1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


VI. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÙNG TDMN BẮC BỘ



tải về 2.26 Mb.
trang24/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

VI. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÙNG TDMN BẮC BỘ

6.1. Phát triển hệ thống đô thị, bố trí lại dân cư, xây dựng nông thôn mới


Quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị đồng bộ với sự phát triển kinh tế – xã hội và hình thành các trung tâm kinh tế của vùng gồm các thành phố Việt Trì, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên Phủ và trong tương lai gần là thành phố Lào Cai, các thị xã, tỉnh lỵ của các tỉnh trong vùng. Xây dựng khu đô thị mới Tam Đường; ưu tiên phát triển các đô thị tại các cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn), thị xã Lào Cai (Lào Cai), Thanh Thuỷ (Hà Giang), Tà Lùng (Cao Bằng), Ma Lù Thàng (Lai Châu), Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La). Hình thành hệ thống các trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu quốc gia và quốc tế nối liền với các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc và cả nước.

Xây dựng các cụm dân cư, thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã gắn với việc bố trí lại dân cư trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng các nhà máy thuỷ điện Sơn La, Na Hang...

Bố trí lại dân cư ở các xã dọc tuyến biên giới Việt Trung bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng tài nguyên đất đai của vùng và hạn chế việc di dân tự do đến các vùng khác.

Quan điểm chung hình thành cơ cấu kinh tế lãnh thổ của vùng là hình thành một số khu vực động lực trên cơ sở tập trung đầu tư ưu tiên phát triển một số ngành kinh tế chủ lực, trước hết là hình thành các đô thị trung tâm và phát triển kinh tế đô thị. Tạo điều kiện pháp lý và các điều kiện khác để thu hút đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng đóng góp cơ bản vào giá trị gia tăng của vùng. Mặt khác hỗ trợ cho các vùng khó khăn trong khai thác hợp lý các tài nguyên đất, rừng; có chính sách phát triển và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tầng kinh tế và xã hội ở một số huyện thuộc khu vực miền núi, biên giới. Kết hợp giữa khuyến khích phát triển bằng các cơ chế chính sách ưu đãi với hỗ trợ tài chính và tín dụng trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Xây dựng một số đô thị mang tính chất trung tâm của các tiểu vùng như: thị xã Sơn La, Hòa Bình đối với tiểu vùng Tây Bắc; thành phố Yên Bái đối với tiểu vùng Việt Bắc; thành phố Thái Nguyên đối với tiểu vùng giữa. Cùng với xây dựng đô thị trung tâm vùng, xây dựng hệ thống đô thị dưới cấp vùng là các thị trấn, thị tứ. Phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ này để thúc đẩy và lôi kéo các khu vực ngoại vi khác trong vùng cùng phát triển theo hướng bền vững.

6.1.1. Định hướng chung về phát triển hệ thống đô thị của vùng.


Hiện tại vùng có 6 thành phố và 12 thị xã, 116 quận, huyện với tỷ lệ đô thị hóa trung bình 14,3% phân bố rất không đều giữa các khu vực. Do đặc điểm địa hình chia cắt và đa dạng về hình thái, dân số chủ yếu tập trung tại các huyện vùng thấp, các làng bản bám dọc theo các trục đường giao thông, ven các dải đất thấp dọc theo các sông suối. Mạng lưới đường giao thông được phân bổ theo hai hình thái:

- Hình thái phân bố đô thị dạng chuỗi trên dọc hành lang các Quốc lộ 1A, 1B, 2, 6, 18, 32 và một vài tuyến trục giao thông khác.

- Hình thái phân bố theo dạng điểm bao gồm các đô thị giữ vai trò là thị trấn huyện lỵ tại các huỵên có địa hình không thuận lợi.

Trong tương lai, với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng như đã định hướng ở trên, tỷ lệ đô thị hoá của vùng sẽ tăng lên khoảng 22% vào năm 2020. Theo dự báo đến năm 2020, dân số toàn vùng khoảng 12.970 ngàn người, trong đó dân số đô thị khoảng 2850 ngàn người, chiếm khoảng 22% dân số toàn vùng.

Hướng phát triển kinh tế đô thị của vùng trong tương lai tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng, dệt may, da giầy, hóa chất, công nghiệp cơ khí và điện tử tin học.

- Hình thành và phát triển các khu, cụm công quy mô vừa và nhỏ, cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các điểm dân cư tập trung ở các huyện.

- Phát triển các ngành dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp nông thôn.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, bao gồm mạng lưới giao thông, cấp điện, cấp nước sạch và phát triển nhà ở.

- Phát triển đô thị và các khu dân cư phù hợp với định hướng phân bố phát triển các ngành kinh tế chủ đạo trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa giữa kinh tế – xã hội và môi trường.

- Phát triển hệ thống đô thị trung tâm hai cấp, kết hợp cải tạo, phát triển đô thị hiện có và xây dựng các đô thị mới để tạo thế cân bằng phát triển giữa các vùng hỗ trợ cho việc hình thành các hạt nhân phát triển các điểm dân cư nông thôn.

- Phát triển đô thị đồng thời với việc xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo một cơ cấu hợp lý đảm bảo tính hiện đại và giữ gìn văn hóa truyền thống.

- Phát triển đô thị, thị xã tỉnh lỵ với chức năng là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, hành chính và văn hóa của các tỉnh. Phát triển các đô thị thị trấn huỵên lỵ với hạt nhân là trung tâm hành chính của các huyện với các cơ quan ban ngành, các công trình phục vụ trên quy mô toàn huyện. Các ngành kinh tế chủ lực được ưu tiên phát triển trên cơ sở khai thác các thế mạnh đặc thù chủ yếu là phát triển tổng hợp các ngành công, nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt quan tâm phát triển các cụm công nghiệp – dịch vụ nông thôn.

- Thành phố Thái Nguyên: Là trung tâm tiểu vùng Việt Bắc, phạm vi ảnh hưởng là các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang. Thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên; là thành phố công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp gang thép; là đầu mối giao thông quan trọng của tiểu vùng Việt Bắc; có ý nghĩa quốc phòng rất quan trọng.

- Thành phố Việt Trì: Là tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ; phạm vi ảnh hưởng là các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Việt Trì là thành phố công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hoá chất, chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, dệt, giấy, điện tử, đóng tàu, vật liệu xây dựng,… là đầu mối giao thông - trung chuyển giao lưu hàng hoá từ Hà Nội với các tỉnh trong vùng.

- Thành phố Hòa Bình: Được đầu tư nâng cấp thành đô thị loại III (thành phố thuộc tỉnh), là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa du lịch của tỉnh Hòa Bình và phát triển thành đô thị trung tâm tiểu vùng Tây Bắc. Đồng thời là cửa ngõ giao lưu giữa tiểu vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội, Đồng bằng Bắc bộ và tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc cùng cả nước và quốc tế.

- Đối với đô thị cấp tỉnh, hướng tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng tăng dần tỷ trọng đất chuyên dùng, đất ở đô thị trong cơ cấu sử dụng đất để từng bước xây dựng các đô thị theo hướng hiện đại hoá. Phấn đấu đến năm 2020 vùng TDMN Bắc Bộ có thêm 9 đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại III và là thành phố trực thuộc tỉnh.

- Mở rộng không gian đô thị đối với các đô thị có điều kiện như thành phố Lạng Sơn, thành phố Điện Biên Phủ, thành phố Bắc Giang, thị xã Sơn La, thị xã Phú Thọ, thị xã Tuyên Quang, Nghĩa Lộ.

- Quy hoạch phát triển các đô thị chuyên ngành ở những khu vực có tốc độ đô thị hoá cao để thúc đẩy phát triển kinh tế các tiểu vùng.

- Hệ thống thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã là những hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và duy trì các mối quan hệ tương hỗ với các đô thị lớn, vừa, trong và ngoài vùng, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Việc phát triển các khu đô thị là phải tạo ra hành lang mạnh về công nghiệp, đô thị, kỹ thuật dọc trục quốc lộ 18, 2 và quốc lộ 70 xuyên suốt lên Lào Cai giáp với Côn Minh - Trung Quốc, tạo tiền đề cho việc hợp tác khu vực Tây Nam - Trung Quốc với Việt Nam.

Ngoài ra, cần phát triển các đô thị hành lang biên giới từ Mộc Châu (Sơn La) qua Điện Biên (Điện Biên) tới Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát (Lào Cai), Thanh Thuỷ (Hà Giang), Tà Lùng - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Đồng Đăng (Lạng Sơn).

Sự phát triển nhanh của các hành lang kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các khu đô thị mới. Song song với tiến trình này việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn cũng là những điều kiện cơ bản để đô thị hoá nông thôn.

Tiềm năng để phát triển đô thị của vùng TDMN Bắc Bộ rất lớn đòi hỏi phải có quy hoạch cụ thể tạo không gian hài hoà trong phát triển đô thị của vùng, đặc biệt cần sử dụng tiết kiệm đất một cách tối đa, tránh lãnh phí. Tuy nhiên do địa hình chia cắt mạnh, quỹ đất xây dựng không nhiều thường phải bố trí phân tán trên các sườn đồi có độ dốc lớn hoặc dưới các thung lũng, cần chú ý hiện tượng động đất và hiện tượng castơ ở khu vực đá vôi và có giải pháp phòng tránh các tác động của thiên nhiên.


6.1.2. Phương hướng phát triển các trung tâm kinh tế dọc hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc

1- Tuyến hành lang Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng trong tổng thể tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng


a)- Xây dựng Khu thương mại-Công nghiệp Kim Thành (Lào Cai) là điểm khởi đầu cho sự hợp tác phát triển cửa tuyến hành lang kinh tế.

  • Khu Thương mại-Công nghiệp Kim Thành nằm trong khu kinh tế cửa khẩu thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai có qui hoạch giai đoạn 1 là 110 ha, giai đoạn 2 là 250 ha; có vị trí đối diện với khu kinh tế Thương Thành của Hà Khẩu - Hồng Hà - Vân Nam Trung Quốc; cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai hiện nay 1,5 km về phía Tây – Bắc.

  • Khu Thương mại-Công nghiệp Kim Thành là nơi xúc tiến thương mại trực tiếp giữa bên bán và bên mua hàng, là khu kinh tế mở: Các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đưa hàng vào trong khu thương mại chưa phải chịu thuế xuất nhập khẩu, họ có thể giới thiệu hàng hoá, thoả thuận ký kết hợp đồng mua bán chính thức trước khi đưa hàng sang Trung Quốc hay vào Việt Nam. Trong khu Thương mại-Công nghiệp Kim Thành có đầy đủ cơ sở hạ tầng về đường, điện, thông tin, cấp và thoát nước; các điều kiện dịch vụ như chợ, kho chứa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trung tâm Hội chợ quốc tế...

  • Khu thương mại-Công nghiệp Kim Thành gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Sơn-Hà Khẩu (Trung Quốc) thành một trung tâm đô thị, kinh tế lớn của tuyến hành lang.

  • Cụm đô thị Lào Cai – Cam Đường gồm thị xã Lào Cai cũ và các khu vực đô thị hoá: Một phần xã Đồng Tuyển, Vạn Hoà gắn với thị xã Cạm Đường cũ và các khu vực đô thị hoá thuộc xã Cam Đường sẽ trở thành một đô thị lớn, một trung tâm công nghiệp-thương mại và giao lưu quốc tế của tuyến hành lang, các khu công nghiệp Lào Cai, khu công nghiệp Bắc Duyên hải và khu công nghiệp Tằng Loỏng, khu công nghiệp Đông phố Mới.

Khu phát triển và mở rộng bao gồm Bắc phường Duyên Hải, khu vực cửa khẩu Lục Kẩu, Bắc xã Đồng Tuyển. Tại đây bố trí cụm công nghiệp chế xuất, công nghiệp chế biến hàng hoá xuất khẩu, cửa khẩu (tiểu ngạch) Lục Kẩu, cảng sông, kho hàng hoá xuất nhập cảnh, các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoại tỉnh và quốc tế. Bố trí khu dân cư và công cộng phục vụ chung cho khu vực này (diện tích đất khoảng 150-200 ha). Khu Đông Nam bao gồm Đông và Nam Phường Phố Mới, một phần bắc xã Vạn Hoà. Tại đây bố trí khu kho tàng, bãi kiểm hoá phục vụ ga và hàng hoá vận tải quá cảnh và xuất khẩu. Bố trí một số khu công nghiệp sạch với quy mô nhỏ (do không có quỹ đất, đầu hướng gió) để không ảnh hưởng tới môi trường đô thị (diện tích đất 100 ha).

Khu phía Nam bao gồm xã Bắc Cường, Nam Cường được giới hạn bởi đường mới phía Tây quốc lộ 4E và phía đông là sông Hồng. Đây là khu đô thị phát triển, một số trung tâm dịch vụ thương mại, các công trình văn hoá thể thao, khu du lịch “ Làng văn hoá các dân tộc”, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghệ,... của tỉnh. Dự kiến diện tích đất khoảng 300 ha và dân số khoảng 20.000 người.

Khu phía Đông thị xã Cam Đường phát triển đô thị tới bờ sông Hồng, phía Tây phát triển cụm công nghiệp tập trung.

Nhanh chóng xây dựng Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, KCN Đông Phố Mới, KCN Tằng Loỏng và Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Khẩu. Nhanh chóng xây dựng thành một cử khẩu quốc tế quan trọng và là cực tăng trưởng tiền duyên của tuyến hành lang kinh tế tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

b)- Xây dựng các trung tâm kinh tế dọc tuyến hành lang kinh tế là các cực tăng trưởng khu vực

- Thành phố Yên Bái là trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái trong tương lai quy hoạch thành một trung tâm công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, khu hành chính, khu văn hoá thể thao, y tế, giáo dục trên tuyến hành lang. Đô thị sẽ được mở rộng thêm về phía Nam và Tây Nam, theo hướng lấy thêm một số xã của các huyện Trấn Yên và Yên Bình. Diện tích của thành phố đạt trên 120 km2. Hệ thống kết cấu hạ tầng của thành phố sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn đô thị loại II. Tại đây sẽ là một đầu mối trung chuyển đường sắt qua tuyến Yên Bái-Tuyên Quang-Thái Nguyên đi Cái Lân.

- Thị xã Phú Thọ phát triển các cum công nghiệp, dịch vụ làm trung tâm phát triển cho các huyện phía Bắc. Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng hạ tầng đô thị, chỉnh trang đô thị để thị xã Phú Thọ phát triển hiện đại. Xây dựng Phú Thọ từng bước khang trang, văn minh, hiện đại làm tốt vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, thương mại-khoa học kỹ thuật của các huyện phía Bắc tỉnh, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội một cách tích cực, mở rộng quy mô diện tích dân số và đẩy mạnh phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Thành phố Việt Trì là trung tâm tỉnh lỵ Phú Thọ quy hoạch thành một trung tâm công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, khu hành chính: tập trung đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao và các loại hình dịch vụ, các khu vui chơi giải trí gắn với phát triển các khu đô thị mới và các khu công nghiệp đầu tầu để xứng đáng là trung tâm kinh tế, thương mại cấp vùng cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Thành phố Việt Trì được quy hoạch với các phân khu chức năng: khu công nghiệp và kho tàng, khu nhà ở của dân cư, khu đô thị trung tâm, khu nghỉ dưỡng – du lịch, khu thể thao, khu công viên,...

Khu đô thị Đông Nam: thuộc địa phận 2 xã Trưng Vương và sông Lô - thành phố Việt Trì với diện tích quy hoạch 5.943.782 m2

Khu đô thị mới Tây Nam: thuộc địa phận xã Minh Nông và phường Gia Cẩm – thành phố Việt Trì với diện tích quy hoạch 2.087.341 m2.

2- Tuyến hành lang Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng trong tổng thể tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.


a)- Lạng Sơn: Lạng Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi, có các trục quốc lộ chính và đường sắt liên vận quốc tế đi qua. Lạng Sơn đang tập trung hình thành các khu kinh tế cửa khẩu, gắn kết phát triển các khu kinh tế cửa khẩu với thành phố Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng thành vùng kinh tế năng động.

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch diễn ra khá sôi động và đa dạng, một số lĩnh vực dịch vụ có mức tăng trưởng khá như dịch vụ vận tải, kho bãi, bưu điện tăng bình quân 18,5%/năm, khách sạn, nhà hàng tăng 16,4%/năm. Lượng khách du lịch đến Lạng Sơn năm 2008 đạt gần 1 triệu lượt khách, gấp hơn 5 lần năm 2000 ; doanh thu từ du lịch, dịch vụ thời kỳ 2001-2008 tăng bình quân trên 30%/năm.

Trong giai đoạn đến trước năm 2010, tỉnh Lạng Sơn chủ trương xây dựng thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng và các khu kinh tế cửa khẩu thành Trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch, điểm trung chuyển hàng hóa và giao thương lớn của tuyến hành lang Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và Trung Quốc+ASEAN.

b)- Tỉnh Bắc Giang

b.1. Thành phố Bắc Giang.

Tính chất đô thị của thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và KHKT; trung tâm đào tạo, dịch vụ và du lịch. Là động lực tăng trưởng phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch cấp vùng và tỉnh. Đồng thời đảm bảo thành phố xanh sạch và hiện đại. Là đầu mối giao thông cấp vùng, đặc biệt là đầu mối giữa vùng KTTĐ Bắc Bộ và các tỉnh Đông Bắc vùng TDMN Bắc Bộ, có vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong một số lĩnh vực chuyên ngành cấp vùng.

Đến năm 2009 toàn thành phố là 225.000 người, trong đó nội thành là 145.000 người và ngoại thành là 80.000 người.

Dân số thành phố Bắc Giang đến năm 2020 là 263.000 người, trong đó nội thành 210.000, ngoại thành 53.000 người.

Thành phố Bắc Giang sẽ lấy sông Thương làm trọng tâm và hướng phát triển chủ yếu về phía Bắc, phía Nam và một phần phía Tây. Phấn đấu sau năm 2010 thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại II với quy mô diện tích 65 km2,

b.2. Phương hướng xây dựng thị xã, thị trấn và thị tứ mới

- Chùm đô thị trung tâm được hình thành và phát triển dọc theo quốc lộ 1A cũ từ Nếnh đến Kép

Nâng cấp 4 thị trấn trở thành đô thị loại IV: Chũ (Lục Ngạn), Bích Động (Việt Yên), Thắng (Hiệp Hoà) và Vôi (Lạng Giang).

Nâng cấp một số thị tứ trở thành thị trấn: Tân Dân (Tân An - Yên Dũng), Mỏ Trạng (Yên Thế), Thanh Sơn (Sơn Động).

- Quy hoạch, xây dựng tuyến 1A mới: từ cầu Như Nguyệt đến cụm công nghiệp Lạng Giang đến năm 2020 gồm: KCN Đình Trám, Đồng Vàng Việt Yên; KCN Vân Trung, KCN Quang Châu, cụm công nghiệp Song Khê Nội Hoàng, cụm công nghiệp phố Cốc, cụm công nghiệp Lạng Giang và cụm công nghiệp Đông Bắc thành phố Bắc Giang.

6.2. Phát triển các khu vực miền núi khó khăn của vùng


Các vùng núi khó khăn của vùng phân bố rất đặc thù, chủ yếu về phía Bắc và Tây bắc vùng với địa hình chia cắt đi lại rất khó khăn, thậm chí không có đường ôtô đi tới. Đây là vùng có tiềm năng lớn về tài nguyên đất, rừng khoáng sản. Các hoạt động phát triển kinh tế chủ yếu phải tập trung vào việc khai thác tổng hợp tài nguyên, đa dạng hóa ngành nghề, coi trọng các hoạt động trồng, bảo vệ rừng, khai thác mỏ, tăng cường các hoạt động dịch vụ và bảo vệ môi trường bảo đảm an ninh quốc phòng cho toàn vùng. Trước hết ưu tiên các hướng sau:

- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giao thông, cấp điện, nước bưu chính viễn thông và các dịch vụ y tế, giáo dục.

- Phát triển các ngành nghề dịch vụ vụ như cơ khí nhỏ phục vụ nông lâm nghiệp, dịch vụ sửa chữa các phương tiện vận tải, thương mại nông thôn với hệ thống cơ sở thương mại dịchvụ quy mô nhỏ nhằm cung ứng vật tư kỹ thuật cho các họat động sản xuất và đáp ứng nhu cầu đời sống dân cư.

- Hình thành các trung tâm văn hóa tại các cụm dân cư nhằm đảm bảo mức sống tình thần tối thiểu cho nhân dân.



- Tăng cường công tác tu bổ và tái tạo vốn rừng sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm cải thiện và duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ quy đất và nguồn nước.

6.3. Phương hướng phát triển không gian văn hóa-du lịch


Trên địa bàn Vùng Trung du Miền núi phía Bắc có 2 nhóm điểm du lịch chủ yếu sau:

- Pắc Bó: Các di tích lịch sử chủ yếu gồm hang Pác Bó, Suối Lê Nin và Núi Các Mác cùng một số địa điểm lân cận như­ hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, lán Khuổi Nậm.

- TP. Lạng Sơn và phụ cận: có những thắng cảnh nổi tiếng nh­ư động và chùa Tam Thanh, núi Vọng Phu, động Nhị Thanh, chùa Tiên và giếng Tiên, chợ Kỳ Lừa và thị trấn Đồng Đăng ở sát biên giới, Mẫu Sơn (có độ cao trên 1.000m) - một điểm nghỉ mát lý tư­ởng ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

- Hồ Ba Bể: Hồ Ba Bể là một trong những hồ tự nhiên lớn nhất ở Việt Nam giữa vùng núi đá vôi hiểm trở. Về mùa Đông và mùa Xuân là thời kỳ khô ráo thuận lợi cho việc tham quan, dạo chơi trên hồ. Trong những ngày hè khách du lịch có thể tắm mát trong hồ. Điểm du lịch Ba Bể có nhiều thắng cảnh đẹp, phong phú, đa dạng, tiêu biểu là: Thác Đầm Đắng, động Puông, Hồ Ba Bể, Ao Tiên, hệ sinh thái...

- Thác Bản Giốc (bao gồm cả động Ng­ườm Ngao): Thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn, cách thị trấn Trùng Khánh 26 km, thị xã Cao Bằng 88 km về phía Đông theo tỉnh lộ 206 là một trong những thác nư­ớc tự nhiên vào loại đẹp nhất ở Việt Nam, được công nhận là khu thắng cảnh quốc gia, đ­ược Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Trong vùng phụ cận có nhiều điểm cảnh quan như động Ngư­ờm Ngao, cảnh quan sông, bãi đá, bản dân tộc, trở thành quần thể tài nguyên du lịch hấp dẫn.

- Sa Pa: Sa Pa là điểm du lịch nghỉ dưỡng núi nổi tiếng ở Việt Nam, khí hậu Sa Pa mát mẻ quanh năm. Sa Pa có nhiều loại thực vật nhiệt đới trên núi và ôn đới tạo nên phong cảnh tự nhiên khác lạ so với nhiều vùng khác. Điển hình nhất là các rừng thông gai (hay Samu), pơmu và các loại đào, lê, mận, táo có năng suất và chất lượng cao. Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như­ Thác Bạc, động Thủy Cung, hang Gió, Cổng Trời, Rừng Trúc... lại có nhiều công trình đẹp như­ Cầu Mây, các biệt thự, khách sạn, nhà nghỉ ở thị trấn và Đài Vật Lý địa cầu. Đến với Sa Pa là đến với Fanxiphăng, nóc nhà của Đông Dương.

- Điện Biên Phủ - Pá Khoang - M­ường Phăng: Chiến trư­ờng Điện Biên Phủ là một di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp đã trở thành một điểm du lịch có ý nghĩa rất lớn. Chiến trư­ờng Điện Biên Phủ cách Hà Nội 500km về phía Tây Bắc nếu đi bằng đ­ường bộ, hoặc 300km theo đ­ường hàng không. Các di tích nổi bật của chiến tr­ường Điện Biên Phủ là các cứ điểm Hồng Cóm, Him Lam, đồi Độc Lập, Đồi A1, cầu và sân bay Mư­ờng Thanh, hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát. Hồ Pá Khoang là một trong những hồ lớn, cảnh quan đẹp là điểm kết nối giữa quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ với khu rừng nguyên sinh M­ường Phăng. Ngoài ra, đến với điểm du lịch này là điều kiện tốt nhất để đến với nền văn hóa các dân tộc ít ngư­ời ở vùng núi Tây Bắc.

- Đền Hùng: Đây là một thắng cảnh đẹp, một di tích lịch sử có ý nghĩa nhất đối với ngư­ời Việt Nam vì đó là nơi thờ cúng, tư­ởng niệm các vua Hùng, tổ tiên chung của cả dân tộc. Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp. Lễ hội Đền Hùng thư­ờng đư­ợc tổ chức rất trọng thể vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

- Hồ Hòa Bình: Điểm du lịch Hòa Bình với trung tâm là hồ chứa n­ước và nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông Đà ở khu vực thị xã Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây - Tây Nam. Khu vực hồ Hòa Bình có điều kiện khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho khách tham quan quanh năm, đặc biệt trong thời kỳ mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Trong các tháng hè khách du lịch có thể tắm mát và chơi các môn thể thao n­ước.

- Hồ Thác Bà: Hồ Thác Bà là một trong những hồ n­ước ngọt lớn nhất ở Việt Nam với cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, thảm thực vật phong phú, bản dân tộc ít ng­ười mang nhiều nét văn hóa đặc trư­ng của vùng núi phía Bắc... trở thành điểm tham quan, nghiên cứu của khách du lịch trong và ngoài nư­ớc, có vị trí quan trọng trong hệ thống các điểm du lịch của Vùng Trung du Miền núi phía Bắc, có ý nghĩa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái và khu vực miền núi Tây Bắc.

Ngoài các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia nêu trên, các tỉnh trong vùng còn có rất nhiều điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương.



- Khu du lịch văn hóa - sinh thái Pác Bó (Cao Bằng)

- Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn)

- Khu du lịch nghỉ d­ưỡng núi Sapa (Lao Cai)

- Khu du lịch sinh thái hồ Thác Bà (Yên Bái)

- Khu du lịch văn hóa lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)

- Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao hồ Hòa Bình (Hòa Bình)

- Khu du lịch văn hóa lịch sử kết hợp sinh thái Điện Biên Phủ - Pá Khoang -Mường Phăng (Điện Biên)

Ngoài các khu du lịch quốc gia nêu trên, hệ thống các khu du lịch có ý nghĩa địa ph­ương được xác định bao gồm:

- Khu du lịch hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)

- Khu du lịch hồ Cấm Sơn (Bắc Giang)

- Khu du lịch Mẫu Sơn, thành Nhà Mạc và Nhất, Nhị, Tam Thanh (Lạng Sơn)

- Khu du lịch Bắc Hà (Lao Cai)

- Khu nghỉ mát Sìn Hồ (Lai Châu)

- Khu du lịch Mộc Châu (Sơn La)


6.4. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

6.4.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất


Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng của cả nước vì vậy việc khai thác sử dụng đất nói riêng và việc tổ chức không gian lãnh thổ nói chung phải trên cơ sở tầm nhìn tổng thể đặt trong mối quan hệ với cả nước và quốc tế.

Vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý đất đai cần dựa trên hệ thống các quan điểm sau:



1. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hệ số, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đối với đất khu vực đô thị cần có giải pháp quy hoạch khai thác không gian, tăng chiều cao đối với các công trình công cộng và nhà ở để tiết kiệm đất, tạo điều kiện cho phát triển các khu vui chơi giải trí và không gian xanh của đô thị.Đối với khu dân cư nông thôn vấn đề quan trọng là bố trí hợp lý, kết hợp hài hoà phong tục tập quán định cư, thuận tiện cho sản xuất nhưng phải tạo điều kiện để đầu tư tập trung và phát huy hiệu quả đầu tư, thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Cần sớm xác định và ổn định các địa bàn cho các khu dân cư tập trung, mang tính chất là trung tâm khu vực tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch.

2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Trong quá trình bố trí sử dụng đất cần ưu tiên dành quỹ đất cho việc phát triển các công trình hạ tầng kinh tế (các khu, cụm cụng nghiệp; dịch vụ thương mại…), hạ tầng xã hội (trường học, trạm y tế…) và hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, nước…),… tạo điều kiện cho giá trị đất tăng lên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của vùng.

3. Duy trì, bảo vệ, cải tạo, chuyển đổi và mở rộng diện tích đất nông nghiệp cần được quan tâm hàng đầu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để sử dụng đất tiết kiệm đặc biệt là đất trồng lúa nước, nhằm bảo vệ và khai thác sử dụng tốt quỹ đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm cho người lao động. Trong những trường hợp đặc biệt khi cần chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích khác hạn chế tối đa lấy vào các loại đất có hiệu quả kinh tế cao nhất là đối với đất chuyên trồng lúa nước. Mặt khác cần phải áp dụng các biện pháp để cải tạo, khai hoang quỹ đất chưa sử dụng bù vào phần diện tích đó bị mất đi.

4. Xây dựng ruộng bậc thang ổn định đời sống dân cư vùng cao, để thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với đồng bào dân tộc, làm tốt công tác định canh, định cư.

5. Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, coi trọng việc đảm bảo diện tích phủ xanh bằng cây rừng, nhất là rừng đầu nguồn, duy trì bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái ở từng vùng, từng địa phương, thực hiện nghiêm ngặt bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, phát triển rừng sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng cung cấp lâm, đặc sản cho đất nước.

6.4.2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020


Trên cơ sở phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng đất. Các chỉ tiêu định hướng quy hoạch sử dụng đất vùng TDMN Bắc Bộ đến năm 2020 được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đất cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế, đạt hiệu quả đồng thời cả 3 lợi ích: Kinh tế, xã hội và môi trường.

1. Định hướng phát triển nông nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

  • Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

  • Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở sản xuất nông, lâm kết hợp để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Không ngừng tăng năng suất cây trồng, vật nuôi để đảm bảo sự cân đối, hợp lý giữa các khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

  • Tập trung đầu tư cải tạo nương rẫy vùng cao thành ruộng bậc thang trồng lúa nước và ruộng cạn thâm canh cây hàng năm khác cho năng suất cao và ổn định.

  • Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cà phê, chè, các vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng rau, hoa, dược liệu có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến.

  • Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.

  • Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương pháp tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường.

  • Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

2. Định hướng sử dụng quy hoạch đất lâm nghiệp

  • Xây dựng và bảo vệ tốt hệ thống vườn quốc gia, quy hoạch và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, hồ lớn như sông Đà, sông Hồng, sông Mã… và các cụng trình thuỷ điện - thuỷ lợi lớn như Hoà Bình, Thác Bà, Na Hang, Sơn La, Huổi Quang…Tập trung trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở những nơi xung yếu; dự kiến đến năm 2020 diện tích rừng phòng hộ giữ ổn định là 3,1 triệu ha

  • Chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng mới, bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo quy hoạch; hoàn thành việc giao đất, giao rừng gắn với định canh định cư; chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy.

  • Tích cực khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng kinh tế, rừng đặc dụng.

  • Đẩy mạnh trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan trong các khu đô thị, ven các trục đường giao thông. Phát triển cây đặc sản, cây dược liệu dưới tán rừng, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

3. Định hướng quy hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

Khai thác tốt tiềm năng và nguồn lợi thủy sản của vùng. Trong những năm trước mắt và lâu dài sẽ triệt để khai thác diện tích đất ao hồ, diện tích mặt nước chuyên dùng, đặc biệt ở các tỉnh có diện tích mặt hồ lớn như Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái... để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản.



4. Định hướng quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp

a)- Định hướng quy hoạch sử dụng đất ở


Từ nay đến năm 2020, dự báo tốc độ đô thị hoá của vùng TDMN Bắc Bộ diễn ra khá mạnh nên một phần diện tích đất khu dân cư nông thôn của vùng sẽ được đô thị hoá tại chỗ.

Do tính chất đặc thù của các tiểu vùng địa lý cũng như tập quán sinh hoạt sản xuất khác nhau nên hướng sử dụng đất cụ thể cho sử dụng đất khu dân cư nông thôn vùng TDMN Bắc Bộ đến năm 2020 như sau:

- Vùng núi cao: Do địa hình dốc phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển khó có điều kiện quy hoạch các khu dân cư nông thôn có quy mô lớn. Cần phát triển các khu dân cư mới theo các tuyến giao thông ở nơi có điều kiện địa hình thuận lợi. Đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội như giao thông, điện, trường học, trạm xá... Đối với khu vực này sẽ bố trí quy hoạch các trung tâm cụm xã làm trung tâm thúc đẩy sự phát triển của các tiểu vùng.

Những khu vực vùng cao biên giới ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai thực hiện chiến lược đưa dân cư trở lại biên giới, quy hoạch bố trí các điểm dân cư ở các xã dọc tuyến biên giới Việt - Trung bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân, dành quỹ đất ở nông thôn hợp lý cho mục đích này.

- Vùng núi thấp: quy hoạch các khu dân cư tập trung gắn với phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thêm các thị tứ, thị trấn làm trung tâm kinh tế của tiểu vùng, từng bước đô thị hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Khu vực đồng bằng: mở rộng quy mô các khu hiện có, quy hoạch các điểm dân cư tập trung mới, đầu tư cải thiện từng bước cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp như công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, văn hoá giáo dục để dần chuyển hoá cơ cấu dân cư, lao động.

- Quá trình đô thị hóa các đô thị hạt nhân, thị xã, thị trấn được đẩy mạnh, diện tích đất đô thị tăng lên, định hướng sử dụng đất đô thị như sau: Tăng tỷ trọng đất khu dân dụng và đất chuyên dùng ở các đô thị theo hướng hiện đại hóa và đạt tiêu chuẩn về cấp đô thị như quy hoạch, đảm bảo đủ đất ở, đất ở tại đô thị được bố trí tại các khu dân cư hiện có và mở rộng dọc các trục đường chính trong khu vực đô thị, đa dạng hóa các loại hình nhà ở để tạo cảnh quan đô thị. Sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan và khu dân cư đô thị, các công trình công cộng theo hướng khai thác không gian và kiến trúc khang trang, sạch đẹp.

b)- Định hướng quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng


- Bố trí đủ đất cho mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp các cấp.

- Kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội, cần tập trung đầu tư xây dựng các công trình phòng thủ, các đường vành đai biên giới để từng bước hình thành thế trận quốc phòng toàn dân.

- Đất khu công nghiệp, hướng tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ trong những năm tới là kết hợp phát triển các dải hành lang công nghiệp theo tuyến trục với theo các khu, cụm điểm công nghiệp tập trung.

Hướng chọn đất: Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững, có đủ điều kiện đất để mở rộng thành các khu, cụm công nghiệp lớn. Tiết kiệm tối đa diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là hạn chế chuyển đất lúa để phát triển công nghiệp. Gần nguồn nguyên liệu gần thị trường tiêu thụ. Có khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng chất lượng lao động.

- Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ nay đến năm 2020 tập trung đầu tư phát triển các trung tâm thương mại theo trục quốc lộ 6, 3, 2; các trung tâm tổ chức hội chợ, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp ở các huyện, thị xã và thành phố nhất là các thành phố trung tâm vùng như Việt Trì, Thái Nguyên, Hoà Bình với quy mô lớn.

- Đất cho hoạt động khoáng sản, hướng chính là tập trung khai thác các khoáng sản có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn để đáp ứng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và xuất khẩu. Đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại để tăng năng suất giảm chi phí sản xuất. Đa dạng hoá quy mô sản xuất trên cơ sở bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái để phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Khai thác đi đôi với chế biến sâu các loại khoáng sản để tạo công ăn việc làm cho dân cư vùng khai thác.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, tập trung vào phát triển sản xuất các loại vật liệu phục vụ cấp thiết cho yêu cầu xây dựng đáp ứng yêu cầu của thị trường trong vùng. Đồng thời sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng.

- Đất giao thông, giao thông vận tải của vùng TDMN Bắc Bộ cần được đầu tư phát triển trước một bước với tốc độ nhanh, theo phương châm đi tắt đón đầu tạo tiền đề làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế. Đến năm 2020 giao thông đường bộ cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng. Mật độ giao thông đạt từ 0,65 - 0,72 km/km2, bình quân đạt 5,30 km/1000 người dân, đây là một chỉ tiêu tuy chưa cao nhưng có thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của vùng trong giai đoạn tới.

- Đất thuỷ lợi, nâng tỷ lệ đất thuỷ lợi so với đất canh tác từ 2,77% năm 2008 lên khoảng 3,04% vào năm 2020.

- Đất Bãi thải, xử lý chất thải, dự kiến đến năm 2020, trong toàn vùng sẽ dành 2.590 ha để xây dựng các bãi thải, khu xử lý chất thải nhằm chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu vực sản xuất, diện tích tăng thêm so với hiện trạng là 1.550 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa còn phân bố rải rác, sử dụng lãng phí. Trong những năm tới cần sử dụng tiết kiệm trên cơ sở khoanh định lại các nghĩa trang, nghĩa địa hiện có đồng thời quy hoạch mới các khu nghĩa địa nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của vùng có 14.110ha, tăng 320 ha so với hiện trạng.


Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương