của các nhà đầu tư 100% vốn trong nước.

Ngoài các dự án nêu trên, các địa phương đã cấp chủ trương thực hiện dự án hoặc khảo sát địa điểm đầu tư sân golf cho 66 dự án, trong đó chỉ có 8 dự án chỉ kinh doanh sân golf, còn lại 58 dự khác kết hợp kinh doanh sân golf và kinh doanh bất động sản, khu du lịch. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ (có một số dự án chưa xác định được số vốn đầu tư, diện tích chính xác, diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi,... do mới được chấp thuận về nguyên tắc ban đầu, thiếu số liệu chính xác cụ thể, hoặc số liệu chỉ là ước tính, hoặc không có thông tin), tổng vốn đầu tư của các dự án nhóm này khoảng 4,8 tỷ USD. Tổng diện tích đất sử dụng khoảng 22,08 nghìn hecta; trong đó diện tích cho các sân golf xấp xỉ 7 nghìn hecta; diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho xây dựng các sân golf mới có chủ trương ước tính khoảng 6 nghìn hecta, trong đó cần chuyển đổi hơn 1,17 nghìn hecta đất trồng lúa. Trong số 66 dự án trên, có 11 dự án do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, 08 dự án liên doanh, còn lại 47 dự án của các nhà đầu tư 100% vốn trong nước.

Như vậy, trên cả nước có tổng số 144 dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf đã được cấp phép hoặc cấp chủ trương cho phép nghiên cứu thực hiện dự án trên địa bàn 39 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trong đó chỉ có 21 dự án chỉ kinh doanh sân golf, còn lại 123 dự khác kết hợp kinh doanh sân golf và kinh doanh bất động sản, khu du lịch. Tổng vốn đầu tư của các dự án này là hơn 18 tỷ USD; tổng diện tích đất sử dụng khoảng 49 nghìn hecta; trong đó, diện tích đất sử dụng cho xây dựng các sân golf xấp xỉ 15 nghìn hecta. Diện tích đất nông nghiệp đã được các địa phương quy hoạch để chuyển đổi cho các dự án Khu du lịch, khu đô thị,... có mục tiêu kinh doanh sân golf khoảng 12 nghìn hecta, chiếm 23,4% diện tích đất của dự án; trong đó có khoảng 2,8 nghìn hecta là đất trồng lúa, chiếm 5,2% diện tích đất của các dự án. Trong số 144 dự án này, có 34 dự án do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, 27 dự án liên doanh, còn lại 83 dự án của các nhà đầu tư 100% vốn trong nước.

Về Quy hoạch phát triển sân golf và tình hình cấp phép, chủ trương đầu tư đối với các dự án có mục tiêu sân golf.

Trước đây, số lượng các dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf tại Việt Nam không nhiều và được xem xét cấp phép theo một quy trình chặt chẽ, có sự đánh giá, thẩm định của nhiều Bộ ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tính tới ngày 01/7/2006, khi Luật Đầu tư có hiệu lực, cả nước mới có 38 dự án được cấp phép, trong đó chỉ có 13 dự án đi vào hoạt động kinh doanh. Do đó, vấn đề lập quy hoạch phát triển sân golf với tính chất là một quy hoạch ngành chưa được đặt ra. Tới nay, trên phạm vi cả nước cũng như trên từng địa phương đều chưa có bất kỳ quy định nào về quy hoạch phát triển sân golf.



16/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có ưu tiên đầu tư vốn nhiều hơn cho khu vực nông thôn Nam bộ, nhất là trong khâu chống xuống cấp cơ sở hạ tầng và khâu thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Kết hợp theo đó là đề nghị Chính phủ có quan tâm đầu tư nhiều hơn cho khu vực này để rút ngắn khoảng cách về sự chênh lệch trong mức sống, mức hưởng thụ cả về vật chất lẫn tinh thần giữa nông thôn và thành thị.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương