1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


Chương II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU



tải về 2.26 Mb.
trang15/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   27

Chương II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU.



I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP.

1.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng chung phát triển nông nghiệp của vùng.

1- Quan điểm


- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở sản xuất nông, lâm kết hợp để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát huy lợi thế của mỗi tiểu vùng để tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp như cây chè, cây cao su, cây cà phê, cây ăn quả, dược liệu, hương liệu, hoa, rau màu... và chăn nuôi, nhất là đại gia súc phù hợp với điều kiện và lợi thế đất đai, khí hậu, sử dụng các giống có năng suất và chất lượng cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến có công nghệ chế biến hiện đại.

- Tập trung đầu tư cải tạo nương rẫy vùng cao thành ruộng bậc thang trồng lúa nước và ruộng cạn thâm canh cây hàng năm khác cho năng suất cao và ổn định.

- Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như chè, các vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng rau, hoa, dược liệu có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến.

- Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.

- Phát huy lợi thế về thủy sản nước ngọt với nhiều hồ lớn và các sông suối... phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nhất là nuôi tại các hồ lớn theo phương pháp tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường.

- Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

2- Mục tiêu:


- Đảm bảo an ninh lương thực nhằm ổn định đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của đồng bào dân tộc vùng TDMNBB.

- Nâng tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp;

- Tốc độ tăng trưởng ngành nông-lâm ngư đạt nhịp độ 4 – 4,5% thời kỳ 2011-2015 và khoảng 3,5-4% sau năm 2015. Đưa tỷ trọng đóng góp của ngành nông-lâm-ngư nghiệp trong GDP toàn vùng từ 31,5% năm 2010 xuống còn khoảng 22-23% năm 2015 và khoảng 15-16% vào năm 2020. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: tỷ trọng trồng trọt: 57,12%; chăn nuôi: 38,07% và dịch vụ: 4,81%

- Đàn trâu tổng số 3 triệu con, sản lượng trâu thịt 47-50 nghìn tấn; đàn bò tổng số 2 triệu con trong đó bò sữa 18 ngàn con, sản lượng thịt bò 37-40 nghìn tấn; đàn lợn tổng số 9-10 triệu con, sản lượng thịt hơi 530-550 nghìn tấn; gia cầm tổng số 120 triệu con.

- Giá trị xuất khẩu nông sản: 300 triệu USD, lâm nghiệp: 250 triệu USD.

- Chuyển 30.000 ha đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có hiệu quả hơn.



- Trồng và chăm sóc rừng thêm 2 triệu ha.

3- Phương hướng phát triển chung:

a)- Về phát triển nông, lâm nghiệp

- Phát triển một nền nông, lâm, ngư nghiệp bền vững theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; thích nghi cao với điều kiện của từng tiểu vùng vi khí hậu. Gắn phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với bảo vệ tài nguyên đất, rừng và giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái.

- Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, gắn phát triển nông nghiệp với lâm nghiệp. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở vừa mở rộng diện tích, vừa chú ý thâm canh tăng năng suất thông qua ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật để đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Chú trọng phát triển cây trồng, vật nuôi trọng điểm nhằm tạo khối lượng tạo hàng hóa lưu thông và xuất khẩu, tạo nguồn nguyên liệu lớn phục vụ công nghiệp chế biến, làm tiền đề thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.


- Chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu ngành nông lâm nghiệp của vùng TDMN Bắc Bộ. Cơ cấu nội bộ ngành nông lâm nghiệp của vùng TDMN Bắc Bộ sẽ chuyển dịch theo các định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với nhu cầu của thị trường các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tăng cường sử dụng giống mới năng suất cao, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất và sản lượng. Tạo vùng chuyên canh, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, liên kết giữa sản xuất-chế biến-tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo tích luỹ cho khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Hình thành các vùng sản xuất theo hướng phát triển có quy mô thích hợp và chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và cung cấp sản phẩm sạch chất lượng cao cho khách du lịch, các đô thị và khu công nghiệp trong vùng và vùng KTTĐ Bắc Bộ trên cơ sở đa dạng các loại hình sản xuất, trang trại, hộ gia đình, phát triển mạnh kinh tế hợp tác và hợp tác xã; mở rộng liên kết giữa các thành phần kinh tế.

Thứ hai: Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học. Ổn định diện tích cây lương thực (chủ yếu là lúa), tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp bằng việc mở rộng diện tích một số cây công nghiệp ngắn và dài ngày có tiềm năng về đất đai, có cơ sở chế biến cũng như khả năng thị trường như chè, cây ăn quả, cây dược liệu, hương liệu, hoa, rau màu, hoa, cây cảnh và chăn nuôi, nhất là đại gia súc... nhằm tạo nông sản hàng hóa.


Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt; phát triển ngành nghề nông thôn để chuyển một số lao động nông nghiệp sang các ngành sản xuất phi nông nghiệp.

Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương