BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang10/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   67

Nhận biết được vấn đề này, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Nghị định số 154, đồng thời sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn chế độ quản lý tài chính, quy định về chế độ đấu thầu, đặt hàng và giao kế hoạch trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Khi các chính sách này được ban hành, các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi sẽ có điều kiện hoạt động tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả các công trình thuỷ lợi, phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất và đời sống dân sinh.


36/ Cử tri tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Bình kiến nghị: Chính phủ đã ban hành Nghị định 154/2007/NĐ-CP quy định miễn giảm thuỷ lợi phí đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối,... Đây là chủ trương đúng nhằm giảm bớt khó khăn cho nông dân. Tuy nhiên, chỉ có nông dân ở vùng có công trình thuỷ lợi được hưởng lợi từ chính sách này; phần lớn nông dân ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có các công trình thuỷ lợi nên không được hưởng thụ chính sách này. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường đầu tư cho xây dựng các công trình thuỷ lợi ở vùng miền núi, vùng có điều kiện khó khăn.

Trả lời (tại công văn số 2260/BNN-XD ngày 30/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Thực hiện Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/01/2007 về những giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2007; Nghị quyết số 51/2007/NQ-CP ngày 09/10/2007 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2007, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (Nghị định 154). Để hướng dẫn các địa phương triển khai thi hành Nghị định này, ngày 28/3/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 154 nêu trên.

Theo quy định của Nghị định 154, Nhà nước miễn thuỷ lợi phí cho “Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng” và các hộ dân ở địa bàn kinh tế-xã hội có điều kiện khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách này, các địa phương đều cho rằng, còn một số điểm chưa thực sự phù hợp với thực tế, chưa thực sự công bằng giữa người dân ở các vùng. Một bộ phận người dân ở những nơi nhà nước chưa đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi sẽ không được hưởng chính sách này, mà đó mới là những nơi người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí cho phù hợp, đúng đối tượng.

Bên cạnh việc hỗ trợ người dân thông qua miễn giảm thuỷ lợi phí, hiện nay Chính phủ cũng rất chú trọng đầu tư để xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình thuỷ lợi ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và những vùng khó khăn về nước. Nhiều chương trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đã và đang được thực hiện như chương trình thuỷ lợi trái phiếu chính phủ miền núi, chương trình phát triển thuỷ lợi vùng Tây Nguyên. Hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai lập Đề án nâng cấp, xây dựng mới các hồ chứa nước ngọt và xây dựng hệ thống thuỷ lợi trên các đảo đông dân cư và vùng bãi ngang ven biển. Các chương trình, đề án này sẽ giúp người dân ở những vùng khó khăn phát triển sản xuất, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống.

37/ Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh đối với thuỷ lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: định mức chi phí theo Thông tư số 80 hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch &VSMTNT có một số định mức không phù hợp nên rất khó thực hiện: Định mức hỗ trợ xây dựng các công trình nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình; định mức chi tiêu hội nghị, hội thảo, tập huấn... Các dự án thuỷ lợi kiên cố hoá kênh mương; cấp nước sinh hoạt nông thôn giao cho dân đóng góp còn cao, nên khi triển khai nhiều dự án thuộc các nguồn vốn khác nhau trên cùng một điạ bàn rất khó thực hiện. Đề nghị Chính phủ xem xét ban hành chung một số cơ chế chính sách áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư cho thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt nông thôn miền núi phía vùng đồng bào dân tộc khó khăn.

Trả lời (tại công văn số 2260/BNN-XD ngày 30/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Ngày 12/6/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 48/2008/TTLT-BTC-BNN sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 11/7/2007 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình MTQG Nước sạch &VSMTNT giai đoạn 2006 – 2010, trong đó đã bổ sung và nâng mức hỗ trợ một số nội dung, cụ thể như sau:

- Ngoài các nội dung chi và mức chi quy định tại Thông tư, tuỳ theo khả năng kinh phí và điều kiện cụ thể, các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện các chế độ, chính sách của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình.

- Đối với định mức hỗ trợ xây dựng các công trình nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình: Thông tư 48 sửa đổi nâng mức hỗ trợ đối với mô hình nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hộ gia đình tăng gấp đôi so với Thông tư 80; sửa đổi mức hỗ trợ công trình cấp nước phân tán từ giá trị tuyệt đối sang tỷ lệ phần trăm phù hợp với biến động của thị trường giá cả, đồng thời tăng hơn so với giá trị tuyệt đối được quy định tại Thông tư 80.

- Đối với các hoạt động hội nghị, hội thảo, tập huấn... Thông tư 48 đã bổ sung chi tiền công tác phí theo chế độ quy định cho cán bộ, công chức, viên chức và học viên tham dự.

- Ngoài ra, Thông tư 48 sửa đổi đã bổ sung chi cho việc nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước, đồng thời mức hỗ trợ đối với các vùng đồng bằng, vùng duyên hải và các vùng nông thôn khác tăng 15% so với Thông tư 80.

Chương trình MTQG Nước sạch &VSMTNT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 đã quy định cơ cấu nguồn vốn để triển khai Chương trình. Thông tư 80 và Thông tư 48 căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn hướng dẫn cụ thể chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi Chương trình.

Đối với các dự án kiên cố hoá kênh mương, trước đây từng tỉnh có quy định riêng về tỷ lệ đóng góp của người dân. Hiện nay, thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, không huy động đóng góp của người dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm cả kiên cố hoá kênh mương)

Đối với các dự án khác nhau (kiên cố hoá kênh mương, cấp nước sinh hoạt) đều có các quy định cụ thể về tỷ lệ, nội dung và mức chi, khi triển khai căn cứ vào quy định của từng dự án để áp dụng.

38/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy nước hoặc tăng cường các Chương trình nước sạch nhằm đảm bảo an toàn hơn cho sức khoẻ của người dân. Vì hiện nay ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nguồn nước bị ô nhiễm rất nặng do ảnh hưởng của chất thải nông dược và chăn nuôi thuỷ sản.

Trả lời (tại công văn số 2198/BNN-TL ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân nông thôn và đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch &VSMTNT đến năm 2010 có 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, Chính phủ đã có Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 phê duyệt Chương trình giai đoạn 2006 - 2010, trong đó chú trọng các giải pháp huy động nguồn vốn, xã hội hoá đầu tư xây dựng và quản lý, các giải pháp khoa học công nghệ…

Trước tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước phục vụ đời sống nhân dân là rất cần thiết. Đến hết năm 2007, Chương trình đã đầu tư và huy động hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước nâng tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước hợp vệ sinh 70%. Mặc dù hỗ trợ của Chính phủ và các nguồn huy động khác hàng năm tăng khoảng 10%, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc xây dựng những công trình lớn và xây dựng nhiều công trình ở các vùng khác nhau (chủ yếu là vùng sâu, vùng xa...) đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, trong khi ngân sách nhà nước thuộc Chương trình còn hạn hẹp và mang tính hỗ trợ là chủ yếu. Trong những năm tiếp theo Chương trình tiếp tục đề nghị Chính phủ tăng kinh phí hỗ trợ cho Chương trình, đồng thời kêu gọi và huy động các nguồn hỗ trợ khác từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các thành phần kinh tế trong nước…

Theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí thực hiện Chương trình hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp cho UBND các tỉnh và việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ do UBND tỉnh quyết định. Ngoài ra, UBND tỉnh bố trí nguồn ngân sách của tỉnh, vốn vay tín dụng, huy động đóng góp của dân và kêu gọi sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế trong việc triển khai ở tỉnh đảm bảo đạt được mục tiêu của Chương trình.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND tỉnh ưu tiên đầu tư cho những vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ô nhiễm, đồng thời áp dụng các biện pháp để quản lý khai thác các công trình đã xây dựng hiệu quả và bền vững.

39/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể chính sách khuyến khích ưu đãi và hỗ trợ đầu tư các dự án cấp nước sinh hoạt theo quy định tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch để đẩy mạnh xã hội hoá trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trả lời (tại công văn số 2197/BNN-TL ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Nhằm tạo thêm nguồn tài chính ưu đãi đầu tư cho việc cấp nước, thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ quyết đinh ban hành cơ chế hoạt động của Quỹ quay vòng cấp nước (Quỹ này do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý).

Để góp phần đẩy mạnh xã hội hoá trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân khu vực nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ “về xã hội hoá trong các hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” và ngày 28 tháng 12 năm 2007 đã có văn bản số 3590/BNN-TL gửi các Bộ, ngành và địa phương góp ý kiến cho dự thảo.

Đến ngày 15/4/2008, Bộ đã nhận được ý kiến đóng góp của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc TW, 03 bộ (Bộ Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường), Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMTNT (Bộ Nông nghiệp & PTNT), 55 Trung tâm nước sạch và VSMTNT các tỉnh và Hội Cấp thoát nước Việt Nam. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tổng hợp ý kiến đóng góp của các đơn vị để bổ sung và điều chỉnh dự thảo Quyết định, dự kiến trong năm 2008 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ.



40/ Cử tri tỉnh Cà Mau, Thái Nguyên kiến nghị :Bà con cử tri phản ánh, hiện nay bà con trồng cây gì? Nuôi con gì? Là tự phát, vì từ trước đến giờ chỉ nghe báo đài nói chứ thực tế ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương chưa hướng dẫn cho bà con? Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem lại việc tổ chức triển khai công tác khuyến nông phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời (tại công văn số 2348/BNN-VP ngày 06/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Kế hoạch hàng năm và dài hạn về phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với các vùng sinh thái trên cả nước đều được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo thông qua các văn bản, các kỳ họp với địa phương và thường được các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền quảng bá. Quy hoạch này được xây dựng trên cơ sở thế mạnh, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời dựa trên nhu cầu thị trường.

Trên thực tế 7 vùng sinh thái đều có định hướng quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi cụ thể phù hợp với từng vùng. Ví dụ: Vùng Trung du Miền núi phía Bắc gồm 15 tỉnh (trong đó có Thái Nguyên), ngoài phát triển một số cây trồng như lúa, ngô, rau màu, chăn nuôi lợn gà các loại, đặc biệt phát triển mạnh cây chè giống mới, cây ăn quả Á nhiệt đới (mơ, mận, đào, cam quýt) và chăn nuôi đại gia súc, nuôi cá nước lạnh (Lào cai, Lai Châu). Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (trong đó có Cà Mau), tập trung phát triển lúa chất lượng phục vụ xuất khẩu, cây ăn quả nhiệt đới, đặc biệt là thuỷ sản (nước ngọt, mặn, lợ).

Để thực hiện định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bằng một số nguồn vốn tuy hạn hẹp nhưng đã được triển khai từ nhiều năm nay như: chương trình giống cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp, chương trình giống thuỷ sản; các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư (gọi tắt là khuyến nông). Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân bổ nội dung và kinh phí khuyến nông cho các tỉnh và các đơn vị bình quân năm sau cao hơn năm trước 10- 12%. Riêng một số vùng được ưu tiên trong đó có Thái Nguyên và Cà Mau bình quân năm sau cao hơn năm trước trên 12%. Trong đó tập trung chủ yếu là xây dựng mô hình về cây lúa, rau màu, chăn nuôi lợn, gà; đặc biệt là cây chè (giống mới, tưới nước tiết kiệm cho chè, chế biến chè quy mô hộ...), chăn nuôi trâu, bò ở Thái Nguyên; tập trung về lúa chất lượng, nuôi trồng thuỷ sản ở Cà Mau.

Các mô hình này được triển khai theo phương pháp một số ít nông dân được trực tiếp tham gia xây dựng mô hình nhưng có hàng trăm nông dân khác được tham quan học tập để mở rộng lan toả. Hoạt động khuyến nông còn có sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông với phương châm cầm tay chỉ việc, công tác thông tin tuyên truyền nhằm chuyển tải những tiến bộ kỹ thuật mới, điển hình tiên tiến tới bà con nông dân, động viên khuyến khích hỗ trợ để bà con làm theo và chủ động giải quyết tốt những vấn đề trở ngại trong sản xuất, kinh doanh của mình.

Bên cạnh hai hoạt động trên, hoạt động đào tạo huấn luyện ngày càng phát triển. Hàng năm cán bộ khuyến nông cấp tỉnh được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ khuyến nông và chuyên môn (cây trồng, vật nuôi,…). Trên cơ sở này cán bộ cấp tỉnh về đào tạo lại cho cán bộ cấp huyện, xã và nông dân (bằng kinh phí địa phương). Những lớp học này đều gắn lý thuyết với thực hành tại hiện trường.

Đối với 02 tỉnh Cà Mau, Thái Nguyên, căn cứ vào nhu cầu của bà con nông dân và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ vào nhu cầu của thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Bộ, Ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư, tập trung vào những cây trồng, vật nuôi thế mạnh của địa phương, cụ thể:

* Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn:

1. Tỉnh Cà Mau: các chương trình khuyến nông trong những năm qua tỉnh đã tập trung vào các mô hình sau:

- Mô hình sản xuất lúa: tập trung chuyển giao việc áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa và đảm bảo sản xuất gạo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho sản xuất lúa hàng hoá.

- Mô hình trồng thâm canh giống mía: lựa chọn những giống mía mới, có năng suất cao (trên 100 tấn/ha, tỷ lệ đường đạt 10-12%) để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy đường Thới Bình.

- Mô hình khuyến lâm: tập trung khuyến khích các mô hình bảo vệ, khoanh nuôi và thâm canh rừng nguyên liệu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc khai thác tài nguyên rừng, phục vụ cho công nghiệp chế biến.

- Mô hình chăn nuôi: tập trung phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường và chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học - là những con nuôi lợi thế của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

- Mô hình khuyến ngư: tập trung phát huy và khai thác tiềm năng và lợi thế trong việc phát triển nuôi tôm sú. Trong thời gian tới đề nghị tỉnh có chủ trương nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông, ngư dân nhưng phải áp dụng nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật nuôi.



2. Tỉnh Thái Nguyên:

Trong những năm qua đã tập trung vào các mô hình sau:

- Mô hình sản xuất lúa: tập trung chuyển giao đưa các giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng vào sản nhằm nâng cao năng suất, tăng diện tích sản xuất lúa lai của tỉnh (hiện nay tỉnh đã đạt khoảng 15-20% diện tích sản xuất lúa) và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh.

- Mô hình sản xuất chè: tận dụng lợi thế của tỉnh là một trong các tỉnh có diện tích chè lớn nhất trong cả nước, hơn thế tỉnh Thái Nguyên là địa phương nổi tiếng về chè đặc sản (chè Tân Cương...) Vì vậy tập trung vào trồng thâm canh, mở rộng diện tích những giống chè mới có năng suât, chất lượng cao và từng bước cải tạo và thâm canh các vườn chè có năng suất thấp đồng thời áp dụng các quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho chè, chế biến chè sạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Mô hình khuyến lâm: tập trung vào hai loại mô hình: trồng thâm canh rừng nguyên liệu và trồng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc khai thác tài nguyên rừng, phục vụ cho công nghiệp chế biến.

- Mô hình chăn nuôi: ngoài các mô tập trung phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường và chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, với lợi thế của tỉnh có nguồn nguyên liệu thức ăn, tỉnh đã trú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt tập trung xây dựng mô hình cải tạo và vỗ béo đàn bò kết hợp trồng cỏ thâm canh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Các hoạt động triển khai theo hướng: xây dựng mô hình điểm cho một số hộ thực hiện, tổ chức cho các hộ xung quanh đến tham quan học tập để mở rộng, lan toả mô hình. Các hoạt động được thực hiện dưới sự chỉ đạo kỹ thuật, giám sát của cán bộ khuyến nông và hệ thống khuyến nông các cấp.

* Hoạt động thông tin tuyên truyền:

Thông tin tuyên truyền những tiến bộ kỹ thuật mới, điển hình tiên tiến, các phương pháp phòng trừ dịch hại trên cây trồng, vật nuôi,… nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa, bệnh tai xanh trên lợn, bệnh cúm gia cầm,… tới bà con nông dân, động viên khuyến khích để bà con làm theo. Ngoài ra Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia còn hỗ trợ các tài liệu kỹ thuật (sách kỹ thuật, tờ rơi, tờ gấp,…), hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng.



* Hoạt động đào tạo, huấn luyện:

Hàng năm các cán bộ khuyến nông, khuyến ngư tỉnh được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng cũng như các kiến thức chuyên môn về cây trồng vật nuôi. Qua các khoá tập huấn, các cán bộ khuyến nông, khuyến ngư trở thành tiểu giáo viên (TOT) và trở về địa phương để đào tạo lại cho cán bộ khuyến nông cấp xã, cấp huyện và nông dân.

Những khoá học này bao gồm cả lý thuyết và thực hành tại hiện trường Tuy nhiên do kinh phí có hạn và cơ chế tài chính nên hoạt động này vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của cán bộ khuyến nông, khuyến ngư và bà con nông dân.

Kết luận:

Việc cung cấp thông tin hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thông qua hệ thống quản lý Nhà nước, thông qua báo, đài... để đông đảo bà con nông dân được biết và áp dụng là hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương các cấp. Hoạt động và kinh phí khuyến nông chỉ là mô hình mẫu để nông dân học tập và nhân rộng, không thể thực hiện tới tất cả địa bàn, tất cả nông dân.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất thì có nhưng công tác quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, nên đôi khi còn xảy ra nuôi, trồng ồ ạt dẫn đến chặt phá lãng phí. Việc xảy ra tình trạng chặt phá rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả... còn có trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương các cấp.

41/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Cục Kiểm lâm tăng cường biện pháp quản lý và bảo vệ rừng, thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành trên các quốc lộ, nhất là quốc lộ 1A và đường qua các cửa khẩu, hiện rừng vẫn bị khai thác trái phep (lấy gỗ, lấy củi, đốt than…buôn bán động vật quí hiếm…).

Trả lời (tại công văn số 2044/BNN-XD ngày 16/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Tình tình khai thác gỗ, buôn bán gỗ trái phép, buôn bán động vật hoang dã quý hiếm trong thời gian qua xẩy ra khá nghiêm trọng, trên địa bàn cả nước trong 5 tháng đầu năm đã xẩy ra 15.175 vụ vi phạm lâm luật, trong đó hành vi mua bán, vận chuyển trái phép gỗ và lâm sản: 7.010 vụ; mua bán, vận chuyển trái phép động vật rừng: 373 vụ; các cơ quan có chức năng đã xử lý hình sự 4 vụ với 98 bị can; xử phạt vi phạm hành chính 12.231 vụ, tịch thu 14.479m3 gỗ, 49.810 kg động vật hoang dã (gồm 250 con); thu nộp ngân sách 69.163.155.000 đồng.

Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đã ban hành một số văn bản chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ rừng như Công điện số 10/CĐ-BNN-KL, ngày 18/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng và các công điện gửi trực tiếp cho từng tỉnh như Đắc Lắc, Bình Phước, Quảng Nam về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng;

- Tổ chức nhiều đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương tại những “điểm nóng” về phá rừng, như đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo Trung ương do Thứ trưởng Hứa Đức Nhị làm Trưởng đoàn kiểm tra công tác bảo vệ và phát triển rừng tại các tỉnh Tây Nguyên từ ngày 22/01 đến 28/01/2008 (có Thông báo số 1079/TB-BNN-VP ngày 18/02/2008). Đ

+ Đồng thời Cục Kiểm lâm đã chỉ đạo cơ quan Kiểm lâm vùng III phối hợp cùng các địa phương các cấp, lực lượng Kiểm lâm và chủ rừng kiểm tra truy quét và xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân phá hoại rừng.

- Tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của chính quyền cơ sở và chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Từng tỉnh, huyện, xã và từng đơn vị phải chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý bảo vệ rừng của địa phương mình, đơn vị mình và cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của từng cấp, ngành và từng tỉnh để công tác quản lý bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao hơn;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức trong xã hội về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào ven rừng trồng và bảo vệ rừng để ổn định cuộc sống;

- Các cấp, ngành ở trung ương tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng chính phủ và Công điện số 10-BNN-KL ngày 18/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng.



42/ Cử tri tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Long, Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng cường lực lượng cùng các điều kiện bảo đảm khác đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng (lực lượng và trang bị cho Kiểm lâm hiện nay không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao).

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương