1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


PHẦN THỨ BA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN



tải về 2.26 Mb.
trang26/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

PHẦN THỨ BA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN

VÙNG TDMN BẮC BỘ



I. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1. Chính sách về huy động vốn đầu tư

1- Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư


Theo kết quả tính toán sơ bộ tổng thể vốn đầu tư cho vùng từng thời kỳ 5 năm 2011-2010 nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu quy hoạch là 504,4 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), tương đương với 26,0 tỷ USD và thời kỳ 2016-2020 là 1227,8 nghìn tỷ đồng, tương đương với 49,1 tỷ USD. Nhu cầu vốn trên được tính toán trên cơ sở xử lý tổng hợp nhu cầu vốn của các ngành kinh tế và các lĩnh vực xã hội.

  1. Dự báo nhu cầu và khả năng huy động vốn thực hiện quy hoạch

Chỉ tiêu

2011 – 2015

2016-2020

Tổng nhu cầu vốn, tỷ đồng (giá HH)

504412

1227841

Nhu cầu vốn, Tr. USD (giá HH)

26001

49114

1 - Vốn trong nước,%

55,0

52,0

+ Huy động ngân sách%

22,5

20,0

+Ngoài ngân sách

27,5

32,0

2 - Vốn ngoài nước,%

45,0

48,0

+ ODA

19

12

+FDI

26

36

Để tăng tính chủ động của vùng trong đầu tư và điều hành thực hiện quy hoạch, vùng dự kiến áp dụng mọi biện pháp huy động vốn trong dân và các thành phần kinh tế ngoài nhà nước để tăng dần tỷ lệ đầu tư từ nguồn vốn trong nước lên 60% vào năm 2020. Trong bối cảnh chung của khu vực và quốc tế, ưu tiên dành cho các nước chậm phát triển về ODA sẽ có xu thế giảm dần, dự báo nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có thể dành cho vùng sẽ chỉ trong khoảng 15% tổng đầu tư. Trong điều kiện đó tỷ lệ vốn ngoài ngân sách cần huy động được phải đạt mức 60%.

Các chính sách huy động vốn cần thực hiện:

- Tăng mức huy động tiết kiệm trong dân lên khoảng 25-30% GDP của vùng vào giai đoạn 2011-2015 và 35-40% giai đoạn 2016-2020

- Huy động sưc dân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất, phát triển dịch vụ. Đặc biệt mở rộng các hình thức đầu tư BOT.

- Huy động vốn của các doanh nghiệp vào việc đầu tư chiều sâu, duy tu, bảo dưỡng và đổi mới trang thiết bị của những xí nghiệp hiện có.

- Tạo môi trường đầu tư của tư nhân và doanh nghhiệp tư nhân để sử dụng vào kinh doanh, phát triểnkết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực.

- Nguồn vốn FDI huy động được ưu tiên cho các lĩnh vực khai thác tài nguyên, tạo sản phẩm xuất khẩu.

Huy động nhiều nguồn vốn (nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Trung ương, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay nước ngoài trả chậm hoặc thuê tài chính, vốn đầu tư trực tiếp FDI, ODA...) và sử dụng có hiệu quả, xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển. Huy động vốn không chỉ trong vùng mà còn thu hút trong cả nước. Cần phải có chính sách tín dụng hợp lý để đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích giữa người có vốn và các doanh nghiệp có thể vay để phát triển sản xuất. Cụ thể:

- Nguồn vốn từ quỹ đất: Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất để bổ sung thêm vào nguồn vốn ngân sách, tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp.... Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển công nghiệp. Sắp xếp lại trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp để tăng quỹ đất. Rà soát thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích.

- Nguồn vốn Ngân sách: Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội). Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 21-22% nhu cầu vốn đầu tư.

Khai thác nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ưu đãi của Trung ương, tăng cường nguồn thu từ kinh tế các địa phương; đồng thời tiết kiệm chi cho tiêu dùng đi đôi với việc xác định và thực hiện cơ cấu chi hợp lý, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển công nghiệp. Nguồn vốn ngân sách sẽ tập trung vào công tác giải toả đền bù và hỗ trợ phát triển thông qua hoạt động của chương trình khuyến công. Đầu tư tập trung, không dàn trải, tránh lãnh phí, thất thoát.

Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi, đồng thời để tỉnh chủ động trong huy động và sử dụng đầu tư...

- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân: Giải pháp quan trọng để giải quyết nhu cầu vốn là đẩy mạnh huy động các nguồn lực, đặc biệt phải huy động nội lực, tự đầu tư của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuẩn bị mọi điều kiện để có thể phát hành cổ phiếu và niêm yếu cổ phiếu ở thị trường chứng khoán, nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ các doanh nghiệp và từ nhân dân trong cả nước góp phần phát triển sản xuất. Huy động mạnh mẽ sức dân và một phần vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ để làm thuỷ lợi nhỏ, giao thông nông thôn, công trình phúc lợi công cộng. Thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để bê tông hoá kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn. Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Ước tính chiếm khoảng 40-45% trong cơ cấu vốn đầu tư. Để tăng nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài vùng (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến sẽ đáp ứng được 25-30% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, xúc tiến đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào địa bàn vùng, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.

Nguồn vốn tín dụng và vốn gúp cổ phần: Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng: thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất và tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên. Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, đặc biệt là hướng ưu tiên cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.

Khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, trong đó đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để tạo cơ sở cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán quốc gia. Khơi dậy tiềm năng vốn trong nhân dân cho phát triển sản xuất công nghiệp.

Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lảnh một phần và chia sẽ rủi ro giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI: Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, thông thoáng nhằm thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế của vùng TDMN BB. Chuẩn bị các dự án khả thi để thu hút các nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực, dự án ưu tiên đầu tư để mở rộng sản xuất, tranh thủ tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Để có thể thu hút được nguồn vốn FDI, Nhà nước cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính ổn định và tính dự đoán trước được của các điều chỉnh pháp luật, chính sách kinh tế-tài chính để nhà đầu tư an tâm đầu tư do có thể dự đoán được lợi ích và rủi ro có thể gặp phải theo qui luật kinh tế. Đồng thời, có chính sách đảm bảo lợi ích nhà đầu tư nước ngoài khi các qui định mới của Chính phủ gây thiệt hại lợi ích nhà đầu tư.

Trên cơ sở tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lâu dài lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài, cần đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác và thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.

- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA: Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của trung ương, vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu cho các công trình thuỷ lợi lớn, giao thông, điện, nước.. tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp cần thiết cho phát triển công nghiệp. Xác định danh mục dự án cần sử dụng nguồn vốn này theo thứ tự ưu tiên để bố trí kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm.

- Nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Thông qua các phương tiện thông tin, thân nhân trong nước đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài về đầu tư phát triển, đồng thời có chính sách ưu đãi thích hợp.

- Có chính sách, biện pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, khuyến khích nhân dân và nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội. Đầu tư đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm để phát huy hiệu quả cao nhất. Có cơ chế đảm bảo thực hành tiết kiệm triệt để trong chi tiêu hành chính, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với những dự án mang tính đột phá tạo sự phát triển cao và bền vững cần tập trung đầu tư dứt điểm. Đẩy mạnh quy trình liên doanh,liên kết, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá, giải thể, sát nhập để đầu tư vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.


2- Sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư phát triển


Tổ chức quản lý chặt chẽ việc thu chi ngân sách đảm bảo tăng đầu tư ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực xã hội thiết yếu. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình quốc gia, các dự án hỗ trợ của quốc tế để tạo sức mạnh tổng hợp của các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trên bình diện toàn vùng.

Áp dụng các hình thức khuyến khích tiết kiệm và tiêu dùng hợp lý trong dân cư và các doanh nghiệp nhà nước. Phát triển các hình thức huy động vốn đóng góp của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức đóng góp bằng cổ phần hoặc cổ phiếu. Tăng cường công tác thông tin, xúc tiến đầu tư các dự án có tính chất trọng điểm và có hiệu quả cao để thu hút vốn thực hiện.

Tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn ODA, ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng thiết yếu có tác dụng và ảnh hưởng nhiều đến các địa bàn quan trọng của vùng, ưu tiên các dự án vốn lớn, thu hút nhiều lao động, tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ và bao tiêu sản phẩm, có công nghệ tiên tiến, thân môi trường. Đặc biệt chú trọng công tác giải ngân nguồn vốn ODA trên địa bàn.

Tăng cường công tác thông tin và trao đổi trực tiếp với các chủ đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp. Phối hợp với họ trong việc triển khai các thủ tục cần thiết để dự án sớm đi vào hoạt động.

Triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết cho các ngành và các vùng lãnh thổ, đặc biệt là các khu vực tập trung công nghiệp, du lịch, các khu vực sản xuất hàng hoá đối với các sản phẩm trọng yếu. Hoàn thiện các quy định cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin, tư vấn cho các nhà đầu tư. Chuẩn bị chu đáo cho các dự án đầu tư sản xuất, chế biến, dịch vụ, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng như thủy lợi, nhựa hóa bê tông hóa đường giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa...

Việc xây dựng và thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng phải đảm bảo các yếu tố về hiệu quả, thị trường, kết hợp với các dự án sử dụng các nguồn vốn được trung ương để lại như thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu từ cấp quyền sử dụng đất..., vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay tính đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả.


3- Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư


- Khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến đặc biệt là chế biến xuất khẩu. Chú trọng đầu tư cho đổi mới thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh cuả sản phẩm.

- Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, lâm nghiệp xã hội, phát triển chăn nuôi và cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng làm nguyên liệu và cây ăn quả tập trung làm hàng hoá. Đáp ứng nhu cầu tín dụng với lãi suất ưu đại, thủ tục đơn giản nhằm khuyến khích sản xuất quy mô lớn.



4- Khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp; cơ sở hạ tầng các ngành nông nghiệp, hạ tầng nông thôn, giao thông vận tải; tập trung sử dụng lồng ghép các nguồn vốn cho các công trình quy mô cụm bản và liên huyện. Tăng cường các hình thức hỗ trợ từ các nguồn hỗ trợ của vùng, huyện từ ngân sách dưới dạng các vật liệu cho việc kiên cố hoá hạ tầng nông thôn kết hợp với việc sử dụng nhân công taị chỗ và nguồn vốn đóng góp của dân cũng như hoàn thiện khung khổ pháp luật hướng dẫn thực hiện tạo môi trường đầu tư ổn định và bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thành phần kinh tế.

5- Ổn định môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý điều hành hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy có liên quan và xử lý tốt vấn đề sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả.

1.2. Nhóm các giải pháp về hình thành và phát triển các loại thị trường, đổi mới cơ chế kinh tế đối ngoại, tăng nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực


Triển khai các hoạt động chuẩn bị và đẩy nhanh quá trình hình thành các thị trường cùng với việc tạo khung khổ quản lý và giám sát có hiệu quả của Nhà nước.

Tăng cường việc định hướng và điều tiết việc phân bổ các nguồn lực phát triển và phân phối lợi ích. Tạo môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu hình thành các quỹ đầu tư và bảo lãnh đầu tư nhằm thu hút tối đa các nguồn lực trong và ngoài vùng. Mở rộng việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính. Từng bước mở rộng thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ tư vấn pháp luật, khoa học – công nghệ, tư vấn quản lý và thị trường sản phẩm trí tuệ nhằm thu hút nhân tài về vùng

- Khai thông thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, đảm bảo tính chủ động với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Khai thác mọi tiềm năng của thị trường trong nước về hàng hoá, lao động, dịch vụ, bất động sản, vốn... Bãi bỏ các thủ tục gây phiền hà làm cho thị trường ách tắc, hàng hoá không lưu thông. Ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng.

- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, vận dụng tối đa các chính sách đối với xuất nhập khẩu.

- Ra sức cải tiến và tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn đầu tư viện trợ nước ngoài. Duy trì và phát huy các thị trường Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN, chủ động tìm kiếm thị trường quốc tế mới, quan tâm đúng mức ngoại thương với Lào.

Trước tiên, các doanh nghiệp phải coi trọng việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh và thay thế được hàng nhập khẩu, phải thắng ngay trên “sân nhà” khi hội nhập.

Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường cho phát triển sản xuất, kinh doanh; giải quyết đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu đang có sức cạnh tranh hoặc có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh; chủ động và có lộ trình hợp lý hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình, kinh tế hợp tác, tạo môi trường phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm ổn định phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động và khuyến khích sự đầu tư của các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư.

Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở vùng nông thôn, như cấp tín dụng xây dựng nhà ở, mua trang thiết bị kỹ thuật, hàng tiêu dùng.

Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của các thành phần kinh tế. Thực hiện tích cực công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm. Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (trong nước và xuất khẩu).

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược đầu tư theo định hướng xuất khẩu và chương trình xúc tiến thị trường xuất khẩu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường; cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tham tán kinh tế, sứ quán nước ta ở nước ngoài trong việc giúp các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường và các đối tác nước ngoài. Hình thành các tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến mậu dịch.

Bản thân từng doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong việc ngoại giao tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mạnh. Mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển riêng để tồn tại và phát triển do mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn khi kinh tế của ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới; trong đó phải xác định chất lượng và giá thành sản phẩm là vấn đề quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp khi hội nhập.

1.3. Hoàn thiện khung khổ chính sách quản lý kinh tế vĩ mô


Đổi mới công tác kế hoạch hóa, nâng cao tính định hướng và dự báo trong xây dựng quy hoạch, gắn quy hoạch với kế hoạch theo cơ chế khách quan của kinh tế thị trường. Cụ thể hóa việc thực thi quy hoạch thành các chương trình và dự án. Phân công rõ trách nhiệm cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong xây dựng và điều hành kế hoạch.

Dành ưu tiên đúng mức cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế từ cơ chế thu – nộp đến mở rộng diện thu thuế giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và xã hội. Ứng dụng rộng rãi khoa học – công nghệ trong quản lý tài chính, đảm bảo thu hút đủ nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.


1.4. Nhóm giải pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


Đa dạng hóa các nguồn vốn và hình thức tổ chức giáo dục các cấp. Hình thành quỹ đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở đóng góp của Nhà nước, doanh nghiệp sử dụng nhân lực và cá nhân người lao động. Đầu tư xây dựng các trường nội trú cho con em đồng bào ở vùng sâu vùng xa. Kết hợp tốt công tác tuyên truyền giáo dục để thu hút trẻ đi học đúng tuổi và không bỏ học.

Tăng cường mở rộng công tác hướng nghiệp trong các trường phổ thông trung học, mở rộng quy mô đào tạo nghề chuyên nghiệp cho thanh niên.

Coi trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực bằng việc tạo cơ chế công bằng xã hội trong phát triển giáo dục đào tạo chú ý đào tạo công nhân kỹ thuật, chuyên gia công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp về cơ cấu ngành và lĩnh vực. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu theo ngành.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý và quản trị doanh nghiệp, kỹ thuật viên bậc cao và thợ bậc cao, công nhân lành nghề. Chú trọng đào tạo toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo cán bộ khoa học, công chức quản lý nhà nước, công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên. Trình Chính phủ và có kế hoạch cụ thể cho việc đầu tư chuẩn bị và đào tạo đội ngũ quản lý chất lượng cao và kỹ thuật đủ đáp ứng như cầu phát triển mạnh kinh tế của vùng.

Tăng cường đầu tư cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu phòng chống HIV, AIDS, cung cấp nước sạch củng cố mạng lưới y tế cơ sở, kết hợp vận dụng y học cổ truyền để khám và chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và hỗ trọ người nghèo trong việc khám chữa bệnh

- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp về pháp luật, quản lý và điều hành các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật từ các nơi khác đến công tác và làm việc lâu dài ở các tỉnh TDMN Băc Bộ đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng.

Để thực hiện những hợp tác và phối hợp trên, cần tiến hành xây dựng chương trình hợp tác cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó xác định mục tiêu, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và có tổ chức giám sát thực hiện chương trình hợp tác giữa các tỉnh, ngành ở Trung ương.

Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.

- Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại về đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

- Xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy.

- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài nhất là các chuyên gia đầu ngành phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân. Rà soát lại lực lượng kỹ sư - CNKT được đào tạo trong các cơ quan nhà nước để có kế hoạch điều chỉnh phân công hợp lý, nhằm tăng cường thêm nhân lực cho các cơ sở công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

- Trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ...

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao dân trí cho vùng dân tộc.


1.5. Nhóm các giải pháp về phát triển khoa học-công nghệ


Thực hiện đầu tư ưu tiên cho các dự án khoa học- công nghệ phục vụ trực tiếp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Kết hợp việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến về giống cây trồng và vật nuôi, kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm với việc hình thành các nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong các ngành then chốt và các sản phẩm mũi nhọn.

Đầu tư nhập thiết bị hiện đại cho những khâu quyết định chất lượng sản phẩm. Phát triển công nghệ cao về khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản. Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao có đủ năng lực tham gia vào các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ tiến tới làm chủ công nghệ mới trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, điện tử, công nghệ thông tin…để từng bước nâng dần tính cạnh tranh của nền kinh tế phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư cải tiến dần công nghệ sản xuất, thay thế dần các thiết bị lạc hậu, đồng bộ hoá công nghệ trong những ngành có lợi thế của các tỉnh trong vùng như chế biến nông-lâm-hải sản, chế biến thực phẩm. Thu thập và cung cấp thông tin về công nghệ mới cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Mở rộng hình thức liên kết hợp tác giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học và các trường đại học nhằm đưa khoa học vào thực tế cuộc sống, đón bắt kịp thời đà phát triển của cả nước và trên thế giới.

Đổi mới công tác kế hoạch hoá trong khoa học và công nghệ, đa dạng hoá các mô hình và tổ chức chuyển giao công nghệ nhằm gắn khoa học và công nghệ với sản xuất. Nghiên cứu ứng dụng và triển khai là hướng được ưu tiên để đổi mới công nghệ với cơ cấu nhiều trình độ, vừa tuần tự đi từ thủ công đến cơ giới, vừa đi thẳng vào công nghệ hiện đại ở những lĩnh vực kinh tế đã được chọn lựa. Theo hướng đó, trong giai đoạn tới đây khoa học công nghệ tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa:

+ Coi trọng việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong công nghệ chế biến, công nghệ sản xuất vật liệu mới.

+ Giải quyết căn bản được các vấn đề về giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và có giá trị hàng hóa xuất khẩu cao có lợi thế.

+ Tập trung xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm

- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

+ Đào tạo lại đội ngũ lao động làm công tác khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi trường.

+ Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ đáp ứng kịp thời công tác nghiên cứu triển khai và điều tra cơ bản.

+ Phát triển cạnh tranh lành mạnh tạo cho cán bộ KHCN có cơ hội tham gia phát triển năng lực nghiên cứu KHCN. Có chính sách thích đáng để thu hút cán bộ KHCN và công nhân giỏi kể cả cộng đồng KHCN người Việt Nam ở nước ngoài về hợp tác nghiên cứu tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng.

+ Đầu tư thích đáng vào việc khai thác có hiệu quả mạng lưới thông tin KHCN trên cơ sở áp dụng tin học.

+ Đổi mới cách tiếp cận công tác thống kê khoa học - công nghệ theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế để làm tốt công tác quản lý KH & CN trong quá trình hội nhập với thế giới và khu vực.



Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường:

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh và nguồn lực hạn chế, thực hiện đổi mới công nghệ cần được áp dụng một cơ cấu thích hợp. Lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, tư tưởng cần quán triệt là sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Do đó, trong chuyển giao công nghệ khuyến khích tranh thủ tối đa việc tiếp nhận công nghệ hiện đại. Kiên quyết ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên, không loại trừ việc nhập thiết bị và công nghệ ở trình độ thấp hơn nhưng xét thấy hiệu quả vẫn đảm bảo. Thông qua đổi mới công nghệ, chuyển từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thụ sang chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.

- Liên kết các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu.

- Tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ vào các ngành mà thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu mà tỉnh có điều kiện sản xuất và đảm bảo cạnh tranh được.

- Thực hiện và vận dụng Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2008.

- Kết hợp chặt chẻ giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường. Cần có quy hoạch chung về hệ thống xử lý rác thải công nghiệp và rác sinh hoạt. Khi phê duyệt dự án đầu tư nhất thiết phải đánh giá được tác động của dự án đối với môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

Và điều đặc biệt quan trọng là Nhà nước cần điều chỉnh lại qui định về tỷ lệ trích khấu hao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng khấu hao, đổi mới máy móc thiết bị




Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương