1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


III- PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ, DU LỊCH



tải về 2.26 Mb.
trang18/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   27

III- PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ, DU LỊCH.

3.1. Phương hướng phát triển thương mại của Vùng đến năm 2020


Trung du miền núi phía Bắc có hệ thống đường biên giới dài tiếp giáp với Lào và đặc biệt là với Trung Quốc - một thị trường rất rộng lớn và tiềm năng, trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, các khu kinh tế cửa khẩu đang trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân giữa các quốc gia với nhau.

1- Quan điểm và mục tiêu phát triển thương mại

a)- Quan điểm phát triển


Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và thương mại nói riêng cần phải được đổi mới theo hướng năng động và hiệu quả hơn, cần phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước về thương mại và chức năng kinh doanh.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, trước mắt là cây ăn quả, chè, bò sữa, bò thịt... tăng kim ngạch xuất khẩu; phát triển nhanh các ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu trao đổi thương mại qua biên giới; coi kinh tế cửa khẩu là khâu đột phá trong phát triển kinh tế của vùng.

- Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ thương mại theo hướng thoả mãn mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội với giá cả phù hợp và ổn định, thích ứng với tiến trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Phát triển thị trường theo hướng tập trung, hiện đại, văn minh và mở rộng đến tất cả các địa phương trong vùng, ngành, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và tiêu dùng, hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong vùng, đảm bảo ổn định nguồn hàng góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và giữ vững thị trường xuất khẩu.

- Tăng cường vai trò điều tiết, quản lý của chính quyền địa phương. Đặc biệt đối với vùng TDMN Bắc Bộ, việc điều tiết định hướng thị trường đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sự phát triển thương mại bền vững, vừa có tác dụng bình ổn thị trường, phát hiện và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trên thị trường như buôn bán hàng giả, kém chất lượng, kinh doanh hàng lậu, đặc biệt trên các địa bàn cửa khẩu tiếp giáp với các nước bạn.

- Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại với quy mô và trình độ hợp lý, bên cạnh việc tiếp tục tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung.

- Quan tâm đến phát triển du lịch, tạo ra được sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, đồng thời gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái để đảm bảo cho việc phát triển bền vững.

- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, bao gồm: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có đủ năng lực trong hoạch định, quản lý và điều hành; Phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ trực tiếp kinh doanh thương mại, du lịch có đủ trình độ, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong hội nhập; Phát triển đội ngũ nhân viên, công nhân lành nghề, thông thạo nghiệp vụ trong tác nghiệp.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác trợ giá, trợ cước cũng như các biện pháp hỗ trợ khác đối với đồng bào miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc. Tạo điều kiện cho thị trường miền núi phát triển, tổ chức đủ lượng hàng hoá thiết yếu phục vụ dân tất cả các vùng có hưởng chính sách trợ cước trợ giá.


b)- Mục tiêu phát triển


- Tăng cường quan hệ trao đổi thương mại giữa các tỉnh trong vùng với nước bạn Lào và đặc biệt là với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Phấn đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng tăng 16-20%.

- Phát triển thị trường theo hướng đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và tiêu dùng, hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong nước, đảm bảo ổn định nguồn hàng, góp phần giữ ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Khai thác thế mạnh của vùng về đất đai, khí hậu, tài nguyên khoáng sản, tiềm năng thuỷ điện và lợi thế cửa khẩu với một quốc gia có trình độ phát triển tương đối cao là Trung Quốc.

- Tiếp tục đầu tư phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng, ưu tiên đầu tư các điểm du lịch nổi tiếng như Điện Biên Phủ, Đền Hùng, Hồ Ba Bể, Sa Pa..., phấn đấu dưa du lịch thành hoạt động chủ đạo của vùng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương.

- Tâp trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho các Khu kinh tế cửa khẩu để phát huy vai trò của các khu này trong mối quan hệ với nước ngoài và với các địa phương khác trong cả nước.

- Đảm bảo quan hệ cung - cầu các hàng hoá thiết yếu

- Phát triển hệ thống chợ nông thôn, miền núi, khuyến khích các thành phần kinh tế hợp đồng tiêu thụ nông sản cho bà con.

- Tổ chức hoạt động thương mại, du lịch theo hướng gắn nhu cầu với sản xuất, kinh doanh, gắn người sản xuất với người tiêu dùng và hỗ trợ phát triển xuất khẩu.


2- Phương hướng phát triển thương mại đến 2020

a)- Định hướng phát triển xuất nhập khẩu


Định hướng phát triển các lĩnh vực, mặt hàng có lợi thế về xuất khẩu:

Vùng TDMN Bắc Bộ là vùng có nền kinh tế chậm phát triển và nghèo nhất so với cả nước. Để có thể thúc đẩy xuất nhập khẩu của vùng này, trước hết cần phát triển kinh tế và tạo một cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc làm điểm tựa.

- Phát triển mạnh các cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản, chăn nuôi đại gia súc gắn với chế biến.

- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản, chế biến nông sản, lâm sản đến sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng chế biến xuất khẩu. Hình thành một số cơ sở công nghiệp lớn theo tuyến hang lang kinh tế gắn liền với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Phát triển nhanh các loại dịch vụ, chú trọng thương mại. Nâng cấp các tuyến đường trục từ Hà Nội đi các tỉnh biên giới, hoàn thành các tuyến đường vành đai biên giới và các đường nhánh. Phát triển các đô thị trung tâm, các đô thị gắn với khu công nghiệp. Nâng cấp các cửa khẩu biên giới và phát triển kinh tế cửa khẩu.

Đối với xuất nhập khẩu, cần chú trọng tới các mặt hàng thế mạnh của vùng là nông lâm sản, khai khoáng và công nghiệp nhẹ.



Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khai thác lợi thế của vùng, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Phát triển lương thực ở nơi có điều kiện, tập trung phát triển loại nông sản góp phần thay thế hàng nhập khẩu như: thuốc lá, bò sữa, dầu thực vật,... tiếp tục phát triển mạnh hàng nông, lâm sản có lợi thế xuất khẩu như: chè, vải thiều, cà phê chè, bột giấy và giấy, sản phẩm gỗ, sản phẩm chăn nuôi... góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu.



Sản phẩm chè: Theo qui hoạch phát triển ngành chè, đến năm 2015 sản lượng đạt khoảng 650-700 nghìn tấn quy búp tươi với việc mở rộng diện tích trồng chè, thay thế các giống cũ bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao. Bên cạnh việc thay thế giống chè cho năng suất cao, có thể gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu bằng công nghệ thâm canh chè sạch, chè sinh học… để đạt giá xuất khẩu cao hơn cho một tấn chè xuất khẩu.

Thị trường mục tiêu để khai thác trong giai đoạn tới là các nước châu Âu như Đức, Anh, Pháp các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Singapore, các nước Trung Đông.



Sản phẩm cà phê chè: Hiện tại cây cà phê chè chưa được chú trọng phát triển mạnh. Tuy nhiên đây là vùng đất có khí hậu phù hợp, hơn nữa cây cà phê chè có giá trị kinh tế cao. Do vậy nên tập trung thâm canh diện tích hiện có, tiếp tục trồng mới ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Giang theo quy hoạch, kế hoạch của chương trình phát triển cà phê chè vay vốn của nước ngoài.

Sản phẩm dâu tằm: Tập trung khôi phục, phát triển vùng trồng dâu, nuôi tằm chủ yếu ở Sơn La, đưa diện tích lên khoảng 2.000 ha, sản lượng kén, tằm khoảng 800 tấn. Đầu tư các cơ sở kéo kén, dệt lụa gắn với vùng nguyên liệu, nhằm giải quyết việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu (trực tiếp và gián tiếp).

Trải cây: ở các tỉnh trong vùng có nhiều điều kiện thuận lợi, cần phát triển cây ăn quả với những giống đặc sản của địa phương như: cam, quýt, vải thiều, nhãn,... và cây ăn quả ôn đới, á nhiệt đới như: đào, lê, mận, hồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và thay thế cây thuốc phiện. Riêng vải thiều Bắc Giang đã có tới gần 40 nghìn ha với sản lượng khoảng 230 nghìn tấn quả tươi. Sẽ chú trọng khâu chế biến để gia tăng giá trị xuất khẩu.

Sản phẩm lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp hình thành vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp giấy, gỗ ván nhân tạo và hình thành vùng trồng rừng cây gỗ lớn, cây đặc sản, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm và chế tạo sản phẩm xuất khẩu.

Sản phẩm chăn nuôi: phát huy thế mạnh về đất đai, đồng cỏ để phát triển chăn nuôi trâu, bò,.. Triển khai các dự án phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa ở Mộc Châu (Sơn La) gắn với việc cải tạo nâng cấp cơ sở chế biến sữa, đưa đàn trâu bò đạt khoảng 800 ngàn con, trong đó có 5.000 con bò sữa. Việc phát triển chăn nuôi ở vùng chủ yếu dựa vào hộ gia đình và trang trại là chính. Các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tư nhân làm dịch vụ về giống, thú y, khuyến nông,... và bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.

Thuỷ sản: Tận dụng mặt nước hiện có, nhất là diện tích mặt hồ thuỷ điện và thuỷ lợi để phát triển thuỷ sản. Cùng với việc nuôi các loài cá bản địa, cần đưa nhanh các giống mới vào nuôi để tạo ra sản phẩm có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu như cá da trơn, cá hồi, cá tầm, ba ba, ếch...

Sản phẩm công nghiệp chế biến: Tập trung ưu tiên hoàn thành việc đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở chế biến nông, lâm sản với thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sản phẩm công nghiệp chế biến sâu khoáng sản: Hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, chỉ xuất khẩu khoáng sản chế biến sâu đến sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Sản phẩm công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp: Tổ chức lại sản xuất ngành công nghiệp nhẹ, đầu tư mới và đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị ở những cơ sở hiện có như dệt may giày dép. Khôi phục, phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng thổ cẩm của đồng bào các dân tộc để phát triển thành thế mạnh xuất khẩu.

Thủ công mỹ nghệ cũng là một thế mạnh mà vùng cần chú trọng. Đây là mặt hàng mới vùng còn nhiều tiềm năng, nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn do tuổi thọ và vòng sản phẩm ngắn. Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn, có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu.

Điều kiện thâm nhập thị trường đối với mặt hàng này khá thuận lợi đối với Việt Nam. Hàng thủ công mỹ nghệ của ta nổi tiếng với giá cả hợp lý, có tính riêng biệt và bản sắc văn hóa.

Tuy nhiên, chất lượng các sản phẩm còn thấp, sản xuất bị phân tán, khó có thể triển khai sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn. Bên cạnh đó, mẫu mã, kiểu dáng của các sản phẩm xuất khẩu chậm đổi mới, chưa đa dạng phong phú nên chưa phát huy được hết thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu. Một vấn đề nữa đặt ra đối với việc phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là nguồn nguyên liệu sản xuất đang dần cạn kiệt do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch nuôi trồng.



Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc tương đối giống nhau. Do đó để cạnh tranh được với hàng hóa của Trung Quốc, các địa phương trong vùng cần có chiến lược quy hoạch các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, mặt hàng mũi nhọn, đồng thời các doanh nghiệp cần chú trọng đến sự độc đáo của sản phẩm...

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thuế,… Giai đoạn trước mắt, Nhà nước cần tiếp tục các chính sách hỗ trợ xuất khẩu như thưởng xuất khẩu,… cho doanh nghiệp; đơn giản các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như kê khai hải quan,… để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp; có các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu như rau quả, thủy sản...

Tuy nhiên, theo cam kết tự do hóa của Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là cam kết tại WTO thì hầu hết mọi hỗ trợ xuất khẩu (kể cả thưởng xuất khẩu, ưu đãi thuế cho hàng xuất khẩu) và phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và liên doanh, 100% vốn nước ngoài sẽ sớm bị bãi bỏ. Do đó, về lâu dài, cần chú trọng đến các giải pháp sau:

+ Mở rộng quan hệ hợp tác giữa các địa phương với các thành phố trên thế giới tạo điều kiện phát triển thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp.

+ Có chính sách xây dựng, tôn vinh đội ngũ doanh nhân giỏi của địa phương, đặc biệt trong các ngành hàng xuất khẩu có hàm lượng chất xám, công nghệ, giá trị gia tăng cao.

+ Giữa các địa phương có cửa khẩu ở hai phía Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Lào cần có sự phối hợp hài hòa cơ chế quản lý và giảm thiểu các thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cặp cửa khẩu quốc tế và các cặp cửa khẩu khác

+ Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, mà trước hết là xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông thổ sản; đẩy mạnh và ứng dụng rộng rãi các biện pháp quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ như các tiêu chuẩn ISO, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường Trung Quốc.

- Về nhập khẩu: Đây là vùng kinh tế khó khăn, còn thiếu thốn nhiều thứ đặc biệt là thiết bị, công nghệ. Do vậy khuyến khích nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.


b)- Định hướng phát triển thương mại nội địa


Giai đoạn 2006-2010 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của nền kinh tế đất nước. Con đường hội nhập kinh tế thế giới đã mở ra những cơ hội rất lớn, song bên cạnh đó là những khó khăn và thách thức không nhỏ.

Để có thể tận dụng thời cơ hiếm có này phát triển là một yêu cầu rất cấp thiết đối với tất cả các khu vực trên cả nước trong đó có vùng TDMN Bắc Bộ. Với cách nhìn nhận như vậy, trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh của mình, vùng đưa ra những mục tiêu phấn đấu nhằm đưa hoạt động thương mại phát triển lên một tầm cao mới:



1)- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng của dân số, sự mở rộng và ngày càng phát triển của các thành phần kinh tế, sự hoàn thiện nhanh của hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung, trong đó có hệ thống hạ tầng thương mại, vùng TDMN Bắc Bộ sẽ phấn đấu giữ tốc độ tăng trưởng ở mức cao

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2011 – 2015 phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân 19,08%/năm, tiếp tục dẫn đầu trong cả nước. Đồng thời duy trì tỷ trọng của vùng trong tổng mức bán lẻ cả nước. Đến năm 2015, vùng phấn đầu đạt doanh thu thương mại khoảng 100 nghìn tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với dự kiến thực hiện năm 2010.

Phương hướng đến năm 2020, tổng mức bán lẻ phấn đấu đạt mức 268 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 5% trong tổng giá trị lưu chuyển thương mại chung trên toàn quốc. Đưa mức bình quân tổng mức bán lẻ trên đầu người đạt 4,2 triệu đồng/người/năm.

Ngoài ra, phát huy những thế mạnh vốn có về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, của vùng, trong giai đoạn tới, vùng sẽ nỗ lực nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tập trung phát triển những ngành hàng, mặt hàng có nhiều tiềm năng, thế mạnh, và có thể đạt giá trị gia tăng cao, mở rộng thương mại với các khu vực khác và tiến tới phát triển xuất khẩu sang nhiều nước và khu vực trên thế giới

2)- Công tác trợ giá, trợ cước

Tiếp tục lấy trợ giá, trợ cước và đòn bẩy giúp thực hiện cả 2 mục tiêu: Phát triển thương mại các vùng khó khăn và thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước. Vùng TDMN Bắc Bộ sẽ nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về trợ giá trợ cước trong tình hình mới.

Theo đó, về địa bàn được trợ giá, trợ cước sẽ tập trung vào những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Các hình thức trợ cước, trợ giá cũng sẽ được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện của vùng cũng như hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động sản xuất của nhân dân, giúp đưa người dân dần thoát khỏi cảnh nghèo, khuyến khích sản xuất theo hướng hiệu quả. Việc đổi mới chính sách trợ giá, trợ cước sẽ được chính quyền địa phương tập trung trong các khâu:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giúp nâng cao hiệu quả chính sách xã hội này của Nhà nước, đưa chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi đồng bào, qua đó nâng cao lòng tin vào Đảng, Nhà nước của đồng bào các dân tộc.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trợ giá, trợ cước, hạn chế và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các hiện tượng tiêu cực.

- Điều chỉnh linh hoạt các hình thức trợ giá, trợ cước cho phù hợp với điều kiện của vùng, tránh tình trạng hỗ trợ hình thức.


c)- Định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu


- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, tạo cơ sở vững chắc cho việc thông thương buôn bán giữa nhân dân và doanh nghiệp Việt Nam với các nước bạn. Đó chính là động lực lớn, tạo cú hích cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển về chiều sâu hoạt động thương mại không chỉ trong các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu mà còn đối với cả các tỉnh khác trong vùng và trên cả nước.

+ Về giao thông: phát triển, nâng cấp, duy tu hệ thống đường bộ; cảng biển phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội; nâng cấp, cải tạo, phục hồi các sân bay đã có; xây dựng, phát triển mạng lưới đường sắt tới các Khu kinh tế cửa khẩu với việc nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường, nhà ga, hệ thống thông tin tín hiệu.

+ Về hệ thống cấp điện: đưa điện lưới quốc gia về đến các Khu kinh tế cửa khẩu.

+ Về quản lý và sử dụng tổng hợp nguồn nước: đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống các công trình cung cấp, thoát trên cơ sở dự báo nhu cầu phát triển của tương lai. Nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch để cân bằng nguồn nước trên địa bàn phục vụ sản xuất và dân sinh.

+ Về bưu điện, phát thanh truyền hình: tăng cường các hoạt động xuất bản, phát hành thư viện phục vụ nhân dân, hiện đại hoá mạng bưu chính viễn thông tại Khu kinh tế thương mại. Quy hoạch sóng phát thanh quốc gia, đầu tư trang thiết bị để đưa sóng truyền hình ở Trung ương và địa phương tại các Khu kinh tế cửa khẩu

- Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, đưa khu vực kinh tế cửa khẩu phát triển lên tầm cao mới, tạo thế đối trọng về kinh tế cũng như đảm bảo phòng thủ biên cương.

- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu, nhất là cửa khẩu quốc gia, xây dựng các trung tâm thương mại, mở rộng hệ thống chợ phiên liên vùng. Việc xây dựng quy hoạch phát triển không gian khu kinh tế cửa khẩu cần tính đến các yêu cầu sau đây:

+ Trên cơ sở việc khảo sát, đánh giá những thế mạnh tiềm năng, hướng phát triển trước mắt và tương lai của các Khu kinh tế cửa khẩu để hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế cửa khẩu, để bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng của từng năm, tập trung đầu tư cho các công trình giao thông, bến bãi, chợ, điện nước, các công trình phúc lợi, xã hội... tạo cơ sở vật chất cho mô hình Khu kinh tế cửa khẩu biên giới phát triển bền vững và năng động.

+ Kết hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế.

+ Bảo đảm sự riêng biệt với các khu vực khác trong cả nước.

+ Tiến hành trên cơ sở những dự báo khoa học dài hạn, ngắn hạn về sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và các khu vực có liên quan.

3.2. Phương hướng phát triển Du lịch của vùng đến năm 2020

3.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển


- Phát triển du lịch Vùng TDMN Bắc Bộ là nhằm tạo sự thống nhất trong hoạt động phát triển du lịch lãnh thổ, tạo cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú của vùng; góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển phát triển kinh tế – xã hội đã được xác định tại Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Trung du Miền núi phía Bắc

- Góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên và góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của Ngành trên cơ sở khai thác có hiệu quả những lợi thế về vị trí, tài nguyên của Vùng.

- Phát triển du lịch Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng, đảm bảo việc khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường nhân văn, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp.

3.2.2. Dự báo một số yếu tố tác động đến phát triển du lịch của vùng.


a)- Dự báo lượng khách du lịch và nhu cầu phát triển khách sạn.

Thị trường khách du lịch quốc tế chính đến Vùng TDMN Bắc Bộ trong thời gian tới chủ yếu sẽ là các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Pháp, Đức...; và các nước trong khu vực, đặc biệt là Lào, Thái Lan.



  1. Dự báo khách du lịch đến Vùng TDMN Bắc Bộ đến 2020




Hạng mục

2010

2015

2020

% tăng bq 2011-2020

1.Khách quốc tế


Số lượt khách (ngàn)

629

971,5

1.500,5

9,2

Ngày lưu trú TB (ngày)

2,7

3,05

3,41




Số ngày khách (ngàn)

1.728,6

2.974,3

5.117



2.Khách nội địa


Số lượt khách (ngàn)

4.752

7.140

10.190

8,7

Ngày lưu trú TB (ngày)

1,86

2,23

2,65




Số ngày khách (ngàn)

7.732,5

14.280

24.589




Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương