BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang42/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 4035/BCT-KH ngày 16 tháng 7 năm 2008)

Về việc điều chỉnh giá gỗ nguyên liệu mua của các lâm trường

Việc trồng rừng nguyên liệu giấy vùng Trung du Bắc bộ đã được người dân và các tổ chức xã hội trên địa bàn rất quan tâm và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn 2000 - 2007. Ước tính mỗi năm vùng nguyên liệu Trung du Bắc bộ trồng, mới khoảng trên 12.000 ha, tương đương lượng gỗ đến kỳ khai thác (chu kỳ 7 năm) khoảng 900.000 tấn (m3), trong đó các Công ty lâm nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam mỗi năm đầu tư trồng mới khoảng 5.000 ha, tuơng đương khoảng 400.000 tấn (m3)/năm. Các loài cây trồng chính là keo, bạch đàn chủ yếu để phục vụ sản xuất giấy. Do đó, hiện nay sản lượng gỗ dùng, làm nguyên liệu cho sản xuất giấy và mục đích khác như sản xuất ván ép, ván sàn chế biến dăm mảnh, cột chống xây dựng... trên thị trường là rất lớn.

Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu gỗ phục vụ cho sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam hàng năm khoảng 450.000 tấn/năm (trong đó, dùng cho sản xuất bột giấy khoảng 300.000 tấn và dùng cho chế biến dăm mảnh là 150.000 tấn), vẫn thấp hơn so với lượng gỗ nguyên liệu hiện có trên thị trường và chủ yếu được lấy từ các Công ty lâm nghiệp do Tổng công ty Giấy Việt Nam đầu tư trồng. Số gỗ nguyên liệu còn lại (khoảng 400.000 tấn/m3) trên thị trường sẽ được các doanh nghiệp chế biến tư nhân thu mua.

Theo báo cáo của Tổng công ty Giấy Việt Nam, việc thu mua gỗ nguyên liệu cho các mục đích sử dụng khác nhau, trong đó có việc phục vụ cho hoạt động sản xuất giấy của Tổng công ty, hiện vẫn đang được thực hiện theo cơ chế thị trường. Phương thức thu mua thực hiện theo hợp đồng kinh tế, thoả thuận, bình đẳng và thông báo rộng rãi.

Để đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng và đảm bảo cung cấp nguyên liệu gỗ cho sản xuất giấy, từ tháng 2 năm 2007 đến nay, Tổng công ty đã 3 lần điều chỉnh tăng giá nguyên liệu, cụ thể như sau :

Tháng 2 năm 2007: điều chỉnh giá gỗ nguyên liệu keo và bạch đàn loại A từ 500.000 đồng/tấn lên 550.000 đồng/tấn (tăng 10%); giá gỗ nguyên liệu keo và bạch đàn loại B từ 400.000 đồng/tấn lên 450.000 đồng/tấn (tăng l2,5%).

Tháng 10 năm 2007: điều chỉnh giá gỗ nguyên liệu bạch đàn và keo loại A từ 550.000 đồng)/tấn lên 600.000 đồng/tấn (tăng 9,1%), giá gỗ nguyên liệu keo và bạch đàn loại B từ 450.000 đồng/tấn lên 500.000 đồng/tấn (tăng 11,1%).

Tháng 1 năm 2008: điều chỉnh giá gỗ nguyên liệu keo và bạch đàn loại A từ 600.000 đồng/tấn lên 650.000 đồng/tấn (tăng 8,3%) ; giá gỗ nguyên liệu keo và bạch đàn loại B từ 500.000 đồng/tấn lên 550.000 đồng/tấn (tăng 10%).

Như vậy giá mua nguyên liệu gỗ sau các lần điều chỉnh đã tăng 150.000 đồng/tấn (tăng 30%). Với năng suất rừng đạt từ 80m3 đến 100 m3/ha/kỳ thì qua 3 lần tăng giá người trồng rừng đã có thu nhập hơn 10.000.000 đồng/ha/kỳ.

Nếu chỉ tính riêng chi phí nguyên liệu gỗ với mức tăng như trên, còn các chi phí đầu vào khúc giữ nguyên, để làm ra mỗi tấn giấy thành phẩm, chi phí sản xuất đã phải tăng thêm 600.000 đồng/tấn sản phẩm (do 4 tấn gỗ nguyên liệu mới sản xuất được 1 tấn giấy thành phẩm). Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm và mức tiêu thụ của Tổng công ty. Chính vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao như hiện nay, rất cần có sự chia sẻ giữa doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị cung ứng đầu vào, để cả hai bên đều đạt được những lợi ích hợp lý, ổn định được đời sống cho người lao động trồng rừng cũng như sản xuất giấy và đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.



Về việc cắt điện ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân

Nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất và đời sống thiết yếu của nhân dân, ngành điện đã chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất và cung ứng do các yếu tố tác động bất lợi của thời tiết cũng, như do nhu cầu phụ tải tăng nhanh trong khi năng lực sản xuất mới tăng chậm. Ngay từ cuối năm 2007, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng kế hoạch phát điện của toàn hệ thống năm 2008 là 80,0 tỷ kwh (tăng 15,82% so với năm 2007), trong đó dự kiến mua điện từ các nhà máy điện BOT và IPP và của Trung, Quốc là 24,11 tỷ kwh, tăng 7,55 tỷ kwh (45,63%) so với thực hiện năm 2007, chiếm 31,2% sản lượng của EVN. Riêng các tháng mùa khô (từ 1/1 đến 31/5), dự kiến sản lượng điện là 31,7 tỷ kwh, tăng 4,8 tỷ kwh so với mùa khô 2007, tương đương tốc độ tăng trưởng 18,11 % cho cả giai đoạn mùa khô. Để thực hiện được kế hoạch đó, EVN đã huy động cao tất cả các nguồn thủy điện, nhiệt điện than, khí, đầu và tăng lượng điện mua ngoài, đồng thời chủ động, tích cực đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thành sửa chữa, bảo dưỡng các tổ máy nhiệt điện than, TBK, díesel để đảm bảo sẵn sàng huy động cao trong mùa khô 2008, đàm phán với Công ty Điện lực Vân Nam Trung Quốc mua thêm 50 triệu kwh cho 2 tháng 4, 5, lắp đặt bổ sung MBA thứ 2 trạm 220 kv Vĩnh Yên để tăng lượng điện mua của Trung quốc qua Lào Cai... Song do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn, lượng nước về các hồ ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái, thêm vào đó các hồ thủy điện phải xả nước để chống hạn, nguồn khí cung cấp từ đường ống Nam Côn Sơn phải dừng trong khoảng 1,5 ngày trung tuần tháng 3... trong khi nhu cầu sử dụng điện tăng trưởng rất cao trong 3 tháng đầu năm (điện sản xuất và mua ngoài của EVN 3 tháng đầu năm đạt 17,05 tỷ kwh, tăng 18,41 % so với cùng kỳ năm 2007, trong đó điện mua ngoài tăng 30,39%. Điện thương phẩm đạt 15,068 tỷ kwh, tăng 19,48% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện cung cấp cho công nghiệp tăng 23,75%) là những nguyên nhân chính gây khó khăn cho hệ thống điện nên không thể tránh khỏi việc cắt điện cục bộ vào giờ cao điểm trên diện rộng, kể cả thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc cắt điện là điều hoàn toàn không mong muốn của cả nhà cung cấp và cơ quan quản lý nhà nước, do đó Bộ Công thương rất mong được cử tri cả nước thông cảm, chia sẻ.

Riêng tỉnh Tuyên Quang, trong 3 tháng đầu năm 2008, điện thương phẩm tăng 30,76% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó sản lượng điện cung cấp cho nông nghiệp tăng 74,04%, (chủ yếu do nhà máy luyện Reromangan tại huyện Chiêm Hoá vào vận hành, với sản lượng điện sử dụng 110.000kwh/ngày). Đây là mức tăng khá lớn so với các tỉnh khác.

Từ tháng 4/2008 đến nay, tình hình cung cấp điện nói chung đã được cải thiện hơn. Tuy nhiên để góp phần hạn chế những thiệt hại trên địa bàn có thể xảy ra do thiếu điện, Bộ Công thương đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang tiếp tục có ý kiến chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương và vận động cử tri tỉnh nhà thực hiện tốt việc sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm theo Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



7/ Cử tri tỉnh Hưng Yên, Nghệ An, Thái Bình và cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Thực hiện tiết kiệm là một chủ trương đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên ngành điện nên có kế hoạch cắt giảm điện hợp lý về thời gian và điểm như: cắt giảm điện các điểm vui chơi, giải trí, chiếu sáng công cộng. Không nên cắt điện vùng nông thôn và cắt điện vào buổi tối, vì đây là thời điểm sinh hoạt tối thiểu của người dân.

Việc cúp điện phải thông báo thời gian cụ thể và chính xác cho nhân dân biết chủ động trong sinh hoạt, tránh tình trạng cúp điện không theo thông báo gây khó khăn cho bà con”.

Trả lời (tại Công văn số 6138/BCT-KH ngày 17 tháng 7 năm 2008, Công văn số 6193/BCT-KH ngày 29 tháng 7 năm 2008 và Công văn số 6575/BCT-KH ngày 30 tháng 7 năm 2008, Công văn số 6918/BCT-KH ngày 07 tháng 8 năm 2008)

Hiện nay, hệ thống điện Việt Nam có sự chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm (18 - 22h) và giờ thấp điểm (22h - 4h) rất lớn, từ 1,5 đến 2 lần. Nguyên nhân chính là do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt rất lớn, chiếm tỷ trọng trên 40% trong cơ cấu điện thương phẩm, lại tập trung sử dụng vào giờ cao điểm (18-22h) làm cho hệ thống điện thường xuyên thiếu công suất vào giờ cao điểm từ 300-500MW, có thời điểm trong tháng 5 vừa qua lên tới 1000MW. Trong tình hình nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng nhanh như hiện nay và hệ thống điện luôn phải vận hành hết sức căng thẳng như trên nên để đảm bảo an toàn hệ thống, tránh quá tải gây sự cố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bắt buộc phải có biện pháp điều tiết nhu cầu sử dụng điện. Việc điều tiết cung ứng điện trong những tháng vừa qua để giành ưu tiên cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng thiết yếu là điều hoàn toàn không mong muốn của các nhà cung cấp và cơ quan quản lý Nhà nước. Bộ Công thương rất mong được cử tri cả nước thông cảm, chia sẻ. Nhằm giảm thiểu thiệt hại cho ngừng cung cấp điện, Bộ Công thương đã yêu cầu EVN phải trao đổi thống nhất với các địa phương về danh mục các phụ tải ưu tiên sử dụng điện và phải thống báo lịch cắt điện đến các đơn vị sử dụng điện như quy định của Luật Điện lực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể có nơi chưa đảm bảo quy định… Bộ Công thương đang chỉ đạo EVN tổ chức kiểm tra các điện lực địa phương về vấn đề này, đồng thời đề nghị cử tri cả nước tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm theo Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



8/ Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị:

1. Cử tri đề nghị ngành điện có kế hoạch xây dựng mới hoặc mua điện... để bảo đảm việc cung cấp điện phục vụ đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tránh tình trạng cắt điện tràn lan, trên diện rộng như hiện nay.



2. Đề nghị Nhà nước kiểm tra và chỉ đạo ngành điện lực tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ chính được giao không phân tán vốn vào các lĩnh vực khác,làm ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án xây dựng các nhà máy sản xuất điện, trong khi nhu cầu về điện cho sản xuất và tiêu dùng ngày một lớn”.

Trả lời (tại Công văn số 6138/BCT-KH ngày 17 tháng 7 năm 2008)

- Về vấn đề thứ nhất:

Nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất và đời sống thiết yếu của nhân dân, ngành điện đã chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất và cung ứng do các yếu tố tác động bất lợi của thời tiết cũng như do nhu cầu phụ tải tăng nhanh trong khi năng lực sản xuất mới tăng chậm. Ngay từ cuối năm 2007, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng kế hoạch mua điện từ các nhà máy điện BOT và IPP của Trung Quốc là 24,11 tỷ kwh, tăng 7,55 tỷ kwh (45,63%) so với thực hiện năm 2007, chiếm 31,2% sản lượng của EVN. Để đáp ứng nhu cầu điện ngày một tăng cao, Bộ Công thương đã chỉ đạo EVN huy động cao tất cả các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện, than, khí, dầu và tăng lượng điện mua ngoài, đồng thời chủ động, tích cực đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thành sửa chữa, song do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn, lượng nước về các hồ ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái, các hồ thuỷ điện phải xả nước để chống hạn, nguồn khí cung cấp từ đường ống Nam Côn Sơn phải dừng trong khoảng 1,5 ngày trung tuần tháng 3, một số nguồn điện của các Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PV) vào không đúng tiến độ, một số khác bị sự cố kỹ thuật… trong khi nhu cầu sử dụng điện tăng trưởng rất cao là những nguyên nhân chính gây khó khăn cho hệ thống điện nên không thể tránh khỏi việc cắt điện cục bộ vào giờ cao điểm trên diện rộng, kể cả thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoặc thậm chí phải cắt cả tuyến để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi tần suất xuống thấp. Đứng trước tình hình đó, Bộ Công thương đã chỉ đạo EVN và các đơn vị có liên quan nhanh chóng tìm các giải pháp ngắn hạn khắc phục tình trạng thiếu điện, đồng thời xây dựng các giải pháp dài hạn chống thiếu điện cho các năm tới.



- Về vấn đề thứ hai:

Việc kinh doanh đa ngành của EVN phù hợp với chủ trương của Đảng và phù hợp với định hướng xây dựng Tập đoàn điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 147/QĐ-CP ngày 22/6/2006, Quyết định số 148/QĐ-CP ngày 22/6/2006 về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn điện lực Việt Nam và mới đây nhất là văn bản số 1931/VPCP-ĐMDN ngày 26/3/2008 của Văn phòng Chính phủ đưa ra định hướng cho phép các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đầu tư vào các ngành, nghề kinh doanh hỗ trợ khác không vượt quá 30% vốn. Tính đến nay, EVN và các công ty con đầu tư vào các lĩnh vực ngoài điện với tỷ lệ khoảng 3,45% vốn Nhà nước. Mặc dù vậy, Bộ Công thương và EVN luôn nhận thức nhiệm vụ bảo đảm cung ứng điện là mục tiêu chính của ngành và của Tập đoàn. Mở rộng các hoạt động khác đều phải lấy mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động chính tốt hơn. Chính vì vậy các loại hình dịch vụ mà EVN được phép thực hiện đều nhằm chủ động tạo thêm các kênh huy động vốn phục vụ mục tiêu đầu tư các công trình điện, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để huy động vốn trên cơ sở tậm dụng, nâng cao hiệu quả khai thác khoáng sản, trang thiết bị vật tư và nguồn lực đã có và các hoạt động này đều được hạch toán riêng, minh bạch theo quy định của Nhà nước.



9/ Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị:

1. Bộ Công thương thống nhất các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn chức năng nhiệm vụ quản lý nước đối với Sở Công thương về kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, (hiện nay nhiệm vụ này đang có sự chồng chéo giữa ngành Công thương và ngành lao động – thương binh xã hội,



2. Đề nghị bổ sung mặt hàng chất đốt (than) vào diện các mặt hàng chính sách được trợ cước, trợ giá, vừa hỗ trợ cho đồng bào vùng cao miền núi bớt khó khăn, vừa giảm thiểu việc chặt phá rừng làm chất đốt (vì: Nghị định 20/CP ngày 31/03/1998 và Nghị định 0/CP ngày 03/01/2002 chưa có quy định đối với mặt hàng than. Nên Hội đồng nhân dân tỉnh không có căn cứ để thực hiện việc trợ cước trợ giá cho nhân dân đối với mặt hàng này.”.

Trả lời (tại Công văn số 6094/BCT-KH ngày 16 tháng 7 năm 2008)

- Về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với Sở Công thương về kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

Bộ Công thương và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28/5/2008 hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh, cấp huyện. Các quy định quản lý về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn được quy định tại phần I, mục II, khoản 5, điểm c của Thông tư này. Cụ thể là:

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, khí ga hoá lỏng và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp luật.

Nếu có việc chồng chéo, trùng lặp, phân công chưa rõ ràng giữa ngành công thương và ngành lao động, thương binh xã hội về các quy định đối với những máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Lao động thương binh và xã hội để giải quyết.

- Về việc bổ sung mặt hàng chất đốt (than) vào diện các mặt hàng chính sách được hỗ trợ cước, trợ giá, vừa hỗ trợ cho đồng bào vùng cao miền núi

Than mỏ là một trong 7 mặt hàng thiết yếu được Nhà nước xem xét trợ cước vận chuyển (Điều 12 Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc). Điều 12 (sửa đổi) của Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc đã giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi căn cứ yêu cầu và chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, sau khi bàn thống nhất với các Bộ ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh các tỉnh miền núi hoặc tỉnh có huyện miền núi, quyết định cụ thể Danh mục mặt hàng chính sách xã hội được trợ giá, trợ cước vận chuyển trong từng thời kỳ. Vì vậy, cử tri có thể đề nghị Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và miền núi nghiên cứu, xem xét yêu cầu này và giải quyết theo đúng chức năng, thẩm quyền.



10/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị:

- Cử tri huyện Đông Triều đề nghị tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (TKV) cần sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong việc khai thác, vận chuyển than trên địa bàn, hiện nay trên địa bàn có 9/13 đập chứa nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân đã bị ô nhiễm nặng do khai thác, vận chuyển, chế biến than gây ra không đáp ứng đủ nguồn nước phục vụ cho việc sinh hoạt tưới tiêu của nhân dân.



- Cử tri huyện Đông Triều, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả… đồng tình với sự chỉ đạo của Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Quảng Ninh về việc kiểm tra lập lại trật tự trong khai thác, vận chuyển than đồng thời kiến nghị với Chính phủ cần phải có quy hoạch tổng thể cho ngành than, rà soát lại các đơn vị được cấp giấy phép khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than nhưng đã được các đơn vị thuộc TKV ký hợp đồng khai thác, vận chuyển, tận thu than để chia sản phẩm; chỉ đạo kiên quyết, xử lý nghiêm minh những cá nhân, đơn vị buông lỏng quản lý tiếp tay cho việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than trái phép trong thời gian vừa qua. Chính phủ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại để khai thác lộ trình nhiều như hiện nay vì khai thác không triệt để lại gây ô nhiễm môi trường, hạn chế việc xuất khẩu than để tiết kiệm tài nguyên phục vụ cho chiến lược an ninh năng lượng của đất nước.”.

Trả lời (tại Công văn số 5981/BCT-KH ngày 14 tháng 7 năm 2008)

- Về việc sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong việc khai thác, vận chuyển than trên địa bàn:

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công thương, trong nhiều năm qua Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư và phối hợp với chính quyền tỉnh Quảng Ninh đầu tư khắc phục ô nhiễm môi trường vùng mỏ với chi phí hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nhờ những cố gắng trên mà môi trường cảnh quan vùng mỏ, đặc biệt là vịnh Hạ Long đã sạch đẹp hơn. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng chất lượng về môi trường ngành than vẫn chưa được cải thiện tích cực, hệ thống giao thông vùng mỏ còn xuống cấp, một số bãi thải đang có nguy cơ mất an toàn, thải nhiều bụi vào thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, nước thải mỏ chưa được xử lý gây ô nhiễm nguồn nước của các hồ chứa và vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Đặc biệt thời gian gần đây, nạn khai thác, vận chuyển than trái phép làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường gây nhiều nhức nhối bức xúc cho nhân dân. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này.

Thực hiện Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg ngày 07/07/2007, trong đó nêu rõ “phấn đấu đến năm 2010 cơ bản ngăn chặn được việc gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm đến các nguồn nước; đến năm 2015 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch…), các mỏ phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường, đến năm 2020 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn vùng mỏ”.

Và để tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường vùng mỏ Quảng Ninh nói chung và trên địa bàn huyện Đông Triều nói riêng, Bộ Công thương đã chỉ đạo TKV triển khai nhiều giải pháp lớn trong năm 2008 và các năm tiếp theo. Cụ thể: kể từ ngày 01/01/2008, TKV đã cho dừng không chở than trên Quốc lộ 18A từ Đông Triều đến Mông Dương và tỉnh lộ 337 từ Cái Đá đến cầu Bang; đầu tư xây dựng và nâng cấp tuyến đường sắt Vành Danh - Điền Công, hoàn thành tuyến đường Bàng Nâu - Mông Dương - Khe Dây, xây dựng đường nội bộ liên mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả; xây dựng hệ thống băng tải chở than từ mỏ than Vành Danh, Nam Mẫu đến nhà máy điện Uông Bí, tuyến băng tải từ Mặt bằng +56 Mạo Khê ra cảng Bến Cân, từ mỏ than Núi Béo ra Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng, từ Nhà máy tuyển than Lép Mũ ra cảng Km6 (Cẩm Thạch); hệ thống băng tải cấp than từ các nhà máy tuyển đến các nhà máy và trung tâm nhiệt điện (tuyến băng tải than Vành Danh - nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Nhà máy tuyển Khe Chàm đến Trung tâm nhiệt điện Mông Dương và cụm cảng Mông Dương - Khe Dây…). Khởi công tổ hợp công nghiệp môi trường tại Cẩm Phả, xử lý các bãi thải cao, hoàn thổ và trồng cây phủ xanh các sườn bãi thải đã ổn định ở các khu vực Mạo Khê - Đông Triều, Hòn Gai, Cẩm Phả để đến năm 2010 dọc Quốc lộ 18A nhìn lên các bãi thải mỏ từ Đông Triều đến thành phố Hạ Long chỉ có màu xanh của rừng; phủ xanh các bãi thải Nam Đèo Nai vào năm 2009, xử lý các bãi thải Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc 6 và xây đập Khe Rè để không còn nguy hiểm đối với đập.

Hy vọng với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp trên, với sự giúp đỡ ủng hộ và giám sát chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ninh, tình hình ô nhiễm môi trường các vùng mỏ sẽ được khắc phục.

- Về việc xây dựng quy hoạch tổng thể cho ngành than, kiểm tra kiểm soát việc khai thác, vận chuyển tiêu thụ than trái phép và đầu tư công nghệ hiện đại để khai thác, tránh ô nhiễm môi trường, hạn chế việc xuất khẩu than.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 109/TB-VPCP ngày 26/4/2008 của Văn phòng Chính phủ về sản xuất, kinh doanh than và các giải pháp xử lý nạn khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công thương và các Bộ ngành đã và đang triển khai các công việc cụ thể sau:

- Trên cơ sở Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công thương đang hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, có xét triển vọng đến năm 2015, Bộ cũng đã chỉ đạo dừng xuất khẩu than theo đường tiểu ngạch kể từ ngày 01/6/2008 tại Văn bản số 4437/BCT-XNK ngày 28/5/2008, đang hoàn chỉnh quy định quản lý nguồn than trôi nổi được thu nhặt ở các sông suối, chân bãi thải; quy định hướng dẫn quản lý xuất khẩu than theo kế hoạch.

- Bộ Tài nguyên và môi trường đang khẩn trương thực hiện rà soát ranh giới các mỏ của TKV, trên cơ sở đó cấp phép hoạt động khoáng sản than cho các tổ chức, cá nhân hiện đang trực tiếp quản lý khai thác.

- TKV đã đình chỉ việc khai thác tận thu than của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ, giao lại khai trường cho các mỏ quản lý và hoàn nguyên môi trường kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2008, đồng thời triển khai tổ chức kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng khai thác, kinh doanh than trái phép.

- Ngày 29 tháng 4 năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh Quảng Ninh và TKV đã thống nhất tổ chức triển khai kế hoạch phối hợp trong việc quản lý và ngăn chặn nạn khai thác, chế biến, vận chuyển và kinh doanh than trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh cũng đã chỉ đạo cương quyết các lực lượng chức năng ngăn chặn có hiệu quả việc khai thác, vận chuyển và xuất lậu than qua biên giới, thu giữ hàng ngàn tấn than các loại, hàng trăm phương tiện, phá bỏ hàng trăm cửa lò, các bến bãi chế biến tiêu thụ than trái phép…, điều tra và khởi tố hàng trăm đối tượng.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Công an khẩn trương điều tra làm rõ những sai phạm, những cá nhân, tập thể liên quan đến việc khai thác than trái phép và xuất lậu than.

Việc hạn chế xuất khẩu than để tiết kiệm tài nguyên, phục vụ cho an ninh năng lượng quốc gia cũng như khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại để khai thác, tránh ô nhiễm môi trường đã được quy định tại Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam. Theo đó, việc giảm dần xuất khẩu than sẽ thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Các giải pháp để giảm xuất khẩu than (các chủng loại than tốt như than cục, than cám 1 và 2, than chất lượng thấp cám 6, cám TCN…) đó là:

- Kiểm soát chặt chẽ lượng than xuất khẩu thông qua việc phê duyệt và quản lý kế hoạch than xuất khẩu hàng năm.

- Phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng than chất lượng thấp (có nhiệt trị đến 3500 kcal/kg).

- Phát triển các dự án chế biến than thành các dạng nhiên liệu sạch như than hoá lỏng, than hoá dầu…

11/ Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: “Đề nghị có cơ chế đầu tư phát triển mạng lưới sinh hoạt cho nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… Vì hiện nay, ngành điện phần lớn là kinh doanh không thể hoặc rất ít đầu tư kéo dài đường điện hạ thế tại những vùng này do khả năng sinh lợi không lớn, trong khi nhu cầu hiện nay của bà con là rất bức xúc (phải “câu đuôi” hoặc tự kéo, giá điện phải trả rất cao). Nếu cứ để tình trạng tự phát như vừa qua sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng, giá cả lại thả lỏng không có bất kỳ một sự quản lý nào, người nghèo sẽ luôn bị thiệt thòi”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương