BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang16/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   67

Trả lời:

Trên thực tế, các học sinh đã đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, quốc gia đã được Nhà nước quan tâm bằng các chính sách khuyến khích, ưu tiên để phục vụ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân tài.

Điều 36 của Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:

“Quyền lợi của người học đoạt giải học sinh giỏi



  1. Người học đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi được cấp giấy chứng nhận và được khen thưởng.

  2. Thủ trưởng cơ quan tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp cơ sở có trách nhiệm khen thưởng và đề nghị các hình thức khen thưởng cho người học đoạt giải trong kỳ thi theo thẩm quyền và phù hợp với thực tế của địa phương, cơ sở.

  3. Người học đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, sau khi thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên và không có môn nào bị điểm 0, được trường ĐH, CĐ ưu tiên khi xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành.

  4. Người học dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic được đặc cách xét tốt nghiệp trung học phổ thông.

  5. Người học trong đội tuyển Olympic được khen thưởng và được tuyển thẳng vào ĐH.”

Trên cơ sở thực hiện quy định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm hỗ trợ lâu dài cho các học sinh đã đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, quốc gia, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

26/ Cử tri các tỉnh Đắk Lắk và Vĩnh Long kiến nghị: Có giải pháp xử lý nạn bạo hành trong học đường. Đồng thời đề nghị có giải pháp tích cực nhằm cải thiện vấn đề đạo đức của học sinh đang xuống cấp nghiêm trọng.

Trả lời:

a. Về vấn đề giáo viên vi phạm đạo đức, xâm phạm tinh thần, thân thể của người học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là hành vi tuy xảy ra cá biệt ở một số nơi nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của đội ngũ nhà giáo và của ngành giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau:

- Trước mỗi sự việc nghiêm trọng xảy ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có văn bản yêu cầu cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan chỉ đạo xử lý kịp thời, triệt để, đúng quy định của pháp luật, đồng thời phải có giải pháp nhằm ngăn ngừa những hành vi tương tự tại địa phương.

- Ban hành Chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo.

- Năm học 2007-2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo’ thành một trong bốn nội dung của cuộc vận động "Hai không". Việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện cuộc vận động "Hai không" được tiến hành thường xuyên thông qua các cuộc giao ban theo vùng, kiên quyết không để tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo tiếp tục xảy ra.

- Công đoàn giáo dục Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc triển khai cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo" thực hiện trong giai đoạn 2007 - 2012.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 16/2008/QĐ-BDGĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.

- Quy định rõ trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường trong việc để xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, xâm phạm thân thể, tinh thần của học sinh. Đưa nội dung thực hiện cuộc vận động "Hai không" thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua, khen thưởng đối với các sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiên quyết chấm dứt tình trạng này.

1.2. Về vấn đề học sinh, sinh viên xâm phạm thân thể thầy cô giáo, học sinh, sinh viên đánh nhau và giải pháp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc học sinh xúc phạm danh dự, xâm phạm thân thể thầy cô giáo và xảy ra hiện tượng học sinh, sinh viên kết thành nhóm đánh nhau đề giải quyết mâu thuẫn (trong đó có cả học sinh nữ), một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong trường học. Nguyên nhân của tình trạng này, ngoài yếu tố giáo dục của nhà trường thì yếu tố giáo dục của gia đình và xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp trọng tâm như sau:

- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong trường học, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2007 về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Phối hợp với Bộ Công an tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2002/TTLT về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong trường học và sẽ mở Hội nghị tổng kết vào tháng 9/2008 để từ đó tìm giải pháp hiệu quả, tiếp tục phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác này trong thời gian tới.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 27/8/2007 quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT về tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên và các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học. Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng và sẽ ban hành trong thời gian tới Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong chăm sóc trẻ em, giáo dục học sinh, sinh viên.

- Đổi mới nội dung, chương trình nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và môn học giáo dục công dân, đạo đức ở các trường phổ thông.

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo từng giai đoạn, từng năm. Hiện nay, Bộ đang xây dựng Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học theo sự chỉ đạo của Chính phủ.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học chính khoá và nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá của học sinh, sinh viên; tăng cường các hoạt động văn nghệ, thể thao lành mạnh thu hút học sinh, sinh viên tham gia để tránh xa tội phạm và tệ nạn xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn lồng ghép các nội dung giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các môn học chính khoá ở tất cả các cấp học, bậc học và triển khai thực hiện từ năm học 2008-2009; Phát động và chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm tạo một môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi, tạo sự hứng khởi cho học sinh học tập, vui chơi.

27/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc Trường Đại học thuộc quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh không cấp học bổng đầy đủ cho sinh viên chuẩn bị ra trường.

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu vấn đề được phản ánh của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy vấn đề đại biểu nêu chưa cụ thể, chưa nêu rõ trường đại học nào ở quận Thủ Đức không cấp đầy đủ học bổng cho sinh viên chuẩn bị ra trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin thông tin rõ hơn về tiêu chuẩn xét cấp học bổng khuyến khích học tập: Theo quy định tại Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15/8/2007 về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên thì học sinh, sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét, cấp học bổng đủ điều kiện để được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập. Học bổng khuyến khích học tập được cấp 10 tháng trong một năm học, 5 tháng trong một kỳ.

Nếu có trường hợp sinh viên không được nhà trường cấp học bổng đầy đủ theo quy định như đại biểu nêu, đề nghị sinh viên phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Công tác học sinh, sinh viên) để xử lý kịp thời.



28/ Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giáo dục tại các trường tư thục mầm non. Khắc phục triệt để hiện tượng giáo viên đánh học sinh như thời gian vừa qua gây bất bình trong dư luận.

Trả lời:

a. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giáo dục tại các trường tư thục mầm non

Hoạt động kiểm tra, thanh tra toàn diện, trong đó kiểm tra chất lượng là một trong những nội dung quản lý nhà nước chủ yếu và thường xuyên của giáo dục mầm non. Công tác kiểm tra chất lượng trong hệ thống bao gồm cả trường công và trường tư.

Theo phân cấp quản lý giáo dục, việc thanh, kiểm tra thường xuyên tại tất cả cơ sở giáo dục mầm non trước hết do địa phương thực hiện. Trong thực tế ở một số địa phương công tác kiểm tra chất lượng các trường mầm non tư thục, đặc biệt là kiểm tra các điều kiện để cấp giấy phép hoạt động các nhóm lớp tư thục hiện nay chưa được quan tâm thường xuyên. Một số nhóm, lớp mầm non tư thục không đủ điều kiện cấp phép hoạt động vẫn tổ chức trông giữ trẻ.

Ý kiến của cử tri tỉnh Thái Bình cũng là một trong những vấn đề Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tập trung chỉ đạo. Bộ yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục cấp huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện hoặc thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề để giúp đỡ các trường tư thục.

Ngày 25/7/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục (theo Quyết định số 41/2008/QĐ- BGDĐT), UBND các cấp và các cấp quản lý giáo dục căn cứ quy chế này và Điều lệ trường mầm non (Quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT ngày 07/4/1008) cùng các văn bản khác liên quan để theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các cơ sở giáo dục mầm non tư thục.

Đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện cấp phép hoạt động, Bộ đề nghị các địa phương tìm giải pháp khắc phục để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân.



b. Khắc phục triệt để hiện tượng giáo viên đánh học sinh như thời gian vừa qua gây bất bình trong dư luận

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động “Hai không” trong năm học 2007-2008, trong đó có nội dung nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, thực hiện chức năng quản lý nhà nước để kiên quyết khắc phục các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản sau đây:

- Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm trong năm học 2007-2008;

- Công văn số 12838/BGDĐT ngày 06/12/2007 về tăng cường thực hiện cuộc vận động “Hai không” trong đó có nội dung yêu cầu các giám đốc sở giáo dục và đào tạo phải có biện pháp giáo dục, nhắc nhở nhằm ngăn chặn những hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, khi có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo xảy ra cần khẩn trương phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lý kịp thời, triệt để đúng pháp luật;

- Công văn số 13003/BGDĐT-GDMN ngày 11/12/2007 về tăng cường công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có nội dung: nghiêm cấm những hành vi doạ nạt, quát mắng trẻ, thiếu trách nhiệm trong chăm sóc trẻ;

- Chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo trong đó có những nội dung sau: xử lý kịp thời, triệt để và đúng quy định của pháp luật, nhanh chóng khắc phục hậu quả; rà soát các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, có biện pháp xử lý thích hợp các cơ sở không có giấy phép hoạt động; tập trung triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, kiên quyết không để giáo viên, nhân viên không qua đào tạo sư phạm trực tiếp làm công tác nuôi dạy trẻ; tăng cường sinh hoạt tư tưởng chính trị, kết hợp thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Hai không”;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo, trong đó đã quy định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, các sở giáo dục và đào tạo đảm bảo cho nhà giáo thực hiện tốt Quy định về đạo đức nhà giáo. Quyết định đã được đăng Công báo ngày 04/5/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT tới các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trong cả nước để triển khai thực hiện.

Định kỳ 3 tháng một lần, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức giao ban “Hai không” với các Giám đốc sở giáo dục và đào tạo theo 07 vùng trong cả nước để nắm bắt và chỉ đạo toàn diện các hoạt động giáo dục và đào tạo, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là kiểm điểm thực hiện cuộc vận động “Hai không” ở

các khu vực cũng như ở mỗi tỉnh, thành phố. Mặt khác Lãnh đạo Bộ cũng đã yêu cầu các cơ quan hữu quan thuộc Bộ (như: Văn phòng, Thanh tra, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục...) thực hiện tốt việc chỉ đạo các địa phương thực hiện cuộc vận động “Hai không” trong đội ngũ nhà giáo, phát hiện và chỉ đạo xử lý kịp thời đúng quy định của pháp luật các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo.

Kết quả thực hiện: Cho đến nay, tất cả các sở giáo dục và đào tạo đã có kế hoạch triển khai Chỉ thị 8077/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo (phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua đơn thư khiếu nại, tố cáo), Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đã chỉ đạo các địa phương xem xét, giải quyết triệt để và đã có 15 sở giáo dục và đào tạo gửi báo cáo kết quả xác minh, xử lý về Bộ Giáo dục và Đào tạo; việc xác minh, xử lý của các sở giáo dục và đào tạo đều bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Tổng hợp từ tháng 01/2008 đến hết tháng 4/2008, theo báo cáo của các sở giáo dục và đào tạo đã phát hiện và xử lý 115 vụ giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, trong đó số vụ giáo viên mạt sát, đánh đập, thoá mạ học sinh đã giảm đáng kể, cụ thể: Cả nước có 23 tỉnh với 115 vụ vi phạm đạo đức nhà giáo, trong đó:

1. Có 26 vụ vi phạm xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh (có 01 vụ làm 01 trẻ mầm non chết đuối trong ao của trường);

2. Có 44 vụ vi phạm quy chế chuyên môn;

3. Có 11 vụ vi phạm vi pháp luật nặng, bị truy tố trước pháp luật;

4. Có 05 người sử dụng các chất ma tuý.

Bộ đã chỉ đạo và các địa phương kiên quyết xử lý các vi phạm, đặc biệt các vi phạm đến nhân phẩm, thân thể học sinh; giáo viên vi phạm đều bị xử lý kỷ luật, nặng nhất là buộc thôi việc.

Để khắc phục tình trạng này trước hết phải nghiêm túc với thầy giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cấp quản lý giáo dục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định 16/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời, thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo, trong đó có những nội dung sau: xử lý kịp thời, triệt để và đúng quy định của pháp luật, nhanh chóng khắc phục hậu quả; rà soát các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, có biện pháp xử lý thích hợp các cơ sở không có giấy phép hoạt động; tập trung triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, kiên quyết không để giáo viên, nhân viên không qua đào tạo sư phạm trực tiếp làm công tác nuôi dạy trẻ; tăng cường sinh hoạt tư tưởng chính trị, kết hợp thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Hai không”.

29/ Cử tri thành phố Đà Nẵng, Hà Nội và tỉnh Thái Bình kiến nghị: Thực tế hiện nay, việc cho phép thành lập quá nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trong khi chương trình đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn dẫn đến chất lượng đào tạo thấp. Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ chế kiểm duyệt chặt chẽ trước khi cho phép thành lập các trường mới; nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo; có cơ chế quản lý chất lượng đào tạo tại các trường để đảm bảo hiệu quả đào tạo, tránh tình trạng có trường nhưng thiếu giáo viên, nhiều trường không đủ giáo viên đảm bảo tiêu chuẩn nhưng vẫn đứng lớp để đảm bảo hiệu quả đào tạo, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

Trả lời:

a. Việc cho phép thành lập các trường mới

Vừa qua, có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được thành lập trên khắp cả nước. Việc thành lập các cơ sở đào tạo trên là sự hiện thực hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Chủ tr­ương xã hội hoá giáo dục đã đư­ợc thể hiện qua các văn bản sau: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Khoá VIII của Đảng về định h­­ướng chiến l­­ược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phư­ơng h­ướng và chủ trư­ơng xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

Việc thành lập các cơ sở đào trên đã góp phần đắc lực đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân để nâng cao dân trí.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhất trí với ý kiến cử tri về việc có cơ chế chặt chẽ trước khi cho phép thành lập trường mới và hiện nay Bộ đang trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định ban hành “Tiêu chí, điều kiện thành lập trường đại học cao đẳng”. Theo dự thảo các văn bản trên, tiêu chí và điều kiện thành lập trường đại học, cao đẳng sẽ chặt chẽ hơn.



b. Về đổi mới chương trình đào tạo, cơ chế quản lý chất lượng đào tạo tại các trường

Các văn bản gần đây của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ như: Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020 (theo Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao đã đặt ra mục tiêu là phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân, năm 2015 đạt 300 sinh viên/1 vạn dân và đến năm 2020 đạt 450 sinh viên/1 vạn dân. Để đạt được mục tiêu trên, việc thành lập các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn vừa qua và những năm tiếp theo là hết sức cần thiết, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân, mặt khác, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Theo thống kê, trong thời gian 5 năm, từ năm 2004 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập 21 trường đại học mới (không kể các trường nâng cấp), trong đó có 1 trường đại học công lập và 20 trường đại học tư thục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định thành lập 19 trường cao đẳng mới (không kể các trường nâng cấp), trong đó có 2 trường cao đẳng công lập và 17 trường cao đẳng tư thục. Như vậy, trong số 40 trường đại hoc, cao đẳng thành lập mới trong 5 năm qua, chỉ có 3 trường công lập (chiếm tỷ lệ 7,5%), còn lại 37 trường tư thục (chiếm tỷ lệ 92,5%).

Tuy nhiên, các trường đại học, cao đẳng mới thành lập còn gặp một số khó khăn nhất định ban đầu về: xây dựng các chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên cơ hữu, quỹ đất đai, cơ sở vật chất, phòng học, hội trường, thư viện và các trang thiết bị, thí nghiệm, xưởng thực hành, … do vậy, chất lượng đào tạo còn hạn chế nhất định.

Để từng bước khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản pháp quy và các văn bản hướng dẫn trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo, cụ thể là:

- Về chương trình đào tạo:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 167 chuẩn chương trình (chương trình khung) trình độ đại học, cao đẳng và đã mở nhiều lớp tập huấn về phát triển chương trình đào tạo từ chương trình khung. Các trường căn cứ chương trình khung để phát triển chương trình đào tạo đối với từng ngành đào tạo cụ thể, nội dung chương trình phải đảm bảo tính khoa học, liên thông, cập nhật tri thức mới; đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo quy định, phù hợp với yêu cầu thực tiễn nguồn nhân lực của các ngành và của địa phương.

Để mở ngành đào tạo mới, theo quy định tại Quyết định số số 2368/QĐ-BGDĐT ngày 09/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì các trường phải đảm bảo các điều kiện:

+ Có tối thiểu 1 tiến sĩ và 2 thạc sĩ đúng chuyên ngành của ngành đề nghị mở trình độ đại học hoặc có tối thiểu 2 thạc sĩ đúng chuyên ngành của ngành đề nghị mở trình độ cao đẳng.

+ Đội ngũ giảng viên cơ hữu phải đảm đương tối thiểu 70% khối lượng giảng dạy của chương trình đào tạo của ngành đề nghị mở.

+ Có đủ phòng học với các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập. Có các phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ, xưởng thực hành và các phần mềm đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo.

+ Thư viện của trường có đủ giáo trình, tập bài giảng của các môn học theo yêu cầu của ngành đào tạo.

- Về đội ngũ giảng viên cơ hữu:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”; đồng thời đang triển khai xây dựng Đề án đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng; tăng chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho các trường; ban hành Chương trình khung và Quy chế bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để các cơ sở giáo dục đại học triển khai bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật, nhằm khai thác và tăng cường đội ngũ giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường mời giảng viên là người Việt Nam ở nước ngoài, giảng viên người nước ngoài có trình độ cao tham gia giảng dạy. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề xuất với Bộ Nội vụ xem xét kéo dài thời gian làm việc của giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ từ tiến sĩ trở lên. Bên cạnh đó, các trường đều có những chính sách thu hút giảng viên và tích cực tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi làm giảng viên đồng thời có kế hoạch cho cán bộ trẻ đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước qua các chương trình hợp tác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng rằng, đồng thời với việc thực hiện chủ trương xã hội hoá, tiếp tục mở rộng quy mô, các trường đại học, cao đẳng nói chung và các trường đại học, cao đẳng mới thành lập nói riêng sẽ từng bước củng cố các điều kiện đảm bảo chất lượng để thực hiện trọng trách đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và đáp ứng nhu cầu xã hội.



30/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Tổ chức thi đại học theo khu vực để giảm bớt khó khăn cho con em nông thôn khi về thành phố dự thi. Ban hành tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh nông thôn, miền núi khác với học sinh thành thị, nếu cào bằng như hiện nay con em nông thôn, miền núi luôn bị thiệt thòi.

Trả lời:

a) Con em nông thôn, miền núi khi về thành phố dự thi chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn học sinh thành thị về đi lại, ăn ở. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tính đến việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại địa phương hoặc theo khu vực để giảm thiểu tình trạng này cho người học.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo từ trước tới nay đều quy định chính sách ưu tiên cụ thể cho học sinh vùng miền. Ví dụ:

- Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT, để công nhận tốt nghiệp: những thí sinh bình thường phải có điểm xét tốt nghiệp là 5,0 điểm (điểm xét tốt nghiệp là tổng điểm các bài thi cộng điểm ưu tiên chia cho số môn thi); nhưng đối với những thí sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới… chỉ cần có điểm xét tốt nghiệp là 4,5 điểm.

- Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy cũng quy định cụ thể chính sách ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực. Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm). Những đối tượng ở khu vực 1 (các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ) hoặc khu vực 2 được tuyển vào ĐH, CĐ với điểm tối thiểu thấp hơn điểm sàn mà Bộ thông báo.

Như vậy, không có tình trạng cào bằng chất lượng. Trong cùng một hệ tiêu chí đánh giá chất lượng, vẫn có rất nhiều em học sinh miền núi, nông thôn đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường ĐH.

Về cục diện chung, để đảm bảo thực chất, khách quan và công bằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến khả năng phân chia vùng miền trong những chính sách ưu tiên dành cho thí sinh (quy định điểm chuẩn, ưu tiên khu vực, v.v...). Riêng trong lĩnh vực đề thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng sẽ không ưu tiên vùng miền mà vẫn theo chuẩn quốc gia để từng bước nâng dần chất lượng giáo dục của nước nhà.

31/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Hiện nay, các trường học không thu tiền xây dựng nên không có nguồn để sửa chữa nhỏ trong trường, ảnh hưởng đến việc dạy và học. Đề nghị Chính phủ hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều 105 Luật Giáo dục, hướng dẫn sử dụng nguồn học phí như thế nào, cụ thể là có sử dụng vào việc sửa chữa hư hỏng nhỏ của trường học không?


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương