BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang12/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   67

Trả lời (tại công văn số 2184/BNN-ĐĐ ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Những năm qua được sự hỗ trợ về kinh phí của Chính phủ cùng với nỗ lực của địa phương trong việc huy động nguồn lực, tỉnh Quảng Nam đã tập trung xử lý nhiều trọng điểm xung yếu về sạt lở góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Để chủ động hơn trong công tác phòng chống lụt bão Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chỉ đạo Viện Quy hoạch Thuỷ lợi và các cơ quan chức năng thuộc Bộ triển khai thực hiện dự án rà soát quy hoạch phòng, chống lũ phục vụ bố trí dân cư, cơ sở hạ tầng vùng miền Trung tại công văn số 539/BNN-KH ngày 7/3/2008 về việc quy hoạch phòng chống lũ các tỉnh miền Trung, làm cơ sở cho việc quy hoạch, bố trí lại dân cư vùng ngập lũ, củng cố, xây dựng các công trình phòng, chống lụt bão, cơ sở hạ tầng.... Trong đó, có các công trình chống sạt lở thuộc các hệ thống sông lớn như: Thu Bồn, Vu gia, Trường Giang của tỉnh Quảng Nam như đề nghị của cử tri.



51/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị:

Câu hỏi 1: Trà Vinh có mạng lưới đê biển khá lớn vừa để bảo vệ an toàn sản xuất và đời sống vừa là mạng lưới giao thông phát triển kinh tế - xã hội các huyện ven biển, tuy nhiên trong thời gian qua đã bị xuống cấp địa phương không có khả năng gia cố, sửa chữa. Hiện nay số đoạn thuộc hệ thống đê bao ở huyện Duyên Hải, Trà Cú bị sạt lở, đề nghị Trung ương quan tâm sớm đầu tư khắc phục trình trạng hư hỏng để bảo vệ tính mạng tài sản và phát triển sản xuất của người dân ven biển.

Trả lời (tại công văn số 2185/BNN-ĐĐ ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Những năm qua cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước và đóng góp ngày công lao động của nhân dân, hệ thống đê biển tỉnh Trà Vinh đã từng bước được tu bổ, củng cố bảo vệ sản xuất của nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, việc tiếp tục đầu tư kinh phí để củng cố nâng cấp hệ thống đê biển các tỉnh Nam Bộ nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng là cần thiết.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại thông báo số 70/TB-VPCP ngày 12/4/2006, trong đó có chỉ đạo việc xây dựng Chương trình Củng cố nâng cấp đê biển hiện có và rà soát quy hoạch để hoàn thiện hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập tổ công tác, đang triển khai thực hiện. Hiện đã tổ chức được 02 cuộc Hội thảo vào qúy I năm 2008, chuẩn bị tổ chức Hội thảo vào ngày 22/7/2008 để nghe các đơn vị tư vấn báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện, lấy ý kiến tham gia đóng góp của các chuyên gia, các nhà quản lý để hoàn thiện dự án, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình trong quý III năm 2008, làm cơ sở để hỗ trợ kinh phí cho tỉnh lập và triển khai thực hiện các dự án, đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển. Đáp ứng kết hợp đa mục tiêu phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội trước mắt và không mâu thuẫn với quy hoạch phát triển trong tương lai.

Câu hỏi 2: Hiện nay, đoạn thuộc hệ thống đê bao các huyện Trà Cú, Duyên Hải, Cù lao Long Hoà, Hoà Minh, Long Trị bị sạt lở, đề nghị nhà nước sớm quan tâm đầu tư khắc phục tình trạng hư hỏng.

Trả lời (tại công văn số 2185/BNN-ĐĐ ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Những năm qua được sự hỗ trợ về kinh phí của Chính phủ cùng với nỗ lực huy động nguồn lực của địa phương, tỉnh Trà Vinh đã tập trung củng cố đê, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển nhiều trọng điểm xung yếu bảo vệ tính mạng tài sản của nhà nước và nhân dân giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tại Điều 2, Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 26/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính kiểm tra rà soát các Dự án sạt lở phòng, chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai cấp bách năm 2008 của các địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan hữu quan thuộc tỉnh lập và hoàn thiện dự án đầu tư, sắp xếp thứ tự ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ để triển khai thực hiện.



52/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ quan tâm đầu tư xây dựng kè 2 bờ sông Ba địa phận thị xã AyunPa (khoảng 6km) để chống sạt lở và bảo vệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Trả lời (tại công văn số 2181/BNN-ĐĐ ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Dự án đầu tư xây dựng kè 2 bờ sông Ba địa phận thị xã AyunPa tỉnh Gia Lai đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến về giải pháp kỹ thuật tại văn bản số 3208/BNN-ĐĐ ngày 27/5/2008. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan hữu quan thuộc tỉnh hoàn thiện dự án, sắp xếp thứ tự ưu tiên tập trung xử lý những đoạn trọng điểm xung yếu, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, đồng thời trình Thủ tướng Chính Phủ xem xét, hỗ trợ kinh phí. Theo Điều 2, Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 26/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kiểm tra rà soát các Dự án sạt lở phòng, chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai cấp bách năm 2008 của các địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, để tỉnh triển khai thực hiện.



53/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị:Đề nghị Nhà nước đầu tư chống xói lở bờ biển, đầu tư kinh phí để giúp các địa phương chống xói lở các bờ sông lớn ở tỉnh Quảng Bình.

Trả lời (tại công văn số 2180/BNN-ĐĐ ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Những năm qua, Chính phủ đã hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trong đó có tỉnh Quảng Bình để củng cố hệ thống đê, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan hữu quan thuộc tỉnh lập và hoàn thiện dự án đầu tư, sắp xếp thứ tự ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ về kinh phí. theo Điều 2, Quyết Định số 632/QĐ-TTg ngày 26/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kiểm tra rà soát các Dự án sạt lở, phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai cấp bách năm 2008 của các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, để tỉnh triển khai thực hiện .



54/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế, Bà rịa – Vũng Tàu kiến nghị:Đề nghị quy hoạch và xây dựng các trung tâm ứng cứu ở các huyện đồng bằng ven biển thấp trũng thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ, lụt nhằm kịp thời ứng cứu, sơ tán dân và xử lý tình huống bị chia cắt hoặc cô lập với bên ngoài; là nơi dự trữ cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho nhân dân.

Trả lời (tại công văn số 2182, 2183/BNN-ĐĐ ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Để chủ động hơn trong công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiệt hại trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 “Phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng có ý kiến chỉ đạo việc nghiên cứu quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng vùng lũ lụt miền Trung tại thông báo số 242/TB-VPCP ngày 16/11/2007 của Văn phòng Chính phủ. Trong đó, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành hữu quan và các địa phương triển khai thực hiện. Đề nghị Uỷ ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế căn cứ “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020” để triển khai chương trình, kế hoạch hành động cụ thể tại địa phương. Đồng thời phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành hữu quan nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ, lụt, nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.



55/ Cử tri tỉnh Phú Thọ, Hà Tĩnh, An Giang, Tiền Giang, Thái Bình, Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị chú trọng đến công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các loại giống lúa mới thay thế dần các loại giống lúa thuần chủng và các loại cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, năng suất ổn định.

Trả lời (tại công văn số 2277/BNN-KHCN ngày 31/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Ngày 12 tháng 01 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 11/2006/ QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện. Mục tiêu Chương trình là tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm sinh học mới có năng suất, chất l­ượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Chương trình bao gồm:

- Các đề tài nghiên cứu cơ bản về công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật và công nghệ enzym, protein tạo vật liệu và phương pháp cho các nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển công nghệ;

- Các đề tài nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu phát triển công nghệ tạo các giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm sinh học mới, các qui trình công nghệ phục vụ bảo tồn, khai thác nguồn gen sinh vật, chăm sóc sức khoẻ cây trồng, vật nuôi, chế biến, bảo quản nông sản và bảo vệ môi trường ở qui mô phòng thí nghiệm, pilot thực nghiệm và thử nghiệm ở phạm vi hẹp;

- Các dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ và phát triển sản phẩm dạng hàng hoá ở qui mô nhỏ;

- Các dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ và sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp trên cơ sở các công nghệ trong nước đã hoàn thiện hoặc công nghệ nhập ngoại được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt nhằm hình thành công nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm công nghệ sinh học hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

- Các dự án hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học nông nghiệp nhằm tận dụng kiến thức, công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến và các sự giúp đỡ khác của thế giới trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển công nghệ để phát triển nhanh, mạnh và giải quyết các vấn đề quan trọng, bức xúc của công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn ở Việt Nam;

- Các dự án tăng cường trang thiết bị phục vụ yêu cầu nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp;

- Các dự án đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu về cán bộ có trình độ cao, có khả năng tiếp cận, tiếp thu và triển khai các tiến bộ kỹ thuật mới của công nghệ sinh học nông nghiệp và thuỷ sản;

Các đề tài, dự án của Chương trình được thực hiện bởi các tổ chức khoa học công nghệ trong cả nước và định hướng tạo ra sản phẩm cuối cùng để đưa vào ứng dụng trong sản xuất. Chương trình đặc biệt khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, địa phương, tư nhân vào việc tiếp nhận và phát triển các kết quả nghiên cứu ở quy mô công nghiệp. Chương trình đồng thời cũng chủ trương phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế dưới mọi hình thức, đặc biệt quan tâm đến hợp tác trong khuôn khổ các đề tài và dự án chuyển giao công nghệ, ưu tiên hợp tác với các quốc gia có công nghệ sinh học nông nghiệp phát triển.

Theo kế hoạch Chương trình sẽ từng bước phát triển bền vững Công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trong đó giai đoạn 2006-2010 sẽ phát triển công nghệ sinh học trên cơ sở những thành tựu đã đạt được ở giai đoạn trước trong lĩnh vực chọn tạo, nhân nhanh giống cây trồng, vật nuôi và một số công nghệ nhập từ nước ngoài. Đây là giai đoạn chuẩn bị nhằm tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp Việt Nam.Chương trình phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo trên 70% diện tích được trồng bằng các giống cây trồng mới tạo ra từ các kỹ thuật của công nghệ sinh học, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vắc xin cho vật nuôi.

Đến cuối năm 2007, Chương trình đã đưa vào thực hiện được 43 đề tài/dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp (23 đề tài/ dự án), lâm nghiệp (5 đề tài/dự án), chăn nuôi, thú y (11 đề tài), bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cây trồng (8 đề tài/dự án) và bảo quản chế biến, kiểm soát an toàn sinh học (5 đề tài), trong đó có 6 đề tài về chọn tạo giống lúa có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt; có khả năng kháng sâu, bệnh và sức chống chịu cao trước các điều kiện bất lợi của môi trư­ờng. Sản phẩm tạo ra của các đề tài dự án đến năm 2010 trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng là các dòng/ giống lúa, rau, cây ăn quả, cây lâm nghiệp được chọn lọc bằng chỉ thị phân tử. Chương trình cũng bắt đầu triển khai các nghiên cứu tạo giống cây trồng thông qua kỹ thuật chuyển gen đối với cây lâm nghiệp, đậu tương, ngô và bông có khả năng kháng sâu, bệnh và sức chống chịu cao trước các điều kiện bất lợi của môi trư­ờng.



56/ Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có giải pháp và lộ trình về ứng dụng công nghệ sinh học đối với cây công nghiệp, cây ăn quả nhằm nâng cao sản lượng, hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trả lời (tại công văn số 2276/BNN-KHCN ngày 31/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Ngày 12 tháng 01 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 11/2006/ QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện. Mục tiêu Chương trình là tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm sinh học mới có năng suất, chất l­ượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Chương trình bao gồm:

- Các đề tài nghiên cứu cơ bản về công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật và công nghệ enzym, protein tạo vật liệu và phương pháp cho các nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển công nghệ;

- Các đề tài nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu phát triển công nghệ tạo các giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm sinh học mới, các qui trình công nghệ phục vụ bảo tồn, khai thác nguồn gen sinh vật, chăm sóc sức khoẻ cây trồng, vật nuôi, chế biến, bảo quản nông sản và bảo vệ môi trường ở qui mô phòng thí nghiệm, pilot thực nghiệm và thử nghiệm ở phạm vi hẹp;

- Các dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ và phát triển sản phẩm dạng hàng hoá ở qui mô nhỏ;

- Các dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ và sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp trên cơ sở các công nghệ trong nước đã hoàn thiện hoặc công nghệ nhập ngoại được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt nhằm hình thành công nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm công nghệ sinh học hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

- Các dự án hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học nông nghiệp nhằm tận dụng kiến thức, công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến và các sự giúp đỡ khác của thế giới trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển công nghệ để phát triển nhanh, mạnh và giải quyết các vấn đề quan trọng, bức xúc của công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn ở Việt Nam;

- Các dự án tăng cường trang thiết bị phục vụ yêu cầu nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp;

- Các dự án đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu về cán bộ có trình độ cao, có khả năng tiếp cận, tiếp thu và triển khai các tiến bộ kỹ thuật mới của công nghệ sinh học nông nghiệp và thuỷ sản;

Các đề tài, dự án của Chương trình được thực hiện bởi các tổ chức khoa học công nghệ trong cả nước và định hướng tạo ra sản phẩm cuối cùng để đưa vào ứng dụng trong sản xuất. Chương trình đặc biệt khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, địa phương, tư nhân vào việc tiếp nhận và phát triển các kết quả nghiên cứu ở quy mô công nghiệp. Chương trình đồng thời cũng chủ trương phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế dưới mọi hình thức, đặc biệt quan tâm đến hợp tác trong khuôn khổ các đề tài và dự án chuyển giao công nghệ, ưu tiên hợp tác với các quốc gia có công nghệ sinh học nông nghiệp phát triển.

Theo kế hoạch Chương trình sẽ từng bước phát triển bền vững Công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trong đó giai đoạn 2006-2010 sẽ phát triển công nghệ sinh học trên cơ sở những thành tựu đã đạt được ở giai đoạn trước trong lĩnh vực chọn tạo, nhân nhanh giống cây trồng, vật nuôi và một số công nghệ nhập từ nước ngoài. Đây là giai đoạn chuẩn bị nhằm tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Phục vụ công tác chọn tạo và phát triển các giống cây công nghiệp, cây ăn quả năng suất cao, chất lượng tốt Chương trình đã và sẽ triển khai các hoạt động sau:

1. Xác lập “dấu tay di truyền” (finger printing) cho các giống cây đặc sản bản địa của Việt Nam để làm cơ sở cho việc bảo tồn quỹ gen quý hiếm, bảo hộ giống, xây dựng thư­ơng hiệu; đánh giá đa dạng di truyền của hệ cây trồng ở Việt Nam,

2. Triển khai và phát triển công nghiệp vi nhân giống cây công nghiệp, cây ăn quả trên quy mô toàn quốc để sản xuất thử sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp để đáp ứng đủ nhu cầu về giống cây trồng chất lượng cao, sạch bệnh,

3. Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất KIT chẩn đoán một số bệnh của cây trồng và nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh vật, các chế phẩm bảo vệ thực vật có hiệu quả kinh tế cao.

4. Xây dựng quy trình sản xuất và phát triển các chế phẩm bảo vệ thực vật phun cho cây và bón cho đất để có thể kiểm soát dịch hại quan trọng, xây dựng mô hình để ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật trên các loại cây trồng.

5. Nghiên cứu khai thác hệ vi sinh vật đất để phục hồi, ổn định và nâng cao độ phì của đất trồng.

6. Nghiên cứu các công nghệ, chế phẩm và giải pháp phục vụ công tác bảo quản; đẩy mạnh ứng dụng trong bảo quản sau thu hoạch, bảo quản lâu dài và chế biến nông sản

Chương trình phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo trên 70% diện tích được trồng bằng các giống cây trồng mới tạo ra từ các kỹ thuật của công nghệ sinh học, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả được sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

57/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Hiện nay tỉnh Quảng Trị có nhiều diện tích rừng 327, 661 đã được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang rừng sản xuất nhưng chưa được phép khai thác. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn khai thác để chuyển diện tích rừng nói trên sang trồng rừng sản xuất hoặc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.

Trả lời (tại công văn 2114/BNN-LN ngày 21/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 2301/TTr-BNN-LN ngày 20/8/2007 trình Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang rừng sản xuất sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách sẽ có hướng dẫn cụ thể. Trong giai đoạn này yêu cầu các địa phương thực hiện Chỉ thị số 86/2006/CT-BNN, ngày 21/9/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý việc chuyển mục đích sử dụng rừng.



58/ Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Thực hiện Dự án cà phê từ năm 1999 – 2001, Thanh hoá có gần 5.000 hộ tham gia trồng 4.009 ha. Các hộ dân đã ký hợp đồng vay vốn với Công ty Cao su – Cà phê (nay là Công ty Cao su Thanh Hoá). Theo hợp đồng ký kết , Công ty Cao su đã nhận giữ 2.550 số đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), 1.488 hợp đồng giao đất và 11 giấy xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của các hộ để làm thể chấp vay vốn. Do quá trình thực hiện Dự án gặp khó khăn, đa số vườn cà phê không cho thu hoạch nên hầu hết các hộ dân đều không trả được nợ gốc và lãi vốn vay. Vì vạy Công ty Cao su vẫn còn giữ lại 2.510 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác có lien quan đến đất của các hộ nông dân theo cam kết của hợp đồng vay vốn đã ký. Đề nghị Chính phủ xem xét xoá nợ vốn vay trồng cà phê bị mất trắng cho nồn dân Thanh Hoá. .

Trả lời (tại công văn số 2263/BNN-ĐMDN ngày 30/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Dự án đầu tư phát triển 40 nghìn ha cà phê chè đư­ợc Thủ tư­ớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 172/TTg ngày 24 tháng 3 năm 1997, giao Tổng công ty Cà phê Việt Nam là Tổng công ty 91 làm chủ đầu tư­, có 15 tỉnh và các đơn vị thuộc Tổng công ty cà phê tham gia thực hiện, vốn vay của Quỹ phát triển Pháp (AFD). Do hoàn tất nhiều thủ tục đến năm 1999 mới triển khai, với 7 tỉnh tham gia là tiểu dự án thành phần. Tổng công ty Cà phê Việt Nam tổ chức phê duyệt dự án các tỉnh và các đơn vị trực thuộc.

Theo báo cáo của Tổng công ty đến hết năm 2006 toàn Dự án trồng mới được 13.859 ha; trong đó tỉnh Thanh hoá trồng 4.009 ha. Dự án này có 7 tỉnh tham gia, trừ Thanh Hoá do các nguyên nhân khách quan về thời tiết, giá cà phê những năm 2002,2003,2004 xuống quá thấp, người trồng cà phê chủ yếu là đồng bào dân tộc hết sức khó khăn không có khả năng đầu tư giữ vườn cây trong mấy năm liền diện tích cà hê bị chết, mất trắng 4.009 ha; các tỉnh khác cũng có diện tích cà phê chết nhưng không nhiều, có vốn tiếp tục đàu tư chăm sóc giữ được vườn cây, ba năm gần đây được giá xuất khẩu, sản xuất có lãi, một vài nơi mở thêm diện tích.

Năm 2006 Quỹ phát triển Pháp (AFD) đã giành ra một khoản kinh phí để tổ chức đánh giá toàn diện lại kết quả dự ỏn, xác định nguyên nhân để có cơ sở kiến nghị xử lý tổng thể. Nhưng đối với Thanh Hoá, hầu như mất toàn bộ, vùng trồng cà phê chủ yếu là đồng bào dân tộc, đời sống khó khăn, khó trả được vốn vay, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho xoá nợ.

Dự án của Thanh Hoá nằm trong Dự án chung của Tổng công ty Cà phê Việt Nam, đến nay đã kết thúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang yêu cầu Tổng công ty quyết toán làm rõ tình hình tài chính và đề xuất hướng xử lý, để Bộ Báo cáo Thủ tướng quyết định, trong đó chắc chắn sẽ có việc xin xoá nợ cho dự án của Thanh Hoá.

Việc trả các giáy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ, thuộc phạm vi của chính quyền địa phương. Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đôn đốc quyết liệt Tổng công ty Cà phê Việt Nam hoàn tất sớm các thủ tục quyết toán để Bộ báo cáo Thủ tướng xử lý cho toàn bộ Dự án, trong đó có Thanh Hoá.



59/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Nông dân ĐBSCL nói chung trong đó có nông dân An Giang rất lo lắng trước thông tin Chính phủ tạm ngừng ký hợp đồng mới xuất khẩu gạo. Vì giá vật tư để sản xuất nông nghiệp tăng mà không xuất khẩu gạo được thì giá lúa sẽ giảm, nông dân không bán được lúa nên không đủ chi phí cho sản xuất vụ sau. Đề nghị Chính phủ nên giao chỉ tiêu dự trữ lương thực cho tỉnh là bao nhiêu để đảm bảo an ninh lương thực cho TW số lúa còn lại cho doanh nghiệp mua xuất khẩu để nông dân không bị thiệt hại. Đặc biệt, người nông dân nghèo họ bán lúa tại đồng, không sân phơi, không kho chứa. Do đó việc tăng giá lúa về sau chỉ có lợi cho nông dân giàu và doanh nghiệp.

Trả lời (tại công văn số 2489/BNN-KH ngày 19/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

- Về thông tin Chính phủ tạm ngừng ký hợp đồng mới xuất khẩu gạo: ngay từ đầu năm 2008, chỉ tiêu định hướng của Chính phủ về xuất khẩu gạo cả năm ở mức 4,5 triệu tấn. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối quí I/2008, do biến động thất thường của thời tiết (rét đậm, rét hại ở miền Bắc, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở miền Nam,…) đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, chưa đủ cơ sở để khẳng định kết quả vụ lúa đông xuân ở miền Bắc. Trong khi đó hợp đồng xuất khẩu đã ký được 2,4 triệu tấn, mới xuất khẩu đạt trên 1 triệu tấn, để đảm bảo an ninh lương thực trong nước và có cơ sở về nguồn cung trong việc mở hợp đồng mới, Chính phủ tạm thời cho dừng ký tiếp hợp đồng cả năm và chỉ ký hợp đồng theo từng quí, việc xuất khẩu vẫn tiến hành bình thường theo tiến độ từng tháng.

Từ đầu năm đến nay, các hợp đồng xuất khẩu gạo vẫn được triển khai theo từng quí, 7 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu trên 2,7 triệu tấn gạo trên hợp đồng đã ký 3,5-3,6 triệu tấn, dự kiến hết quí 3/2008 sẽ xuất khẩu khoảng 3,5-3,6 triệu tấn gạo. Hiện nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang cùng các doanh nghiệp thành viên triển khai ký tiếp hợp đồng cho quí IV/2008 (để đạt mức xuất khẩu cả năm khoảng 4,5-4,6 triệu tấn gạo) và chuẩn bị hợp đồng gối đầu sang năm 2009.

- Về giao chỉ tiêu mua dự trữ: để đẩy mạnh tiêu thụ lúa hè thu cho các tỉnh vùng ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại công văn số 5159/VPCP-KTN, ngày 07/8/2008 giao cho các Bộ, ngành, UBND các tỉnh vùng ĐBSCL, hai tổng công ty lương thực và Hiệp hội lương thực Việt Nam tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ giao hàng và thương thảo ký hợp đồng mới với giá cả có lợi; đồng thời giao cho hai Tổng công ty lương thực triển khai mua ngay 400-500 ngàn tấn gạo trong tháng 8/2008 để xuất khẩu nhằm tiêu thụ hết lúa hàng hoá cho nông dân. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại đảm bảo cho các doanh nghiệp vay đủ vốn để mua lúa hang hoá. Việc mua tạm trữ là cần thiết để đảm bảo tiêu thụ vào thời điểm có lợi, nhưng hiện nay các tỉnh ĐBSCL chưa đủ điều kiện về kho tàng và thiết bị sấy để mua hết thóc ướt của nông dân đưa vào kho tạm trữ chờ xuất khẩu.

Việc phân bổ chỉ tiêu cho từng tỉnh ngay từ đầu năm cũng là việc làm cần thiết để địa phương chủ động, vấn đề chính hiện nay còn khó khăn là nước ta chưa chủ động được thị trường một cách vững chắc; mặt khác, sản xuất lương thực còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, sâu bệnh, thiên tai, bão lũ, rét,.. không lường trước được; Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ nghiên cứu chỉ đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam làm thí điểm một số tỉnh, rút kinh nghiệm, mở rộng khi có kết quả tốt.

60/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Về đầu tư các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đối với các tỉnh Tây Nguyên, đề nghị Chính phủ sớm thông qua Đề án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình.

Trả lời (tại công văn số 2514/BNN-KH ngày 20/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về việc phê duyệt Đề án thuỷ lợi vừa và nhỏ các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 ( Văn bản số 6954/VPCP-NN ngày 29/11/2007 của Văn phòng Chính phủ ). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010; giao Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định, phê duyệt tiêu chí lựa chọn các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ để đưa vào kế hoạch giai đoạn 2006-2010 và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào khả năng nguồn ngân sách hàng năm cân đối bố trí vốn hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nguyên theo các chương trình, mục tiêu để đầu tư.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 3604/BNN-TL ngày 31/12/2007 hướng dẫn lựa chọn tiêu chí các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Nông ( và các tỉnh Tây Nguyên khác), căn cứ tiêu chí đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, lựa chọn các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ thật sự cấp bách đưa vào kế hoạch 5 năm và hàng năm để triển khai đầu tư, và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn hỗ trợ hàng năm để thực hiện.

61/ Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cho tỉnh Đắk Nông chuyển đổi 500 ha rừng nghèo sang đất nông nghiệp để tỉnh có quỹ đất cấp cho nhân dân sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển.

Trả lời (tại công văn số 2672/BNN-VP ngày 04/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) :

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủng hộ việc giải quyết đất nông nghiệp cho nhân dân sản xuất, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát các quỹ đất trống, đất chưa sử dụng, đất rừng trồng hiệu quả kinh tế thấp, nếu thiếu mới quy hoạch chuyển đổi từ đất rừng nghèo sang đất nông nghiệp.

Về thẩm quyền và trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Điều 29 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Vừa qua, tỉnh đã thực hiện rà soát quy hoạch 3 loại rừng, nếu cần thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch sử dụng đất.



62/ Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị : Thời gian vừa qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã có văn bản gửi Chính phủ xin cho phép được sử dụng lực lượng hỗ trợ như Công an, Quân đội trong việc thu hồi đất lâm nghiệp bị xâm canh lấn chiếm theo Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến kết luận của Chính phủ. Đề nghị Chính phủ sớm cho ý kiến để công tác thu hồi đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm trên địa bàn tỉnh Bình Phước thực hiện đạt hiệu quả.

Trả lời (tại công văn số 2672/BNN-VP ngày 04/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) :

Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép đã chỉ thị “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Phước, Lâm Đồng, Kon Tum chỉ đạo rà soát, kiểm tra những trường hợp mua bán chuyển nhượng đất không hợp pháp từ khi có Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, phải thu hồi lại đất, cấp cho các hộ đồng bào dân tộc tại chỗ thiếu đất ở và đất sản xuất”. Vì vậy, để công tác thu hồi đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm trên địa bàn đạt hiệu quả, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước cần chỉ đạo các cơ quan thừa hành pháp luật của địa phương như Công an; Kiểm sát; Kiểm lâm và cơ quan chuyên môn thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép huy động lực lượng Quân đội hỗ trợ trong việc thu hồi đất lâm nghiệp bị xâm canh lấn chiếm không thuộc thẩm quyền trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước cần có ý kiến của Bộ Quốc phòng trước khi đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Để huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT-BNN-BQP-BCA ngày 6/12/2002 về hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng. Thông tư đã quy định rõ trách nhiệm của các lực lượng trong việc tham gia truy quét chống chặt phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, để huy động tối đa các nguồn lực tham gia công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong những tình huống cấp bách, những vụ việc phức tạp vượt quá tầm kiểm soát của địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tại Quyết định 1282/QĐ-TTg ngày 29/9/2006 và Quyết định số 1586/QĐ-TTg 04/12/2006. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thành lập Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp.

Những nội dung quy định trên phù hợp với Chỉ thị số 12/2005/CT-TTg và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 12/2005/CT-TTg nêu rõ:

“Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hiệp đồng các đơn vị thuộc lực lượng Quân đội, Công an, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh; lực lượng dân quân, bảo vệ lâm trường, các chủ rừng tiến hành ngay các công việc sau:

a) Tổ chức truy quét bọn lâm tặc tại những khu rừng tự nhiên, rừng già, rừng giáp ranh nhiều tỉnh, phát hiện và xử lý những phần tử cố ý không tuân thủ pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tay cho bọn lâm tặc phá rừng, hủy hoại môi trường sống của cộng đồng và xã hội.

Phải huy động lực lượng đủ mạnh, kết hợp đồng bộ, kiên quyết các biện pháp: tuyên truyền, vận động, tiến hành truy quét, triệt phá những ổ, nhóm lâm tặc hung hãn chống đối người thi hành công vụ.

Xử lý nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, những người bao che cho lâm tặc, những người cho phép khai thác rừng và cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp không đúng thẩm quyền, sai pháp luật; xử lý trách nhiệm hành chính và bắt bồi thường những thiệt hại về rừng do họ gây ra, nếu nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

b) Tiến hành kiểm tra và cưỡng chế tất cả những người di cư tự do ra khỏi các vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; tập trung, chuyển số dân này vào định cư trong các khu đã được quy hoạch, bố trí đất đai cho họ để làm ăn sinh sống. Những trường hợp không đồng ý vào định cư trong các khu quy hoạch trên thì phối hợp với tỉnh có dân đi, tổ chức đưa họ về tái định cư ở quê cũ …”.



63/ Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Hiện nay sản xuất nông nghiệp có tính rủi ro cao, do thiên tai, dịch bệnh…. Giá vật tư nông nghiệp tăng cao, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, trong khi họ vốn là nông dân từ nhiều thế hệ, ít tham gia buôn bán, nên việc tổ chức sản xuất, xây dựng cuộc sống gặp không ít khó khăn. Mặt khác, do thiếu việc làm nên sự phân công lao động xã hội một cách tự phát ngày càng diễn ra gay gắt, nông dân di cư ra thành phố kiếm việc làm ngày càng đông, giá nhân công rẻ mạt, lao động không có bảo hộ, không được bảo vệ quyền lợi … đây là vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp toàn diện hơn về vấn đề này. Đồng thời xem xét, xúc tiến việc thành lập quỹ bảo hiểm nông nghiệp để hạn chế rủi ro, giúp bà con nông dân yên tâm phát triển sản xuất?

Trả lời (tại công văn số 2583/BNN-KTHT ngày 26/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Vấn đề cử tri đặt ra cũng là các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung chỉ đạo và phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan để giải quyết một số nội dung liên quan đến vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã nêu ra, như sau:



1. Về giải pháp trước mắt: Để giải quyết những vấn đề khó khăn hiện nay trong sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống của nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

- Tập trung phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để đảm bảo sản xuất thành công các vụ lúa, phát triển cây trồng, vật nuôi.

- Cung cấp kịp thời các loại vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng thời tăng cường công tác quản lý chất lượng.

- Tích cực theo dõi, nắm bắt thông tin kịp thời về thị trường nông sản nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của người nông dân, người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Đề xuất với Chính phủ một số chính sách hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng của thiên tai (rét đậm, rét hại) và dịch bệnh (lợn tai xanh, cúm gia cầm) khôi phục sản xuất.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan kiểm tra tình hình hộ thiếu lương thực (hộ đói) và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ .

- Chỉ đạo các địa phương chuẩn bị tích cực và đối phó có hiệu quả hơn với thiên tai có thể xảy ra.

2. Về lâu dài:

Sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 09 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ 2009 – 2020. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các đơn vị khác có liên quan xây dựng chương trình hành động của Chính phủ để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo và nâng cao nhanh đời sống của nông dân mọi miền trong cả nước từ nay đến năm 2020, trong đó tập trung vào những vấn đề sau:

a) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, các đề án chuyên ngành.

b) Xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia: Điều chỉnh, bổ sung và thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, việc làm, 135. Xây dựng thêm các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai....

c) Xây dựng các đề án chuyên ngành, tập trung vào các nhóm đề án sau:

- Nhóm đề án về xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

- Nhóm đề án phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn. Trong đó có Đề án Thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp.

d) Nhóm đề án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

e) Nhóm đề án nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn. Trong đó có Đề án thí điểm về đảm bảo mức sống tối thiểu cho dân cư nông thôn. Đề án tập trung giảm nghèo nhanh cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, xây dựng hệ thống an sinh xã hội cho người dân nông thôn. Quan tâm đẩy mạnh tốc độ phát triển hơn cho vùng đặc biệt khó khăn.

f) Nhóm đề án đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn.

g) Nhóm đề án phát triển khoa học - công nghệ.

h) Nhóm đề án về nâng cao năng lực quản lý nhà nước, trong đó có bổ sung, hoàn thiện và xây dựng các Đề án liên quan về đổi mới tổ chức, bộ máy nâng cao năng lực quản lý nhà nước về nông nghiệp; Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm

i) Nhóm đề án về chính sách, trong đó có bổ sung, sửa đổi một số các chính sách như : Sửa đổi Luật Đất đai, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư

- Xây dựng các bộ Luật: Nông nghiệp, Thú y, Bảo vệ thực vật, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Tài nguyên nước; Xây dựng chính sách bảo vệ đất lúa và an ninh lương thực quốc gia, chính sách tín dụng nông thôn; Chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; Chính sách thu hút trí thức về nông thôn.



64/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng chịu áp lực lớn về kinh tế xã hội do dân di cư tự do. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo về chủ trương, biện pháp hạn chế, ngăn chặn dân di cư tự do, để hỗ trợ các tỉnh Tây Nguyên bảo vệ rừng và ổn định kinh tế - xã hội. Đối với số dân di cư tự do hiện có trên địa bàn, đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí vốn từ nguồn tăng thu của ngân sách TW hàng năm để hỗ trợ địa phương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi...) nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn dân di cư tự do đến sinh sống.

Trả lời (tại công văn số 2583/BNN-KTHT ngày 26/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Trong những năm qua Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chủ trương, biện pháp hạn chế, ngăn chặn tình trạng dân di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác tại Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg ngày 12/11/2004 với mục tiêu "Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản chấm dứt tình trạng dân di cư tự do, ổn định và nâng cao đời sống đối với những hộ dân di cư tự do ở những nơi cần bố trí, sắp xếp theo quy hoạch và kế hoạch"; đồng thời hàng năm nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí cho chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 và phân bổ đến các địa phương, trong đó có đầu tư hỗ trợ các dự án bố trí ổn định dân di cư tự do.

Ngoài ra, trước những diễn biến của tình trạng dân di cư tự do ở những vùng bức xúc, nhạy cảm như ở Tây Nguyên và một số tỉnh khác; Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 3074/TTr-BNN-HTX ngày 7/11/2007 về đề nghị hỗ trợ bổ sung kinh phí để bố trí sắp xếp ổn định dân di cư tự do năm 2007; ngày 9/7/2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổng hợp tình hình dân di cư tự do trong những năm gần đây đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn ổn định dân di cư tự do năm 2008 (Công văn số 1956/BNN-KTHT). Trong đó đề nghị bố trí cho các tỉnh Tây Nguyên là 76 tỷ. Để giải quyết tốt tình trạng dân di cư tự do đề nghị các địa phương xác định những điểm dân di cư tự do bức xúc cần bố trí, sắp xếp ổn định; tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt dự án bố trí ổn định dân di cư tự do để triển khai thực hiện.

65/ Cử tri tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ánh, theo chính sách hiện hành, người bị thu hồi đất được bố trí tái định cư, hỗ trợ đào tạo giải quyết việc làm. Đối với người trẻ tuổi thì có thể đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn đối với người già thì sao? Có trường hợp cụ thể, hai vợ chồng già có thửa đất, dù phải thuê người làm thì họ vẫn có thu nhập đủ sống, nay bị thu hồi đất, họ không biết phải làm gì để sống, đề nghị Nhà nước nghiên cứu để có chính sách đối với nông dân là người già, người nghèo bị thu hồi đất sản xuất (như trợ cấp, bảo hiểm y tế ...)

Trả lời (tại công văn số 2583/BNN-KTHT ngày 26/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Theo chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với người bị thu hồi đất là: bố trí tái định cư, tạo việc làm, có thu nhập ổn định để có cuộc sống tốt hơn trước khi bị thu hồi đất. Đối với người già và người nghèo bị thu hồi đất, mặc dù Nhà nước chưa có chính sách riêng, nhưng một số địa phương đã chủ động xây dựng chính sách hỗ trợ cho đối tượng trên, ví dụ như Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội kỳ họp thứ 13 đã thông qua Nghị quyết về "Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp", Theo Nghị quyết này, sắp tới thành phố sẽ thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp. Theo đó, những gia đình bị thu hồi đất có con đang ở độ tuổi học phổ thông sẽ được hỗ trợ tiền học phí và tiền đóng góp cơ sở vật chất trường học (theo mức quy định của trường công lập) trong 3 năm, nếu sau đó gia đình có khó khăn các em cũng vẫn sẽ tiếp tục được hỗ trợ. Với những người dân trên 60 tuổi (nam) và trên 55 tuổi (nữ) sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí bảo hiểm y tế. Trợ cấp khó khăn cho người già, cô đơn, có hoàn cảnh đặc biệt (mức hỗ trợ tương đương 30 kg gạo/người/tháng). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng kết chính sách hỗ trợ của các địa phương cho người già, người nghèo bị thu hồi đất sản xuất, từ đó tham mưu với Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ thống nhất chung cả nước.



66/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ khẩn trương phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân di cư tự do huyện Mường Nhé để tỉnh triển khai thực hiện nhằm sớm ổn định đời sống dân di cư tự do của các tỉnh và khu vực này.

Trả lời (tại công văn số 2583/BNN-KTHT ngày 26/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 141/QĐ-TTg ngày 31/01/2008 Phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân di cư tự do huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008 - 2012, trong đó mục tiêu tổng quát là "tập trung giải quyết về cơ bản tình trạng dân di cư tự do hiện đang sinh sống tại Mường Nhé. Thực hiện tuyên truyền giáo dục, vận động để nhân dân đến nơi ở mới thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tập trung xây dựng một số hạng mục công trình thiết yếu, quan trọng ở một số địa điểm có điều kiện bố trí, ổn định dân cư để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng thời ổn định đời sống lâu dài cho nhân dân.



Kết hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn để củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững chắc, chú trọng nâng cao đời sống chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở từ thôn, bản tạo nên thế trận an ninh, quốc phòng toàn dân".

Đề nghị UBND tỉnh Điện Biên căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định trên để tổ chức triển khai thực hiện Đề án.



67/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Trong 4 tháng đầu năm 2008, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh ở nhiều tỉnh trong cả nước. Một trong những nguyên nhân là do việc xét nghiệm vi rút gây bệnh còn chậm, mất nhiều thời gian do trung tâm xét nghiệm ở quá xa nơi có dịch, dẫn đến việc công bố dịch ở các tỉnh chậm. Đề nghị Nhà nước quy hoạch xây dựng các trung tâm xét nghiệm vi rút ở từng vùng, miền để việc xét nghiệm được thực hiện nhanh chóng, kịp thời đảm bảo thời gian để các địa phương công bố dịch và triển khai các biện pháp phòng dịch.

Trả lời (tại công văn số 2155/BNN-TY ngày 24/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

Theo thống kê của ngành thú y, những tháng đầu năm thường xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết mùa xuân có mưa phùn rất thuận lợi cho các mầm bệnh tồn tại, hơn nữa thời điểm này lại là dịp Tết cổ truyền của dân tộc, rất nhiều người đi lại, di chuyển giữa các vùng miền có thể đem theo mầm bệnh một cách cơ học. Dịp Tết cũng là dịp nhân dân chuẩn bị các loại thực phẩm để đón Tết, do đó, nhu cầu về thịt gia súc, gia cầm là rất lớn, … cho nên có nói những tháng đầu năm là những tháng có nguy cơ phát dịch cao nhất. Về việc chẩn đoán, xét nghiệm thú y thuộc Trung ương quản lý có khả năng xét nghiệm bệnh, xin được trả lời như sau: Hiện nay, toàn quốc có 9 phòng xét nghiệm thú y thuộc Trung ương quản lý có khả năng xét nghiệm hầu hết các loại dịch bệnh truyền nhiễm trên động vật. Bộ cũng đã ban hành các quy trình xét nghiệm đối với từng bệnh. Thông thường quy trình xét nghiệm một bệnh từ lúc tiếp nhận mẫu bệnh phẩm tới lúc trả kết quả thường không quá 24 giờ. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý tự nhiên của nước ta rất dài nên một số địa phương sẽ nằm xa trung tâm xét nghiệm. Để giải quyết vấn đề này, Bộ đã có chủ trương xây dựng mới 2 trung tâm xét nghiệm bệnh động vật tại Sơn La và Thái Nguyên để phục vụ việc chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật cho các địa phương thuộc khu vực Đông và Tây Bắc.



68/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm,… đã tái phát ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Tại quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính cấp tạm ứng cho Nghệ An 15 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch bệnh tai xanh ở lợn. Nhưng tình hình dịch bệnh tai xanh và lở mồm long móng ở gia súc đang diễn biến rất phức tạp. Đề nghị Nhà nước nên tăng mức hỗ trợ để tiêu huỷ gia súc, gia cầm bị bệnh (đề nghị tăng mức hỗ trợ tiêu huỷ lợn từ 20.000đ lên mức 25.000đ/kg) để hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi, đồng thời tăng cường các biện pháp hữu hiệu nhằm khống chế, ngăn chặn và dập tắt các nguồn bệnh.

Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh hữu hiệu hơn.

Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Theo quy định hiện hành, kinh phí phòng chống dịch bệnh đối với các vùng có dịch do kinh phí trung ương hỗ trợ, còn đối với vùng đệm thì do kinh phí địa phương hỗ trợ. Đối với các tỉnh thành có nguồn thu ngân sách cao thì quy định như trên là phù hợp nhưng đối với các tỉnh nghèo, thu ngân sách thấp như Ninh Thuận là rất khó khăn. Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét có chính sách hỗ trợ cho các tỉnh nghèo trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh.

Trả lời (tại công văn số 2154/BNN-TY ngày 24/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Về kinh phí hỗ trợ, phòng chống dịch: Ngày 05/6/2008, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, theo đó tại điểm a, khoản 1, Điều 1, Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ là 25.000 đồng/ka hơi đối với lợn. Còn tại điểm b, khoản 1, Điều 3, Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương có khó khăn về ngân sách như Ninh Thuận là 70% kinh phí phòng, chống dịch và cũng để đảm bảo cho các địa phương có đủ kinh phí phòng chống dịch, Thủ tướng Chính phủ đã quy định tại khoản 4, Điều 3 như sau: “4. Đối với các địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách Trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để tác tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện”.

Về các biện pháp chủ động phòng chống dịch: công tác phòng chống dịch hiệu quả nhất là giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh và kiểm soát dịch tại nguồn. Để tăng cường cho công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, ngày 19/11/2007, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 1569/TTg-NN về việc thực hiện chế độ phụ cấp cho thú y xã, phường theo đó mỗi xã, phường sẽ có ít nhất 1 nhân viên thú y được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Để kiểm soát được dịch tại nguồn, chúng ta phải quy hoạch lại ngành chăn nuôi. Ngày 16/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, theo đó, mục tiêu cơ bản là đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm. Bộ đang hướng dẫn các địa phương triển khai quyết định này của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ đã xây dựng các chương trình quốc gia như: Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh lở mồm, long móng đến năm 2010, Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao Giai đoạn I 92005 – 2006) và II (2007 – 2008). Các chương trình này hiện đang phát huy hiệu quả. Tới đây, Bộ sẽ chỉ đạo xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh tai xanh và hướng dẫn các địa phương thực hiện.



69/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Ngày 22/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 231/QĐ-TTg về việc hỗ trợ các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp… sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay các nông trường ở Đăk lăk đã ổn định về mặt tổ chức, lao động trong những năm gần đây cũng như các năm tiếp theo không có việc thành lập mới các nông, lâm trường, vì vậy việc áp dụng chính sách theo Quyết định 231 là rất hạn chế. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 231 theo hướng cho phép các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị thành lập theo Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ được áp dụng chính sách ưu đãi theo tinh thần Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg (Đắk Lắk).

Trả lời (tại công văn số 2154/BNN-TY ngày 24/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Thi hành Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên. Ngày 30/3/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 25/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 231/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, các đơn vị nêu trên thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã lập dự toán đề nghị nhà nước hỗ trợ kinh phí, Bộ đã tổng hợp, đề nghị Bộ Tài chính cấp trong kế hoạch ngân sách hàng năm. Kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp theo chính sách trên từ năm 2008 trở về trước vẫn chưa được cấp.

Trong phạm vi quản lý ngành được nhà nước giao, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ủng hộ ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII. Theo đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 231 theo hướng cho phép mở rộng áp dụng đối với các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên, được áp dụng chính sách ưu đãi theo tinh thần Quyết định 231/2005/QĐ-TTg.

Đối với các tổ chức, đơn vị được thành lập theo Nghị quyết số 53/2005/NĐ- CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ người công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Do các lĩnh vực này thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, ngành khác, vì vậy Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Văn phòng Chính phủ chuyển ý kiến của tri đến các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, giải quyết theo nguyện vọng của cử tri tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII.



70/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt dự án: “ Tổng quan sắp xếp dân cư phòng, tránh thiên tai ven biển tỉnh Quảng Nam”, nhằm hạn chế cơ bản thiệt hại về người và tài sản của nhân dân vùng ven biển trước tình trạng bão, lũ diễn ra hàng năm, đồng thời tạo điều kiện cho Quảng Nam triển khai các dự án lớn phát triển kinh tế biển trong thời gian tới.

Trả lời (tại công văn số 2074/BNN-KTHT ngày 18/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2019/TTg-NN ngày 28/12/2007 về việc “Dự án tổng thể sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam”, UBND tỉnh đã hoàn chỉnh nội dung và phê duyệt Dự án tổng thể sắp xếp dân cư phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam (Quyết định số 1747/QĐ-UBND ngày 21/4/2008); trong đó mục tiêu cụ thể của Dự án là di dời, bố trí, sắp xếp dân cư 10.367 hộ với tổng mức đầu tư: 3.679.348 triệu đồng; thời gian thực hiện đầu tư từ 2008 – 2020.

Để thực hiện mục tiêu của Dự án đã được duyệt ngay từ trước mùa mưa, lũ năm nay, UBND tỉnh Quảng Nam cần khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị ưu tiêu bổ sung nguồn vốn ngay trong năm 2008 để bố trí sắp xếp dân cư vùng có nguy cơ cao về thiên tai cần di dời khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tại công văn số 8130/BGDĐT-VP ngày 04/9/2008, Bộ Giáo dục – Đào tạo trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII như sau:

1/ Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Xem lại nội dung chương trình đào tạo thạc sĩ của các trường đại học, ở nước ta hiện nay nhiều thạc sĩ đã tốt nghiệp nhưng trình độ chuyên môn không đáp ứng được nhu cầu công việc, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành chức năng có kế hoạch và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, vì đây là đội ngũ tri thức quan trọng trong công cuộc phát triển của nước ta hiện nay.

Trả lời:

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ trên đại học có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế có một tỷ lệ nhất định người có bằng thạc sĩ nhưng trình độ chuyên môn không đáp ứng được nhu cầu công việc. Đây là một vấn đề bức xúc cần được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan từ 3 phía: quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo và người sử dụng nhân lực.

Khoản 4, Điều 39, Luật giáo dục năm 2005 quy định: Mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ là giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo; Điểm 4, Khoản 1, Điều 40, Luật giáo dục quy định về nội dung chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình.

Hiện nay, hệ thống các cơ sở đào tạo sau đại học đã phát triển rộng khắp trong cả nước. Tính đến tháng 4/2008, cả nước có 164 cơ sở đào tạo sau đại học, trong đó có 71 viện nghiên cứu, 93 trường đại học và học viện. Năm 2008, các cơ sở đào tạo sau đại học đã đăng ký đào tạo 2.062 tiến sĩ và 23.666 thạc sĩ.

Báo cáo tổng kết năm học 2006 - 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khẳng định còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học, đặc biệt là chất lượng đào tạo, cụ thể là: Một số cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo thạc sĩ hoàn toàn theo hình thức không tập trung, học vào buổi tối, học ngoài giờ; Học viên không có thời gian tự học, tự nghiên cứu, không sử dụng thư viện. Mức độ gia tăng kiến thức thấp, kỹ năng thực hành hạn chế; Điểm đánh giá môn học, đặc biệt điểm đánh giá luận văn thạc sĩ quá cao, có khoá học gần 90% đạt xuất sắc, đã gây dư­ luận không tốt về chất lượng đào tạo sau đại học.

* Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là:

- Chương trình đào tạo thạc sĩ lạc hậu, nặng về lý thuyết, xây dựng dựa trên khả năng của trường, chưa cập nhật được các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới. Mục tiêu đào tạo thiếu cụ thể, chưa trở thành cơ sở để xây dựng nội dung chương trình và thước đo đánh giá chất lượng đầu ra. Nội dung chương trình đào tạo còn trùng lặp nhiều với trình độ đại học, chư­ơng trình giảng dạy dành nhiều thời gian lên lớp; thời gian thảo luận, thực hành và nghiên cứu quá ít.

- Phương pháp giảng dạy còn thụ động, nặng về đọc chép, chưa phát huy hết khả năng tự học và nghiên cứu của học viên. Phương pháp kiểm tra đánh giá không thích hợp, không có khả năng phân loại, sàng lọc học viên.

- Tỷ lệ giảng viên, hướng dẫn khoa học có trình độ tiến sĩ còn thấp (9,41%), phần lớn giáo sư là các nhà khoa học đầu ngành tuổi cao, sức yếu, nhiều người đã và đang đến tuổi nghỉ hưu.

- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, giáo trình, tài liệu tham khảo thiếu; trang thiết bị phòng thí nghiệm lạc hậu chưa đáp ứng được công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên.

- Công tác tổ chức và quản lý đào tạo chư­a nghiêm túc, chưa thực hiện đúng các quy định của quy chế; quy định về trách nhiệm và quyền lợi của giảng viên chưa rõ ràng, chặt chẽ; chưa có sự gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo sau đại học còn quá thấp (kinh phí đào tạo 1 nghiên cứu sinh trong n­ước chỉ bằng khoảng 1/50 kinh phí đào tạo 1 nghiên cứu sinh ở n­ước ngoài).

- Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục còn yếu, chưa có giải pháp mạnh đối với các cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng như phạt hành chính, tạm dừng, hoặc rút phép đào tạo.



* Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ:

- Phát triển chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hoá khu vực và quốc tế, xây dựng lại hoặc điều chỉnh chương trình với các nội dung cần thiết nhất của chuyên ngành. Mục tiêu đào tạo phải cụ thể, rõ ràng; nội dung chương trình phù hợp, công bố và cam kết chất lượng đầu ra.

- Đổi mới phương pháp đào tạo, giảm bớt thời gian học trên lớp, áp dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ, học viên có thể học các môn học liên ngành (môn học mới), tăng thời gian học nhóm, thực hành, tham gia nghiên cứu, làm báo cáo khoa học, viết tiểu luận, tổ chức hội thảo.

- Thu hút người có trình độ tiến sĩ tham gia giảng dạy cao học, củng cố, tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên, tăng cường mời các nhà khoa học, các nhà quản lý từ các viện nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp tham gia giảng dạy thạc sĩ.

- Khuyến khích việc hợp tác quốc tế trong đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo trong nước.

- Bổ sung hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, cập nhật kiến thức mới. Tăng cường hệ thống thiết bị thí nghiệm, kết hợp chặt chẽ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ với nghiên cứu khoa học. Mỗi đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước phải bổ sung mục tiêu cụ thể là đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.

- Tăng cường công tác quản lý đào tạo sau đại học, công tác kiểm tra, đánh giá môn học, phương pháp giảng dạy, lấy ý kiến phản hồi của học viên nhằm hoàn thiện nâng cấp chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Tăng thêm kinh phí đào tạo, thu thêm học phí, cân đối thu chi, đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo. Đề nghị được phép phạt hành chính, ngừng đào tạo tạm thời hoặc không cho phép đào tạo đối với các cơ sở đào tạo vi phạm quy chế. Xếp hạng hàng năm và công bố công khai chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo sau đại học trong cả nước.

Ngày 05/8/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT, cụ thể hoá các yêu cầu mới đối với đào tạo trình độ thạc sĩ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng công tác đào tạo trình độ thạc sĩ trong thời gian tới sẽ có những tiến bộ đáng kể, từng bước khắc phục và tiến tới chấm dứt tình trạng đào tạo không đảm bảo yêu cầu chất lượng và nhu cầu công việc của người học.

2/ Cử tri các tỉnh Nghệ An và Hà Nội kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xem xét lại chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và chương trình phổ thông trung học cơ sở để đảm bảo chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đánh giá lại việc tổ chức thi tốt nghiệp theo hình thức trắc nghiệm.

Trả lời:

a. Về chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổi để đảm bảo chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa

* Chương trình Phổ cập giáo dục tiểu học - Chống mù chữ (PCGDTH-CMC) có mục tiêu huy động trẻ em đi học, duy trì số lượng trẻ em đến lớp, chống thất học, bỏ học. PCGDTH – CMC là mục tiêu xuyên suốt của cấp tiểu học, điều này đã được xác định trong Luật PCGDTH (1991).

Tiêu chí PCGDTH - CMC được tính theo tỉ lệ trẻ em 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học (nay gọi là hoàn thành chương trình tiểu học - HTCTTH) như sau:

- Đối với vùng khó khăn, một đơn vị cấp xã (xã, phường, thị trấn) đạt chuẩn nếu có 70% trẻ em 14 tuổi HTCTTH. Một đơn vị cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), đơn vị cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) đạt chuẩn nếu có 80% số đơn vị cấp xã đạt chuẩn;

- Đối với vùng thuận lợi, đơn vị cấp xã đạt chuẩn nếu có 80% trẻ em 14 tuổi HTCTTH. Đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đạt chuẩn nếu có 90% số đơn vị cấp xã đạt chuẩn.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật PCGDTH, đến năm 2000 cả nước đạt chuẩn PCGDTH - CMC. Tuy cả nước đã đạt chuẩn PCGDTH - CMC nhưng chất lượng giáo dục tiểu học chưa thực sự vững chắc, nhất là ở vùng khó khăn.

* Chương trình PCGDTH đúng độ tuổi (ĐĐT) có mục tiêu củng cố vững chắc PCGDTH – CMC và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Tiêu chí đạt chuẩn PCGDTHĐĐT nêu trong Quyết định số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/6/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định và kiểm tra PCGDTHĐĐT như sau:

- Một đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTHĐĐT phải có ít nhất 95% trẻ em 6 tuổi học lớp 1; ít nhất 80% trẻ em 11 tuổi HTCTTH, số còn lại đang học ở các lớp tiểu học; đội ngũ giáo viên đảm bảo tỉ lệ giáo viên/lớp theo quy định, ít nhất có 80% đạt chuẩn trung học sư phạm, có giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; mạng lưới trường, lớp phù hợp tạo điều kiện cho học sinh đi học, có đủ phòng học, bàn ghế cho học sinh, có thư viện và phòng đồ dùng dạy học.

- Đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đạt chuẩn phải có ít nhất 90% số đơn vị cấp xã đạt chuẩn.

Ngay sau khi ban hành Quyết định số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT nêu trên, đã có ba tỉnh đạt chuẩn PCGDTHĐĐT vào năm 1999 (Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình). Tiếp theo là các tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi, giáo dục phát triển đạt chuẩn trong giai đoạn 2000-2003. Các tỉnh, thành phố có điều kiện trung bình hoặc tương đối khó khăn, đã phấn đấu đạt chuẩn vào các năm 2004, 2005, 2006, 2007. Đến 6/2008, có 42 tỉnh, thành phố đạt chuẩn PCGDTHĐĐT, kết quả cụ thể: Số đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTH - CMC: 10.962/10.968 (99,94%); 676/676 huyện đạt chuẩn PCGDTH - CMC (100%); Số đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTHĐĐT: 9.841/10.968 (89,72%), số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTHĐĐT: 548/676 (81,06%).

Hiện nay còn 22 tỉnh khó khăn và đặc biệt khó khăn dự kiến phấn đấu đạt chuẩn PCGDTHĐĐT trong năm 2008, 2009, 2010; riêng Cao Bằng đăng kí đạt chuẩn vào năm 2014.

* Chuẩn (mục tiêu) PCGDTHĐĐT theo Quyết định số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT để các đơn vị khó khăn và đặc biệt khó khăn tiếp tục phấn đấu xây dựng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất; vận động mọi nguồn lực, các ban, ngành, đoàn thể đóng góp công sức để trẻ em trong độ tuổi học tiểu học được thụ hưởng môi trường giáo dục tốt hơn, dần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Như vậy, chương trình PCGDTHĐĐT là đảm bảo vững chắc chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học nói chung và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nói riêng vì chuẩn (mục tiêu) PCGDTHĐĐT chú trọng chất lượng giáo dục và điều kiện phục vụ dạy học, đó là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.

Thực hiện PCGDTHĐĐT là góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và thực hiện mục tiêu quốc gia PCGDTHCS vào năm 2010.

Để thực hiện chương trình PCGDTHĐĐT tốt hơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị phấn đấu hoàn thành mục tiêu PCGDTHĐĐT một cách thực chất và vững chắc.



b. Chương trình phổ thông trung học cơ sở để đảm bảo chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa

Điều 29, Luật giáo dục năm 2005 đã quy định: Chương trình giáo dục phổ thông quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ là những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ mà mỗi học sinh cần phải và có thể đạt được. Nhiệm vụ của các nhà trường là tổ chức giảng dạy cho học sinh để đạt được các yêu cầu theo chuẩn trong chương trình giáo dục của từng lớp học, cấp học. Đối với học sinh ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa để giúp học sinh đạt được các yêu cầu này, ngoài việc chú trọng đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo còn tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy đối với các vùng khó khăn và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên. Hiện nay, Bộ đang tiến hành biên soạn Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình, sách giáo khoa trung học. Tài liệu này giúp giáo viên, học sinh, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa thực hiện tốt hơn các yêu cầu của chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông.

c. Về đánh giá lại việc tổ chức thi tốt nghiệp theo hình thức trắc nghiệm

Thi trắc nghiệm là một phương pháp đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới từ hàng chục năm qua. Đối với nước ta, theo lộ trình đã xác định từ năm 2005, việc tổ chức thi trắc nghiệm đối với một số môn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào thực hiện trên quy mô toàn quốc tại các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng từ năm 2006. Năm 2006, tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm đối với môn Ngoại ngữ; năm 2007 và 2008, thi trắc nghiệm được áp dụng thêm với các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học. Hằng năm, Bộ đều có tổng kết, đánh giá về các kỳ thi và các hình thức thi, trong đó có thi trắc nghiệm.



Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương