BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang18/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   67

Trả lời:

Thực hiện Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định cụ thể số học sinh thi trượt tốt nghiệp trung học phổ thông lần 1 năm 2007, số học sinh yếu, kém lớp 5, lớp 9 cần bồi dưỡng và trên cơ sở đó đề xuất phương án sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, huy động của gia đình học sinh và hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đối với các địa phương có khó khăn về kinh phí được nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương để thực hiện công tác bồi dưỡng, tạo điều kiện cho các học sinh trên thi đạt kết quả tốt nhất.

Ngày 12/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1374/QĐ-TTg về việc bổ sung kinh phí tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 2 năm 2007, theo đó tỉnh Bình Phước được bổ sung 698 triệu đồng. Số kinh phí hỗ trợ trên đã được Bộ Tài chính chuyển về tỉnh Bình Phước. Bộ Giáo dục và Đào tạo xin thông báo để cử tri tỉnh Bình Phước được biết.

41/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành thông tư mới thay thế Thông tư số 49/1979/TT-BGD-ĐT về việc quy định chế độ công tác của giáo viên.

Trả lời:

Thông tư số 49/TT ngày 27/9/1979 quy định chế độ công tác của giáo viên trường phổ thông đã quá lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nhất là từ khi thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ (thay cho 48 giờ trước đây), .... Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì xây dựng Thông tư mới thay thế Thông tư số 49/TT nói trên. Đến nay, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đang gấp rút hoàn thành các thủ tục lấy ý kiến góp ý rộng rãi của của Bộ Nội vụ, các đơn vị hữu quan, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên ở các vùng, miền.

Thông tư mới thay thế Thông tư số 49/TT nói trên dự kiến sẽ ban hành vào cuối quý III/2008.

42/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ có liên quan sớm ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư liên tịch số 17/TTLT ngày 27/7/1995 về việc hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ và phụ cấp lớp ghép của ngành giáo dục và đào tạo.

Trả lời:

Dự kiến trong tháng 9/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với các nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.



43/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Hiện nay chế độ phụ cấp giờ dạy của giáo viên quá thấp (10.000đ/giờ). Cử tri đề nghị các Bộ, ngành hữu quan xem xét, nâng mức hỗ trợ trên.

Trả lời:

Theo quy định hiện hành, tiền lương dạy thêm giờ thấp hay cao phụ thuộc vào: Tiền lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và số giờ dạy thêm.

Như vậy, nếu lương của giáo viên theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) mà cao và số giờ dạy thêm nhiều thì tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên đó sẽ nhiều. Không có tiền lương dạy thêm giờ ở một mức cố định nào đó.

Đề nghị sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận phối hợp với các cơ quan hữu quan trong tỉnh để trả lời cử tri về vấn đề trả lương dạy thêm giờ với mức 10.000đ/giờ như phản ánh.



44/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phần mềm quản lý giáo dục cho các trường học trong cả nước để công tác quản lý thuận lợi hơn.

Trả lời:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định vị trí và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong giáo dục nên đã quyết định lấy chủ đề năm học 2008-2009 là: "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới cơ chế quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo nói chung, cho giáo dục phổ thông nói riêng, trong đó có việc cung cấp phần mềm quản lý giáo dục miễn phí trong toàn quốc, gồm các phần mềm: quản lý quá trình học tập của học sinh, quản lý thư viện, hỗ trợ xếp thời khóa biểu, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất nhà trường, quản lý thi, …

Hiện nay, Cục Công nghệ thông tin là cơ quan giúp Bộ trưởng chủ trì, chỉ đạo triển khai quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin trong giáo dục – đào tạo. Bên cạnh đó, Bộ đang chỉ đạo nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục như nối mạng giáo dục, thư viện đề thi tham khảo, tổ chức thi bài giảng điện tử eLearning, tạo email miễn phí cho từng học sinh, giáo viên theo tên miền của Sở (có thể tham khảo các hoạt động này tại hai địa chỉ website của Bộ là www.moet.gov.vn và www.edu.net.vn hoặc liên hệ với Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo qua e mail cuccntt@moet.edu.vn để nhận được thông tin cần thiết).



45/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có hướng dẫn hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng theo quy định của Luật giáo dục. Sớm ban hành chiến lược giáo dục đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để cải thiện chất lượng giáo dục và giảm khoảng cách về giáo dục giữa các vùng miền.

Trả lời:

a. Về hướng dẫn hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng theo quy định của Luật giáo dục

Điều 46, Luật giáo dục năm 2005 quy định: Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở của giáo dục th­ường xuyên đ­ược tổ chức tại xã, ph­ường, thị trấn.

Ngày 24/3/2008, Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phư­ờng, thị trấn. Quyết định này đã đ­ược đăng Công báo, đ­ược gửi đến tất cả các đơn vị, cơ quan, tổ chức có liên quan để báo cáo và thực hiện và đư­ợc phổ biến rộng rãi trên các website của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các sở giáo dục và đào tạo trên toàn quốc.

b. Về việc ban hành Chiến lược giáo dục đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để cải thiện chất lượng giáo dục và giảm khoảng cách về giáo dục giữa các vùng miền

Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn tham mưu, đề xuất với Chính phủ về Chiến lược phát triển giáo dục:

- Ngày 28/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010, trong đó có nội dung phát triển giáo dục dân tộc. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2008-2020 trình Thủ tướng Chính phủ.

- Ngày 18/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết về giáo dục dân tộc toàn quốc. Hội nghị đã khẳng định những thành tựu mà giáo dục dân tộc đã đạt được, đồng thời chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục. Sau hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng chỉ thị về phát triển giáo dục dân tộc 2008-2015.

Hệ thống các trường chuyên biệt như trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; trường dự bị đại học dân tộc... được mở từ Trung ương đến địa phương để đào tạo học sinh là người dân tộc thiểu số.

Việc tổ chức dạy tiếng dân tộc, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được tổ chức thực hiện trong nhiều năm qua, đặc biệt hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thống nhất các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm khắc phục rào cản ngôn ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học (học thẳng bằng tiếng Việt hoặc học bằng tiếng dân tộc).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc như: chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh người dân tộc thiểu số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và động viên về vật chất đối với giáo viên.

46/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Chính phủ cho nâng cấp Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định thành trường Đại học sư phạm Nam Định và nâng cấp một số trường Trung cấp của tỉnh thành trường Cao đẳng.

Trả lời:

Việc thành lập trường đại học, cao đẳng phải tính đến nhiều yếu tố, trong đó có việc tính đến điều kiện bảo đảm chất l­ượng, cơ cấu ngành nghề, phân bố trường theo vùng, miền. Tại Nam Định vừa mới thành lập 04 trường đại học: Trường Đại học dân lập L­ương Thế Vinh, Tr­ường Đại học Điều d­ưỡng Nam Định, Tr­ường Đại học S­ư phạm Kỹ thuật Nam Định và Trường Đại học Công nghiệp. Do vậy, trước mắt cần phải tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các trường đại học trên thành các cơ sở đào tạo có chất lượng.

Ngày 27/7/2007, Thủ t­­ướng Chính phủ đã có Quyết định số 121/2007/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch mạng l­­ưới tr­­ường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020.

Để triển khai Quyết định của Thủ t­ướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị ban hành Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập trư­ờng đại học và chuẩn bị triển khai hội thảo về quy hoạch mạng l­­ưới tr­­ường đại học, cao đẳng của từng khu vực. Do vậy, việc thành lập Tr­ường Đại học Sư­ phạm Nam Định trên cở nâng cấp Tr­ường Cao đẳng S­ư phạm Nam Định cũng như việc nâng cấp một số trường trung cấp thành trường cao đẳng sẽ đ­­ược xem xét sau khi có Quy định về điều kiện và thủ tục thành lập trường đại học và hội thảo trên.



47/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục ở mỗi trường phải do chính trường đó tham mưu xây dựng chứ không nên giao khoán như hiện nay. Vì vừa qua trong xây dựng không tính đến việc phục vụ cụ thể cho đối tượng, lứa tuổi phù hợp điều đó ảnh hưởng đến kết quả học tập và sức khoẻ của học sinh.

Trả lời:

Việc xây dựng trường học phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước ban hành (Tiêu chuẩn Việt Nam-TCVN). Việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu… Những tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước ban hành đã bao hàm các yếu tố bảo đảm được về kết quả học tập và sức khỏe của học sinh. Trong trường hợp trường được giao làm chủ đầu tư (các trường đại học, cao đẳng, trường phổ thông…), trường có thể tham mưu để đưa ra các yêu cầu xây dựng trong quá trình chuẩn bị và hoàn thành các thủ tục xây dựng cơ bản. Một số địa phương, do trường phổ thông không làm chủ đầu tư nên không thực hiện được việc tham mưu này. Vì vậy đã làm mất tính chủ động tham mưu của nhà trường. Công trình xây dựng không phù hợp với với lứa tuổi học sinh, ảnh hưởng đến kết quả học tập và sức khỏe của học sinh như cử tri đã nêu ra.



48/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Theo Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về việc hướng dẫn định mức biên chế ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 về hướng dẫn định mức biên chế ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hiện nay rất khó thực hiện. Việc phân số tiết dạy giữa các cấp phổ thông; bố trí cán bộ theo từng loại trường học; mô hình phòng giáo dục 8 biên chế… không hợp lý, không đảm bảo chất lượng dạy và học, kể cả công tác quản lý điều hành của Phòng Giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, chế độ phụ cấp đối với Trưởng phòng 0,5; Phó trưởng phòng 0,3 không khuyến khích, thu hút được giáo viên giỏi về công tác tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Trả lời:

- Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ, khi được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý, quy định cụ thể về định mức biên chế áp dụng đối với viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; quy định việc xếp hạng trường ở trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; quy định về số tiết dạy trong một tuần của cán bộ quản lý và giáo viên...

Qua kiểm tra và báo cáo của các sở giáo dục và đào tạo, những bất cập chủ yếu của Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV là: Một số nhiệm vụ chưa có cán bộ đảm nhận: cán bộ làm nhiệm vụ “giám sinh” (hiện nay trong các trường việc quản lý học sinh chủ yếu giao giáo viên chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài nhiệm vụ giảng dạy chỉ được trừ một số tiết nên không có đủ thời gian để quan tâm, quản lý học sinh); biên chế làm công tác tổ chức cán bộ trong điều kiện trường được chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính. Một số quy định về định mức biên chế chưa phù hợp với thực tiễn: biên chế cán bộ làm công tác thiết bị (trong điều kiện các trường có nhiều phòng học các bộ môn khác nhau); biên chế cán bộ làm công tác thư viện (trong điều kiện trường có cả thư viện điện tử và thư viện “truyền thống”); quy định phân hạng trường hạng 1 có từ 28 lớp trở lên, nhưng trên thực tế có trường trên 40 lớp, trường có nhiều phân hiệu không được bố trí thêm cán bộ quản lý cũng như các loại biên chế khác. Quy định tỷ lệ giáo viên trên lớp như hiện nay rất khó cho các trường tính cụ thể tỷ lệ giáo viên bộ môn, nhất là với trường có số lượng lớp ít, trường có nhiều phân hiệu ở xa nhau…

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục điều tra, khảo sát về định mức biên chế cụ thể đối với từng cấp học. Sau khi có đủ các căn cứ khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, ban hành các quy định bổ sung để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập về giáo dục, tháo gỡ các vướng mắc như cử tri đã nêu.

- Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ (thay thế Thông tư số 03/CB-UB ngày 7/3/1980 của Ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em Trung ương và Thông tư số 08/TTGD ngày 28/02/1986 của Bộ Giáo dục) khi được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý, hướng dẫn về định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non công lập; quy định việc xếp hạng nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non công lập; quy định về số giờ giảng dạy trong một tuần của cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư liên tịch cũng quy định cho phép các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được vận dụng thực hiện.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 71 nói trên đã bộc lộ một số bất cập cần được xem xét, điều chỉnh cụ thể là: Quy định đối với giáo viên dạy 8 giờ trong 1 ngày, không có quy định tính chế độ bù giờ, vượt giờ tiêu chuẩn, khi giáo viên phải dành thời gian ngoài giờ hành chính để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ theo yêu cầu; Không có chế độ dạy buổi thứ 2 trong ngày như tiểu học; Cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hiện đang tồn tại, chiếm một tỉ lệ cao, nhưng Thông tư liên tịch số 71 không nêu quy định bắt buộc phải áp dụng, nên còn nhiều địa phương chưa vận dụng hoặc khi vận dụng thì gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục những bất cập trên đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nghiên cứu để sớm ban hành bổ sung các văn bản hướng dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành học mầm non trong giai đoạn hiện nay.

- Vấn đề về mô hình Phòng Giáo dục và Đào tạo: Hiện nay, Nhà nước chưa có văn bản nào quy định mô hình biên chế cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Biên chế Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo là biên chế hành chính do Bộ Nội vụ quản lý. Hàng năm Bộ Nội vụ có văn bản giao biên chế hành chính cho Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh). Trên cơ sở biên chế được giao, UBND cấp tỉnh giao cho các Sở, Ban, Ngành của tỉnh (trong đó có Sở Giáo dục và Đào tạo); giao cho UBND cấp huyện (trong đó có Phòng Giáo dục và Đào tạo). Căn cứ biên chế được UBND cấp tỉnh giao, UBND cấp huyện giao biên chế cho các phòng giáo dục và đào tạo trong tổng biên chế hành chính được UBND cấp tỉnh giao cho huyện.

Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc, biên chế các Phòng Giáo dục và Đào tạo được dao động từ 6 đến 12 người. Do công việc nhiều, biên chế ít, nên hầu hết các Phòng Giáo dục và Đào tạo đều phải biệt phái cán bộ, giáo viên giỏi từ các cơ sở giáo dục về công tác. Tuy nhiên việc biệt phái cán bộ, giáo viên gặp nhiều khó khăn: đa phần cán bộ, giáo viên không muốn về Phòng Giáo dục và Đào tạo công tác do không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi cho người đứng lớp, nên tiền lương thu nhập 1 tháng bị giảm đáng kể; Thủ trưởng các đơn vị cơ sở cũng không muốn cho cán bộ, giáo viên đi làm nhiệm vụ biệt phái vì biên chế các trường đã được tính đủ theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ. Nếu cho cán bộ, giáo viên đi biệt phái thì trường vẫn phải trả lương, lại thiếu người dạy; trường hợp cán bộ, giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo công tác cũng không yên tâm (do vẫn là cán bộ biệt phái) nên ảnh hưởng tới hiệu quả công tác.

Ngày 14/7/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo Thông tư này, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo rất nặng nề, nếu không giao đủ biên chế, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ.

Do vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với Bộ Nội vụ sẽ tiến hành điều tra, khảo sát biên chế hành chính hiện có và nhu cầu biên chế hành chính của các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Sau khi có đủ các căn cứ khoa học để tính nhu cầu biên chế thực của các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn khung định mức biên chế hành chính các cơ quan này, làm căn cứ để các cấp có thẩm quyền giao biên chế hành chính hàng năm.

- Về chế độ phụ cấp đối với Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng: Theo quy định hiện hành của Nhà nước, cán bộ, viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp (đang hưởng lương ngạch viên chức) được điều động về công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước đều phải chuyển xếp lại lương theo bảng lương các ngạch công chức (trong đó có phụ cấp chức vụ lãnh đạo) để đảm bảo tương quan tiền lương chung của cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan hành chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, quy định nói trên của Nhà nước đã tạo ra bất cập lớn ở trong ngành liên quan đến việc điều động cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường về công tác ở cơ quan các Phòng, Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi chung là cơ quan quản lý giáo dục các cấp).

Cán bộ quản lý là giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm công tác được cấp có thẩm quyền điều động về công tác tại Phòng, Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi chung là cơ quan quản lý giáo dục các cấp), do không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nên thu nhập thực tế bị giảm đáng kể. Đối với cán bộ quản lý giáo dục các trường ngoài việc không được hưởng phụ cấp ưu đãi, còn không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo nên số tiền lương thu nhập một tháng giảm tương đương số tiền lương được hưởng. Cán bộ quản lý ở các đơn vị sự nghiệp khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo, phụ cấp chức vụ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ- Bộ Tài chính.

Do tình hình thu nhập giảm đáng kể nói trên nên hầu hết cán bộ, giáo viên trẻ và giỏi không muốn về các cơ quan quản lý giáo dục các cấp công tác, dẫn tới cơ quan quản lý giáo dục các cấp không tuyển được người giỏi, có trình độ về công tác và bị động về công tác cán bộ như cử tri đã nêu; cán bộ, giáo viên đã được điều về công tác tại cơ quan quản lý giáo dục các cấp cũng không yên tâm công tác.

Từ thực tế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiến nghị với Quốc hội cho phép ngành Giáo dục và Đào tạo được thực hiện trở lại chế độ phụ cấp thâm niên giáo dục đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cho phép xây dựng Đề án tiền lương đảm bảo để nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sống theo lương.



49/ Cử tri TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: Luật giáo dục còn nhiều bất cập trong các quy định về giáo dục nghề nghiệp, còn chồng chéo giữa mục tiêu giáo dục đại học và cao đẳng, giữa mục tiêu trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, hệ trung cấp nghề và hệ trung cấp chuyên nghiệp, hệ cao đẳng dạy nghề. Đề nghị có tổng kết tình hình thực hiện Luật giáo dục để có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trả lời:

Lĩnh vực dạy nghề được điều chỉnh bởi Luật giáo dục và Luật dạy nghề. Trong Luật giáo dục tại Điều 4, Khoản 2, Điểm c có ghi: Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Điều 33, Mục 3, Chương II nêu rõ mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là “đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau…” . Hiện nay, quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng được phân tách thành 2 cơ quan khác nhau. Để khắc phục sự chồng chéo giữa mục tiêu của trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang tích cực soạn thảo các văn bản chỉ đạo phối hợp, liên thông, công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập giữa các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục nghề nghiệp.

Trong thực tế hiện nay việc quản lý hệ thống giáo dục quốc dân rất phân tán, chia cắt, là một trong những nguyên nhân nảy sinh những yếu kém, bất cập trong quá trình vận hành hệ thống. Sự chia cắt trong quản lý không chỉ xẩy ra đối với 1 hệ thống giáo dục nghề nghiệp do 2 bộ quản lý khác nhau mà còn rất nặng nề trong thực hiện chế độ “chủ quản”, nhiều bộ cùng quản lý giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, việc bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật giáo dục vẫn đang là vấn đề khó khăn, chưa có lộ trình và giải pháp tích cực để thực hiện.

50/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Theo cam kết khi gia nhập WTO đến năm 2009 Việt Nam sẽ mở cửa thị trường giáo dục đại học. Để duy trì và phát triển các trường Đại học Việt Nam, Nhà nước cần có lộ trình thích hợp. Đối với toàn bộ nền giáo dục, Nhà nước cần thực thi chủ quyền giáo dục, không nên cho phép người nước ngoài thành lập các trường mầm non, trường phổ thông, kể cả khi họ cam kết dạy theo chương trình Việt Nam, bởi vì rất khó có thể kiểm soát được nội dung chương trình giảng dạy. Việc định tên các trường phải sử dụng tiếng Việt, Ngoại ngữ chủ yếu sử dụng khi giao dịch quốc tế, tránh tình trạng đặt tên một cách lai căng như thời gian gần đây.

Trả lời:

Với chính sách mở rộng quan hệ quốc tế và thu hút đầu tư của Nhà nước ta, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn ngày càng đông. Việc cho phép mở các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông dành cho người nước ngoài là cần thiết. Trong tương lai, ta có thể xem xét để cho nhà đầu tư Việt Nam được mở trường cho người nước ngoài nếu đáp ứng được các yêu cầu tổ chức giảng dạy cho người nước ngoài. Tương tự như vậy, nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể mở trường cho trẻ em, học sinh Việt Nam và phải tuân thủ các quy định của Pháp luật Việt Nam.

Chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật giáo dục. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định các cơ sở này được dạy theo chương trình của nước ngoài.

Theo quy định hiện hành, cơ sở giáo dục của nước ngoài được đặt tên bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt Nam. Cơ sở giáo dục của Việt Nam đặt tên theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học.



51/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương xem xét và tạo điều kiện cho phép thành lập tại tỉnh Yên Bái một trường Đại học đa ngành, đa lĩnh vực để tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

Trả lời:

Để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc, Chính phủ đã và đang tập trung đầu tư xây dựng Đại học Thái Nguyên thành đại học trọng điểm, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho vùng. Vừa qua, Đại học Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập thêm một số trường đại học thành viên. Ngoài Đại học Thái Nguyên, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Trường Đại học Tây Bắc (năm 2001), Trường Đại học Hùng Vương tại Phú Thọ (năm 2003) và Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (năm 2007).

Việc thành lập trường đại học phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời để trường đại học hoàn thành sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ - đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao, sáng tạo những tri thức mới thông qua nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng khoa học- công nghệ vào đời sống, việc thành lập trường đại học phải đáp ứng được những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và các điều kiện khác để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Căn cứ vào những điều kiện thành lập trường đã được quy định tại Quyết định số 2368/QĐ - BGDĐT ngày 09/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập trường đại học phục vụ nhu cầu đào tạo nhân lực cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương nghiên cứu kỹ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương mình, các điều kiện thành lập trường đại học để chỉ đạo xây dựng đề án.

52/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có 4 tiêu chí như: Số sinh viên quy chuẩn/01 giáo viên, tiêu chuẩn sử dụng đất và số m2 diện tích xây dựng sử dụng/01 sinh viên, số máy tính/01 sinh viên; mức chi phí, thiết bị/01 sinh viên. Tuy nhiên, trong lộ trình thực hiện đổi mới công tác tuyển sinh nói chung, áp dụng các tiêu chí xác định số lượng tuyển sinh nói riêng, khả năng vận dụng các tiêu chí về máy tính/01 sinh viên, mức chi phí, thiết bị/01 sinh viên của các trường ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chính sách phù hợp đối với khu vực này.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương