BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang15/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   67

Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành chức năng triển khai thực hiện. Sau hơn 6 năm thực hiện, cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12, công tác thiết bị dạy học đã được xác định là một trong những thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh từng bước được nâng cao.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban chỉ đạo công tác thiết bị giáo dục phục vụ đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông với nhiệm vụ: tổ chức xây dựng, đề xuất ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và mẫu thiết bị dạy học cho các môn học của các cấp học; xây dựng, đề xuất ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học; kiểm tra đánh giá, xử lý và rút kinh nghiệm sau mỗi năm học.

Để đánh giá công tác thiết bị dạy học ở các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Ban ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra ở nhiều địa phương. Năm học 2007-2008 đã tiến hành kiểm tra, thanh tra ở 36 sở giáo dục và đào tạo. Kết quả cho thấy đa số các sở giáo dục và đào tạo đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc triển khai công tác thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; công tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện; chất lượng giáo dục ở các đơn vị trường học được nâng cao. Tuy nhiên, đúng như phản ánh của cử tri, cá biệt một số đơn vị trường học và một bộ phận giáo viên vẫn còn tình trạng “dạy chay, học chay” trong khi thiết bị dạy học đã được trang bị đến trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố xử lý, phê bình kịp thời các đơn vị chưa thực hiện đúng quy định về công tác thiết bị dạy học, đồng thời thông báo kết quả làm việc của các đoàn kiểm tra tới tất cả các địa phương để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thiết bị dạy học; yêu cầu các địa phương xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên trong đó có tiêu chí sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy và học tập.

Cùng với việc duy trì và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành chức năng và UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, hỗ trợ các trường nâng cao hiệu quả trong việc bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học: thông qua các Dự án vốn vay, các chương trình mục tiêu, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, kinh phí đối ứng của địa phương… để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (sửa chữa, xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn…); chỉ đạo việc định mức biên chế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị thí nghiệm thực hiện Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các sơ sở giáo dục phổ thông công lập.



17/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Tỉnh Gia Lai đã báo cáo với Bộ về đề án kiên cố hoá trường, lớp giai đoạn 2007-2010, hiện nay toàn tỉnh còn thiếu 2.192 phòng học và đề nghị Bộ quan tâm trình Chính phủ cấp kinh phí đầu tư xây dựng. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã duyệt đầu tư kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn 2 (2008-2012) cho tỉnh Gia Lai xây dựng 1.572 phòng học. Đề nghị Bộ quan tâm trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung vốn đầu tư xây dựng 620 phòng học còn lại (là phòng học nhờ, mượn, tạm thời, bán kiên cố xuống cấp nặng) theo đề án tỉnh đã trình với Bộ.

Trả lời:

Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học theo Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ, đã thu được kết quả và đạt được những thành tích đáng kể, có ý nghĩa về các mặt xã hội – nhân văn và kinh tế, cơ sở vật chất các trường học được tăng cường. Tuy vậy, cơ sở vật chất trường học của ngành giáo dục đào tạo vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông và phổ cập trung học cơ sở theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X.

Ngày 01/02/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Trong giai đoạn này, Đề án được phê duyệt nhằm thực hiện các mục tiêu: Xoá bỏ phòng học 3 ca, phòng học tạm thời các loại (bao gồm: các phòng học tranh tre, nứa lá, các phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác nhau, các phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp nặng, cần xây dựng lại); Giải quyết nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, các huyện miền núi ở các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, các xã có nhiều đồng bào dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương khác. Như vậy, các phòng học nhờ, phòng học mượn chưa thuộc mục tiêu của Đề án.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ngày 04/9/2007 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Măng Đung ký, tổng số phòng học cần đầu tư xây dựng của tỉnh Gia Lai là 2.192 phòng và 33.768 m2 nhà công vụ giáo viên. Trong đó: Phòng học nhờ mượn là: 620 phòng; Phòng học tạm thời là: 232 phòng; Phòng học bán kiên cố (cấp IV cũ) xuống cấp nặng là: 1.340 phòng; Nhà công vụ giáo viên: 33.768 m2.

Tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012: số phòng học của tỉnh Gia Lai được phê duyệt theo mục tiêu của Đề án là 1.572 phòng (bao gồm 232 phòng học tạm thời và 1.340 phòng học bán kiên cố xuông cấp nặng).

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng hợp những kiến nghị của các địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.



18/ Cử tri các tỉnh Kon Tum, Điện Biên, Cà Mau, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây (cũ), Tây Ninh, Bạc Liêu, Hoà Bình, An Giang, Phú Yên, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tây, Quảng Ninh, Thái Bình kiến nghị: Để tạo điều kiện mở rộng cơ hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người dân, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nhất là đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đề nghị trong đề án học phí mới, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chính sách miễn học phí cho con em các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa các cấp học từ mầm non đến phổ thông trung học, miễn học phí cho con em các hộ nghèo ở các cấp học phổ cập; giảm học phí cho con em các hộ cận nghèo, các gia đình chính sách…

Trả lời:

Hiện nay, việc thu và sử dụng học phí đang được thực hiện theo Quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó đã quy định các đối tượng miễn, giảm học phí như sau:

Miễn học phí cho học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi và vùng sâu, hải đảo, miễn học phí cho con em các hộ đói theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông và đào tạo nghề nghiệp công lập; miễn học phí cho các đối tượng thuộc gia đình chính sách như là con liệt sĩ, là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh; là con của thương binh, bệnh binh, con của những người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61%-80%; giảm 50% học phí cho học sinh, sinh viên mà gia đình thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước; miễn học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường và được cấp sách vở, đồ dùng học tập cho các học sinh là người dân tộc thiểu số.

Trong đề án học phí mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm tới đối tượng này để đảm bảo cháu nào mà gia đình nghèo hoặc thuộc diện chính sách không phải bỏ học vì không có tiền để đi học. Về nguyên tắc, mức học phí dự kiến sẽ phù hợp với khả năng chi trả của gia đình người học. Các đối tượng nghèo sẽ được miễn giảm học phí, và còn được nhận thêm tiền hỗ trợ để mua quần áo, sách vở đồ dùng học tập để đi học.



19/ Cử tri các tỉnh Bình Phước, Lạng Sơn, An Giang kiến nghị: Nhiều gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa không đủ tiền cho con em đi học. Theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ thì: “Ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước theo khả năng ngân sách, học phí cần bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích luỹ để đầu tư phát triển nhà trường, đủ bù đắp chi phí thường xuyên” và ngoài học phí, các trường sẽ không được phép thu thêm các khoản thu khác. Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh còn phải đóng góp nhiều khoản khác, đây là một gánh nặng không nhỏ đối với học sinh, sinh viên nhất là ở vùng sâu, vùng xa và các gia đình có thu nhập thấp.

Trả lời:

Thực tế là khung học phí đối với mầm non, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề quy định từ năm 1998 đến nay không thay đổi, trong khi đó từ năm 1998 đến nay, mức giá cả sinh hoạt tăng cao, thu nhập bình quân 1 người dân tăng 2,47 lần; Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lương tối thiểu (từ 290.000 đồng/người/tháng lên 450.000 đồng/người/tháng và đến nay là 540.000 đồng/người/tháng).

Việc duy trì mức học phí thấp là nguyên nhân của tình trạng các trường phổ thông đã thu thêm một số khoản khác ngoài học phí để phục vụ học sinh và hoạt động của nhà trường (như thu tiền n­­ước uống, tiền học thêm, tiền vệ sinh và bảo vệ tr­­ường, tiền giữ xe đạp, xe máy, tiền điện, giấy thi, thi lại v.v...). Một số trường cao đẳng, đại học công lập cũng thu v­ượt khung học phí quy định.

Để giải quyết vấn đề trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Chính phủ Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012, trong đó đề xuất chế độ học phí ở giáo dục mầm non, phổ thông là: mức học phí và các khoản chi cần thiết khác cho việc học tập không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình theo từng địa phương. Đối với đào tạo nghề nghiệp, học phí từng bước đảm bảo chi thường xuyên tối thiểu của các nhóm ngành, tiến tới đảm bảo chi phí đào tạo. Ngoài học phí ra, cơ sở giáo dục và đào tạo sẽ không được thu bất cứ khoản nào khác ngoài học phí, nhưng được tiếp nhận các khoản ủng hộ, giúp đỡ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân theo tinh thần xã hội hoá giáo dục

Chế độ học phí mới cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước (miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa, cho vay đối với học sinh, sinh viên) nhằm tạo điều kiện cho mọi người được thụ hưởng thành quả giáo dục, không để học sinh không được đi học vì không có tiền đóng học phí.

Nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, có khó khăn về kinh tế được đào tạo nghề nghiệp, Nhà nước hỗ trợ tài chính bằng chính sách tín dụng sinh viên. Thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến ngày 30/6/2008 có 754.000 học sinh, sinh viên được vay vốn với số tiền là 5.292 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay tăng so với tháng 10/2007 là 5.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (chỉ tiêu kế hoạch là 5.000 tỷ đồng).



20/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Nhà nước cần xem xét lại chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh ở các xã bãi ngang. Học sinh của những xã này hiện không được Nhà nước miễn giảm học phí, trong khi giáo viên đứng lớp tại những xã này được hưởng chế độ phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút…

Trả lời:

Hiện nay, học sinh ở những xã bãi ngang thuộc danh mục các xã bãi ngang thuộc Chương trình 135 (theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ và danh sách các xã bãi ngang bổ sung theo Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ) được miễn giảm học phí và còn được cấp sách giáo khoa, văn phòng phẩm.

Đối với những xã bãi ngang không thuộc Chương trình 135, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu trình Chính phủ có chính sách miễn giảm học phí hoặc hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo ở những xã này.

21/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Chính phủ xem xét có cơ chế riêng cho các trường đại học và cao đẳng khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong việc thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên diện chính sách và trong việc bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên. Do đây là khu vực có nhiều đối tượng chính sách nên Nhà nước cần bù đắp lại cho trường khoản miễn giảm quá lớn trên đây và do khu vực này xa các khu trung tâm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nhà nước cần nâng mức hỗ trợ cao hơn để tạo điều kiện cho những người được đi bồi dưỡng, đào tạo tại các thành phố lớn.

Trả lời:

- Về vấn đề Nhà nước cần bù đắp lại cho trường khi thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên diện chính sách: Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012, trong đó phương thức cấp phát miễn giảm học phí thay đổi theo hướng Nhà nước sẽ cấp tiền cho người được miễn, giảm học phí để người học nộp cho cơ sở giáo dục đào tạo.



- Về việc Nhà nước cần nâng mức hỗ trợ cao hơn để tạo điều kiện cho giáo viên được đi bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên ở các thành phố lớn: Theo Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính thì định mức hỗ trợ cho giáo viên đi bồi dưỡng là: hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 25.000 đồng/1 người/1 ngày đối với cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; không quá 15.000 đồng/1 người/1 ngày đối với cấp huyện, xã. Định mức trên tuy còn thấp so với nhu cầu thiết yếu nhưng có thể chấp nhận được trong điều kiện kinh tế xã - hội hiện nay khi cả nước cùng thực hiện tiết kiệm, góp phần kiềm chế lạm phát.

22/ Cử tri các tỉnh Lạng Sơn, Hà Nội, Hưng Yên, Đắk Lắk kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên nhập kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và kỳ thi đại học làm một vì tính chất của hai kỳ thi này khác nhau. Hơn nữa vấn nạn tiêu cực trong giáo dục hiện nay chưa thể đảm bảo có một kỳ thi nghiêm túc và công bằng.

Trả lời:

- Qua 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động "Hai không" trong toàn ngành, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương, với sự nỗ lực cố gắng của hơn một triệu thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục, với nhận thức và ủng hộ của phụ huynh học sinh, ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập được nâng cao, do đó công tác thi cử đã ngày càng nghiêm túc hơn, phản ánh sát hơn chất lượng học tập của học sinh hiện nay. Tuy nhiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn còn phải được thực hiện một cách nghiêm túc hơn và tin cậy hơn. Khi đó mới có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở quan trọng để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

- Để có thời gian tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, hoàn thiện ngân hàng đề thi và để các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng có đủ thời gian xây dựng và công bố các phương án xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định năm học 2008-2009 sẽ tổ chức các kỳ thi như sau:

+ Chỉ tổ chức thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT một lần (không tổ chức thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT lần thứ 2). Các học sinh không đỗ tốt nghiệp sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục THPT hoặc bổ túc THPT để tạo điều kiện cho các học sinh này được đăng ký vào học nghề hoặc TCCN. Phương thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT sẽ tiếp tục được hoàn thiện nhằm có được kết quả tin cậy, làm cơ sở cho việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng các năm sau.

+ Tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp "ba chung".

- Nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2009 đạt được sự nghiêm túc và tin cậy như kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện nay; việc xây dựng ngân hàng đề thi đạt yêu cầu chất lượng, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng hoàn chỉnh phương án xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, thì việc tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia sẽ được thực hiện vào năm 2010.



23/ Cử tri các tỉnh Lâm Đồng, An Giang, Bình Thuận kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có cơ chế luân chuyển giáo viên xuống vùng sâu, vùng xa để giảng dạy. Tăng cường giáo viên giỏi về vùng sâu, vùng xa để nâng cao chất lượng dạy và học ở những vùng này.

Trả lời:

Cơ chế luân chuyển giáo viên đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, đã được quy định tại Điều 9, Chương II của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (sau đây gọi là Nghị định 61); Mục 5, Phần II của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 61 quy định về thời gian luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trợ cấp chuyển vùng.

Việc điều động, luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nói chung và việc tăng cường giáo viên giỏi về vùng sâu, vùng xa thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong quá trình thực hiện các quy định của Chính phủ, nhiều địa phương đã cụ thể hoá thành các quy định riêng, phù hợp với từng địa bàn, nhằm tạo sự công bằng trong sử dụng đội ngũ. Trên thực tế, nhiều địa phương đã có quy định cụ thể về nghĩa vụ công tác của giáo viên trong đó có nghĩa vụ công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhiều giáo viên giỏi ở vùng thuận lợi được điều động hoặc tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vừa làm tốt công tác giảng dạy cho học sinh, vừa tham gia trao đổi, giúp đỡ giáo viên ở những vùng này nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cũng có một số giáo viên ở sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được điều động đến công tác ở vùng thuận lợi, nơi có tập thể nhiều giáo viên giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Để tạo điều kiện thuận lợi khi điều động giáo viên giỏi đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm tạo nguồn và nâng cao chất lượng dạy và học ở những vùng này, Bộ đề nghị các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương, tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thực hiện tốt các chính sách chung của Nhà nước và có quy định, chính sách cụ thể của địa phương để động viên đối với đội ngũ này, phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương.



24/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Chính sách dành cho các cá nhân được cử đi học nước ngoài quay về phục vụ đất nước chưa thực sự có hiệu quả. Đề nghị Nhà nước có giải pháp khắc phục hạn chế vấn đề này.

Trả lời:

a. Kết quả thực hiện và đánh giá tình hình chung

Hiện nay, ngoài việc gửi lưu học sinh (gồm: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và thực tập sinh) đi đào tạo ở nước ngoài được thực hiện theo các hiệp định ký kết giữa Nhà nước ta với các nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn được Chính phủ giao thực hiện 2 Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài:

Thứ nhất là “Đề án đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” được Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19/4/2000 (gọi tắt là Đề án 322), mỗi năm Nhà nước dành cho đề án này 100 tỷ đồng. Ngày 28/4/2005, Đề án 322 được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và gia hạn đến năm 2014 với tên gọi mới là “Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”.

Thứ hai là Đề án “Đào tạo công dân Việt Nam tại Liên bang Nga” thực hiện theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về xử lý nợ của Việt Nam với Liên bang Nga được ký ngày 13/9/2000 (sau đây gọi tắt là Đề án xử lý nợ). Theo Hiệp định xử lý nợ, Việt Nam được sử dụng khoảng 50 triệu USD để cử công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga, đây là tiền lãi sinh ra trong quá trình hoàn trả nợ. Năm 2002, khoản lãi này được cơ cấu lại, trong số 50 triệu USD thì 17 triệu USD tiếp tục sử dụng để thực hiện những cam kết trong Hiệp định khung giữa hai nước (chỉ đào tạo tại Liên bang Nga), còn lại 33 triệu USD phía Việt Nam được quyền chủ động sử dụng. Ngày 15/7/2004, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 3663/VPCP-KG đồng ý với những kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án sử dụng 33 triệu USD để đào tạo cán bộ Việt Nam tại nước ngoài (các nước khác ngoài Liên bang Nga).

Sau khi tình hình thay đổi ở Đông Âu và Liên Xô, việc gửi lưu học sinh đi đào tạo ở nước ngoài đã giảm đi một số lượng đáng kể và cũng không có kế hoạch dài hạn 5 năm như trước đây trong lĩnh vực này. Mặc dù tình hình kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, nhưng để chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta vẫn dành kinh phí để gửi cán bộ đi đào tạo ở ngoài nước.

Tính đến 31/12/2007, chỉ riêng các đề án trên đã giải quyết thủ tục cho 3.509 lưu học sinh đi học tại 31 nước trong đó có 2.154 người (1.018 tiến sĩ, 912 thạc sĩ, 224 thực tập sinh) đi học sau đại học, 1.355 người đi học đại học. Số lưu học sinh đi học tại Nga chiếm tỷ lệ cao nhất là 802 người, đại học là 727 người (chiếm 90%), chủ yếu đi học các ngành khoa học kỹ thuật. Tiếp theo là các nước Úc, Mỹ, Anh, Trung Quốc, mỗi nước trên 300 người. Cộng hòa Liên bang Đức là 289 người, nhưng số người đi học tiến sĩ là 195 người nhiều nhất trong các nước (chiếm 67,5 %). Có 282 người đi học tại Pháp. Trong các năm tới số lượng người đi học tại Pháp và Đức sẽ tăng lên vì chủ trương tăng số lượng người đi học tại hai nước này do chất lượng đào tạo cao và do chính sách miễn học phí, hỗ trợ tốt cho sinh viên ta khi học tập tại đây. Bên cạnh đó, còn có 11 nước mà số lượng lưu học sinh được tiếp nhận và có quyết định cử đi học tại đây chưa đến 10 người như các nước Ba Lan, Áo, Philippin, Bungary, Hungary.

Cho đến nay có 1.481 người đã tốt nghiệp. Trong đó, số lưu học sinh tốt nghiệp công tác tại các trường đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất là 756 người, chiếm 51%. Các Viện nghiên cứu là 262 người, chiếm 17,7%. Các cơ quan còn lại là 284 người, chiếm 19,17%. Số sinh viên tốt nghiệp đại học là 179 người, chiếm 12,13%. Hiện nay có 2.028 lưu học sinh còn đang học tập ở nước ngoài. Số lưu học sinh không đủ năng lực học tập, phải về nước giữa chừng rất ít: Liên bang Nga: 15 sinh viên đại học bị buộc thôi học vì học kém; Cộng hòa Pháp: 3 trường hợp không đủ trình độ ngoại ngữ để tiếp tục học tập; Đức: 01 trường hợp không đủ điều kiện để bảo vệ luận án; Mỹ: 01 trường hợp; Úc: 02 trường hợp; Thái Lan: 01 trường hợp không đủ điều kiện học xong chương trình.

Như vậy, trong 08 năm qua với kết quả tuyển sinh được 4.140 người, có 23 người đi học phải về nước trước hạn do không đủ khả năng học tập với tỷ lệ thấp (0,55%).



b. Chính sách hiện nay và một số giải pháp đối với lưu học sinh

Mặc dù chính sách đãi ngộ của Nhà nước ta cho những người học ở nước ngoài về chủ yếu vẫn là những quy định về nghĩa vụ của người đi học, chưa quy định rõ những quyền lợi họ được hưởng, nhất là quyền lợi ưu tiên tuyển dụng, đãi ngộ vật chất, nhưng lưu học sinh sau khi hoàn thành khoá học và tốt nghiệp thì hầu hết trở về phục vụ đất nước.

Hiện nay, cơ chế xử lý đối với các lưu học sinh sau khi hết thời gian học tập ở nước ngoài không trở về nước công tác thì phải bồi hoàn 100% kinh phí đã cấp trong quá trình học cho Nhà nước. Nếu tốt nghiệp về nước không trở về cơ quan cũ làm việc hoặc làm việc một thời gian ngắn (chưa đủ thời gian: gấp 3 lần thời gian học ở nước ngoài) rồi chuyển công tác cũng phải bồi hoàn kinh phí. Tất cả các quy định này được thực hiện theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2003 của Chính phủ và Thông tư số 130/2005/TT-BNV ngày 07/12/2005 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thi hành Nghị định số 54 về chế độ bồi hoàn kinh phí đối với các cán bộ công chức (Cán bộ khi tốt nghiệp ở nước ngoài về công tác tại cơ quan cũ với thời gian quy định phải gấp 3 lần thời gian học ở nước ngoài mới được phép chuyển cơ quan công tác).

Để lưu học sinh được cử đi học nước ngoài về phục vụ đất nước thực sự có hiệu quả hơn, Nhà nước ta cần rà soát lại những chính sách hiện hành để sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới một hệ thống các chính sách thống nhất dành cho các đối tượng này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích họ trở về phục vụ đất nước ngày càng có hiệu quả hơn như: chế độ tiền lương, chế độ tuyển dụng, chế độ bổ nhiệm giao quyền vv…

Vấn đề này cần phải được sự quan tâm và trao đổi ý kiến ở cấp liên Bộ để đưa ra giải pháp thống nhất trình với Chính phủ xem xét quyết định chứ không phải chỉ riêng mình Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tự làm được. Các cơ quan cũng cần vào cuộc là Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sinh viên được cử đi học nước ngoài, nay tốt nghiệp trở về nước là đối tượng rất có nhu cầu được tuyển dụng làm việc ngay, là nguồn chất xám có chất lượng cao, mà Nhà nước cần quan tâm thu hút. Vì xuất phát điểm họ chính là những sinh viên xuất sắc mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn đi học nước ngoài. Hiện nay không còn cơ chế phân phối công tác cho lưu học sinh tốt nghiệp như thời bao cấp, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể làm các quyết định phân công công tác cho lưu học sinh như trước đây.

Việc tuyển dụng người làm việc được thực hiện tại các cơ quan theo Luật lao động và Luật công chức, viên chức. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có thể giới thiệu lưu học sinh tốt nghiệp cho các cơ quan xem xét tuyển dụng. Công việc này đã được thực hiện trong những năm gần đây nhưng kết quả còn rất hạn chế, do phụ thuộc vào chỉ tiêu nhân sự cần tuyển dụng, điều kiện và thời gian tuyển dụng của mỗi cơ quan cũng khác nhau. Khi về nước nếu phải đi liên hệ nhiều nơi xin việc làm mà không có kết quả, không nhận được sự nhiệt tình của nhà tuyển dụng, phải chờ đợi lâu mà không được tuyển dụng hoặc khi được tuyển dụng thì lương khởi điểm làm việc tại các cơ quan nhà nước quá thấp so với mức sinh hoạt của xã hội thì lưu học sinh sẽ có những thất vọng nhất định, nhiều em sẽ tìm hướng xin làm việc cho các công ty tư nhân, liên doanh, nước ngoài để có được chế độ tuyển dụng và đãi ngộ tốt hơn.

Vì thế, vấn đề ở đây là cần quan tâm sửa đổi, bổ sung chính sách tuyển dụng nhân sự, dành những ưu tiên cần thiết cho người đi học ở nước ngoài trở về để có thể thu hút nguồn lực này phục vụ cho đất nước (Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ). Đồng thời, các cơ quan cũng nên có sự thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu tuyển dụng cán bộ từ nguồn lưu học sinh tốt nghiệp về nước để Bộ Giáo dục và Đào tạo biết và đáp ứng.

- Sinh viên được cử đi học đại học nước ngoài khi tốt nghiệp về nước thì Nhà nước ta chưa có chính sách phân công công việc cho họ. Vì thế số lượng sinh viên này sẽ tự tìm việc làm khi về nước hoặc ở lại nước ngoài làm việc hay học lên cao hơn.

- Cán bộ đang công tác tại các cơ quan, được cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài phần lớn sau khi tốt nghiệp họ đều trở về nước công tác. Chỉ có một số rất ít sau khi tốt nghiệp thạc sĩ được ở lại học chuyển tiếp bậc tiến sĩ và thực tập sau tiến sĩ với thời gian từ 1 đến 2 năm.

Nếu chính sách của ta yêu cầu tất cả các lưu học sinh phải trở về nước công tác, cách khắc phục có hiệu quả có thể như sau:

- Chúng ta cần tiến hành đồng bộ một số vấn đề liên quan đến chính sách như: Có chính sách đãi ngộ thoả đáng; có phương thức tuyển dụng dành riêng cho đối tượng này; xây dựng môi trường làm việc, nghiên cứu đầy đủ, hiện đại và có cuộc sống đảm bảo đủ tiện nghi; có cơ chế luân chuyển cán bộ hợp lý; nghiên cứu, xây dựng những chương trình mục tiêu phù hợp để thu hút lưu học sinh đến với cơ sở làm việc.

- Sinh viên đi học đại học khi tốt nghiệp về nước phải được phân công công tác cho họ đúng với chuyên ngành đã được đào tạo.

- Thành lập bộ phận quản lý theo dõi lưu học sinh sau khi tốt nghiệp về nước (việc này phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ giữa bộ phận quản lý với cơ quan cử lưu học sinh đi học và bản thân lưu học sinh).

- Cần bổ sung thêm các chính sách mới ràng buộc chặt chẽ hơn nữa về chế độ khen thưởng, xử phạt, bồi hoàn kinh phí...

- Yêu cầu lưu học sinh phải thực hiện ký quỹ một khoản kinh phí trước khi đi học. Khi lưu học sinh về nước công tác sẽ được trả lại cả gốc và lãi hoặc một cơ chế phù hợp nào khác.

Tóm lại: Bên cạnh những chính sách yêu cầu lưu học sinh phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, thì chúng ta cũng cần xây dựng những chính sách đồng bộ, cụ thể về: chế độ ưu tiên trong tuyển dụng; về lương và các khoản phụ cấp; chế độ bổ nhiệm; về môi trường và điều kiện làm việc; về điều kiện đảm bảo cuộc sống gia đình.v.v… Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện và trình Chính phủ ký duyệt cho thi hành Đề án thu hút người Việt Nam ở nước ngoài sẽ làm việc ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

25/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo những tài năng trẻ để phát triển đất nước. Muốn làm tốt hơn nữa đối với công tác này, cử tri kiến nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ lâu dài cho các em học sinh đã đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, quốc gia để đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương