BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang11/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   67

Trả lời (tại công văn số 2044/BNN-TL ngày 16/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Căn cứ điều 15 của NĐ 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm quy định: “Biên chế của lực lượng kiểm lâm thuộc biên chế hành chính Nhà nước. Định mức biên chế Kiểm lâm được tính bình quân toàn quốc cứ 1 ngàn héc ta rừng có 01 biên chế Kiểm lâm”. Theo số liệu thống kê rừng năm 2007, diện tịch có rừng trên toàn quốc là 12.837.333 ha, như vậy, theo định mức cả nước phải có trên 12 ngàn Kiểm lâm, nhưng hiện nay lực lượng Kiểm lâm còn rất mỏng lại phải làm việc ở vùng sâu, vùng xa, toàn quốc chỉ có 11.150 công chức Kiểm lâm, còn thiếu trên 2 ngàn. Mặc dù biên chế còn thiếu, nhưng lực lượng Kiểm lâm đã xây dựng được hệ thống Kiểm lâm từ Trung ương đến tỉnh, huyện, bám dân, bám rừng. Thực hiện Nghị định số 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm, 60 Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện có 500 Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thực hiện quyết định số 105/2000/QĐ-BNN-KL của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các Chi cục Kiểm lâm trong cả nước triển khai, đưa 4.003 công chức kiểm lâm về hoạt động tại địa bàn xã, quản lý địa bàn 4.176 xã trong tổng số 5.985 xã có nhiều rừng. Kết quả là trên 90% cán bộ, công chức Kiểm lâm, nhất là cán bộ cơ sở, địa bàn nơi có rừng được trang bị, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thực sự là nòng cốt, tham mưu có hiệu quả cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đã xây dựng chính sách cho Kiểm lâm địa bàn, chính sách thương binh liệt sỹ và phụ cấp ưu đãi nghề đối với lực lượng Kiểm lâm, Chính phủ đang xem xét cho áp dụng phụ cấp thâm niên nghề đối với lực lượng Kiểm lâm.

43/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Việc bố trí lực lượng Kiểm lâm chốt chặt ở các tuyến dễ phát sinh tiêu cực. Đề nghị không tổ chức các điểm chốt chặn như hiện nay, đưa lực lượng Kiểm lâm cùng với nhân dân và chính quyền địa phương khoanh vùng, quản lý từng khu rừng, lực lượng liên ngành và các cơ quan hữu quan thực thi pháp luật về bảo vệ rừng trên từng địa bàn. Đồng thời sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách để huy động nhân dân (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số) tham gia tích cực vào việc bảo vệ, chăm sóc rừng, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện xoá đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Trả lời (tại công văn số 2044/BNN-VP ngày 16/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

1. Ngày 16 tháng 10 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/NĐ - CP về tổ chức hoạt động Kiểm lâm. Nghị định không quy định việc bố trí lực lượng Kiểm lâm chốt chặt các tuyến đường. Hiện nay, lực lượng Kiểm lâm chủ yếu bố trí ở các trạm cửa rừng để quản lý, bảo vệ rừng tại gốc, đồng thời đưa công chức Kiểm lâm phụ trách hoặc kiêm nhiệm địa bàn xã để trực tiếp tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Tuỳ tình hình thực tế về quản lý bảo vệ rừng ở địa phương mà Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập các đội liên ngành chốt chặt ở các tuyến đường để kiểm tra, kiểm soát lâm sản. Như tỉnh Quảng Nam đã thành lập 4 trạm liên ngành tại các huyện Đại Lộc, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang.

2. Việc sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách để huy động nhân dân ( nhất là đồng bào dân tộc thiểu số) tham gia tích cực vào việc bảo vệ, chăm sóc rừng, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai như sau:

+ Ngày 20 tháng 9 năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2740/ QĐ - BNN - KL về việc phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007 - 2010.

+ Ngày 05 tháng 10 năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2945/ QĐ - BNN - KL về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông nghiệp bền vững trên đất nương rãy.

+ Ngày 14 tháng 4 năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên Bộ 52/2008/ TTLB - BNN - BTC về việc hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rãy



44/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị:

Câu hỏi 1:Đề nghị hỗ trợ nguồn vốn cho chương trình xây dựng quy hoạch vùng đồng bằng ngập lũ nhằm thích nghi với điều kiện mưa lũ, góp phần tăng trưởng kinh tế; quy hoạch hạ tầng khu vực đồng bằng ngập lũ, nhất là vấn đề quản lý ngập lũ sau xây dựng các công trình hồ chứa đa mục tiêu ở thượng nguồn sông Hương, sông Bồ, Ô Lâu...

Trả lời (tại công văn số 2340/BNN-TL ngày 16/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế tại quyết định số 1980 QĐ/BNN-KH ngày 07/07/2006 trong đó có quy hoạch tiêu úng, thoát lũ và các giải pháp công trình và phi công trình cho các khu vực ngập lũ trong tỉnh.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 tại Quyết định số 2709/QĐ-UBND ngày 7/12/2007 trong đó có đề xuất chương trình và dự án phòng chống và giảm thiểu tác hại do lũ gây ra.

Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành rà soát quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Thạch Hãn Ô Lâu nhằm đề xuất các giải pháp thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất nói chung và chống ngập úng cho đồng bằng nói riêng, dự án sẽ kết thúc vào tháng 9/2009.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang tiến hành xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa cho các công trình phục vụ đa mục tiêu ở thượng nguồn sông Hương, Ô Lâu, sông Bồ nhằm khai thác tối ưu nguồn nước cũng như phòng chống và giảm nhẹ tác hại do lũ gây ra ở hạ du, góp phần quản lý lũ một cách có hiệu quả.

Câu hỏi 2: Chính phủ đã ban hành Nghị định 154/2007/NĐ-CP quy định miễn giảm thuỷ lợi phí đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối,... Đây là chủ trương đúng nhằm giảm bớt khó khăn cho nông dân. Tuy nhiên, chỉ có nông dân ở vùng có công trình thuỷ lợi được hưởng lợi từ chính sách này; phần lớn nông dân ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có các công trình thuỷ lợi nên không được hưởng thụ chính sách này. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường đầu tư cho xây dựng các công trình thuỷ lợi ở vùng miền núi, vùng có điều kiện khó khăn.

Trả lời (tại công văn số 2340/BNN-TL ngày 16/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Thực hiện Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/01/2007 về những giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2007; Nghị quyết số 51/2007/NQ-CP ngày 09/10/2007 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2007, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (Nghị định 154). Để hướng dẫn các địa phương triển khai thi hành Nghị định này, ngày 28/3/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 154 nêu trên.

Theo quy định của Nghị định 154, Nhà nước miễn thuỷ lợi phí cho “Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng” và các hộ dân ở địa bàn kinh tế-xã hội có điều kiện khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách này, các địa phương đều cho rằng, còn một số điểm chưa thực sự phù hợp với thực tế, chưa thực sự công bằng giữa người dân ở các vùng. Một bộ phận người dân ở những nơi nhà nước chưa đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi sẽ không được hưởng chính sách này, mà đó mới là những nơi người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí cho phù hợp, đúng đối tượng.

Bên cạnh việc hỗ trợ người dân thông qua miễn giảm thuỷ lợi phí, hiện nay Chính phủ cũng rất chú trọng đầu tư để xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình thuỷ lợi ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và những vùng khó khăn về nước. Nhiều chương trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đã và đang được thực hiện như chương trình thuỷ lợi trái phiếu chính phủ miền núi, chương trình phát triển thuỷ lợi vùng Tây Nguyên. Hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai lập Đề án nâng cấp, xây dựng mới các hồ chứa nước ngọt và xây dựng hệ thống thuỷ lợi trên các đảo đông dân cư và vùng bãi ngang ven biển. Các chương trình, đề án này sẽ giúp người dân ở những vùng khó khăn phát triển sản xuất, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống.

45/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri các huyện Tây Sơn, An Lão, tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Chính phủ bổ sung danh mục đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi vào dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Kanax, huyện KBang, tỉnh Gia Lai nhằm tận dụng nguồn nước phục vụ phát triển nông nghiệp cho các xã phía Nam huyện Tây Sơn; khảo sát xây dựng đập Đồng Mít ở xã An Dũng huyện An Lão.

Trả lời (tại công văn số 2192/BNN-TL ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Ba tại quyết định số 2994 QĐ/BNN-KH ngày 10/10/2007 trong đó có đầu tư công trình thuỷ điện An Khê - Ka Năk với nhiệm vụ tổng hợp phát điện với tổng công suất lắp máy 173MW và chuyển nước sang lưu vực sông Kôn (lưu lượng khoảng 6,3 m3/s) để tưới và bổ sung nước cho hạ du trong đó có phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã phía Nam huyện Tây Sơn.

Uỷ Ban nhân dân tỉnh Bình Định đã phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ lợi tỉnh Bình Định đến năm 2020 tại Quyết định số 807/QĐ-UBND ngày 17/11/2006 trong đó có đề xuất xây dựng hồ Đồng Mít. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi phân bổ hàng năm cho Bộ rất hạn chế vì vậy đề nghị Tỉnh cân đối bố trí vốn cho công trình này.

46/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đến nay, các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai chưa có công trình thuỷ lợi lớn nên sản xuất của nhân dân kém hiệu quả vào mùa khô. Cử tri đề nghị Bộ quan tâm đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi Tầu Dầu (huyện Đăk Pơ) năng lực tưới 250 ha, đã khảo sát, lập dự án năm 2006; thuỷ lợi Suối Lơ (KBang) và thuỷ lợi Ia Tul (Ia Pa).

Trả lời (tại công văn số 2193/BNN-TL ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, những năm gần đây, trong lĩnh vực thuỷ lợi, Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi tại các tỉnh trong vùng. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng những hệ thống công trình quy mô lớn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa đã và đang hoặc có chủ trương được đầu tư xây dựng.

Theo đề nghị của các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 (thông báo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 6954/VPCP - NN ngày 29 tháng 11 năm 2007).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 3604/BNN-TL ngày 31 tháng 12 năm 2007 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên hướng dẫn tiêu chí lựa chọn các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ để đưa vào kế hoạch phát triển thuỷ lợi vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010. Thủ tướng Chính phủ đã giao Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, căn cứ tiêu chí được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, lựa chọn các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ thật sự cấp bách đưa vào kế hoạch 5 năm và hàng năm để triển khai đầu tư xây dựng theo quy định; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào khả năng nguồn ngân sách hàng năm, cân đối bố trí vốn hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nguyên theo các chương trình, mục tiêu để thực hiện đầu tư các công trình nêu trên. Các công trình thuỷ lợi được cử tri nêu trên đã có tên trong danh mục các công trình thuỷ lợi thuộc Đề án phát triển thủy lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa do tỉnh Gia Lai phê duyệt, sẽ được bố trí đầu tư theo kế hoạch của địa phương.



47/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu lại quy định tại điểm 2.4 phần 2 Thông tư số 01/2007/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 về hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch như: máy sấy, bảo quản, chế biến nông, lâm sản; công cụ, trang thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Trong thực tế các công cụ phục vụ cho sản xuất như máy cày, máy gặt lúa, máy tuốt lúa… lại rất cần.

Trả lời (tại công văn số 2052/BNN-KTHT ngày 16/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Sau khi Thông tư 01/2007/TT-BNN được triển khai. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn kiểm tra, theo dõi việc thực hiện ở các cơ sở. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn.



1. Ngày 20/9/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 79 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2007/TT - BNN ngày 15/01/2007 hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010. Tại mục 2.4 phần II được sửa đổi, bổ sung như sau: “Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm”

Như vậy nguồn vốn này không bó hẹp ở phạm vi chế biến, bảo quản sau thu hoạch mà đã mở rộng ra cho khu vực sản xuất như: mua sắm máy cày, máy gặt lúa, tuốt lúa .v.v.

Thông tư 79/2007/TT-BNN cũng quy định việc phân bổ cơ cấu nguồn vốn này do chủ tịch UBND tỉnh quyết định căn cứ từ yêu cầu của địa phương. Thông tư 79/2007/TT-BNN có hiệu lực từ 20/9/2007 và đã có kết quả tốt từ thực tế.

2. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Uỷ ban Dân tộc nghiên cứu đề xuất với liên Bộ sửa đổi Thông tư 676/2006/TTLT/UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 06/6/2006 nhằm bổ sung, sửa đổi một số quy định chưa phù hợp của Thông tư này để thúc đẩy Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với sinh kế bền vững có kết quả tốt hơn.

48/ Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị:

Câu hỏi 1:Chính phủ đã ban hành Nghị định 154/2007/NĐ-CP quy định miễn giảm thuỷ lợi phí đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối,... Đây là chủ trương đúng nhằm giảm bớt khó khăn cho nông dân. Tuy nhiên, chỉ có nông dân ở vùng có công trình thuỷ lợi được hưởng lợi từ chính sách này; phần lớn nông dân ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có các công trình thuỷ lợi nên không được hưởng thụ chính sách này. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường đầu tư cho xây dựng các công trình thuỷ lợi ở vùng miền núi, vùng có điều kiện khó khăn.

Trả lời (tại công văn số 2261/BNN-TL ngày 30/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Thực hiện Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/01/2007 về những giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2007; Nghị quyết số 51/2007/NQ-CP ngày 09/10/2007 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2007, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (Nghị định 154). Để hướng dẫn các địa phương triển khai thi hành Nghị định này, ngày 28/3/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 154 nêu trên.

Theo quy định của Nghị định 154, Nhà nước miễn thuỷ lợi phí cho “Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng” và các hộ dân ở địa bàn kinh tế-xã hội có điều kiện khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách này, các địa phương đều cho rằng, còn một số điểm chưa thực sự phù hợp với thực tế, chưa thực sự công bằng giữa người dân ở các vùng. Một bộ phận người dân ở những nơi nhà nước chưa đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi sẽ không được hưởng chính sách này, mà đó mới là những nơi người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí cho phù hợp, đúng đối tượng.

Bên cạnh việc hỗ trợ người dân thông qua miễn giảm thuỷ lợi phí, hiện nay Chính phủ cũng rất chú trọng đầu tư để xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình thuỷ lợi ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và những vùng khó khăn về nước. Nhiều chương trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đã và đang được thực hiện như chương trình thuỷ lợi trái phiếu chính phủ miền núi, chương trình phát triển thuỷ lợi vùng Tây Nguyên. Hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai lập Đề án nâng cấp, xây dựng mới các hồ chứa nước ngọt và xây dựng hệ thống thuỷ lợi trên các đảo đông dân cư và vùng bãi ngang ven biển. Các chương trình, đề án này sẽ giúp người dân ở những vùng khó khăn phát triển sản xuất, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống.

Câu hỏi 2: Chính phủ nâng tỷ lệ hỗ trợ đầu tư và tăng mức vốn đầu tư hàng năm để ưu tiên xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung đối với những vùng nguồn nước bị ô nhiễm nặng (lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy), nguồn nước ngầm bị ô nhiễm Asen vượt mức cho phép.

Trả lời (tại công văn số 2261/BNN-TL ngày 30/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Ngày 12/6/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 48/2008/TTLT-BTC-BNN sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 11/7/2007 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình MTQG Nước sạch &VSMTNT giai đoạn 2006 – 2010, trong đó đã bổ sung và nâng mức hỗ trợ một số nội dung, cụ thể như sau:

- Ngoài các nội dung chi và mức chi quy định tại Thông tư, tuỳ theo khả năng kinh phí và điều kiện cụ thể, các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện các chế độ, chính sách của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình.

- Bổ sung chi cho việc nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước, đồng thời mức hỗ trợ đối với các vùng đồng bằng, vùng duyên hải và các vùng nông thôn khác tăng 15% so với Thông tư 80.

Kinh phí thực hiện Chương trình hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước khoảng 10%. Đối với tỉnh Hà Nam, kinh phí thực hiện Chương trình năm 2007 là 5.300 triều đồng và năm 2008 tăng lên 7.050 triệu đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Nam đã có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cung cấp nước sạch 6 xã khu C, huyện Bình Lục là nơi có nguồn nước bị ô nhiễm Asen và Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 931/TTg-KTTH giao Bộ Tài chính ứng trước 15 tỷ từ nguồn ngân sách trung ương để hỗ trợ tỉnh Hà Nam thực hiện dự án nêu trên.

49/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Cử tri cho rằng nguyên nhân tôm xuống giá là do nạn bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu. Các tỉnh triển khai kiểm soát không đồng bộ tại các địa phương dẫn đến các doanh nghiệp tại Cà Mau không có đủ nguyên liệu để sản xuất. Đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp UBND, Sở Thuỷ sản các tỉnh chỉ đạo thống nhất các nhà máy chế biến thuỷ sản không mua tôm có bơm chích tạp chất.

Trả lời (tại công văn số 2082/BNN-VP ngày 18/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

1. Nguyên nhân chính làm giảm giá tôm sú gần đây là do từ đầu năm 2008 đến nay, do tình hình kinh tế trong và ngoài nước có diễn biến phức tạp, sản phẩm tôm nói chung, tôm sú nói riêng gặp khó khăn gay gắt, sức tiêu thụ của thị trường giảm mạnh, chi phí sản xuất, chế biến tăng cao. Hơn nữa, các tháng đầu năm 2008, một số doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn để thu mua nguyên liệu. Thời điểm này lại chưa phải là cao điểm xuất khẩu vào các thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU), nhiều doanh nghiệp đang chế biến để dự trữ chờ xuất khẩu, do đó thu mua cầm chừng và giá nguyên liệu đã giảm xuống. Mặt khác, mặt hàng tôm sú còn bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi mặt hàng tôm thẻ chân trắng, do giá rẻ hơn, nên tôm sú rất khó chào bán tại hầu hết các thị trường.

2. Về hoạt động kiểm soát, ngăn chặn tạp chất trong tôm sú nguyên liệu:

- Từ năm 1998 đến nay, Bộ Thuỷ sản (trước đây) và nay là Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn và kiểm soát tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm sú nguyên liệu, đặc biệt trong năm 2006 đã triển khai các đợt kiểm tra tăng cường tại 12 tỉnh, thành phố phía Nam với các chốt kiểm soát đặt tại các nhà máy chế biến với sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chức năng ngành thuỷ sản, công an, quản lý thị trường, doanh nghiệp và đã thu được các kết quả ban đầu đáng ghi nhận. Qua đó, ý thức của các doanh nghiệp chế biến tôm được nâng cao, đồng thời đã đào tạo được trên 300 cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản địa phương và các doanh nghiệp về kỹ thuật phát hiện tạp chất, làm cơ sở cho việc tự kiểm tra tạp chất của các doanh nghiệp chế biến tôm và phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng tại các địa phương.

- Năm 2007, sau các đợt kiểm tra tăng cường, Bộ Thuỷ sản (trước đây), Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thuỷ sản (nay là Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản) đã chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến tôm, các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản địa phương thực hiện kiểm soát, ngăn chặn tạp chất như một nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị và định kỳ báo cáo kết qủa triển khai về Cục. Tuy nhiên, hoạt động này chưa được triển khai đồng bộ tại một số địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh phí; sự phối hợp liên ngành tại các địa phương chưa tốt; chế tài xử lý vi phạm chưa đủ tính răn đe; một số tỉnh có tâm lý e ngại triển khai công tác này quá rầm rộ sẽ làm tôm nguyên liệu chuyển sang các địa phương khác, dẫn đến thiếu nguyên liệu trên địa bàn.

- Năm 2008, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (Cục Quản lý CLNLTS) giao Trung tâm Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thuỷ sản vùng 5 phối hợp với Sở NN&PTNT Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng kiểm tra, ngăn chặn tạp chất trong tôm, đặc biệt là xác minh và xử lý thông tin về tình trạng trộn agar với kháng sinh cấm để bơm chích vào tôm nguyên liệu.

- Đồng thời, từ năm 2007, Cục Quản lý CLNLTS đã triển khai chương trình kiểm soát thuỷ sản sau thu hoạch trên phạm vi toàn quốc, trong đó tạp chất là một trong những chỉ tiêu kiểm tra chủ yếu đối với tôm nguyên liệu.

3. Về xây dựng khung pháp lý và kỹ thuật cho việc kiểm tra, xử lý, xử phạt vi phạm liên quan đến tạp chất:

- Bộ Thuỷ sản (trước đây) đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2006/NĐ-CP ngày 25/12/2006 (sửa đổi Điều 17 của Nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản) trong đó đưa ra các chế tài xử lý vi phạm mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuỷ sản có tạp chất. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 128 và Nghị định 154 để xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế hai Nghị định nêu trên để phù hợp với yêu cầu quản lý mới.

- Bộ NN&PTNT đang tích cực xây dựng Quy chế kiểm soát thuỷ sản sau thu hoạch, trong đó sẽ hình thành khung pháp lý chính thức cho việc kiểm soát và xử lý vi phạm về chất lượng nguyên liệu thuỷ sản nói chung và tạp chất trong tôm nói riêng; đồng thời chỉ đạo Cục Quản lý CLNLTS cập nhật và hoàn thiện phương pháp phát hiện tạp chất trong nguyên liệu thuỷ sản.

4. Các vấn đề khác có liên quan:

a. Phát triển nuôi tôm bền vững: Bộ xác định khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nuôi tôm phục vụ chế biến xuất khẩu. Bộ đã chỉ đạo Cục Nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp với Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư quốc gia hỗ trợ về kỹ thuật, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm có hiệu quả cao, hạn chế dịch bệnh gây thiệt hại cho người nuôi.

b. Xúc tiến các thị trường xuất khẩu tôm: Bộ NN&PTNT có chủ trương mở rộng và tăng cường đàm phán với cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu, đặc biệt là các nước nhập khẩu tôm chính của Việt Nam (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU) để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khi giải quyết các rào cản liên quan đến các quy định của Hiệp định TBT, SPS về chất lượng thực phẩm thuỷ sản. Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao để đề nghị các Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài quan tâm xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu tôm nói riêng, thuỷ sản nói chung.

50/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo khảo sát nghiên cứu chỉnh trị dòng chảy, có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống kè sạt lở đất ven sông lớn tại Quảng Nam như: Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang.. nhằm đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, trong đó quan tâm đến các vị trí sung yếu tại các xã Đại Hồng, Đại Cường (Đại Lộc), Cẩm Kim ( Hội An), Duy Vinh, Duy Thành, Duy Châu (Duy Xuyên), Vùng Gò Nổi ( Điện Bàn)..Quảng Nam.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương