1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ



tải về 2.26 Mb.
trang16/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27

- Phát triển mạnh chăn nuôi, đầu tư chiều sâu theo hướng lai tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Từng bước phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại có quy mô phù hợp, tập trung theo vùng nhằm gắn kết với các cơ sở công nghiệp chế biến thịt, sữa, trứng.


- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động phù hợp với yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất; gắn với các dịch vụ khoa học kỹ thuật để từng bước xã hội hóa hoạt động khuyến nông, lâm, ngư.

- Chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng mới, bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo quy hoạch; hoàn thành việc giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư; giải quyết đất ở, đất sản xuất ổn định lâu dài, sớm chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy.



b)- Về phát triển kinh tế nông thôn.

- Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất các hàng hoá chất lượng, năng suất và hiệu quả cao gắn với phát triển các làng nghề. Nâng tỷ lệ nông sản hàng hoá đạt 60%, giá trị sản xuất của các ngành phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng trên 70% trong nông thôn (hiện nay khoảng 40%). Kéo theo đó dân số nông thôn đến năm 2015 còn khoảng 79%, năm 2020 còn 72%. Thực hiện đổi mới phân công lao động, đến năm 2015 còn khoảng 61% lao động làm nông nghiệp, đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng dưới 50%.

- Hình thành và tổ chức mối liên kết hữu hiệu giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá, giữa khu vực sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa người sản xuất với các trung tâm nghiên cứu giống, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và bảo vệ thực vật...

- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại làm cơ sở công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp. Phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ, phát triển đa dạng các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống, tạo cơ hội giải quyết việc làm và tăng hệ số sử dụng thời gian lao động cho khu vực nông thôn.


- Tăng cường cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn về giao thông, điện, mạng lưới chợ, thủy lợi, nước sinh hoạt và các dịch vụ khác tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và cải thiện điều kiện sống dân cư nông thôn. Hoàn thiện cơ bản hạ tầng thiết yếu của nông nghiệp nông thôn, hoàn thành bê tông hoá giao thông nông thôn và kiên cố hoá kênh mương.

- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội trên cơ sở thực hiện có hiệu quả các chương trình ổn định và đảm bảo an toàn lương thực, xóa đói giảm nghèo, tăng cường xây dựng hạ tầng nông thôn; phân bố lại lao động và dân cư lên vùng gò đồi, vùng giáp biên; tăng tỉ lệ ngành nghề và dịch vụ trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Tạo thêm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp, cấy thêm các ngành nghề phi nông nghiệp vào nông thôn để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tại khu vực nông thôn và hiện đại hóa cư dân nông thôn, phát triển hệ thống đô thị vệ tinh, thị trấn, thị tứ trên địa bàn tỉnh. Bố trí lại cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, thu hút nhiều lao động để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng thâm canh gắn với điều kiện sinh thái. Sự phát triển nông thôn tới đây phải là quá trình hoà nhập với các khu công nghiệp và đô thị sẽ hình thành.

1.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp.

1- Định hướng sử dụng đất để phát triển nông nghiệp.


Trên cơ sở phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng đất...

Đến năm 2020 diện tích đất có khả năng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp khoảng 1.469,4 nghìn ha, tăng thêm 31,1 nghìn ha; đất lâm nghiệp khoảng 6703,1 nghìn ha, tăng thêm khoảng 1.493 nghìn ha và đất nuôi trồng thủy sản 49,5 nghìn ha, tăng thêm 0,6 nghìn ha so với năm 2010.

Định hướng sử dụng đất của vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ đến năm 2020 như sau:


  1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020

Loại đất

2008

2010

2020

D.tích (10 3 ha)

Cơ cấu (%)

D.tích (10 3 ha)

Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so 2008 (10 3 ha)

D.tích (10 3 ha)

Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-)

so 2010 (10 3 ha)



1.Tổng DT tự nhiên

9543,4

9543,4

100

9543,4







9543,4







506

5,30

510,6

5,35

4,57

763,5

8

252,9

2393,19

25,08

2338,1

24,50

-55,06

524,9

5,5

-1813,2

6644,21

69,62

6689,9

70,10

45,71

8255,0

86,5

1565,1

 

100







0,00




100

0,0

1423,2

21,42

1438,3

21,50

15,13

1469,4

17,8

31,1

5173,7

77,87

5210,11

77,88

36,41

6703,1

81,2

1493,0

43,3

0,65

38,13

0,57

-5,17

49,5

0,6

11,4

4,01

0,06

3,34

0,05

-0,67

33,0

0,40

29,7

1423,2

100

1438,3




15,13

1469,4

100

31,1

1093,0

76,8

1100,33

76,5

7,31

869,88

59,2

-230,4

503,8

35,4

510,61

35,5

6,80

459,92

31,3

-50,7

254,8

17,9

258,90

18

4,15

290,94

19,8

32,0

25,6

1,8

25,89

1,8

0,27

57,31

3,9

31,4

563,6

39,6

563,83

39,2

0,24

352,66

24

-211,2

330,2

23,2

338,01

23,5

7,83

599,51

40,8

261,5

112,4

7,9

115,07

8,0

2,63

168,98

11,5

53,9

118,1

8,3

119,38

8,3

1,26

302,70

20,6

183,3

99,6

7,0

103,56

7,2

3,94

127,84

8,7

24,3



100

9543,4

100



9543,4

100



a- Đất phi NNghiệp

506

5,30

510,6

5,35

4,57

763,5

8

252,9

b- Đất chưa sử dụng

2393,19

25,08

2338,1

24,50

-55,06

524,9

5,5

-1813,2

c- Đất nông nghiệp

6644,21

69,62

6689,9

70,10

45,71

8255,0

86,5

1565,1

Trong đó:

 

100





0,00



100

0,0

- Đất sản xuất NNghiệp

1423,2

21,42

1438,3

21,50

15,13

1469,4

17,8

31,1

- Đất lâm nghiệp

5173,7

77,87

5210,11

77,88

36,41

6703,1

81,2

1493,0

- Đất nuôi trồng TSản

43,3

0,65

38,13

0,57

-5,17

49,5

0,6

11,4

- Đất NNghiệp khác

4,01

0,06

3,34

0,05

-0,67

33,0

0,40

29,7

2. SD Đất SX NNghiệp

1423,2

100

1438,3



15,13

1469,4

100

31,1

a- Đất cây hàng năm

1093,0

76,8

1100,33

76,5

7,31

869,88

59,2

-230,4

- Đất trồng lúa

503,8

35,4

510,61

35,5

6,80

459,92

31,3

-50,7

Trong đó: Lúa nước

254,8

17,9

258,90

18

4,15

290,94

19,8

32,0

- Đất cỏ chăn nuôi

25,6

1,8

25,89

1,8

0,27

57,31

3,9

31,4

-Đất cây hàng năm khác

563,6

39,6

563,83

39,2

0,24

352,66

24

-211,2

b-Đất trồng cây lâu năm

330,2

23,2

338,01

23,5

7,83

599,51

40,8

261,5

- Đất cây CN lâu năm

112,4

7,9

115,07

8,0

2,63

168,98

11,5

53,9

- Đất cây ăn quả

118,1

8,3

119,38

8,3

1,26

302,70

20,6

183,3

- Đất cây lâu năm khác

99,6

7,0

103,56

7,2

3,94

127,84

8,7

24,3

2- Phương hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020:


Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng năm 2020 là 1.469,4 nghìn ha; Trong đó, đất trồng cây hàng năm 869,88 nghìn ha, hệ số sử dụng đất đạt 1,48 lần.

Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng hệ số quay vòng đất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng dần tỷ trọng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hạn chế đến mức thấp nhất việc phát triển cây hàng năm trên đất có độ dốc lớn.

So với năm 2008 đất sản xuất nông nghiệp sẽ tăng 31,1 nghìn ha ( bao gồm diện tích khai hoang đưa vào sản xuất trừ đi đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác).

+ Cây lúa: Đến năm 2020 ổn định diện tích đất trồng lúa vào khoảng 460 nghìn ha, diện tích gieo trồng lúa cả năm khoảng 690 nghìn ha, năng suất đạt tối thiểu 60 tạ/ha; sản lượng: 3,9-4 triệu tấn.

Vì diện tích có hạn, nên cần chú trọng đầu tư thâm canh, sử dụng các giống lúa lai, lai cao sản vừa có chất lượng tốt và năng suất cao để đảm bảo nhu cầu nội vùng, đưa hệ số sử dụng đất lên khoảng 1,36 lần.

Tiếp tục đầu tư cải tạo từ diện tích đất trồng luá nương để xây dựng thêm trên 60 nghìn ha ruộng bậc thang trồng lúa nước 2 vụ ổn định, khai hoang khoảng 32,8 nghìn ha ở những nơi có điều kiện để đưa vào trồng lúa nước còn lại (chủ yếu phục vụ tái định cư thuỷ điện Sơn La, Lai Châu) để bù đắp vào diện tích đất trồng lúa giảm đi do xây dựng các nhà máy thuỷ điện và do chuyển sang các mục đích khác.

Chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp khoảng 15 nghìn ha; chuyển sang đất lâm nghiệp 2,8 nghìn ha; chuyển sang đất trồng cây hàng năm còn lại và cây lâu năm 14,2 nghìn ha.



+ Ngô: Diện tích: 530 nghìn ha; năng suất: 58 tạ/ha; sản lượng: 3,1-3,2 triệu tấn. Đưa các giống ngô lai cho năng suất cao như: Bioseed, LVN - 24, HQ -2000. Để tăng sản lượng đáp ứng cho nhu cầu chế biến thức ăn gia súc.

+ Đậu tương:Diện tích: 150 nghìn ha; năng suất: 22 tạ/ha; sản lượng: 330-350 nghìn tấn. Sử dụng các giống có năng suất cao như: DT92, DT9602, DT9603,...tăng vụ trên đất hai lúa, một vụ lúa mùa, đất nương rẫy,... để tăng sản lượng cung cấp cho chế biến thức ăn gia súc.

+ Chú trọng đầu tư thâm canh trên diện tích đất trồng cây hàng năm khác, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc, mía và rau, đậu các loại... Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất trồng cây hàng năm khác của vùng là 391.250 ha. Mở rộng diện tích đất trồng cỏ, nhằm phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh chăn nuôi đại gia súc của vùng, dự kiến đến năm 2020 diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi của vùng khoảng 64.780 ha.



+ Đất trồng cây lâu năm: 569.152 ha, được bố trí như sau: đất trồng cây công nghiệp lâu năm: 149.893 ha; trong đó:

- Chè: Mở rộng quy mô trồng chè với các loại chè có năng suất cao, chất lượng tốt, chú trọng đầu tư vào vùng trồng chè tập trung ở Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang… Phấn đấu đến năm 2020 diện tích trồng chè của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có khoảng 100 nghìn ha, trong đó vùng chè tập trung khoảng 60.000 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thái Nguyên 13.000 ha, Hà Giang 17.500 ha, Phú Thọ 10.000 ha, Yên Bái 11.000 ha, Sơn La 10.000 ha, Tuyên Quang 5.000 ha. Diện tích thu hoạch: 90 nghìn ha; năng suất khoảng 70 - 80 tạ/ha; sản lượng: 65-70 nghìn tấn. Sử dụng các giống LDP1, LDP2, PH1, các giống chè chất lượng cao của Đài Loan, chè Shan,...để nâng cao chất lượng và tăng năng suất sản lượng chè cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

. - Cây cà phê chè: Bố trí trồng ở vùng sinh thái thích hợp như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên nhằm thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông sản góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất dốc. Dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng cà phê chè toàn vùng là 25 nghìn ha; diện tích thu hoạch: 20 nghìn ha; năng suất: 16,7 tạ/ha; sản lượng: 32-35 nghìn tấn



- Cây ăn quả: Tập trung phát triển các loại cây ăn quả ở ven quốc lộ 1A, 2, 6… với các loại cây trồng chính như nhãn, vải, mận, đào, cam, quýt, đào, lê… các vùng cây ăn quả tập trung như vùng quả có múi: Cam, bưởi ở Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ; nhóm vải, nhãn ở Bắc Giang, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai; mận, mơ và một số quả có nguồn gốc ôn đới ở Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng;); Xoài (Sơn la, Hà Giang); dứa (Bắc Giang); cây Sơn tra-cây ăn quả, dược liệu (Sơn La, Yên Bái)... chuối trồng ở dọc sông Hồng, sông Lô. Đến năm 2020, diện tích đất trồng cây ăn quả của vùng có khoảng 335 nghìn ha; diện tích thu hoạch: 290.000 ha; năng suất: 100 tạ/ha; sản lượng: 2.900.000 tấn

- Cây cao su: quy hoạch khoảng 150 nghìn ha tại Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, riêng Sơn La bố trí 50 nghìn ha, Yên Bái 10 nghìn ha. Cây cao su là cây đa mục tiêu của tiểu vùng Tây Bắc.


3- Phương hướng phát triển lâm nghiệp


Rừng của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng.

Những năm gần đây chất lượng rừng bị suy giảm nghiêm trọng, mặc dù tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2008 đạt 52,27%, song vẫn còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng đặc biệt là đất trống, đồi núi trọc (chiếm 26,77% diện tích tự nhiên). Nhiệm vụ bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng bảo tồn nguồn gen, bảo vệ đất đai, môi trường nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt là rất cấp bách.

Xây dựng và bảo vệ tốt hệ thống vườn quốc gia, quy hoạch và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, phát triển du lịch sinh thái.

Chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng mới, bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo quy hoạch; hoàn thành việc giao đất, giao rừng gắn với định canh định cư; chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy.

Tích cực khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng kinh tế, rừng đặc dụng.

Đẩy mạnh trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan trong các khu đô thị, ven các trục đường giao thông. Phát triển cây đặc sản, cây dược liệu dưới tán rừng, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Dự kiến đến năm 2015 diện tích rừng đạt khoảng 6,34 triệu ha gồm 3 loại rừng:

- Rừng sản xuất: 2,7 triệu ha, chủ yếu là để kinh doanh lâm sản kết hợp với bảo vệ môi trường. Khi trồng rừng chọn loại cây có năng suất cao, hiệu quả thu hồi vốn nhanh và gắn vùng trồng rừng với nhà máy chế biến. Khẩn trương thực hiện việc giao đất, giao và khoán rừng cho các thành phần kinh tế, huy động được nhiều nguồn vốn như vốn tín dụng đầu tư, gọi vốn nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc cho vay, huy động vốn của nhân dân. Nguyên liệu cho công nghiệp sẽ được bố trí chủ yếu ở rừng sản xuất.

- Rừng phòng hộ: 2,9 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên có 2,4 triệu, rừng trồng 456 nghìn ha, làm nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Biện pháp chủ yếu là bảo vệ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi bảo vệ những diện tích có khả năng tái sinh nhanh. Diện tích đồi trọc sẽ được trồng theo hình thức nông - lâm kết hợp tạo ra nhiều tầng và cây phòng hộ phải là cây có chu kỳ sinh trưởng dài, có tán che phủ lớn.

- Rừng đặc dụng: 788.159 ha, trong đó rừng tự nhiên có: 745.892 ha, rừng trồng 42.267 ha, chủ yếu là để bảo tồn nguồn gien động thực vật quý hiếm, phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch. Từng khu rừng sẽ được chia thành 3 phân khu: Khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái và vùng đệm, để có chính sách thích hợp. Khu bảo vệ nghiêm ngặt và khu phục hồi sinh thái thuộc quyền sở hữu nhà nước và được ngân sách đầu tư toàn bộ. Khu vùng đệm thực hiện việc giao đất, giao rừng cho hộ để sản xuất lâm nông nghiệp và được hưởng chính sách đầu tư của nhà nước

Phương hướng phát triển ngành lâm nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 được thể hiện trong biểu sau:


  1. Một số chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp đến năm 2020

Loại rừng

2008

2015

2020

D.tích (10 3 ha)

Cơ cấu (%)

D.tích (10 3 ha)

Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) so 2008 (10 3 ha)

D.tích (10 3 ha)

Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-)

so 2008 (10 3 ha)



1- Rừng sản xuất

5294,9

100

6337,2

100

1042,4

7465

100

217,0

- Rừng tự nhiên SX

1492,1

28,18

2662,4

42,01

1170,2

3480,9

46,63

1988,70

- Rừng trồng SX

673,7

12,72

985.678

15,55

312,0

1111,8

14,89

438,0

- Kh.nuôi phục hồi

525,6

9,93

1257,9

19,85

732,3

1964,6

26,32

1439,0

- Rừng trồng SX

100,2

1,89

130,8

2,06

30,7

87,3

1,17

-12.,8

2- Rừng phòng hộ

192,7

3,64

288,0

4,54

95,3

317,1

4,25

124,5

-. Rừng tự nhiên PH

3295,1

62,23

2886,7

45,55

-408,4

3134,2

41,99

-160.900

-. Rừng trồng PH

2389,2

45,12

2199,0

34,70

-190,2

2287,9

30,65

-101.290

-. Kh.nuôi phục hồi

256,2

4,84

374,3

5,91

118,1

483,7

6,48

227,5

- Rừng trồng PH

528,5

9,98

231,6

3,65

-296,8

271,7

3,64

-256.760

3- Rừng đặc dụng

121,3

2,29

81,8

1,29

-39.,5

90,9

1,22

-30.,3

- Rừng tự nhiên ĐD

507,6

9,59

788,2

12,44

280,6

849,9

11,39

342,3

- Rừng trồng ĐD

436,3

8,24

662,6

10,46

226,2

736,3

9,86

300,0

- Kh.nuôi phục hồi

13,0

0,24

29,7

0,47

16.763

41,4

0,55

28,4

-. Rừng trồng ĐD

48,7

0,92

83,3

1,31

34.632

64,2

0,86

15,5




9,6

0,18

12,5

0,20

2.963

8,0

0,11

-1,6

.

Như vậy năm 2015 diện tích rừng sẽ chiếm 62,56% diện tích tự nhiên của vùng.

Giai đoạn 2011 - 2015, diện tích khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng là 1,1 triệu ha, trong đó diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng là 445,8 nghìn ha, diện tích trồng rừng là 653,6 nghìn ha; diện tích đất lâm nghiệp chuyển mục đích sử dụng là 57 nghìn ha, trong đó chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 21,4 nghìn ha, chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp là 35,3 nghìn ha, chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 12 ha, chuyển sang đất nông nghiệp khác 215 ha.

Dự kiến đến năm 2020 diện tích rừng của vùng là 6,7 triệu ha chiếm gần gần 70% diện tích tự nhiên với các loại hình cụ thể như sau:

- Xây dựng và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, hồ lớn như sông Đà, sông Hồng, sông Mã… và các công trình thuỷ điện - thuỷ lợi lớn như Hoà Bình, Thác Bà, Na Hang, Sơn La, Huổi Quang, Lai Châu và các cụm thủy điện vừa và nhỏ khác… Tập trung trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở những nơi xung yếu; dự kiến đến năm 2020 diện tích rừng phòng hộ giữ ổn định là 3,1triệu ha

- Thâm canh rừng sản xuất, rừng nguyên liệu giấy... diện tích rừng sản xuất dự kiến là 3,0 triệu ha bao gồm:

+ Mở rộng vùng nguyên liệu giấy với diện tích trên 800 nghìn ha chủ yếu là các loại cây keo, bạch đàn, tre, nứa… tập trung nhiều ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hoà Bình, Sơn La, Băc Kạn …

+ Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ván nhân tạo ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hoà Bình… với diện tích khoảng 200.000 - 225.000 ha.

+ Xây dựng các vùng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu gỗ làm đồ mộc gia dụng và các trang trại vườn rừng với diện tích khoảng 1,15 triệu ha.

+ Đẩy mạnh phát triển rừng đặc sản ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi với những loại cây là thế mạnh của vùng như quế, hồi, thông nhựa, trúc…

- Tiếp tục xây dựng và bảo vệ vườn quốc gia; các khu bảo tồn thiên nhiên; khu di tích lịch sử văn hóa- cách mạng, các danh lam thắng cảnh nhằm bảo tồn các loài động vật hoang dã và phát triển nguồn gen quý hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Đến năm 2020, vùng TDMN Bắc Bộ có trên 849.890 ha rừng đặc dụng.

4- Phương hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản


Khai thác triệt để tiềm năng phát triển thuỷ hải sản, trong thời kỳ đến năm 2010 các tỉnh đã phát triển thêm 7 nghìn ha để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản. Đến năm 2020 diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 50 nghìn ha, chưa tính diện tích lúa - cá và cá lồng bè. Khai thác tốt tiềm năng và nguồn lợi thủy sản của vùng để phát triển các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, thủy đặc sản tại một số tỉnh như cá hồi, cá tầm, ba ba, ếch... Trong những năm trước mắt và lâu dài sẽ triệt để khai thác diện tích đất ao hồ đầm tự nhiên, diện tích mặt nước chuyên dùng, đặc biệt ở các tỉnh có diện tích mặt nước tự nhiên và chuyên dùng lớn như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái... để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản.

1.3 Một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiêp


1- Về giống: Xây dựng hệ thống lai tạo, chọn lọc và sản xuất con giống từ Trung ương xuống tận các cơ sở. Sử dụng các giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng TDMNBB, có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế dần những giống cây trồng vật nuôi cho năng suất và chất lượng thấp để vừa phát huy lợi thế của vùng đáp ứng kịp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Các giống chè Đài Loan, Nhật bản, Chè Shan, chè tuyết,...

- Các giống cây ăn quả đặc sản, cây ăn quả ôn đới,...

- Các giống gia súc, gia cầm có tỷ lệ cao: Zebu, Sind hóa đàn bò thịt,...



2- Phát triển nhanh hình thức trang trại để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn, hình thành các vùng sản xuất tập trung.

3- Tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác khuyến nông - lâm, đặc biệt quan tâm đến chuyển giao quy trình, công nghệ sản xuất nông sản sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

4- Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản chủ lực của vùng như: chè, hoa quả, giết mổ, gia súc,chế biến thức ăn gia súc

5- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Thủy lợi: đầu tư xây dựng nhiều hồ đập quy mô vừa và nhỏ để giữ ẩm, cung cấp nước tưới, nước uống cho gia súc, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi,... ở những địa bàn có đủ điều kiện về nguồn nước, vốn đầu tư thì đầu tư hệ thống tưới phun cho cây lâu năm.

- Giao thông: xây dựng các tuyến đường nối các trục giao thông chính của vùng với các địa bàn vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợn cho giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật.



6- Về chính sách.

- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, ban hành chính sách khuyến khích khai hoang đất trống để đầu tư trồng rừng, chính sách đầu tư bảo vệ vốn rừng hiện có, cần có dự án bảo vệ và phát triển vốn rừng cho vùng (tách khỏi dự án 661); Tăng cường diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn đặc biệt là cho các hồ thuỷ điện ở Sơn La, Hòa Bình, Na Hang, Huổi Quảng…, vùng thượng nguồn sông Chảy, lưu vực sông Cầu.

- Tăng cường giáo dục môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong vùng;

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất trong khai thác khoáng sản, trong các khu công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường và nguồn nước.



7- Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất.

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất dốc là điều bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp. Hạn chế cày, xới bề mặt đất (nhất là trong thời gian mùa mưa), hạn chế khai thác trắng (với rừng sản xuất).

- Kết hợp sản xuất nông - lâm trong sử dụng đất, với đất dốc trên 80 đảm bảo luôn phủ xanh bề mặt đất, không để đất trống.

- Sử dụng đất trong các hoạt động khai khoáng phải có phương án an toàn về môi trường, khi kết thúc hoạt động khai thác phải hoàn trả hiện trạng mặt đất đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường.



8- Các biện pháp nhằm sử dụng đất tiết kiệm và tăng giá trị của đất

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển các đô thị; trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; khu, cụm công nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt lưu ý tăng tỷ lệ đất phi nông nghiệp ở các địa bàn này ngay khi lập quy hoạch thiết kế;

- Phát triển nông nghiệp gắn liền với giao thông, cơ sở chế biến công nghiệp để giải quyết đầu ra cho sản phẩm;

- Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới. Đất đó giao khi hết hạn sử dụng, sử dụng xong phải thu hồi kịp thời.



9- Biện pháp nhằm đẩy nhanh đưa đất trống đồi núi trọc vào sử dụng

- Tiếp tục khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nuôi trồng thuỷ sản trên mặt nước hoang hoá nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; tăng suất đầu tư cho chương trình trồng, khoanh nuôi tái sinh và tăng mức khoán chi bảo vệ rừng.

- Giao đất cụ thể đến người sử dụng nhất là đối với những diện tích đất do UBND cấp xã quản lý hoặc mới giao cho ngành chủ quản (như quỹ đất lâm nghiệp chưa có rừng);

- Giải quyết tốt vấn đề tái định cư và ổn định dân cư;

- Phát triển cơ sở hạ tầng đến địa bàn cũn đất trống;

- Phối hợp các dự án đầu tư về vốn, nhân lực, vật tư... nhất là cho đối tượng sử dụng đất ở địa bàn tái định cư, sử dụng đất trồng cây nguyên liệu giấy.



Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương