BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang43/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 6644/BHXH-TN ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Chính phủ và Bộ Công thương luôn nhận thức việc phát triển điện nông thôn là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu về công bằng xã hội nên đã xây dựng chính sách tổng thể cho điện khí hoá nông thôn, từ khả năng tạo vốn đầu tư đến xây dựng, quản lý vận hành, kinh doanh, thu hồi vốn. Thực hiện phương châm Nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân cùng đóng góp đưa điện về nông thôn, đến nay công cuộc đưa điện về nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, đã có 545/545 huyện có điện lưới và điện tại chỗ (đạt 100%), 8.830/9.108 xã (đạt 96,95%) và 13.039.239/13.962.582 hộ dân nông thôn (đạt 93,39%) sử dụng điện lưới quốc gia. Tính chung khu vực thành thị và nông thôn, cả nước có 18.614.021/19.576.031 hộ dùng điện đạt tỷ lệ 95,09%. Có được thành tích này phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các dự án năng lượng nông thôn, vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), trong đó có dự án RE II bắt đầu thực hiện từ năm 2005 đến năm 2011 theo cơ chế: UBND các tỉnh là Chủ đầu tư phần hạ áp, các Công ty điện lực là Chủ đầu tư phần trung áp. Các tỉnh chịu trách nhiệm chung cho cả hạ áp và trung áp về công tác đền bù, kinh phí của mỗi bên theo khối lượng lượng tương ứng. Các công ty điện lực chịu trách nhiệm chung cho cả 2 hợp phần về công tác tư vấn, kinh phí mỗi bên chịu theo khối lượng tương ứng (Quyết định số 2876/QĐ-BCN ngày 12 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công thương ban hành kế hoạch thực hiện Dự án năng lượng Nông thôn II). Tuy nhiên, với tỉnh Cần Thơ trước đây tỉnh đã đăng ký tham gia dự án năng lượng nông thôn 2 (REII) - Ngân hàng Thế giới tài trợ sau đó đã xin rút khỏi dự án này.

Đồng thời, cơ chế đầu tư phát triển mạng lưới điện cho nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… đã được quy định tại Điều 61 Luật Điện lực. Bộ Công thương cùng với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động điện lực, đã tích cực cùng Bộ Tài chính soạn thảo Thông tư để hướng dẫn việc thực hiện Điều 61 của Luật Điện lực. Theo nội dung đề xuất trong Dự thảo Thông tư thành phần đầu tư dây dẫn điện từ sau công tơ đến nơi sử dụng điện của các hộ dân thuộc hiện chính sách xã hội sẽ được hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Ngoài ra một số giải pháp hỗ trợ tín dụng đầu tư cho các dự án phát triển điện cũng được đề xuất ưu đãi hơn mức hiện hành. Việc soạn thảo Thông tư đã hoàn thành và Bộ Tài chính đang hoàn chỉnh để chuẩn bị ban hành.

Với các biện pháp đồng bộ này, các khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư phát triển hệ thống điện nông thôn sẽ từng bước được giải quyết.



12/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người dân nông thôn, hộ nghèo trong việc kéo hạ thế và kéo nhánh rẽ điện sinh hoạt vào nhà vì hiện nay chi phí này còn rất cao so với điều kiện của người dân nông thôn và hộ lao động nghèo”.

Trả lời (tại Công văn số 6642/BCT-KH ngày 31 tháng 7 năm 2008):

Chính phủ và Bộ Công thương luôn nhận thức việc phát triển điện nông thôn là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu về công bằng xã hội nên đã xây dựng chính sách tổng thể cho điện khí hoá nông thôn, từ khả năng tạo vốn đầu tư đến xây dựng, quản lý vận hành, kinh doanh, thu hồi vốn. Thực hiện phương châm Nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân cùng đóng góp đưa điện về nông thôn, đến nay công cuộc đưa điện về nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, đã có 545/545 huyện có điện lưới và điện tại chỗ (đạt 100%), 8.830/9.108 xã (đạt 96,95%) và 13.039.239/13.962.582 hộ dân nông thôn (đạt 93,39%) sử dụng điện lưới quốc gia. Tính chung khu vực thành thị và nông thôn, cả nước có 18.614.021/19.576.031 hộ dùng điện đạt tỷ lệ 95,09%. Có được từ thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các dự án năng lượng nông thôn như Dự án Điện khí hoá nông thôn miền Nam vay vốn Cơ quan phát triển Pháp (ADF), Dự án REII vay vốn WB (thực hiện từ 2000 và kết thúc 2006), Dự án REII, bắt đầu thực hiện từ 2005 đến 2011, Chương trình năng lượng Việt Nam - Thụy Điển (VSRE), tiến độ thực hiện từ 2005 và kết thúc năm 2009... bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã ban hành cơ chế đầu tư phát triển mạng lưới điện cho nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... (điều 61 Luật Điện lực: hỗ trợ về vốn đầu tư; và ưu đãi về thuế). Bộ Công thương với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động điện lực, đã tích cực cùng Bộ Tài chính soạn thảo Thông tư để hướng dẫn việc thực hiện Điều 61 của Luật Điện lực. Theo nội dung đề xuất trong Dự thảo Thông tư, thành phần đầu tư dây dẫn điện từ sau công tơ đến nơi sử dụng điện của các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội sẽ được hỗ trợ vốn đầu tư ngân sách địa phương. Ngoài ra một số giải pháp hỗ trợ tín dụng đầu tư cho các dự án phát triển điện cũng được đề xuất ưu đãi hơn mức hiện hành. Việc soạn thảo Thông tư đã hoàn thành và Bộ Tài chính đang hoàn chỉnh để chuẩn bị ban hành.

Với các biện pháp đồng bộ này, các khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư phát triển hệ thống điện nông thôn, nhất là với các hộ lao động nghèo sẽ từng bước được giải quyết.

13/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: “Hiện nay số dân chưa có điện sinh hoạt chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Từ khi Luật Điện lực có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2007 đến nay hầu như tiến độ đầu tư hạ thế, mắc đồng hồ vào nhà dân bị trì hoãn, mặc dù nhân dân làm đơn xin mắc điện rất nhiều, cả năm chưa được mắc điện, nguyên nhân do những hộ này là những hộ nghèo, ở vùng sâu, vùng xa đầu tư rất lớn, không sinh lời, ngành điện bị lỗ. Kiến nghị Chính phủ có chính sách để khoảng 20% hộ dân chưa được có điện sớm được có điện phục vụ đời sống và phục vụ sản xuất”.

- Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ, ngành liên quan sớm có hướng dẫn thực hiện Nghị định 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ thi hành Luật Điện lực để kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điện sử dụng (theo Điều 61 – Luật điện lực)”.

Trả lời (tại Công văn số 6641/BCT-KH ngày 31 tháng 7 năm 2008 và Công văn số 6919 ngày 07 tháng 8 năm 2008)

Chính phủ và Bộ Công thương luôn nhận thức việc phát triển điện nông thôn là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu về công bằng xã hội nên đã xây dựng chính sách tổng thể cho điện khí hoá nông thôn, từ khả năng tạo vốn đầu tư đến xây dựng, quản lý vận hành, kinh doanh, thu hồi vốn. Thực hiện mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra là “phấn đấu đến năm 2010 có 95% và năm 2015 có 100% các xã có điện”, Bộ Công thương đã và đang tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác quản lý và đầu tư lưới điện nông thôn. Việc đầu tư lưới điện nông thôn là một phần trong tổng nhu cầu đầu tư của ngành điện. Tuy nhiên, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải rất nhanh của nền kinh tế, ngành điện phải tập trung dành phần lớn nguồn vốn được cân đối trong kế hoạch tài chính Nhà nước (vay, ODA...) cho các công trình nguồn và lưới truyền tải. Do đó, việc đầu tư lưới điện nông thôn cần phải huy động thêm các nguồn vốn khác. Tinh thần này cũng đã được quy định tại điều 61 Luật Điện lực và Điều 34 Nghị định 105/2005/NĐ - CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực.

Nhờ những chính sách cơ chế của Chính phủ, chương trình cấp điện cho nông thôn đã đạt được những thành tích đáng kể: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, đã có 545/545 huyện có điện lưới và điện tại chỗ (đạt 100%), 8.830/9.108 xã (đạt 96,95) và 18.614.021/9.576.031 hộ dùng điện đạt tỷ lệ 95,09% còn lại 4,91% hộ dân chưa có điện. Riêng đối với khu vực nông thôn có 13.039.239/13.962.582 hộ dân (đạt 93,39%) sử dụng điện lưới quốc gia, còn lại 6,61% hộ nông thôn chưa có điện. Tuy tỉ lệ số hộ nông thôn chưa có điện không lớn, song chủ yếu lại ở các vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, không ở tập trung, vốn đầu tư bình quân cho mỗi hộ này khoảng 25 - 30 triệu đồng, do đó cần phải nghiên cứu các giải pháp thích hợp để cấp điện như sử dụng các dạng năng lượng khác (năng lượng mặt trời, gió...) và đòi hỏi phải có thời gian. Tuy vậy Bộ Công thương vẫn tập trung chỉ đạo các đơn vị ngành điện quan tâm đầu tư điện nông thôn, phối hợp với các cơ quan xây dựng chính sách hỗ trợ địa phương đầu tư lưới điện hạ áp, cụ thể: trong thời gian qua, Bộ Công thương đã tích cực phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với việc đầu tư phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo. Theo nội dung đề xuất trong Dự thảo Thông tư, thành phần đầu tư dây dẫn điện từ sau công tơ đến nơi sử dụng điện của các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội sẽ được hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Ngoài ra, một số giải pháp hỗ trợ tín dụng đầu tư cho các dự án phát triển điện cũng được đề xuất ưu đãi hơn mức hiện hành. Việc soạn thảo Thông tư đã hoàn thành và Bộ Tài chính đang hoàn chỉnh để chuẩn bị ban hành.

Với các biện pháp đồng bộ này, các khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư phát triển hệ thống điện và hỗ trợ về giá điện ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo sẽ từng bước được giải quyết.



14/ Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: “Quy hoạch thủy điện Đắk R’Tih kéo dài nhiều năm liền “quy hoạch treo” ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của các hộ dân nằm trong vùng thủy điện có đất bị thu hồi. Đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo sớm có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân an tâm sản xuất, ổn định cuộc sống”.

Trả lời (tại Công văn số 6570/BCT-KH ngày 30 tháng 7 năm 2008):

Dự án thủy điện Đăk R’Tih do Tổng Công ty Xây dựng số 1 làm Chủ đầu tư. Hiện nay dự án đang được thi công đập chính, các đập phụ, kênh dẫn và đổ bê tông tràn của bậc 1; đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện nhưng chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng khu vực nhà máy và cửa nhận nước nên chưa triển khai thi công được công trình nhà máy và đường hầm dẫn nước của cả 2 bậc thang và tuyến năng lượng gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của Dự án. Chính phủ và Bộ Công thương đã có chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn, các cơ quan có liên quan của địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tập trung nhân lực, thiết bị để thi công, tăng cường sự phối hợp giữa các bên để đảm bảo thực hiên được mục tiêu phát điện vào năm 2010 như qui định trong tổng sơ đồ điện VI đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.



15/ Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị:

- Cử tri phản ảnh việc đầu tư phát triển mạng lưới điện ở nông thôn miền núi còn chậm, đặc biệt là công trình chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án như: Dự án năng lượng điện nông thôn I. Sự phối hợp đầu tư xây dựng và quản lý lưới điện giữa ngành điện và tỉnh còn hạn chế. Từ đó dẫn tới tình trạng một số trạm biến áp ngành điện và đầu tư theo vốn khấu hao chưa kịp thời được đầu tư đường dây 0,4KV sau trạm để nhân dân được sử dụng điện đúng tiến độ. Kết cấu hạ tầng hệ thống tiện nông thôn trên địa bàn tỉnh nhìn chung do được đầu tư đã lâu nên đã xuống cấp và quá tải.



- Cử tri đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm xem xét ban hành các chủ trương cơ chế, chính sách phù hợp với từng địa phương, nhất là đối với khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu với đặc điểm chung là kinh tế - văn hóa – xã hội còn chậm phát triển so với các vùng khác. Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo, đôn đốc Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ sớm hoàn thiện đề án “Khảo sát, nghiên cứu xây dựng Quỹ công ích điện lực” để nhân dân miền núi được thụ hưởng giá trị của công trình này”.

Trả lời (tại Công văn số 6573/BCT-KH ngày 30 tháng 7 năm 2008):

Chính phủ và Bộ Công thương luôn nhận thức việc phát triển điện nông thôn là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu về công bằng xã hội nên đã xây dựng chính sách tổng thể cho điện khí hoá nông thôn, từ khả năng tạo vốn đầu tư đến xây dựng, quản lý vận hành, kinh doanh, thu hồi vốn. Thực hiện phương châm Nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân cùng đóng góp đưa điện về nông thôn, đến nay công cuộc đưa điện về nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, đã có 545/545 huyện có điện lưới và điện tại chỗ (đạt 100%), 8.830/9.108 xã (đạt 96,95%) và 13.039.239/13.962.582 hộ dân nông thôn (đạt 93,39%) sử dụng điện lưới quốc gia. Tính chung khu vực thành thị và nông thôn, cả nước có 18.614.021/19.576.031 hộ dùng điện đạt tỷ lệ 95,09% có được thành tích này phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các dự án năng lượng nông thôn, vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), cụ thể:

- Dự án RE I vay vốn WB (lãi suất vốn vay là 1 %, thời hạn cho vay 25 năm, thời gian ân hạn 7 năm), thực hiện từ năm 2000 và kết thúc năm 2006 với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 3.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 150 triệu USD vốn vay). Tính đến 31/12/2006, thời điểm Hiệp định Tín dụng của Dự án hết hiệu lực, 976 xã của Dự án đã được đóng điện (với gần 600.000 hộ dân) so với dự kiến ban đầu chỉ có 623 xã được cấp điện là một thành công của dự án.

- Dự án RE II bắt đầu thực hiện từ năm 2005 đến năm 2011 theo cơ chế: UBND các tỉnh là Chủ đầu tư phần hạ áp, các Công ty điện lực là Chủ đầu tư phần trung áp. Các tỉnh chịu trách nhiệm chung cho cả hạ áp và trung áp về công tác đền bù, kinh phí của mỗi bên theo khối lượng lượng tương ứng. Các Công ty điện lực chịu trách nhiệm chung cho cả 2 hợp phần về công tác tư vấn, kinh phí mỗi bên chịu theo khối lượng tương ứng (Quyết định số 2876/QĐ-BCN ngày 12 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công thương ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án Năng lượng Nông thôn II). Thực hiện theo cơ chế này, Bộ Công thương với vai trò điều phối thông qua Ban chỉ đạo của các tỉnh và EVN thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hàng tháng của các BQLDA dự án REII của các tỉnh, để kịp thời phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác chuẩn bị đầu tư và công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đến thời điểm này, theo báo của BQLDA dự án REII tỉnh Lào Cai, công tác đền bù giải phóng mặt bằng không có gì khó khăn.

Việc đầu tư các trạm biến áp hạ thế thuộc trách nhiệm của địa phương. Tuy nhiên, do một thời gian dài nhiều địa phương gặp khó khăn về vốn nên đã không đầu tư kịp thời với phần trung áp của ngành điện làm ảnh hưởng tới tiến độ cấp điện chung nên ngành điện đã phải đầu tư từ nguồn vốn khấu hao cơ bản của mình và Bộ Công thương đã thống nhất với Ngân hàng Thế giới (WB) đồng ý cho bổ sung vốn cho Dự án REII. Nguồn vốn bổ sung này với tỉnh Lào Cai được UBND tỉnh dự kiến sẽ bố trí vốn đối ứng để cùng giải quyết đầu tư phần hạ áp sau các trạm biến áp hạ thế trong năm 2009.

Về vấn đề thứ hai

Về cơ chế hỗ trợ và ưu đãi đầu tư cho các công trình điện tại các vùng xa vùng sâu, Bộ Công thương trong thời gian vừa qua đã tích cực cùng Bộ Tài chính soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 61 của Luật Điện lực. Hiện nay Bộ Tài chính đang trong giai đoạn hoàn thiện để sớm ban hành Thông tư này.

Về đề án Quỹ Công ích điện lực đã được đơn vị tư vấn tích cực xây dựng và đã hoàn thành gửi lấy ý kiến. Theo đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phạm vi của Quỹ cần được mở rộng, ngoài hỗ trợ cho phát triển điện khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, quỹ còn hỗ trợ cho điện khí hoá nông thôn và hỗ trợ phát triển năng lượng mới và tái tạo. Vì vậy, Bộ Công thương đang chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn chỉnh báo cáo để Bộ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

16/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Cử tri rất băn khoăn là hiện nay ngành điện độc quyền từ khâu phân phối điện đến cung cấp các trang thiết bị về điện đặc biệt là đồng hồ điện, ai sẽ đảm bảo đồng hồ do ngành điện cung cấp đảm bảo tính chính xác. Cử tri đề nghị Chính phủ nên giao cho một đơn vị độc lập cung cấp đồng hồ điện, tránh để một đơn vị độc quyền như hiện nay”.

Trả lời (tại Công văn số 6575/BCT-KH ngày 30 tháng 8 năm 2008):

Tại điều 24 Luật Điện lực qui định “Đơn vị phát điện, truyền tải và phân phối điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt toàn bị các thiết bị đo đếm điện và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm”. Theo đó, việc đầu tư và lắp đặt công tơ là trách nhiệm của bên bán điện. Hiện nay, trên cả nước có trên 6000 tổ chức quản lý bán điện ngoài EVN. Do đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt công tơ cho những khách hàng mua điện của EVN, các tổ chức bán điện khác có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt công tơ cho khách hàng mua điện trong phạm vi quản lý kinh doanh của mình. Như vậy, EVN không phải là đơn vị độc quyền trong việc đầu tư, lắp đặt công tơ. Các tổ chức bán điện bình đẳng với EVN trong việc cung cấp công tơ điện vì đều phải mua công tơ từ các đơn vị sản xuất không thuộc EVN để lắp đặt cho khách hàng.



17/ Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: “Nhà nước đã miễn thủy lợi phí nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp. Nông dân ở nhiều nơi trong đó có Bà rịa – Vũng Tàu phải sử dụng điện cho việc tưới tiêu, đề nghị ngành điện cho tăng hạn mức sử dụng điện cho nông dân lên 200, 300 kw thay vì 100 kw như hiện nay (sử dụng quá 100 kw phải chịu giá cao”.

Trả lời (tại Công văn số 6538/BCT-KH ngày 29 tháng 8 năm 2008):

Do ý kiến của cử tri có sự chưa rõ ràng giữa mức sử dụng điện cho nông nghiệp với điện ánh sáng sinh hoạt theo giá bậc thang nên Bộ Công thương giải đáp như sau:

Theo Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định giá bán điện đối với bơm nước tưới tiêu cho lúa, rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày xen canh vẫn không thay đổi so với Quyết định 215/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 12 năm 2004 quy định giá bán điện đối với bơm nước tưới tiêu cho lúa, rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày xen canh theo hai cấp điện áp và theo thời gian sử dụng điện trong ngày, thấp hơn so với giá bán điện cho các ngành sản xuất khác ở cùng cấp điện áp và cùng thời gian sử dụng, ví dụ: Ở cấp điện áp thấp hơn 6kv, trong giờ bình thường giá bán cho sản xuất nông nghiệp bằng 70,39% giá bán cho các ngành sản xuất; bằng 61,16 % giá bán cho cơ quan hành chính sự nghiệp.

Giá điện bán cho bơm nước tưới tiêu cho lúa, rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày xen canh được quy định theo cấp điện áp và theo 3 mức giờ: bình thường, cao điểm và thấp điểm. Còn kiến nghị của cử tri phản ánh theo giá bậc thang là giá điện sinh hoạt. Riêng về vấn đề này thì từ trước đến nay Nhà nước không khống chế định mức sử dụng điện. Mức sử dụng điện cụ thể hàng tháng do từng hộ gia đình quyết định tuỳ theo nhu cầu trên tinh thần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Các mức giá trong biểu giá hiện hành không phải là định mức sử dụng hàng tháng mà chỉ là phản ánh mức trợ giá đối với giá bán điện cho các mức sử dụng điện đối với từng hộ. Sản lượng sử dụng càng cao thì mức trợ giá càng thấp. Đây cũng là một chính sách đúng đắn nhằm đảm bảo công bằng xã hội.



18/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Bổ sung quy hoạch và cho triển khai xây dựng nhà máy điện 1.800 - 2.400MW trước 2010 tại Quỳnh Lập-Quỳnh Lưu và xây dựng cảng ở Đông Hồi có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 tấn để phục vụ nhà máy điện và xi măng Hoàng Mai”.

Trả lời (tại Công văn số 6539/BCT-KH ngày 29 tháng 7 năm 2008):

Bộ Công thương đã có văn bản trả lời số 1084/BCT-KH ngày 31 tháng 01 năm 2008, nay Bộ Công thương nhắc lại và bổ sung như sau:

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành điện là phải đảm bảo đáp ứng đủ điện cho nhu cầu của các ngành kinh tế và sinh hoạt của nhân dân. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2025. Trong Quyết định này không có danh mục nhà máy điện tại Nghệ An.

Tuy nhiên theo đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Công thương đã tổ chức đi khảo sát thực địa và phê duyệt Đề cương dự toán, giao Công ty tư vấn xây dựng điện 1 (đơn vị tư vấn thuộc EVN) phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh để triển khai nghiên cứu lập quy hoạch địa điểm theo các nội dung hướng dẫn của Bộ Công thương.

Theo quy định, việc lập quy hoạch sẽ sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp. Tuy vậy, do chưa bố trí được kinh phí và để kịp đáp ứng đề nghị của tỉnh, Bộ Công thương đã yêu cầu tư vấn ứng trước vốn để thực hiện.

Đến nay, đề án đã được tư vấn lập xong. Theo quy trình, Bộ Công thương sẽ tổ chức thẩm định đề án và gửi các Bộ ngành liên quan có ý kiến góp ý.

Trường hợp kết quả thẩm định hồ sơ đề án quy hoạch do tư vấn lập và trình thấy dự án khả thi và đầu tư hiệu quả và được các Bộ ngành liên quan ủng hộ. Bộ Công thương sẽ báo cáo Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, bổ sung vào quy hoạch điện VI, sau đó Bộ Công thương sẽ phê duyệt quy hoạch địa điểm và giao chủ đầu tư triển khai thực hiện theo quy định.

19/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm để ngăn chặn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, tại khu vực nông thôn có nhiều loại hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành. Đặc biệt là thực phẩm, vật tư nông nghiệp… Vấn đề này gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe tài sản cho người tiêu dùng, rất cần Chính phủ có biện pháp mạnh để ngăn chặn”.

Trả lời (tại Công văn số 6635/BCT-KH ngày 31 tháng 7 năm 2008):

Công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng luôn được coi là một trong những nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên của lực lượng quản lý thị trường trong cả nước. So với những năm trước đây, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả có những chuyển biến rõ rệt cả trong nhận thức và hành động. Trước đây, công tác này chỉ nặng về kiểm tra và xử lý, đến nay đã được chuyển đổi theo hướng vừa “xây” vừa “chống”, trong đó chú trọng công tác tổ chức, hướng dẫn thị trường thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật để các cơ sở kinh doanh nhận thức tác hại của việc làm hàng giả và ký cam kết không sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc tiếp tay cho bọn làm hàng giả, hàng kém chất lượng.

Cùng với việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, lực lượng Quản lý thị trường đã chú trọng đến công tác phối hợp với các doanh nghiệp trong việc phát hiện, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng; tổ chức các triển lãm Hàng thật - Hàng giả để nâng cao nhận thức của công chúng.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý gần 7000 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả; hàng kém chất lượng, tịch thu một số lượng lớn hàng giả, hàng kém chất lượng như: 2273 chai rượu, 1107 chai bia, 9500 chai nước giải khát, 2819 chai nước mắm, nước chấm, 622 kg mỳ chính; 7400 hộp mỹ phẩm giả, 745 hộp sữa các loại, 6527 linh kiện xe máy, 2207 chai thuốc bảo vệ thực vật, 7500 kg tôm tiêm tạp chất, 11.200 mũ bảo hiểm, 1107 kg, 145 tấn, 2764 lít phân bón...

Những kết quả bước đầu trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đã góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại; hỗ trợ đắc lực cho sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng cũng góp phần tạo dựng và giữ gìn một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn chưa giải quyết được triệt để như việc bày bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường còn phổ biến, khó kiểm soát, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.. là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Thủ đoạn sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng tinh vi với các phương tiện hiện đại, gây khó khăn cho việc nhận biết của các lực lượng kiểm tra, kiểm soát.

- Kinh phí chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Trong khi đó, chi phí cho việc tổ chức xử lý hàng giả rất tốn kém, bao gồm chi phí giám định, chi phí tiêu huỷ, chi phí điều tra...

- Hiện nay, có nhiều cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương liên quan trực tiếp đến công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng bao gồm Công an, Hải quan, Quản lý thị trường và cả các cơ quan quản lý chuyên ngành như Y tế, Văn hóa, Nông nghiệp, Công nghiệp..., làm cho việc thực hiện chức năng có phần chồng chéo, nhưng vẫn luôn còn chỗ trống, không kiểm soát được một cách toàn diện các vụ việc; khả năng ngăn chặn và xử lý trong thực tế còn rất hạn chế. Trong nhiều vụ việc, quan điểm của các cơ quan có thẩm quyền khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, gây khó khăn cho quá trình xử lý cũng như các bên tranh chấp.

- Người tiêu dùng chưa có ý thức tự bảo vệ mình trước nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhiều người vẫn tỏ ra thờ ơ, hoặc không biết quyền của mình khi mua sắm các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Đứng trước các hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng sai quy cách, người tiêu dùng chưa có thói quen đấu tranh hay phản ứng quyết liệt, nhiều nơi người tiêu dùng vì ham rẻ hoặc thiếu hiểu biết vẫn mua hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chính vì thế, trong thời gian tới, cùng với nỗ lực của lực lượng Quản lý thị trường, rất cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý, các lực lượng chức năng khác, các doanh nghiệp cũng như ý thức tự bảo vệ mình của người tiêu dùng.



20/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bình Phước, Tiền Giang, Bình Thuận, Sóc Trăng, Nam Định kiến nghị: “Đa số cử tri đồng tình ủng hộ và chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của Chính phủ về đội mũ bảo hiểm bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng được bày bán tràn lan. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng có biện pháp kiểm soát thị trường mũ bảo hiểm, xử lý nghiêm những trường hợp hàng nhái, hàng kém chất lượng, công bố cụ thể nhãn hàng đủ tiêu chuẩn”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương