1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


V. PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI



tải về 2.26 Mb.
trang22/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27



V. PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

5.1. Phát triển mạng lưới giao thông

5.1.1. Quan điểm phát triển


- Hệ thống GTVT vùng TDMN Bắc Bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KTXH của vùng đồng thời góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng hoá, hành khách giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và vận tải quốc tế, đồng thời đảm bảo an ninh biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Vì vậy, hệ thống GTVT của vùng cần được ưu tiên đầu tư phát triển trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững, nhằm tạo điều kiện tiền đề làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH của vùng và các vùng khác trong cả nước.

- Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng để phát triển hợp lý các phương tiện vận tải, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, với chiến lược và quy hoạch phát triển GTVT quốc gia, quy hoạch phát triển GTVT từng chuyên ngành trên địa bàn.

- Tập trung đầu tư và đi ngay vào hiện đại hoá đối với các công trình giao thông trọng điểm có tính đột phá, có vai trò động lực; tránh đầu tư phân tán, dàn trải, cục bộ địa phương.

- Phát triển GTVT theo hướng hiện đại; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, trước hết là vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế; Hạn chế tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường.

- Phát triển bền vững mạng lưới giao thông quốc gia và giao thông đô thị phải gắn với quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn.

- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển CSHT - GT cho giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài; đồng thời có những giải pháp chính sách đặc thù để huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển GTVT phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng.


5.1.2. Mục tiêu phát triển mạng lưới giao thông


a)- Về vận tải

- Đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình khai thác vận tải.

- Khối lượng vận chuyển hành khách đạt khoảng 94 triệu lượt hành khách (HK) vào năm 2015 và 165 triệu HK vào năm 2020.

- Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ đạt khoảng 95 triệu tấn vào năm 2015 và 152 triệu tấn vào năm 2020.

- Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường thủy nội địa đạt khoảng 10 triệu tấn vào năm 2015 và 15 triệu tấn vào năm 2020.

- Khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển đạt 20 triệu tấn vào năm 2015 và 30 triệu tấn vào năm 2020.



b)- Về kết cấu hạ tầng GTVT

Phát triển KCHT - GT giai đoạn trước mắt tập trung đưa vào nâng cấp kỹ thuật và nâng cấp các công trình hiện có, kết hợp xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của trung ương và địa phương. Giai đoạn 2011 - 2020, hoàn chỉnh, hiện đại hoá và tiếp tục phát triển KCHT - GT đảm bảo vận tải tối ưu trên mạng lưới. Mục tiêu đến năm 2020 của từng ngành như sau:

- Đường bộ: Phát triển hợp lý mạng lưới giao thông đường bộ của vùng bao gồm: các tuyến đường bộ cao tốc, các trục quốc lộ bao gồm các quốc lộ dạng nan quạt hướng tâm về Hà Nội và các quốc lộ khác, các đường vành đai vùng và vành đai liên vùng, hệ thống đường bộ đô thị và chuyên dùng.

- Đường sắt: Ngoài việc nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có trong vùng đạt tiêu chuẩn quốc gia. Sẽ phát triển thêm tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, đường cao tốc Hà Nội - TP HCM. Trong phạm vi vùng có hai tuyến Hà Nội – Lào Cai và Hà Nội – Lạng Sơn, ngoài ra đang nghiên cứu lập dự án Đầu tư đường sắt vành đai nối từ đường sắt Thái Nguyên qua Tuyên Quang đến Yên Bái nối vào đường sắt hiện hữu.

- Đường sông: Nâng cấp các tuyến đường sông hiện có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Cải tạo và đầu tư chiều sâu các cảng sông chính.

- Cảng biển: Hoàn thành xây dựng cảng biển Cái Lân và nâng cấp các cảng xuất khẩu than trong vùng.

- Cảng hàng không: Cải tạo nâng cấp cảng hàng không Điện Biên, Nà Sản Lào Cai và Vân Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế về sân bay nội địa.

5.1.3. Phương hướng phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020


a)- Phân công vận tải giữa các phương thức vận tải

- Vận tải đường bộ là phương thức vận tải chủ yếu của vùng, đảm nhận việc đưa hàng đến và rút hàng đi tại các đầu mối giao thông chính như cảng biển, ga đường sắt. Tham gia vận tải hàng hoá nội tỉnh, nội vùng và liên vùng và hàng liên vận Quốc tế qua các cửa khẩu. Vận chuyển hành khách nội tỉnh, nội vùng và tham gia một phần vận chuyển hành khách liên vùng, liên vận Quốc tế và dịch vụ du lịch.

- Vận tải đường sắt đảm nhận vận chuyển hàng hoá, hành khách nội vùng và liên vùng, đặc biệt trên tuyến Bắc - Nam, tuyến Xuyên Á, tuyến đi các tuyến trong vùng.

- Vận tải đường sông đảm nhận vận chuyển hàng hoá, hành khách nội tỉnh, nội vùng, liên vùng.

- Vận tải đường biển đảm nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của vùng và một số vùng khác. Tham gia vận chuyển hàng hoá các tuyến ven biển Bắc - Trung - Nam và vận chuyển hành khách từ đất liền đi ra đảo, khách du lịch quốc tế đi và đến vùng.

- Vận tải hàng không đảm nhận vận chuyển hành khách liên vùng và Quốc tế. Tham gia trung chuyển hành khách lên Sơn La, Điện Biên và phục vu khách du lịch trong nước và Quốc tế.



b)- Lựa chọn phương tiện vận tải

+ Đường bộ:

Từng bước hạn chế tốc độ tăng lượng xe máy và kiểm soát sự gia tăng lượng ô tô con cá nhân, đặc biệt ở các thành phố lớn. Phương tiện vận tải phù hợp với kết cấu đường, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tốc độ kỹ thuật cho phép và phù hợp với chủng loại hàng hoá và đối tượng hành khách.

- Vận tải hàng hoá: Sử dụng xe tải 10 - 15 T với cự ly trên 300 km; xe tải 5 -10 T với cự ly 100 - 300 km; xe tải 2,5 - 5 T với cự ly dưới 100 km; xe tải dưới 5 T với vận tải khu vực nông thôn; xe tải chuyên dùng cỡ lớn 15 - 40 T với vận tải hàng container, hàng siêu trường siêu trọng.

- Vận tải hành khách: Sử dụng các loại xe khách 40 - 50 chỗ đối với vận tải liên và nội vùng tuỳ thuộc lưu lượng hành khách trên tuyến. Đối với các tuyến đường dài, các xe khách cần phải có ghế mềm, điều hoà. Vận tải buýt đô thị sử dụng các loại xe từ 24 - 80 chỗ.



+ Đường sắt:

- Vận tải hành khách: Sử dụng đoàn tàu nhanh (công suất đầu máy lớn) cho vận tải trong vùng, liên vùng; các đoàn tàu khu đoạn (công suất đầu máy phù hợp) cho vận tải nội vùng. Phát huy nội lực tự đóng mới các loại toa xe khách chất lượng cao, hiện đại, đầy đủ tiện nghi, an toàn, lịch sự.

- Vận tải hàng hoá: Sử dụng các đoàn tàu với các loại toa xe hàng nhiều chủng loại phù hợp với từng loại hàng hoá (hàng lỏng, sắt thép, bao kiện). Chú trọng phát triển toa xe chở container 20, 40 feet, tham gia tích cực vào vận tải đa phương thức.

+ Đường sông:

Vận tải hàng hoá: Sử dụng tàu tự hành 200 - 400 DWT và đoàn tàu kéo đẩy 1.200 - 1.600 DWT trên các tuyến sông khu vực.



+ Hàng không:

Các loại máy bay vận tải hành khách tầm ngắn (40 - 80 ghế) sử dụng loại ATR72/42 và tương đương, tầm ngắn (120 - 220 ghế) sử dụng loại A320, A321.



c)- Phương hướng phát triền một số trục hướng tâm

Trong vùng TDMN Bắc Bộ có 5 trục hướng tâm chính, tính từ trái sang phải như sau:



+ Trục Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên:

Trục vận tải quốc gia với sự tham gia của tất cả các phương thức vận tải: Đường bộ, đường thủy và hàng không; đường bộ đóng vai trò chủ yếu trong vận tải hàng hoá và hành khách, đường thủy chủ yếu vận tải hàng, hàng không chủ yếu vận tải khách và du lịch.

Phương hướng phát triển QL6 kéo dài đến cửa khẩu Nậm Là trong vùng khoảng 629,2 km, trong đó nâng cấp cải tạo quốc lộ hiện có 435,2 km, nâng cấp cải tạo tỉnh lộ 127 là 91 km, xây dựng mới 103 km; quy mô đường cấp III đoạn Hòa Bình – Sơn La, các đoạn còn lại và đường mới cấp IV; kết cấu mặt đường bằng BTN, LN đạt 100%.

- Đoạn nâng cấp cải tạo: Hoàn thiện xây dung đoạn Xuân Mai – Hòa Bình – Sơn La cấp III; hoàn thiện nâng cấp các đoạn Sơn La - Tuần Giáo, Tuần Gíao - Lai Châu cấp IV; hoàn thiện xây dựng các tuyến tránh TP Hòa Bình, TP Sơn La, các thị trấn, thị tứ: Lương Sơn, Cao Phong, Mường Khến, vv…, tổng chiều dài cần nâng cấp cải tạo 435,2 km.

- Đoạn kéo dài: Kéo dài QL6 đi theo đường tỉnh 127 hiện tại của Lai Châu, nhập với tuyến hành lang biên giới tại Mường Tè, qua Pắc Ma đến cửa khẩu Nậm Là (Quyết định 1151/QĐ-TTg, ngày 30/08/2007). Đoạn QL6 kéo dài khoảng 194 km.

+ Đường tỉnh 127 từ ngã ba Lai Hà đến Mường Tè dài 91 km.

+ Mường Tè đến Pắc Ma dài khoảng 69 km

+ Pắc Ma đến cửa khẩu Nậm Là dài khoảng 34 km.

Các điểm giao cắt: Trong phạm vi vùng có 6 điểm giao cắt quốc lộ với quốc lộ (01 điểm giao gồm QL15, QL43, QL12; hai điểm giao gồm QL37, QL279); quy hoạch các nút giao giữa quốc lộ với quốc lộ và với các đường địa phương đều giao cùng mức.

- Xây dựng mới (đường cao tốc): Đến năm 2020 xây dựng mới đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình dài khoảng 78 km, trong đó đoạn nằm trong vùng dài khoảng 44 km, cấp cao tốc với 4-6 làn xe.

+ Trục: - Hà Nội – Phú Thọ – Yên Bái – Lào Cai và Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang:

Hà Nội – Lào Cai là hành lang quan trọng vận chuyển hàng xuất nhập khẩu từ khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh. Vận tải hàng hoá chủ yếu do đường bộ đảm nhận, sau đó đến đường thuỷ và đường sắt. Vận chuyển hành khách cũng do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường sắt.

Phú Thọ - Tuyên Quang – Hà Giang vận chuyển hàng hóa do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường thủy đảm nhận số ít. Vận chuyển hành khách cũng do đường bộ đảm nhận toàn bộ.

- Nâng cấp cải tạo:

Quốc lộ 32: Tổng chiều dài tuyến trong phạm vi VNPB là 341 km, đến năm 2010 sẽ cải tạo nâng cấp như sau: Đoạn Phú Thọ – Yên Bái đạt cấp III, đoạn Yên Bái – Lào Cai đạt cấp IV, mặt trải BTN; quy hoạch các nút giao cắt chính trong phạm vi vùng đều dùng nút giao cùng mức: Giao ngã ba 6 điểm (1 điểm QL32C, hai điểm QL37, hai điểm QL 279 và 1 điểm QL4D).

Quốc lộ 32C: Quốc lộ 32C dài 96,7 km, nâng cấp cải tạo đạt cấp IV, mặt trải BTN; Quy hoạch các nút giao cùng mức (1 nút giao ngã ba với QL37).

Quốc lộ 70: Quốc lộ 70 dài 190 km, nâng cấp cải tạo đoạn Phú Thọ – Yên Bái đạt cấp III, đoạn trong địa phận tỉnh Lào Cai đạt cấp IV; Giao cắt giữa QL70 với các Quốc lộ khác có 7 vị trí (1 vị trí gồm các QL2, QL4E, QL4D; 2 vị trí gồm QL37 và QL279); quy hoạch các các nút giao đều cùng mức

Quốc lộ 2: Quốc lộ 2 tuyến nằm trong VNPB là 257,6 km, quy hoạch đến 2010 cải tạo nâng cấp đoạn Việt Trì - Tuyên Quang đạt cấp III, đoạn Tuyên Quang - Hà Giang đạt cấp IV; các đoạn qua thành phố thị xã, thị trấn đạt cấp I, II. (4 – 6 làn xe); về giao cắt: Đoạn nằm trong VNPB có 6 vị trí giao ngã ba giữa QL2 với các QL khác (QL70 một điểm, QL37 hai điểm, QL279 hai điểm và QL4C một điểm). Quy hoạch các nút giao giữa QL với QL và với các đường địa phương giao cùng mức.

Giao cắt giữa QL2 với đường sắt đoạn qua tỉnh Phú Thọ có hai điểm, quy hoạch sẽ giao khác mức.



Xây dựng mới đường cao tốc: Đang triển khai xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai, tổng chiều dài 264 km, trong đó đoạn tuyến nằm trong vùng dài 216 km. Xây dựng trước năm 2015, số làn xe 4 – 6 làn. Về giao cắt: Tuyến cao tốc giao cắt với 7 điểm quốc lộ (QL2, đường HCM, QL32C, QL37, QL279, QL4E và QL4D), ngoài ra còn giao với nhiều đường địa phương. Quy hoạch các nút giao giữa đường cao tốc với các đường Quốc lộ, tỉnh lộ đều giao khác mức; các điểm giao với đường huyện lộ, đường xã và các đường bộ khác nghiên cứu thành các đường gom để tập trung giao khác mức với đường cao tốc.

+ Trục Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng:

Vận chuyển hàng hoá và hành khách do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường sắt.



- Cải tạo nâng cấp quốc lộ 3: Tổng chiều dài quốc lộ 3 là 343,44 km, trong đó đoạn đi trong vùng TDMN Bắc Bộ là 310,14 km, nâng cấp cải tạo đạt cấp III, IV; đoạn giáp ranh Hà Nội đến Thái Nguyên đạt cấp I, mở rộng mặt đường 4 - 6 làn xe mặt đường hầu hết trải BTN. Về giao cắt: Tuyến QL3 giao cắt với 7 điểm quốc lộ (QL4A, QL4E, QL279, đường HCM và QL37), ngoài ra còn giao với nhiều đường địa phương. Quy hoạch các nút giao giữa đường quốc lộ với các quốc lộ và với các tỉnh lộ và các đường địa phương khác đều giao cùng mức.

- Xây dựng mới đường cao tốc: Xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên trước năm 2015, dài 65 km, trong đó đoạn nằm trong vùng TDMN Bắc Bộ dài 30 km, mặt đường rộng 4 – 6 làn xe. Về giao cắt: Tất cả các đường địa phương giao với đường cao tốc thì phải tạo các đường gom để giao khác mức.

Đoạn cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới : Xây dựng đường cao tốc tiếp từ thành phố Thái Nguyên đến Chợ Mới, chiều dài 28 km. Xây dựng sau năm 2015, quy mô 4 – 6 làn xe.

+ Trục Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn:

Vận chuyển hàng hoá và hành khách do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường sắt.



- Cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A: Chiều dài quốc lộ 1A đoạn đi trong VNPB là 136,6 km, hiện mới cải tạo đạt cấp III, đến 2020 nâng cấp cải tạo mặt; đoạn qua thành phố, thị xã, thị trấn đạt cấp I, II, mặt đường rộng 4 – 6 làn xe. Về giao cắt: Tuyến QL1A đoạn trong VNPB giao cắt với 6 điểm quốc lộ (QL31, QL37, QL279, QL4B, QL1B và QL4A), ngoài ra còn giao với nhiều đường địa phương. Quy hoạch các nút giao giữa đường quốc lộ với các quốc lộ, với các tỉnh lộ và các đường địa phương khác đều giao cùng mức.

- Xây dựng mới đường cao tốc: Tổng chiều dài đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn khoảng 160 km, đoạn nằm trong VNPB dài khoảng 120 km, quy hoạch xây dựng vào giai đoạn 2011 – 2020, mặt đường rộng 4 – 6 làn xe. Về giao cắt: Giao khác mức giữa đường cao tốc với các quốc lộ (QL31, QL37, QL279, QL4B); tất cả các đường địa phương giao với đường cao tốc thì phải tạo các đường gom để giao khác mức.

- Tuyến Hạ Long - thị xã Móng Cái: Xây dựng đường cao tốc tiếp từ thành phố Hạ Long đến thị xã Móng Cái, chiều dài 128 km. Xây dựng trước năm 2020, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Xây dựng đường cao tốc từ thành phố Ninh Bình đến TP. Hạ Long, chiều dài 160 km, trong TVĐB khoảng 15 km. Xây dựng sau năm 2020, quy mô 4 làn xe.



- Vành đai 5 vùng Thủ Đô: Vành đai 5 là đường vành đai vùng Thủ Đô, tuyến đi từ hầm Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) qua nhiều địa phương: TP. Thái Nguyên, TP. Bắc Giang, TP. Hải Dương, TP. Hưng Yên, huyện lỵ Đồng Văn (Hà Nam), Xuân Mai, Sơn Tây (Hà Nội), TP. Vĩnh Yên về hầm Tam Đảo. Quy mô đường 8 làn xe, mặt cắt ngang 100 - 120 m; đến 2012 xây dựng 2 làn xe, sau đó sẽ xây dựng tiếp theo. Đoạn nằm trong TVĐB (qua 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang), dài khoảng 170 km.

d)- Phương hướng phát triển các đường vành đai

Vùng núi phía Bắc có ba vành đai chính và một vành đai phụ (bán vành đai) bằng đường bộ, thứ tự từ biên giới trở về phía Hà Nội:

- Vành đai1A hay gọi là “Vành đai biên giới” nhằm vận tải phục vụ phát triển KTXH khu vực biên giới và bảo vệ an ninh quốc phòng.

- Vành đai1B hay gọi là “Vành đai phụ” gần biên giới, nhằm vận tải phục vụ phát triển KTXH và bảo vệ an ninh quốc phòng hỗ trợ cho vành đai 1A

- Vành đai 2 hay gọi là “Vành đai giữa“ (đường 279) vận tải phục vụ phát triển KTXH các tỉnh trong vùng và nối kết các trục hướng tâm với nhau.

- Vành đai 3 hay gọi là “Vành đai giáp ranh với vùng KTTĐ-BB” vận tải phát triển KTXH trong vùng và gắn kết với vùng KTTĐ-BB.

Đối với hàng hoá, hành khách trung chuyển giữa các tỉnh trong vùng, giữa các trục hướng tâm với nhau và ngược lại, được thông qua theo các đường vành đai. Đối với hàng hóa, hành khách từ các tỉnh trong vùng đi đến các vùng khác hoặc Thủ Đô và ngược lại sẽ được vận chuyển trên các trục hướng tâm.

Đối với hàng hóa, hành khách trung chuyển giữa các phương tiện trên trục hướng tâm thì có thể dùng vành đai đường bộ để tiếp chuyển. Đối với hành khách đường sắt liên vận quốc tế, hành khách đường dài sẽ tổ chức vận chuyển đi, đến ga trung tâm thành phố, còn hành khách đi bằng tàu đường ngắn cũng như hành khách đường bộ đi, đến thành phố và ngược lại thì tổ chức vận chuyển đi, đến các ga hoặc bến xe khách trên vành đai, trên trục hướng tâm để đi đến các tỉnh trong vùng.



+ Vành đai 1A (vành đai biên giới).

Quy hoạch hướng tuyến “Hành lang biên giới” như sau: Đoạn từ Móng Cái – TT. Lộc Bình (Lạng Sơn) hướng tuyến đi theo đường tỉnh lộ, huyện lộ hiện có về phía Bắc QL18 và QL4B khoảng 7km – 20km qua Tấn Mài, đèo Lang Tư, TT. Bình Liêu, Bình Xá, Sàn Viên. Đoạn từ TT. Lộc Bình – Thất Khê hướng tuyến đi theo QL4B, QL4A, khoảng 60 km. Đoạn từ Thất Khê - Bảo Lạc hướng tuyến đi theo tỉnh lộ 228 đến Quốc Khánh (thuộc tỉnh Lạng Sơn), từ Quốc Khánh làm tuyến mới đến Tà Lùng (tỉnh Cao Bằng) rồi theo đường GTNT hiện có đến Hạ Lang, từ Hạ Lang đi trùng TL 207 một đoạn đến Quang Long rồi xây dựng tuyến mới đến Lý Quốc, sau đó tuyến theo TL 206 qua TT. Trùng Khánh, TL 211 đến TT. Trà Lĩnh rồi theo TL 210 đến Lũng Nậm, tại đây xây dựng đoạn tuyến mới qua Nà Sác, Cần Yên, Khánh Xuân rồi đến TT. Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng). Đoạn Bảo Lạc – Mèo Vạc xây dựng tuyến mới đi cách biên giới khoảng 7km qua Khuổi A (tỉnh Cao Bằng) rồi vượt sông Nho Quế tại Khâu Vai (tỉnh Hà Giang) về Mèo Vạc. Đoạn Mèo Vạc – TX. Hà Giang: tuyến đi theo QL4C, dài 168 km. Đoạn TX. Hà Giang – Mường Khương (tỉnh Lào Cai): hướng tuyến theo dự án QL4 đang triển khai. Đoạn Mường Khương – TX Lào Cai (tỉnh Lào Cai): tuyến theo QL4D. Đoạn Lào Cai – PaSo (tỉnh Lai Châu): tuyến đi theo đường hiện tại đang được cải tạo qua Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) rồi theo QL100 về PaSo. Đoạn PaSo – Pa Tần: tuyến đi theo QL12, khoảng 20 km. Đoạn Pa Tần – Na Pheo: mở tuyến mới từ Pa Tần tới Mường Tè qua Chàng Chảo Pò, Nà Phày sau đó tuyến đi theo đường giao thông nông thôn hiện có qua Pắc Ma, Mường Nhé, Si Pa Phìn rồi về Na Pheo. Đoạn Na Pheo - Điện Biên: tuyến đi theo QL12, khoảng 53 km. Đoạn Điện Biên – Mường Hung (tỉnh Sơn La): tuyến đi theo đường giao thông nông thôn hiện có và mở mới tuyến qua Na Tòng, Phứ Lau, Năm Lạnh, Mường Và trên địa phận huyện Điện Biên tỉnh Lai Châu, rồi nối vào QL4G tại Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Đoạn Mường Hung – Chiềng Khương (tỉnh Sơn La): từ Mường Hung tuyến theo TL 105 đến cửa khẩu Chiềng Khương giữa tỉnh Sơn La với nước bạn Lào.



Tổng chiều dài tuyến quy hoạch từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Chiềng Khương (Sơn La) khoảng 1725 km, trong đó tuyến đi trên các Quốc lộ đã có khoảng 522 km (QL4B:20 km, QL4A 40 km, QL4C: 168 km, QL4D: 200 km, QL 100: 21 km, QL12: 73 km). Quy mô đường cấp IV, nơi khó khăn cấp V, nhưng phải đảm bảo 2 làn xe.

- Quốc lộ 4B: Hướng tuyến: điểm đầu từ cảng Mũi Chùa - tỉnh Quảng Ninh, điểm cuối nối vào QL1A tại thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn, dài 107 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, III, mặt bằng BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 4: Điểm đầu nối với QL1A tại Đồng Đăng - tỉnh Lạng Sơn, điểm cuối nối vào QL3 tại thị xã Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng đến Đồng Đăng, dài 118 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, III, mặt bằng BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 34: Tuyến hiện tại điểm đầu nối với QL3 tại Khâu Đồn - tỉnh Cao Bằng, điểm cuối nối vào QL2 tại thị xã Hà Giang - tỉnh Hà Giang, dài 260 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, mặt bằng BTN, LN 100%.. Tuyến kéo dài quốc lộ 34 kéo dài: hướng tuyến từ thị xã Hà Giang theo QL2 khoảng 4 km (phía Hà Nội), đi theo đường mòn và mở mới đến Vinh Quang (khoảng 50 km), đi theo đường tỉnh đến Xí Mần (khoảng 40 km), đường nông thôn đến nối vào TL153 tại Di Thầu (khoảng 30 km), TL153 qua Bắc Hà nối vào QL70, QL4E tại Bắc Ngầm (khoảng 40 km). Tổng chiều dài tuyến 160 km, trong đó đường TL 80, đường nông thôn và mới 80 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 cải tạo nâng cấp đoạn đường tỉnh hiện có và xây dựng đoạn mới, toàn tuyến đạt cấp IV, mặt bằng BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 4E: Điểm đầu nối từ QL70 tại Bắc Ngầm, điểm cuối nối vào QL4D tại TP. Lào Cai, dài 46 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 giữ cấp IV, mặt bằng BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 4D: từ thành phố Lào Cai đến ranh giới tỉnh Lai Châu, dài khoảng 45 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 đạt cấp IV, III, mặt bằng BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 4D từ ranh giới tỉnh Lai Châu - Lào Cai đến Pa So (nối vào QL12), dài 89 km.

- Toàn bộ QL12 từ cửa khẩu Pa nậm Cúm đến Điện Biên dài 195 km.

- Đoạn QL279 từ Điện Biên đến cửa khẩu Tây Trang, dài khoảng 30 km

Về giao cắt: Quy hoạch quốc lộ giao với quốc lộ và với các đường địa phương 24 nút (21 ngã ba, 2 ngã tư và 1 nút giao với đường sắt), các giao cùng mức giữa quốc lộ với QL và quốc lộ với các đường địa phương; sẽ giao khác mức với đường cao tốc và với đường sắt lâu dài cũng nghiên cứu giao khác mức.



+ Vành đai 1B (Vành đai phụ) gần biên giới.

Vành đai 1B từ Quảng Ninh đến Điện Biên với tổng chiều dài vận tải 1.070 km, trong đó chiều dài tính kinh phí cải tạo nâng cấp 742 km, chiều dài tính vào vành đai 1A là 328 km. Quy hoạch đến năm 2020 sẽ nâng cấp cải tạo đạt cấp IV với 2 làn xe, đoạn qua thành phố thị xã, thị trấn đạt cấp II, III. Toàn tuyến được chia làm 3 đoạn chính sau:

Đoạn 1: Gồm các Quốc lộ (4B, 4A, QL34), từ Tiên Yên (Quảng Ninh) qua các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng đến thị xã Hà Giang (tỉnh Hà Giang), chiều dài đoạn 1 là 485 km.

Đoạn 2: Đi trùng với vành đai 1A từ thị xã Hà Giang đến Mường Khương và đi theo QL4D (khoảng 65 km) đến điểm giao QL4E ở thành phố Lào Cai, chiều dài đoạn 2 khoảng 255 km.

Đoạn 3: Đi theo QL4D (135 km), QL12 (195 km, đi trùng với vành đai 1A là 73 km), chiều dài vận tải 330 km, chiều dài quy hoạch tính kinh phí 257 km.

Về giao cắt: Quy hoạch quốc lộ giao với quốc lộ có 14 nút giao (11 ngã ba, 2 ngã tư và 1 nút giao với đường sắt), giao cùng mức giữa quốc lộ với QL và quốc lộ với các đường địa phương; sẽ giao khác mức với đường cao tốc và với đường sắt lâu dài cũng nghiên cứu giao khác mức.



+ Vành đai 2 (QL279):

Vành đai 2 là quốc lộ 279 từ Đông Giang (Quảng Ninh), qua Tuần Giáo đến cửa khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên, toàn tuyến dài 623 km. Phương hướng phát triển đến 2020 sẽ cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, III, quy mô 2 làn xe, những đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn cấp V, mặt bằng BTN, LN 100%.

Đoạn xây dựng tránh ngập vùng hồ thủy điện Bản Chắt thuộc huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu, nâng tuyến lên cao độ tránh ngập phục vụ thủy điện Sơn La.

Về giao cắt: quốc lộ giao với quốc lộ 19 điểm (QL18, QL31, QL1A, QL1B, QL3, QL2, QL70, cao tốc, QL32, QL6, QL12) và 1 điểm giao với đường sắt.



+ Vành đai 3 (quốc lộ 37):

Quốc lộ 37: nối từ QL18 tại Sao Đỏ - tỉnh Hải Dương đến QL6 tại Xồm Lồm - tỉnh Sơn La, toàn tuyến dài 465 km, trong đó tuyến nằm trong TVĐB dài 356 km. Phương hướng phát triển nâng cấp cải tạo toàn tuyến giai đoạn đến 2020, đạt cấp IV, III, quy mô 2 làn xe, mặt BTN, LN 100%.

Hướng tuyến QL37 đề nghị đi theo đoạn mới: Từ Kép đi theo TL265 qua Bố Hạ, Cầu Gỗ (Yên Thế), đến làng Dưới (khoảng 40 km), theo đường đất qua Trại Cau đến TP. Thái Nguyên (khoảng 31 km), đi theo TL253 nối vào QL37 gần Đại từ (khoảng 30 km), đoạn tuyến mới về vận tải giảm so với tuyến cũ khoảng 30 km.

Tổng chiều dài đoạn tuyến mới 101, trong đó nâng đường tỉnh lên QL khoảng 70 km, đường nông thôn khoảng 31 km.

Về giao cắt: quốc lộ giao với quốc lộ 17 điểm (QL18, QL31, cao tốc, QL1A, QL1B, QL3, QL2C, đường HCM, QL2, QL70, cao tốc, QL32C, QL32, QL6) và 1 điểm giao với đường sắt.

+ Tuyến hành lang biên giới: Trên cơ sở QĐ số 162/2002/QĐ-TTg và mạng lưới đường hiện tại, phương hướng phát triển tuyến “Hành lang biên giới” như sau:

Tổng chiều dài tuyến từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến ranh giới tỉnh Lai Châu khoảng 1.188 km, trong đó tuyến đi trên các Quốc lộ đã có khoảng 305 km, đường tỉnh lộ khoảng 361 km, đường địa phương và đường mòn và mở đường mới khoảng 522 km. Tuyến xây dựng trừ đi 35 km QL, chiều dài tính toán 1.153 km.

Phương hướng phát triển đến năm 2010 thông xe toàn tuyến, quy mô đường đạt cấp IV, đoạn khó khăn đạt cấp V. Đến năm 2020 tiếp tục cải tạo nâng cấp đạt cấp IV toàn tuyến, đoạn qua khu đông dân mở rộng đạt cấp III. Chiều dài tuyến vận tải 1.188 km, chiều dài tính kinh phí xây dựng là 1.153 km . - Đoạn từ Móng Cái – TT. Lộc Bình (Lạng Sơn) dài khoảng 217 km. Tuyến từ Móng Cái đi theo triền sông gần biên giới qua Thán Phún, Pò Hèn nối vào TL340 (mới khoảng 45 km), đi theo TL340 (khoảng 10 km), đường huyện xã Quảng Đức, Quảng Mối đến Cốc Tỷ (khoảng 48 km), đến Hoành Mô nối vào QL18C (mới khoảng 15 km), qua Tình Pha, Bản Hang nối vào QL31 tại Na Lầm (mới khoảng 69 km), từ Na Lầm đi theo đường TL237B đến cửa khẩu Chi Ma – huyện Lộc Bình (khoảng 30 km). Đoạn tuyến dài khoảng 217 km, trong đó đường mới khoảng 129 km, TL khoảng 40 km và đi theo đường địa phương khoảng 48 km.

- Đoạn từ TT. Lộc Bình – Tà Lùng dài khoảng 194 km. Từ Chi Ma đến Pò Ma (mới khoảng 15 km), theo TL235 đến Bản Xâm (khoảng 23 km), theo TL234 đến Thanh Lòa (khoảng 21 km), nối vào TL235A tại Khôn Kèo (mới khoảng 15 km), theo TL235A (10 km), QL1A (2 km), đi theo QL4A đến Kéo Phờ (khoảng 14 km), theo TL230 đến Nà Hình (khoảng 15 km), nối vào TL229 tại Nà Mằn (mới khoảng 12 km), theo TL229 nối vào TL 228C tại Nà Nạ (khoảng 15 km), đi theo TL228C đến Nà Phùng (khoảng 22 km), đi theo tuyến mới gần biên giới qua Nà Nạng, Bản Rảo nối vào cửa khẩu Tà Lùng (mới khoảng 30 km). Đoạn tuyến dài khoảng 194 km , trong đó đường mới khoảng 72 km, đi trên QL 16 km, TL khoảng 106 km,

- Đoạn từ Tà Lùng đến TT. Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng dài khoảng 246 km:

Tuyến đi theo QL3 đến Đoỏng Lèng (khoảng 3 km), rẽ phải theo đường địa phương qua Cách Linh, Nà Phài, Khâm Đin nối vào TL207 ở Đỏng Đeng (khoảng 41 km), TL207 (khoảng 5 km), theo đường địa phương đến Lũng Nậm (khoảng 14 km), nối vào TL207 tại Bằng Ca (mới khoảng 7 km), đi theo TL206 đến Trùng Khánh (khoảng 41 km), TL211 (30 km), TL210 (45 km), tuyến đi tiếp từ Sóc Giang qua Cần Yên, Bản Thán, Bản Phương nối vào QL34, QL4C tại TT, Bảo Lạc (mới dài khoảng 60 km). Đoạn tuyến dài khoảng 246 km , trong đó đường mới khoảng 67 km, đi trên QL 3 km, TL khoảng 121 km, đường địa phương khác khoảng 55 km.



- Đoạn Bảo Lạc – TX. Hà Giang: tuyến đi theo QL4C, dài 204 km.

- Đoạn TX. Hà Giang – Mường Khương, dài khoảng 187 km: Hướng tuyến từ thị xã Hà Giang theo QL2 về phía cửa khẩu đến Làng Lỗ (khoảng 16 km), đi theo đường mòn, nối vào đường tỉnh ở Vinh Quang (khoảng 45 km), theo đường tỉnh đến Xí Mần (khoảng 40 km), theo đường thôn bản qua Nàn Mạ, Bản Gĩa, Sán Chải và nối vào TL153 (khoảng 35 km), TL153 tại Cán Cấu đến Phố Thầu (khoảng 9 km), nối sang đường huyện (mới khoảng 20 km), theo đường huyện qua Ngải Thầu, Ngải Chồ, Lũng Pau và nối vào QL4D ở TT. Mường Khương (khoảng 22 km).

Đoạn Hà Giang – Mường Khương dài khoảng 187 km, trong đó đường QL 16 km, TL 49 km, các đường khác và mới 122 km. Đi trùng đường vành đai 1 khoảng 60 km (TL40 km, đường nông thôn 20 km).



- Đoạn Mường Khương – ranh giới tỉnh Lai Châu, dài khoảng 140 km: Tuyến theo QL4D ( 66 km), theo TL155 đến Bản Xèo (khoảng 45 km), theo đường mòn qua Mường Hum, Ma Mù Sử, Chu Pìn đến ranh giới tỉnh Lai Châu (khoảng 29 km).

Đoạn tuyến dài khoảng 140 km , trong đó đi trên QL 66 km, TL khoảng 45 km, đường mòn khoảng 29 km.



- Đoạn qua vùng từ ranh giới tỉnh Lai Châu - Lào Cai đến ranh giới tỉnh Thanh Hóa, dài khoảng 1.024 km, trong đó tuyến đi trên các quốc lộ hiện có khoảng 92 km, TL131 là 70 km, còn lại tuyến đi theo đường mòn, đường nông thôn và xây dựng mới khoảng 862 km. Quy mô đường cấp IV, nơi khó khăn cấp V, nhưng phải đảm bảo thông xe quanh năm, gồm các đoạn sau: Đoạn từ ranh giới tỉnh Lai Châu – Lào Cai đến QL100 (khoảng 37 km), Đi trên QL100: 18 km, QL12 từ Nậm Cày đến Pa Pa Nậm Cúm (khoảng 12 km), Pa Nậm Cúm đi theo đường nông thôn đến Pa Tần (khoảng 24 km). Đoạn Pa Tần – Na Pheo: mở tuyến mới từ Pa Tần qua Hua Pảng, Cháng Chảo Pá, tới Mường Tè (khoảng 65 km), qua Nậm Cúm, Sa Phìn, Mù Chi, Kho Ma, Khóm Bo, Coòng Khà, Ka Lăng, Nhù Cà (khoảng 145 km) Nà Phày sau đó tuyến đi theo đường giao thông nông thôn hiện có qua Suối Voi, Đoàn Kết, Mường Nhé (102 km), qua Nậm Pố, Phiếng Bai, Tạm Pùng, Nậm Chấn đến Nậm Ngà (85 km), theo TL131nối vào QL12 tại Mường Lay (70 km). Tổng chiều dài đoạn là 467 km, trong đó cải tạo nâng cấp từ tỉnh lộ lên quốc lộ 70 km, xây dựng mới 397 km.

- Đoạn Mường Lay - Điện Biên: tuyến đi theo QL12, khoảng 50 km, QL279 khoảng 12 km đến Sam Mứn.

- Đoạn Sam Mứn (Điện Biên) đến Huối Luông (tỉnh Sơn La): tuyến đi theo đường giao thông nông thôn hiện có và đường mòn, dài khoảng 119 km.

- Đoạn Huối Luông đến cửa khẩu Chiềng khương, dài khoảng 136 km, phần lớn đường làm mới.

- Đoạn cửa khẩu Chiềng Khương đến cửa khẩu Pa Háng, dài khoảng 115 km, phần lớn đường làm mới.

- Đoạn cửa khẩu Pa Háng đến ranh giới tỉnh Thanh Hóa, dài khoảng 34 km, phần lớn đường làm mới.



đ)- Phương hướng cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ khác trong vùng TDMN Bắc Bộ

- Quốc lộ 21: điểm đầu ở thị xã Sơn Tây (tỉnh Hà Tây), điểm cuối cảng Hải Thịnh (tỉnh Nam Định), đoạn trong vùng TDMN Bắc Bộ dài 52 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 đường đạt cấp IV, III, mặt trải BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 12B: điểm đầu ở ngã ba Ghềnh (Ninh Bình), điểm cuối ở Mãn Đức (Hòa Bình), đoạn trong vùng TDMN Bắc Bộ dài 63 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 đường đạt cấp IV, III, mặt trải BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 15: điểm đầu ở Tòng Đậu (Hòa Bình), điểm cuối ở Cam Lộ (Quảng Trị), đoạn trong vùng TDMN Bắc Bộ dài 20 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 đường đạt cấp IV, III, mặt trải BTN, LN 100%.

- QL100 nằm trong TVTB (tỉnh Lai Châu) dài 21 km, phương hướng phát triển đến năm 2020 đạt cấp IV, mặt trải BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 32: Đoạn QL32 nằm trong vựng (tỉnh Lai Châu) dài khoảng 8,5 km, phương hướng phát triển đến năm 2020 đường sẽ nâng cấp cải tạo đạt cấp IV, mặt trải BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 32B: Đoạn nằm trong vùng dài 15 km, phương hướng phát triển đến năm 2020 đường đạt cấp IV, III, mặt trải BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 43: điểm đầu ở thị trấn Mộc Châu (Sơn La), điểm cuối ở đèo Pa Háng, tuyến dài dài 32 km. Phương hướng phát triển đến năm 2020 đường đạt cấp IV, mặt trải BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 32B: Điểm đầu ở bến xe Thu Cúc (Phú Thọ), điểm cuối ở Mường Cơi (Sơn La), tuyến dài 21 km; đoạn nằm trong TVĐB dài khoảng 6 km, duy trì đường cấp IV, đoạn qua khu đông dân mở rộng đạt cấp III.

- Quốc lộ 32C: Điểm đầu giao QL2 tại Hy Cương - tỉnh Phú Thọ, điểm cuối nối vào QL37 tại Yên Bái, tuyến dài 96,7 km. Đến năm 2020 duy trì đường cấp IV, III, mặt bằng BTN, láng nhựa 100%.

- Quốc lộ 4G: Phương hướng phát triển QL4G đến năm 2020 dài khoảng 242 km, trong đó cải tạo nâng cấp đường cũ 92 km, nâng cấp đường tỉnh lên QL là 77 km, còn lại tính theo làm mới 73 km. Toàn tuyến đạt cấp IV, III, mặt trải BTXM, BTN, LN 100%. Đoạn kéo đi theo đường đất hiện có đến Điện Biên Đông khoảng 25 km và đi theo TL 130 dài 47 km nối vào QL279 tại Sam Mứt - Điện Biên. Tổng chiều dài đoạn kéo dài khoảng 150 km, trong đó nâng cấp đường tỉnh lên QL là dài: Tiếp theo từ TT Sông Mã đi theo TL 115 và đường hiện có đến Ma Mây, dài khoảng 66 km; tuyến nối sang Mường Luân - tỉnh Điện Biên khoảng 12 km (làm mới); tuyến 77 km. Đường đạt cấp IV, 2 làn xe, mặt bằng BTXM, BTN, LN 100%.

- Quốc lộ 4E: điểm đầu ở Bắc Ngầm, điểm cuối ở Kim Tân (Lào Cai), tuyến dài 46 km.

- Quốc lộ 3B: Điểm đầu nối từ QL3 ở Bắc Kạn, điểm cuối ở cửa khầu Vân Canh – tỉnh Lạng Sơn, dài 128 km. Đến năm 2020 sẽ cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, đoạn qua thị trấn thị tứ mở rộng đạt cấp III.

- Quốc lộ 2C: điểm đầu ở ngã ba Đông Đạo (Vĩnh Phúc), điểm cuối ở ngã ba Sơn Dương (Tuyên Quang), quy hoạch đoạn tuyến nằm trong vùng dài 30,8 km.

- Quốc lộ 1B: Điểm đầu ở thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn), điểm cuối ở cầu Gia Bảy (Thái Nguyên), tuyến quy hoạch cải tạo nâng cấp dài 148,5 km. Duy trì đường cấp IV, đoạn qua khu đông dân mở rộng đạt cấp III.

- Nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 31 điểm đầu ở ngã ba Quán Thành (Bắc Giang) qua thị trấn Đồi Ngô, điểm cuối ở Bản Chắt (Lạng Sơn) dài 163 km, trừ đoạn đi chung với QL279 (20 km), còn lại chiều dài xây dựng là 143 km đạt tiêu chuẩn cấp IV.

- Nâng cấp đường 298 thành quốc lộ và xây dựng cầu Đông Xuyên nối Bắc Giang với Bắc Ninh.

- Quốc lộ 18C: Điểm đầu ở thị trấn Tiên Yên, điểm cuối ở cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh), tuyến quy hoạch cải tạo nâng cấp dài 50 km. Đến năm 2020 sẽ cải tạo nâng cấp đạt cấp IV, đoạn qua khu đông dân mở rộng đạt cấp III.

- Quốc lộ 10: Điểm đầu ở Chợ Bí (Quảng Ninh), điểm cuối ở cầu Tào Xuyên (Thanh Hóa), đoạn tuyến trong TVĐB dài 15 km, duy trì đường cấp III.

- Quốc lộ mới ở bên phải sông Đà (tạm gọi là QL6B): Điểm đầu từ TP Hòa Bình nối vào QL32 tại Nghĩa Lộ - Yên Bái. Hướng tuyến: từ TP Hòa Bình theo đường tỉnh 433 (90 km) đến Bủa Sen, tuyến đi hướng mới đến TL114 tại Suối Che (khoảng 37 km), đi theo TL114 nối vào QL37 tại Đồng Cù (khoảng 32 km), đi theo QL37 đến Cao Đa (khoảng 45 km), đi theo đường địa phương đến Trạm Tấu (khoảng 40 km) và đi theo đường huyện nối vào QL32 tại Nghĩa Lộ (khoảng 35 km).

Tổng chiều dài tuyến 279 km, trong đó đi trên QL 45 km, tỉnh lộ và đường huyện 157 km, đi theo đường địa phương và mới 77 km. Đến năm 2020 sẽ cải tạo nâng cấp đường tỉnh, đường huyện lên quốc lộ, đường đạt cấp IV, 2 làn xe, mặt bằng BTN, LN 100%; tuyến nằm trong TVTB khoảng 234 km.

- Quốc lộ mới từ TP Hòa Bình đến Thanh Sơn - P.Thọ (tạm gọi là QL6C): Điểm đầu: TP Hòa Bình; điểm cuối: Thanh Sơn - Phú Thọ. Hướng tuyến: từ TP Hòa Bình theo đường tỉnh 434 đến TL316 (khoảng 16 km), tuyến đi theo TL316 nối vào QL32 tại Thanh Sơn - Phú Thọ (66 km).

Tổng chiều dài tuyến 82 km, đến năm 2020 sẽ cải tạo nâng cấp từ tỉnh lộ lên Quốc lộ, đường đạt cấp IV, 2 làn xe, mặt bằng BTN, LN 100%; tuyến nằm trong TVTB dài 16 km.

- Quốc lộ mới Tuyên Quang - cửa khẩu Phó Bảng (nâng cấp TL176) ểm đầu tuyến xuất phát từ QL2 tại Thái Sơn – Hàm Yên – Tuyên Quang theo TL176 nối vào QL279 tại Na Hang (khoảng 91 km), theo QL279 (khoảng 30 km), TL176 đến ranh giới tỉnh Hà Giang (khoảng 23 km). Tuyến đi sang tỉnh Hà Giang nối vào QL34 tại Bắc Mê (khoảng 28 km), theo QL34 đến Nà Sài (khoảng 32 km), theo TL176 nối vào QL4C tại Yên Minh (khoảng 80 km), theo QL4C (20 km) và điểm cuối đến cửa khẩu Phó Bảng (khoảng 8 km).

Tổng chiều dài khoảng 312 km, trong đó đi trên QL khoảng 82 km, TL 230 km. Phương hướng phát triển đến 2020 cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, 2 làn xe, những đoạn qua khu đông dân sẽ mở rộng cấp III hoặc theo quy hoạch đô thị.

e)- Xây dựng đường Hồ Chí Minh

Theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh, một số nội dung trong phạm vi TVĐB như sau:

Đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, có tổng chiều dài khoảng 3.167 km (trong đó tuyến chính dài khoảng 2.667 km, tuyến phía Tây dài khoảng 500km).

Hướng tuyến :

Điểm đầu: tại Pác Bó – tỉnh Cao Bằng

Điểm cuối: tại Đất Mũi – tỉnh Cà Mau

Các điểm khống chế chủ yếu tuyến nằm trong TVĐB (dài khoảng 374 km) qua các điểm: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), km 124+500 QL2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà.

Quy mô các đoạn tuyến:

- Pắc Bó – thị xã Cao Bằng 59 km, cấp III, 2 làn xe.

- Thị xã Cao Bằng – km 124+500 QL2 dài 241 km, cấp III, 2 làn xe.

- Km 124+500 QL2 - Đoan Hùng dài 15 km, cấp I, 4 làn xe.

- Đoan Hùng – cầu Trung Hà dài 59 km, cao tốc, 4 làn xe.

Tổng chiều dài trong TVĐB dài khoảng 374 km, trong đó đường cấp III là 300 km, cấp I là 15 km, cao tốc là 59 km.

g)- Hệ thống đường địa phương

+ Đường tỉnh:

Đến năm 2020 toàn vùng TDMN Bắc Bộ quy hoạch khoảng 6.838 km sẽ được nhựa hoá 100%, trong đó nâng cấp cải tạo 6.216 km, xây dựng mới 622 km, đạt tiêu chuẩn cấp III, IV,V tuỳ từng đoạn tuyến cụ thể, đoạn qua thành phố, thị xã, thị trấn đạt cấp I, II.



+ Đường giao thông nông thôn:

Đến năm 2020 toàn vùng núi phía Bắc đạt khoảng 74.649,4 km, trong đó nâng cấp cải tạo 67.863,4 km, xây dựng mới 6.768 km. Quy hoạch đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp IV - V, đường xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A (hoặc B). Đến năm 2010 nhựa (hoặc bê tông) hóa khoảng 40%, đến năm 2020 nhựa (hoặc bê tông) hóa 100%.


4.1.4. Phương hướng phát triển GTVT đường sắt đến năm 2020


Từng bước xây dựng ngành GTVT đường sắt Việt Nam phát triển đồng bộ và hiện đại cả về các tuyến đường, nhà ga, kho, ke ga, bãi hàng, thông tin tín hiệu cơ sở bảo trì, sản xuất phụ kiện, vật liệu phục vụ cơ sở hạ tầng và hệ thống phương tiện vận tải, trang thiết bị xếp dỡ hệ thống cơ khí đóng mới, lắp ráp, sửa chữa phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, tiện nghi an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

a)- Cải tạo nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có:

- Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng dài 167 km, trong đó, đoạn nằm trong TVĐB dài 130 km. Đến năm 2010, nâng cấp các khu đoạn xung yếu và hệ thống thông tin chạy tàu tự động toàn tuyến.

- Đường sắt Hà Nội - Lào Cai; Dài 285 km, trong đó, đoạn nằm trong vùng TDMN Bắc Bộ dài 225 km. Đến năm 2010, nâng cấp, đưa toàn tuyến vào cấp kỹ thuật quy định. Đến năm 2020, nâng cao năng lực, hiện đại hóa toàn tuyến.

- Đường sắt Đông Anh - Quán Triều: Dài 54 km, trong đó, đoạn nằm trong vùng TDMN Bắc Bộ dài 35,5 km. Đến năm 2010, nâng cấp, đưa toàn tuyến vào cấp kỹ thuật. Đến năm 2020, xây dựng đường sắt đôi, điện khí hoá.

- Đường sắt Kép – Hạ Long: Dài 134 km, trong đó, đoạn Chí Linh-Hạ Long khổ 1435 mm dài 69 km. Đến năm 2010, nâng cấp, đưa toàn tuyến vào cấp kỹ thuật.

- Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Yên Bái-Tuyên Quang-Thái Nguyên.



b)- Các tuyến đường sắt cao tốc và tốc độ cao (sau 2020)

- Đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Đồng Đăng: Dài 160km, trong đó, đoạn nằm trong vùng TDMN Bắc Bộ dài 137,5 km. Đến sau năm 2020, xây dựng đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá, chạy tàu với tốc độ 160- 200 km/h.

- Đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Hạ Long: Dài 145 km. Đến năm 2010, hoàn thành xây dựng đoạn Yên Viên - Phả Lại (42,5 km), đoạn nối vào cảng Cái Lân (5 km). Sau năm 2020, nâng cấp toàn tuyến thành đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá, chạy tàu với tốc độ 160 - 200 km/h, trong VNPB khoảng 85 km.

- Đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lào Cai: Dài 296 km, sau 2020 xây dựng đường đôi khổ 1435 mm, điện khí hoá, chạy tàu với tốc độ 160 - 200 km/h, trong vùng TDMN Bắc Bộ khoảng 236 km.

4.1.5- Phương hướng phát triển cảng hàng không, sân bay


Vùng TDMN Bắc Bộ đến 2020 chủ yếu phát triển, mở rộng các cảng hàng không và sân bay nội địa, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ hành khách đi lại và các dịch vụ du lịch, gồm 4 sân bay như sau:

a)- Cảng hàng không Điện Biên Phủ:

- Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ, chủ yếu phục vụ cho hoạt động bay nội vùng.

- Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

- Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ ban ngày các loại máy bay ATR72/F70 hoặc tương đương. Công suất cảng 300.000 hành khách/năm và 800 tấn hàng hóa/năm.

- Quy hoạch diện tích đất:

+ Tổng diện tích đất: 120,8 ha.

+ Diện tích đất do HKDD quản lý: 13,2 ha.

+ Diện tích đất dùng chung với quân sự: 72,3 ha.

+ Diện tích đất do quân sự quản lý: 35,3 ha.

- Các dự án trọng điểm:

+ Mở rộng nhà ga hành khách 300.000 hành khách/năm (2015 - 2020).

+ Cải tạo đường CHC (mở rộng 45 m), đường lăn và mở rộng sân đỗ máy bay (2015 - 2020).



b)- Cảng hàng không Nà Sản:

- Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ, chủ yếu phục vụ cho hoạt động bay nội vùng và các đường bay liên vùng Tây Bắc - Trung Bộ - Nam Bộ.

- Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

- Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo phục vụ ban ngày các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất cảng 800.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

- Quy hoạch diện tích đất:

+ Tổng diện tích đất: 497,4 ha.

+ Diện tích đất do HKDD quản lý: 44,1 ha.

+ Diện tích đất dùng chung với quân sự: 169,3 ha.

+ Diện tích đất do quân sự quản lý: 284 ha.

- Các dự án trọng điểm:

+ Xây dựng mới đường cất hạ cánh (CHC), đường lăn, sân đỗ, nhà ga, đường trục vào cảng và các công trình phù trợ (2008 - 2015)

+ Đài dẫn đường DVOR/DME (2010 - 2015).

+ §µi kiÓm so¸t kh«ng l­u míi (2010 - 2015).

c)- Sân bay Lào Cai quy hoạch thuộc nhóm B:

Xây dựng nhà ga, đường hạ cất cánh vào năm 2009 – 2012, cho loại máy bay ATR72/F70, với quy mô 300 hành khách/năm, kinh phí khoảng 420 tỷ đồng.



  1. Quy mô phát triển các sân bay vùng TDMN BB đến năm 2020

Đơn vị: Ttỷ đồng VN

TT


Hạng mục

Tổng kinh phí

Phân kỳ

2010

2011-2015

1

Sân bay Điện Biên

180




180

2

Sân bay Nà Sản

576

576




3

Sân bay Lào Cai

420




420



CỘNG


1.596

576

1.020

Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương