1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng đường thuỷ



tải về 2.26 Mb.
trang23/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

Nguồn: Tổng đồ phát triển hàng không Việt Nam.

4.1.6. Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng đường thuỷ


- Trên sông Đà: Hoàn thành cải tạo, lắp đặt phao tiêu, báo hiệu (trên bờ, dưới nước), thông tin tín hiệu theo tiêu chuẩn mới ban hành của Bộ GTVT trên hồ Hòa Bình để phục vụ cho công trình thủy điện Sơn La. Nâng cấp, cải tạo, trang bị đồng bộ cho các cảng Hòa Bình, cảng chuyển tải tam cấp để phục vụ cho xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Xây dựng cảng hành khách ở thượng đập Hòa Bình (Vạn Yên và Tạ Bú).

Sau năm 2010: Hoàn thành cải tạo cảng Vạn Yên. Sau khi có vùng hồ Sơn La tiến hành lắp đặt phao tiêu, biển báo, thông tin tín hiệu trên hồ Sơn La từ tuyến đập Pa Vinh đến Pa Tần, Mường Mô. Nâng cấp luồng tuyến từ ngã ba Hồng Hà đến cảng Hòa Bình.

Sau khi có vùng hồ Sơn La tiến hành lắp đặt phao tiêu, biển báo, thông tin tín hiệu trên hồ Sơn La từ tuyến đập Pa Vinh đến Pa Tần, Mường Mô, dài 190 km. Số còn lại 87 km tùy theo yêu cầu khai thác sẽ lắp đặt phao tiêu, biển báo, thông tin tín hiệu

Cải tạo nâng cấp trang bị đồng bộ cho các cảng: Hòa Bình, cảng Bích Hạ, chuyển tải tam cấp, Vạn Yên và Tạ Bú để phục vụ cho xây dựng công trình thủy điện Sơn La.

Xây dựng mới cảng hành khách ở thượng lưu dập Hòa Bình: Vạn Yên và Tạ Bú.

Khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động: Xây dựng hoàn chỉnh các cảng Lai Châu, Pa Tần, Mường Mô và cảng Quỳnh Nhai trên hồ Sơn La.

- Lưu vực sông Hồng: có 2 tuyến chính sau:

+ Trên sông Thao: Nâng cấp luồng tuyến từ Việt Trì đến Lào Cai, dài 288 km, trong đó chủ yếu nạo vét và phá 34 ghềnh đá đoạn Yên Bái - Lào Cai, dài 166 km.

+ Trên sông Lô: Nâng cấp luồng tuyến từ ngã ba Việt Trì đến nhà máy thủy điện Na Hang, dài 106 km. Đoạn từ ngã ba Lô - Gâm đến Bắc Kạn, Cao Bằng, dài 168 km sẽ nghiên cứu tiếp tục.

- Lưu vực sông Thái Bình: có 2 tuyến chính sau:

+ Sông Thương: Tổng chiều dài 130 km, sẽ nâng cấp đoạn hiện đang khai thác từ Bố Hạ đến Phả Lại dài 64 km.

+ Sông Lục Nam: Tổng chiều dài 150 km, sẽ nâng cấp đoạn hiện đang khai thác từ Cữ đến ngã ba Nhãn, dài 56 km.

5.2. Phát triển mạng lưới thủy lợi

5.2.1. Quan điểm phát triển


- Khai thác, lợi dụng tổng hơp, hợp lý, thống nhất theo lưu vực sông và hệ thống công trình thủy lợi, không chia cắt theo đơn vị hành chính.

- Khai thác, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ cả số lượng lẫn chất lượng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng cả biện pháp công trình và phi công trình.

- Phát triển thủy lợi phải luôn đặt trong quan điểm phục vụ đa mục tiêu cả cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch, cấp nước sinh hoạt và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng.

- Phát triển thủy lợi phải gắn với mục tiêu giảm nhẹ thiên tai, gắn với các giải pháp phòng chống thiên tai, lũ lụt, né tránh, giảm thiểu thiệt hại.

- Phát triển thủy lợi phải gắn với xóa đói giảm nghèo.

5.2.2. Mục tiêu phát triển


- Đến năm 2010 đưa diện tích chủ động tưới tiêu của vùng lên 25% và năm 2020 lên 35% diện tích gieo trồng cây lúa..

- Đảm bảo đủ nước sinh hoạt và công nghiệp theo tiêu chuẩn; 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 l/người/ ngày vào năm 2010 và 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh vào năm 2020.


5.2.3. Phương hướng phát triển hệ thống thủy lợi


- Nâng cấp, tu bổ các công trình đang bị xuống cấp, đẩy mạnh việc kiên cố hoá kênh mương và các công trình thuỷ lợi hiện có, xây dựng các hồ chứa nước vừa và nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt dân cư. Xây dựng các công trình kè bờ sông biên giới chống xói lở, bảo đảm an toàn đường biên và sản xuất, đời sống của nhân dân…

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cụm công trình thuỷ lợi chuyển tiếp từ kế hoạch trước là Hàm Yên (Tuyên Quang); Lý Vạn - Hạ Lang (Cao Bằng); Phong Châu (Phú Thọ); Cốc Ly, huyện Bắc Hà (Lào Cai); Hệ thống thuỷ lợi Từ Hiếu (Yên Bái); Đông Nam Ba Bể (Bắc Kạn) và hệ thống kênh mương hiện có.

Làm mới các cụm công trình thuỷ lợi Phai Cát (Lai Châu), Mường Bon - Chiềng Mung huyện Mai Sơn (Sơn La); Sa Tả Hồ - Bản San Xẻo Tà - Pờ Hố, Thu San huyện Than Uyên (Lai Châu), hệ thống thuỷ lợi 4 xã phía Đông Bắc huyện Hạ Hoà (Phú Thọ), hệ thống tưới cho vùng cây trồng cạn huyện Yên Thế (Bắc Giang) và dự án nước ngầm Nậm Chim - Nậm Pô (Điện Biên); cụm công trình thuỷ lợi huyện Xín Mần, Yên Minh, Tùng Bá, Vĩnh Phúc - Đồng Quang, Bàng Hành (Hà Giang), Thác Dẫng - Đèo Chắn, Chiêm Hoá, Bảo Yên (Tuyên Quang), Tam Quan - Lộc Bình, Bản Chuồi (Lạng Sơn); Văn Bàn, Tây Bát Sát, hệ thống thuỷ lợi Nậm Chảy - Nậm Lư (Lào Cai), cụm công trình Đồng Khê - Thạch Lương, Bắc Văn Yên, hệ thống thuỷ lợi Vân Hội - Mường Lò (Yên Bái); dự án sử dụng nước Hồng Đại và trạm bơm Tà Lùng, công trình thuỷ lợi Co Páo (Cao Bằng), quy hoạch hệ thống kênh Hồ núi Cốc, sửa chữa nâng cấp hồ chứa Võ Nhai, hệ thống trạm bơm Tả sông Cầu, trạm bơm Minh Lạp (Thái Nguyên), cụm công trình thuỷ lợi Bản Chang, công trình chống lũ thị xã Bắc Kạn, hệ thống thuỷ lợi Khuổi Tấu, cụm công trình thuỷ lợi Pù Lòn, cụm công trình Vằng Đeng, cụm công trình Phiêng Luông (Bắc Kạn); hệ thồng thuỷ lợi huyện Thanh Sơn, hồ chứa nước Tam Thắng, Thượng Long (Phú Thọ), cụm công trình thuỷ lợi Hàm Rồng huyện Lục Ngạn, hệ thống công trình sông Sỏi, hồ Suối Mỡ (Bắc Giang)…

Tiếp tục đầu tư xây dựng các hồ chứa nước vừa và nhỏ ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới nhằm cung cấp đủ nước tưới cho lúa, rau màu, cây công nghiệp, nước sinh hoạt dân cư. Gắn các công trình thủy lợi với địa bàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp kết hợp, ruộng bậc thang kết hợp phát triển thủy điện để thực hiện xóa đói. Giảm nghèo, định canh, định cư, an ninh quốc phòng biên giới...

Xây dựng các hồ chứa lợi dụng tổng hợp để điều tiết lũ, bổ sung tràn sự cố, bảo vệ hồ chứa, đề phòng vỡ đập gây lũ quét nhân tạo. Có giải pháp tích cực để bảo vệ dân cư và sản xuất, giảm thiểu tổn thất các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét cao như Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn.

Đẩy nhanh tiến trình chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình lớn lợi dụng tổng hợp trên các dòng sông chính: Sơn La, sông Đà, Bản Lũ (sông Kỳ Cùng).. và nghiên cứu chuẩn bị đầu tư một số công trình tiếp theo trên sông Đà, sông Lô, sông Cầu và sông Lục Nam.

Cấp nước sinh hoạt là một chính sách ưu tiên cho toàn vùng đặc biệt là vùng cao, vùng núi đá vôi có dân cư và địa bàn thiếu nguồn nước về mùa khô như: Đồng Văn, Mường Nhé, Mèo Vạc, Quảng Bạ, Yên Minh, Mường Khương, Bắc Hà, Hà Quảng, Na Rì, Mù Cang Chải, Sìn Hồ, Trạm Tấu... bằng các biện pháp tạo nguồn dự trữ nước, đường dẫn nước đảm bảo tối thiểu trong mùa khô 10 - 20 lít/người/ngày. Kết hợp thuỷ lợi với chương trình nước sinh hoạt nông thôn tiến tới xoá bỏ tình trạng thiếu nước sinh hoạt vùng cao. Gắn phát triển thuỷ lợi với việc phục hồi và xây dựng mới các trạm thuỷ điện nhỏ cho vùng sâu, vùng xa nơi không có điện lưới quốc gia.

Đê điều: Các tuyến đê điều cơ bản đã được đảm bảo vệ vì vậy sẽ không hình thành các tuyến mới chủ yếu tập trung các biện pháp gia cố mặt đê. Đối với hệ thống đê Trung ương đảm bảo cao trình thiết kế chân đê rộng 45 - 55 m, mặt đê rộng 6 m. Hệ thống đê địa phương nền rộng 20 - 40 m, mặt rộng 4 - 5 m. Đảm bảo an toàn chống lũ ở mức độ báo động 3.

Xây dựng các công trình kè bờ sông biên giới chống xói lở, bảo đảm an toàn đường biên và sản xuất, đời sống của nhân dân.

5.3. Phát triển mạng lưới điện


Vùng TDMN Bắc Bộ là khu vực có nguồn thủy điện dồi dào, hiện tại trong vùng có 02 nhà máy thủy điện lớn là Hòa Bình (1920MW) và Thác Bà (108MW). Trong vùng hiện có 01 TBA 500kV và 04 TBA 220kV. Trạm biến áp 500kV Hòa Bình hiện là điểm đầu của tuyến đường dây 500kV Bắc Nam, từ trạm hiện có tuyến đường dây 500kV Hòa Bình – Hà Tĩnh dài 341km chạy qua các tỉnh trong vùng. Trong vùng cũng chỉ mới có 1 mạch đường dây 220kV nối liền các trạm Hòa Bình – Việt Trì – Sóc Sơn – Thái Nguyên – Bắc Giang.

Nhìn chung lưới điện truyền tải trong vùng chưa được phát triển mạnh do điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi cao và nhu cầu tiêu thụ điện trong vùng không cao.



Lưới 500kV: Đến năm 2010 phát triển lưới điện 500kV đấu nối các NMNĐ than ở miền Bắc và các nhà máy thủy điện trên sông Đà, trong đó có thủy điện Sơn La với các đoạn Sơn La – Hòa Bình và Sơn La – Nho Quan. Xây dựng 01 trạm 500kV với công suất 450MVA và 940km đường dây 500kV; trạm biến áp 500kV Sơn La 1x450MVA; đường dây 500kV Sơn La – Hòa Bình dài 180 km; đường dây 500kV Sơn La – Nho Quan dài 240km; đường dây 500kV mạch kép Sơn La – Sóc Sơn dài 260km

Lưới 220kV: Xây dựng đường dây 220kV mạch kép Lào Cai – Yên Bái dài 135km. Đường dây này sẽ truyền tải 250MW công suất mua từ Trung Quốc về trạm 220kV Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc). Giai đoạn sau năm 2010, đường dây này sẽ truyền tải công suất từ các nhà máy điện nhỏ từ Lào Cai về. Các nguồn thủy điện nhỏ khu vực này phát vào hệ thống chủ yếu qua phía 110kV trạm 220/110kV Lào Cai.

Công suất của nhà máy điện nhỏ Tuyên Quang được đưa về trạm Sóc Sơn bằng 2 mạch đường dây phân pha dài 2x110km.

Để mua 200MW điện từ Trung Quốc ở hướng Hà Giang, cần xây dựng đường dây 220kV mạch kép Hà Giang – Bắc Mê – Na Hang, xây dựng đường dây phân pha mạch kép từ Na Hang về Thái Nguyên.

Giai đoạn 2011 – 2015: Trong giai đoạn này khi hoàn thành đường dây 500kV Sóc Sơn – Quảng Ninh, khu vực miền Bắc sẽ xuất hiện mạch vũng 500kV Sơn La – Hòa Bình – Nho Quan – Thường Tín – Quảng Ninh – Sóc Sơn – Sơn La. Mở rộng trạm 500kV Sơn La thành 2x450MVA. Xây dựng trạm 500kV Việt Trì 2x450MVA.

Đấu nối lên thủy điện Sơn La lên lưới điện 500kV qua trạm 500kV Sơn La. Nhà máy thủy điện Huội Quảng, Bản Chát và Nậm Chiến đấu nối về trạm 500kV Sơn La bằng cấp điện áp 220kV. Xây dựng mới trạm 220kV Lạng Sơn cấp điện cho khu vực Lạng Sơn, Bắc Giang.



Giai đoạn 2016 – 2020: Giai đoạn này tại khu vực miền Bắc chủ yếu đấu nối nhà máy thủy điện Lai Châu và thủy điện tích năng vào hệ thống. Xây dựng đường dây 500kV mạch kép Lai Châu – Sơn La dài 180 km để đấu nối với thủy điện Lai Châu vào năm 2016. Thủy điện tích năng, công suất 1500MW, sẽ đấu vào trạm 500kV Việt Trì bằng đường dây mạch kép. Xây dựng mới trạm 500kV Lai Châu 1x450MVA.

5.4. Phương hướng phát triển cấp nước đô thị và nông thôn các tỉnh thuộc vùng TDMN Bắc Bộ đến năm 2020.


Do dân cư nông thôn tại các tỉnh thuộc vùng TDMN Bắc Bộ chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, địa bàn dân cư phân tán và khoảng 1/2 dân số nông thôn ở các vùng núi cao, địa bàn chia cắt, phương thức canh tác và phong tục tập quán lạc hậu, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Với những đặc điểm như vậy việc đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước tới các thị xã, thị tứ trong vùng nói riêng và tới các vùng nông thôn nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng nhất là đồng bào sống ở các vùng núi đá, vì vậy chính sách của nhà nước là không những cung cấp nước cho người dân trong mùa khô mà quan trọng là phải có nước sạch để cung cấp cho dân cư.

5.4.1. Cấp nước


1- Tỉnh Hà Giang

Nguồn nước thích hợp cấp cho sinh hoạt và công nghiệp thị xã Hà Giang là nước từ sông Miện. Nguồn nước này đã và đang khai thác để cấp cho thị xã từ nhiều năm; Đến nay nguồn nước này tiếp tục được khai thác để cấp nước thô cho nhà máy nước Sông Miện. Chất lượng nước đảm bảo chỉ tiêu chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt theo tiêu chuẩn hiện hành.

Nguồn nước ngầm sẽ được khai thác bổ sung nguồn nước cấp cho mạng lưới phân phối nước tại thị xã hiện tại và trong những năm tiếp theo.


  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Đầu tư lắp đặt thiết bị khử trùng tại các trạm bơm giếng GK1.GK4, GK15, GK6a.

Xây dựng cải tạo, mở rộng hệ thống truyền dẫn và phân phối nước trong thị xã và cấp nước đến các khu vực dân cư và các đô thị mới xây dựng vùng ngoại thị (Tuyến ống Cấp 1 &cấp 2).

Xây dựng đường ống cấp nước đến các vùng nông thôn ngoại thị.

Lắp đặt đồng hồ đo nước đến các hộ tiêu thụ nước.

Thực hiện chương trình chống thất thoát nước cho khu vực thị xã và các khu vực lân cận.

Thực hiện chương trình trợ giúp nâng cao năng lực công tác quản lý và hỗ trợ thể chế cấp nước.

Khối lượng đường ống phân phối nước cần được bổ sung thêm là 6.380 m DN 200 - DN 100mm.


  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Nâng công suất hệ thống cấp nước lên 18.500 m3/ngày đêm.

Cải tạo nâng công suất trạm bơm nước thô NMN mới xây dựng từ 6000 m3/ngày đêm lên 14.500 m3/ngày đêm.

Lắp đặt đường ống chuyển tải nước thô thứ 2 ( DN 400, dài L = 340 m) từ trạm bơm nước thô về nhà máy sử lý nước.

Xây dựng thêm đơn nguyên xử lý nước mới công suất 8.500 m3/ngày đêm, tại NMN mới.

Xây dựng thêm bể chứa nước W = 1.000 m3, đủ năng lực dự trữ và điều hoà nước.

Cải tạo nâng công suất trạm bơm nước sạch từ 6.000 m3/ngày đêm lên 14.500 m3/ngày đêm.

Cải tạo nâng công suất hệ thống cung cấp điện cho NMN và trạm bơm nước thô.

Bổ sung trang thiết bị quản lý hệ thống cấp nước.

Khảo sát và quan trắc nguồn cung cấp nước thô (từ khu vực suối Sửu) để có các tài liệu cơ sở nghiên cứu nguồn nước cấp bổ xung cho thị xã Hà Giang trong những giai đoạn tiếp theo.

Mở rộng mạng lưới đường ống phân phối nước.

Lắp tuyến ống chuyển tải nước DN 400 mm từ NMN đến đầu mạng lưới đường ống phân phối dài L = 600 m.

Lắp đặt các tuyến ống chuyển tải và phân phối nước sạch.

Lắp đặt đồng hồ đo nước đến các hộ tiêu thụ nước.

Thực hiện chương trình chống thất thoát nước cho khu vực thị xã và các khu vực lân cận.

Dự kiến khối lượng lắp đặt đường ống phân phối gồm 38.150 m đường kính từ DN400 - DN100mm.

2- Tỉnh Cao Bằng

Nguồn nước sông Bằng, sông Hiến, nước ngầm vùng thị xã Cao Bằng đều có thể khai thác, xử lý để cấp nước cho thị xã. Nguồn nước ngầm khai thác với trữ lượng 2.000 m3/ngày đêm. Nguồn nước mặt sông Bằng, sông Hiến đủ để thoả mãn các nhu cầu dùng nước của Thị xã Cao Bằng giai đoạn đến 2020.



  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Vận hành các nhà máy nước đủ công suất thiết kế 12.000 m3/ngày đêm.

Thưc hiện dự án chống thất thoát nước.

Mở rộng mạng cấp nước và xây dựng một số trạm bơm cục bộ cho các vùng nước không thể tự chảy.


  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Nâng công suất NMN Sông Bằng thêm 6.000 m3/ngày đêm.

Phát triển mạng dịch vụ.



3- Tỉnh Bắc Kạn

Nguồn nước mặt có chất lượng đánh giá ban đầu là tốt, lưu lượng đáp ứng được nhu cầu, nhưng lưu lượng chênh lệch giữa mùa khô và mùa mưa rất lớn, đòi hỏi phải có giải pháp thích hợp nhằm điều hòa lượng nước cần thiết giữa hai mùa để phục vụ cho nhu cầu cấp nước.

Nguồn nước ngầm tỉnh Bắc Kạn đã được đánh giá có chất lượng tốt, nhưng về tiềm năng thì chưa có đánh giá cụ thể, các công trình nghiên cứu còn rất hạn chế nên chưa thể khẳng định chắc chắn trữ lượng khai thác. Tuy nhiên có thể thấy, để cấp nước cho các đô thị, việc sử dụng nguồn nước ngầm là rất khó khăn vì trữ lượng không nhiều. Riêng cho thị xã Bắc Kạn, nguồn nước ngầm chỉ có thể khai thác cho công suất nhỏ và vừa.


  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Dự án xây mới nhà máy xử lý nước mặt công suất 6.000 m3/ngày đêm.

Dự án mở rộng mạng phân phối



  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Mở rộng, nâng cấp nhà máy xử lý nước mặt thêm 6.000 m3/ngày đêm với công suất đầy đủ của nhà máy là 12.000 m3/ngày đêm.

Chống suy thoái giếng và ô nhiễm nguồn nước ngầm hiện có.

Dự án nâng cao chất lượng nước, bổ sung hạng mục lọc than hoạt tính và oxy hóa chất hữu cơ bằng ozôn.

Dự án chống thất thoát

Nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống cấp nước. Trang bị mới, thay thế thiết bị điều khiển và kiểm soát hệ thống cấp nước.

4- Tỉnh Tuyên Quang

Nguồn nước mặt và nước ngầm vùng thị xã Tuyên Quang đều có thể khai thác, xử lý để cấp nước cho thị xã. Nguồn nước ngầm khai thác với trữ lượng 2.000 m3/ngày đêm, đủ để thoả mãn các nhu cầu dùng nước của Thị xã Tuyên Quang giai đoạn đến 2020.

Vận hành các nhà máy nước đủ công suất thiết kế, nâng công suất các nhà máy cấp nước lên 11.000 m3/ngày đêm.

Thưc hiện dự án chống thất thoát nước.

Mở rộng mạng cấp nước, cải tạo hệ thống đường ống cấp nước và xây dựng một số trạm bơm cục bộ cho các vùng nước không thể tự chảy.

Phát triển mạng dịch vụ.



5- Tỉnh Lào Cai

Nguồn nước thô sông Nậm Thi do đặc điểm của sông là lưu vực nằm hoàn toàn trên đất Trung Quốc nên được đề xuất chỉ là nguồn nước thô cho Nhà máy nước Lào Cai hiện tại. Trong tương lai, trường hợp nếu nguồn nước này bị ô nhiễm thì hệ thống cấp nước sẽ chuyển sang sử dụng nguồn nước khác.

Suối Ngòi Đum có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước thô tương đối tốt. Vị trí đặt công trình thu nước tại hạ lưu đập thuỷ điện Cốc San. Nguồn nước suối Ngòi Đum sẽ được quy hoạch làm nguồn nước thô cho hệ thống cấp nước cho các giai đoạn 2015 và 2020.

Suối Ngòi Đường có trữ lượng nước lớn, chất lượng nước thô ở đoạn thượng lưu rất tốt do suối chẩy qua các khu vực núi đá, dân cư sinh sống rất ít và không có các nhà máy hoặc mỏ khai thác khoáng sản. Suối Ngòi Đường đoạn thượng lưu sẽ được quy hoạch thành nguồn nước thô phục vụ cho hệ thống cấp nước thị xã Lào Cai trong các giai đoạn đến 2015 và 2020.

Suối Ngòi Bo có trữ lượng nước phong phú, chất lượng nước thô tương đối tốt nên sẽ được sử dụng làm nguồn nước thô cấp cho hệ thống cấp nước thị xã Lào Cai, cụ thể là khu vực Cam Đường. Trong tương lai, sau năm 2020 phạm vi của hệ thống cấp nước thị xã Lào Cai có thể được mở rộng ra, bao trùm cả khu vực Phố Lu thì việc sử dụng nguồn nước thô này là hoàn toàn hợp lý.


  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Xây dựng giai đoạn I nhà máy nước Cam Đường mới, công trình thu và tuyến ống nước thô, công suất: 12.000 m3/ngày đêm.

Cải tạo và mở rộng hệ thống đường ống truyền tải và phân phối nước sạch khu vực thị xã Lào Cai, đảm bảo năng lực hệ thống có thể tiếp nhận 30.000 m3/ngày đêm.

Thực hiện chương trình chống thất thoát nước, phấn đấu giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống 19% vào năm 2015.


  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Xây dựng giai đoạn II nhà máy nước BOT Nhạc Sơn, công suất: 6.000 m3/ngày đêm (công suất giai đoạn I là 6.000 m3/ngày đêm) kết hợp dịch chuyển công trình thu nước lên thượng lưu của thuỷ điện Cốc San để đảm bảo sự ổn định của chất lượng nước. Tuyến ống nước thô lắp đặt mới sẽ có đường kính D500mm với tổng chiều dài ước tính khoảng 8 km.

Xây dựng giai đoạn II nhà máy nước Cam Đường mới, tổng công suất: 24.000 m3/ngày đêm.

Cải tạo và mở rộng hệ thống đường ống truyền tải và phân phối nước sạch khu vực thị xã Lào Cai, đảm bảo năng lực hệ thống có thể tiếp nhận 49.000 m3/ngày đêm.

Thực hiện chương trình chống thất thoát nước, phấn đấu giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống 17% vào năm 2020.



6- Tỉnh Yên Bái

Nguồn nước ngầm tại thị xã Yên Bái hiện tại vẫn chưa được thăm dò đầy đủ để có cơ sở cho việc khai thác và sử dụng. Vào thời điểm lập báo cáo này những số liệu đánh giá tổng quan cho thấy tiềm năng nước ngầm khu vực rất nghèo và do vậy không có sức thuyết phục để thực hiện các chương trình thăm dò chi tiết phục vụ cho cấp nước.

Nguồn nước mặt hồ Thác Bà là thuận lợi nhất để cấp nước thô cho hệ thống cấp nước của đô thị Yên Bái và vùng phụ cận. Trữ lượng lớn, khả năng khai thác phục vụ cấp nước ổn định, chất lượng nước hồ rất tốt là các ưu điểm nổi bật khi chọn đây là nguồn chính và khả thi duy nhất cho cấp nước khu vực.


  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Phát triển nguồn:

Hoàn thiện quy hoạch khu vực xây dựng công trình đầu mối trên cơ sở các hạng mục hiện có và có định hướng cho công tác nâng cấp để phục vụ cho nhu cầu khai thác nước thô phục vụ cho giai đoạn tính tới năm 2015.

Bổ sung tuyến chuyển tải nước thô mới để cùng với tuyến DN 400 hiện có đủ đáp ứng nhu cầu tính với năm 2015 là 21.000 m3/ngày đêm.

Phát triển nhà máy xử lý nước:

Nhà máy đã hoàn thành theo dự án do Cộng Hoà Pháp tài trợ. Để đáp ứng công suất nước sau xử lý là 11.500 m3/ngày đêm sẽ được mở rộng - nâng cấp để đáp ứng nhu cầu 20.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, với việc vận hành các hạng mục công trình đã đầu tư ở công suất hợp lý thì qui mô đầu tư nâng cấp mở rộng là không lớn. Công tác đầu tư chủ yếu là mở rộng thêm 01 đơn nguyên lọc có công suất tương tự như đơn nguyên hiện có và kết hợp với hoàn thiện và nâng cấp trạm bơm II và đường ống kỹ thuật.



Phát triển mạng lưới:

Phát triển mạng lưới sẽ theo mô hình mạng áp lực thấp và phân cấp là mạng truyền tải - phân phối và mạng dịch vụ.

Mạng hiện có mà phần nhiều là các tuyến truyền tải kết hợp phân phối sẽ được mở rộng để bao trùm toàn bộ khu vực qui hoạch cho giai đoạn tới 2010 và được cấu tạo lại theo mô hình mạng nhiều cấp. Bên cạnh đó các tuyến ống cũ được dự án Pháp giữ lại sẽ được cải tạo kết hợp với thay mới.

Sẽ nâng cấp, cải tạo bể chứa trạm bơm II (làm chức năng tăng áp) tại khu vực nhà máy cũ để đảm bảo đưa nước tới các khu vực xa hơn thuộc khu đô thị mới phía nam bên kia sông với nhu cầu khoảng 1.000-2.000 m3/ngày đêm trong tương lai.

Bổ sung mạng phân phối cho toàn bộ các khu vực được qui hoạch cấp nước bao gồm các khu đô thị cũ, khu đô thị mở rộng trong tương lai theo qui hoạch xây dựng đợt đầu và một số khu phụ cận liền kề.

Kết quả là mạng được qui hoạch sẽ có năng lực đủ đáp ứng nhu cầu truyền tải và phân phối tính tới năm 2010 là 20.000 m3/ngày đêm.



  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Nhu cầu cấp nước khu vực sẽ đạt 32.000 m3/ngày đêm ngày trung bình và 38.000 m3/ngày đêm (tính tới năm 2020). Để đáp ứng nhu cầu của mọi hộ tiêu thụ, qui hoạch dự kiến sẽ phát triển hệ thống tới công suất 40.000 m3/ngày đêm và phương án cấp nước như nêu dưới đây.

Phát triển nguồn:

Sẽ tiếp tục khai thác nước thô từ hồ Thác Bà như đã thực hiện trong giai đoạn I. Sẽ mở rộng và nâng cấp các hạng mục công trình khai thác và truyền tải nước thô đủ đáp ứng nhu cầu tới 2020 là 40.000 m3/ngày đêm.



Phát triển nhà máy xử lý nước:

Duy trì nhà máy nước (NMN) đã nâng cấp trong giai đoạn đầu và bổ xung thêm 01 cơ sở xử lý mới với qui mô và công nghệ tương tự như đã áp dụng trong dự án do Cộng hoà Pháp tài trợ. Vị trí có thể sẽ xác định trong các nghiên cứu tiếp theo nhưng sẽ hợp lý hơn nếu tổ chức gần nhà máy hiện có tại Km12.



Phát triển mạng lưới:

Mở rộng mạng lưới tới mọi vùng tiêu thụ để đảm bảo năng lực truyền tải và phân phối của mạng tính cho năm 2020 là 40.000 m3/ngày đêm.



7- Tỉnh Thái Nguyên

Nguồn nước ngầm cung cấp cho Thành phố Thái Nguyên tại 2 khu vực Đồng Bẩm và Tích Duyên có trữ lượng cấp A + B là 40.000 m3/ngày đêm.

Nguồn nước mặt chủ yếu là hồ Núi Cốc trên Sông Công. Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt trong đó tổng lưu lượng được phép cấp cho công nghiệp và sinh hoạt 7,2 m3/s tương đương 622.080 m3/ngày đêm. Nguồn nước mặt này tương đối ổn định lưu lượng và chất về cả mùa mưa cũng như về mùa khô do vị trí hồ Núi Cốc nằm xa khu đô thị và khu công nghiệp.

Cần kết hợp sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm hợp lý để cấp cho Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công giai đoạn 2010 và 2020.



  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Duy trì hoạt động của NMN Túc Duyên 10.000 m3/ngày đêm.

Mở rộng NMN Tích Lương để đạt công suất 40.000 m3/ngày đêm và công suất tối đa cho phép là 44.000 m3/ngày đêm.

Xây dựng mới một NMN mặt công suất 20.000 m3/ngày đêm. Sử dụng nguồn nước thô trên kênh hồ Núi Cốc (NMN Kênh Hồ Núi Cốc).

Cải tạo nhà máy nước Sông Công đạt công suất 20.000 m3/ngày đêm.

Xây dựng và mở rộng các mạng lưới truyền dẫn, tuyến ống phân phối cùng các hạng mục trên mạng khu vực thành phố Thái Nguyên đáp ứng công suất 70.000 m3/ngày đêm.

Xây dựng và mở rộng các mạng lưới truyền dẫn cùng các hạng mục trên mạng khu vực thị xã Sông Công đáp ứng công suất 20.000 m3/ngày đêm.



  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Duy trì hoạt động của NMN Túc Duyên công suất 10.000 m3/ngày đêm.

Duy trì NMN Tích Lương công suất 40.000 m3/ngày đêm và công suất tối đa cho phép là 44.000 m3/ngày đêm.

Duy trì NMN Sông Công đạt công suất 20.000 m3/ngày đêm.

Xây dựng mới một hệ thống cung cấp nước mặt bao gồm công trình thu - trạm bơm I, tuyến ống nước thô và cụm xử lý với công suất 80.000 m3/ngày đêm.

Mở rộng NMN Kênh hồ Núi Cốc thêm 10.000 m3/ngày đêm và tuyến ống truyền dẫn về trung tâm thành phố. Tổng công suất NMN Kênh hồ Núi Cốc là 30.000 m3/ngày đêm giai đoạn 2020.

Xây dựng và mở rộng hệ thống mạng lưới truyền dẫn cùng các hạng mục trên mạng để đảm bảo truyền tải nước tới các khu vực cấp nước với công suất 140.000 m3/ngày đêm trong khu vực thành phố Thái Nguyên.

Xây dựng và mở rộng hệ thống mạng lưới truyền dẫn cùng các hạng mục trên mạng để đảm bảo truyền tải nước tới các khu vực cấp nước với công suất 40.000 m3/ngày đêm trong khu vực thị xã Sông Công.

8- Tỉnh Lạng Sơn

Nguồn nước ngầm tỉnh Lạng Sơn đã được đánh giá có chất lượng tốt, hiện nay đang khai thác với công suất 10.000 m3/ngày đêm. Về tiềm năng thì chưa có đánh giá cụ thể, các công trình nghiên cứu còn rất hạn chế nên chưa thể khẳng định chắc chắn trữ lượng khai thác.

Nguồn nước mặt khai thác chủ yếu sông Kỳ, dự kiến cung cấp nước cho thị xã Lạng Sơn với công suất 25.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra thị xã khuyến khích nhân dân đào giếng và lắp đạt bơm điện để tự cấp nước tại những kế hoạch vực có mạch nước...

Vận hành các nhà máy nước đủ công suất thiết kế, cải tạo và nâng công suất các nhà máy cấp nước trên địa bàn Tỉnh.

Thưc hiện dự án chống thất thoát nước.

Mở rộng mạng cấp nước, cải tạo hệ thống đường ống cấp nước và xây dựng một số trạm bơm cục bộ cho các vùng nước không thể tự chảy.

Phát triển mạng dịch vụ.

Dự án mở rộng mạng phân phối

Chống suy thoái giếng và ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm hiện có.

9- Tỉnh Bắc Giang

Nguồn nước sông Thương phía thượng lưu của nhà máy phân đạm và nguồn nước ngầm vùng thị xã Bắc Giang đều có thể khai thác, xử lý để cấp nước cho thị xã.



  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Thưc hiện dự án chống thất thoát nước.

Mở rộng mạng cấp nước và xây dựng một số trạm bơm cục bộ cho các vùng nước không thể tự chảy.



  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Xây dựng một hệ thống cấp nước riêng cho thị xã.

Phát triển mạng dịch vụ.



10- Tỉnh Phú Thọ

Nguồn nước mặt và nước ngầm vùng Tp. Việt Trì đều có thể khai thác, xử lý để cấp nước cho thị xã. Theo tính toán lưu lượng nước qua các sông và trữ lượng nước ngầm đủ cung cấp cho Tp. Việt Trì đến năm 2020.



  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Vận hành các nhà máy nước đủ công suất thiết kế.

Thưc hiện dự án chống thất thoát nước.

Mở rộng mạng cấp nước và xây dựng một số trạm bơm cục bộ cho các vùng nước không thể tự chảy.


  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Xây dựng 01 nhà máy nước với công suất dự kiến 5.000 m3/ngày đêm

Nâng công suất các nhà máy nước.

Phát triển mạng dịch vụ.

11- Tỉnh Điện Biên

Theo tài liệu của Đoàn ĐCTV 63 - Liên đoàn II địa chất thuỷ văn ( nay là liên đoàn địa chất thuỷ văn Miền Bắc) tiến hành năm 1996 thì tại khu vực Điện Biên Phủ có nước ngầm ở tầng chứa lỗ hổng Qb của trầm tích đệ tứ. Kết quả một số lỗ khoan thăm dò cho thấy như sau:

Nguồn nước ngầm có độ sâu từ 15 - 40m nằm trong tầng phủ đệ tứ là loại đất sét, sét pha, cuội sỏi máng khả năng chứa nước kém. Trầm tích Aluvi phân bố hạn hẹp bề dầy máng là cát pha, trong trầm tích này không có cuội soi khả năng chứa nước hạn chế.

Để có cơ sở chắc chắn về nước ngầm phục vụ cho khai thác sử dụng cần tiếp tục thăm dò để đánh giá chính xác chữ lượng nước ngầm. Tiếp tục tìm kiếm nước ngầm ở tầng chứa nước sâu trên 100m trong các kiến tạo đứt gãy và trong đá vôi.

Qua nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế tại hiện trường và qua thực tế người dân sống trong khu vực đánh giá, chúng tôi thấy rằng nguồn nước ngầm tại khu vực Điên Biên Phủ là nguồn nước không đáp ứng được các yêu cầu cần thiết dùng cho cấp nước đô thị do các lý do sau:

- Lưu lượng nước ngầm mạch nông nhỏ và rất không ổn định.

- Nguồn nước ngầm mạch sâu trong khu vực dự án không đáp ứng được nhu cầu cung cấp nước với công suất 5.000 m3/ngày đêm vì vậy nguồn nước này chỉ dùng làm nguồn nước dự phòng phát triển sau này.

Tỉnh Điện Biên có nguồn nước mặt dồi dào đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu đô thị hiện tại và lâu dài bởi các lý do chính chủ yếu như sau:

Hồ Huổi Phạ có trữ lượng ổn định, lại được sông Nậm Rốm bổ cập khi cần thiết, nên việc làm nguồn cấp nước lâu dài và mở rộng sau này là đầy đủ tính khả thi, tuy nhiên chi phí điện năng khá lớn.

Nguồn nước lấy từ suối Nậm Khẩu Hu qua kênh Thanh Minh ( sẽ là hồ Nậm Khẩu Hu Whi = 1,472 triệu m3 lưu lượng bổ cập Qmin= 0,8 m3/s) chủ động về mặt trữ lượng, chất lượng nước về lâu dài là ổn định, vì nguồn xa khu dân cư, độ che phủ tốt và nằm trong vành đai rừng được bảo về và tái tạo, nên hồ này là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Điện Biên Phủ trước mắt và tương lai lâu dài, còn hồ Huổi Phạ để dự phòng.

Qua việc đánh giá các tài liệu, khảo sát thực tế cũng như ưu nhược điểm của từng nguồn. Nguồn nước đã chọn để cấp nước hiện tại và lâu dài cho Nhà máy nước (NMN) Điện Biên Phủ là nguồn nước hồ Nậm Khẩu Hu, cung cấp nước chính cho hệ thống cấp nước trong giai đoạn 2010 - 2020, với công suất khai thác tối đa có thể đạt: 27.000 m3/ngày đêm, nước được lấy từ hồ tự chảy (do chênh cao lớn 188m) về xử lý tại NMN thành phố Điện Biên Phủ và tự chảy cấp nước cho toàn thành phố.


  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Điện Biên Phủ (2006 - 2010) với công suất từ 8.000-16.000 m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước bao gồm:

- Nhà máy nước Điện Biên hiện có, nâng công suất từ 8.000 m3/ngày đêm lên 16.000 m3/ngày đêm. Sử dụng nguồn nước suối Nậm Khẩu Hu, nguồn hồ Huổi Phạ để dự phòng.

- Lắp đặt bổ xung mạng ống phân phối cấp I, thay thế mạng ống gang xám và ống thép đen cũ hỏng bằng ống gang cầu, lắp mới mạng ống truyền dẫn phân phối cho tất cả các khu vực mở rộng hoặc còn thiếu của giai đoạn I thuộc thành phố Điện Biên Phủ, vùng phụ cận và thị trấn huyện lỵ mới Điện Biên.

- Xây dựng và mở rộng mạng lưới truyền dẫn và mạng lưới phân phối tại thành phố Điện Biên Phủ và các vùng phụ cận để đạt công suất 16.000 m3/ngày đêm, đủ nhu cầu cấp nước của thành phố đến năm 2010.

- Xây dựng tuyến ống truyền dẫn DN 250 - L=11.000 m, lấy nước từ nhà máy nước Điện Biên Phủ đến khu vực thị trấn Điện Biên qua trạm bơm tăng áp cấp II và bơm tiếp áp lên đài nước 1.000 m3 để cấp nước vào mạng lưới ống phân phối tại thị trấn với công suất dự kiến là 1.500- 3.000 m3/ngày đêm, đủ nhu cầu cấp nước tính đến những năm sau 2015.

- Thay thế và lắp đặt mới đường ống dẫn nước vào các hộ tiêu dùng.

- Thực hiện chương trình chống thất thoát cho các khu vực thành phố Điện Biên Phủ và các vùng phụ cận, thực hiện tối ưu hoá công tác quản lý mạng lưới đặc biệt cho thành phố.

- Thực hiện chương trình trợ giúp nâng cao năng lực công tác quản lý và hỗ trợ thể chế cấp nước cho Công ty Xây dựng và Cấp nước Điện Biên.



  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Xây mới một trạm xử lý nước mặt công suất 11.000 m3/ngày đêm, để nâng công suất của toàn hệ thống lên 27.000 m3/ngày đêm.

Mở rộng mạng ống phân phối đến các khu đô thị mở rộng và các xã phụ cận của thành phố Điện Biên Phủ để đạt công suất 24.000 m3/ngày đêm đủ đáp ứng nhu cầu cấp nước của thành phố đến năm 2020.

Nâng cấp và mở rộng trạm bơm tăng áp cấp II tại thị trấn Điện Biên để đạt công suất 3.000 m3/ngày đêm.

Xây dựng và mở rộng tuyến ống truyền dẫn và mạng lưới phân phối cùng các hạng mục trên mạng tại thị trấn Điện Biên để đạt công suất 3.000 m3/ngày đêm đủ đáp ứng nhu cầu cấp nước của thị trấn đến năm 2020.

Tiếp tục chương trình trợ giúp nâng cao năng lực công tác quản lý và hỗ trợ thể chế cấp nước khu vực và tự động hóa hoàn toàn công tác quản lý hệ thống cấp nước đô thị.

12- Tỉnh Lai Châu

Nguồn nước mặt suối Tả Lùng và các nguồn nước ngầm từ các hang Castor đều có thể khai thác, xử lý để cấp nước cho thị xã. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm, đánh giá nguồn nước ngầm hiện gặp rất nhiều khó khăn, theo tính toán nếu kết hợp cả hai nguồn nước đủ khả năng cung cấp nước cho thị xã đến năm 2020 với công suất 19.000 m3/ngày đêm



  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Xây dựng tuyến đường ống phân phối nước và các tuyến ống dẫn nước thô.

Xây dựng đập chắn lấy nước, bể chứa nước sạch và 02 trạm xử lý nước mặt và nước ngầm.



  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Mở rộng, nâng cấp 02 trạm xử lý nước mặt và nước ngầm.

Mở rộng các tuyến ống nước sạch.

Chống suy thoái giếng và ô nhiễm nguồn nước ngầm hiện có.

13- Tỉnh Sơn La

Qua nghiên cứu các tài liệu, khảo sát thực tế tại hiện trường và qua thực tế khai thác và sử dụng nước ngầm trong khu vực, cho thấy lưu lượng nước ngầm rất nhỏ so với nhu cầu cấp nước của thị xã Sơn La. Do vậy, chúng ta đánh giá nguồn nước ngầm không đáp ứng được nhu cầu khai thác chỉ dùng làm nguồn nước dự phòng trong tương lai cho thị xã Sơn La.

Nguồn nước Hồ Bản Mòng với dung tích điều tiết là 6 triệu m3/ngày đêm được dự kiến cung cấp nước sinh hoạt cho giai đoạn I là 6.000 m3/ngày đêm, giai đoạn II là 17.000 m3/ngày đêm Khi đó lưu lượng lớn nhất lấy trong 5 tháng về mùa khô từ hồ là: 5 x 30 x 17.000 = 2,55 triệu m3, trong khi đó lưu lượng nước bổ sung vào hồ về mùa kiệt là: (0.55m3/s x 24 x 3600) x 5 x 30 = 7,128 triệu m3. Như vậy việc lấy nước hồ cung cấp cho sinh hoạt là không ảnh hưởng đến các nhu cầu cung cấp nước khác.


  • Giai đoạn 1 đến năm 2015:

Xây dựng giai đoạn I nhà máy nước Bản Ban, công trình thu xây dựng với công xuất phục vụ đến giai đoạn II với công suất 17.000 m3/ngày đêm và tuyến ống nước thô đường kính D400mm với tổng chiều dài ước tính 4 km phục vụ giai đoạn I công suất: 6.000 m3/ngày đêm.

Cải tạo và mở rộng hệ thống đường ống truyền tải và phân phối nước sạch thị xã Sơn La, đảm bảo năng lực hệ thống có thể tiếp nhận 21.500 m3/ngày đêm.

Thực hiện chương trình chống thất thoát nước, phấn đấu giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống 17% vào năm 2010.

Chương trình trợ giúp nâng cao năng lực quản lý và hỗ trợ thể chế cấp nước.



  • Giai đoạn 2 đến năm 2020:

Xây dựng giai đoạn II nhà máy nước Bản Ban, công suất: 17.000 m3/ngày đêm (công suất giai đoạn I là 6.000 m3/ngày đêm). Tuyến ống nước thô lắp đặt bổ sung vào giai đoạn I sẽ có đường kính D500mm với tổng chiều dài ước tính khoảng 4 km.

Xây dựng giai đoạn II nhà máy nước Bản Ban, tổng công suất: 17.000 m3/ngày đêm.

Cải tạo và mở rộng hệ thống đường ống truyền tải và phân phối nước sạch khu vực thị xã Sơn La, đảm bảo năng lực hệ thống có thể tiếp nhận 33.000 m3/ngày đêm. (Do đặc điểm địa hình đô thị và phân bố nguồn nước của thị xã Sơn La, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể để xem xét có thể hình thành mạng lưới cấp nước theo dạng phân khu, hệ thống mới gần như độc lập với mạng lưới cũ vì vậy không cần cải tạo nâng cấp mạng lưới cũ).

Thực hiện chương trình chống thất thoát nước, phấn đấu giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống 15% vào năm 2020.



14- Tỉnh Hòa Bình

Nguồn nước mặt lấy sông Đà được đánh giá có chất lượng tốt, lưu lượng đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước tới năm 2020.

Dự án xây mới 02 nhà máy xử lý nước mặt công suất 11.000 m3/ngày đêm.

Dự án mở rộng mạng phân phối, chống thất thoát và


5.4.2. Phương hướng phát triển thoát nước đô thị


Định hướng chung:

Theo Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 35/1999/QĐ-TTg ngày 05/3/1999, mục tiêu chính là:

- Cần ban hành các văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước. Nhà nước cần sớm ban hành Nghị định Chính phủ riêng cho lĩnh vực thoát nước để có sự thống nhất hướng dẫn quy trình từ khâu lập, quản lý tổ chức thực hiện, vận hành và các cơ chế chính sách, trách nhiệm các Bộ ngành liên quan.

- Quy hoạch thoát nước cho các đô thị để có cơ sở trong việc lập kế hoạch đầu tư lĩnh vực thoát nước đô thị trong những năm tới, kế hoạch đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Nghiên cứu lập định hướng quy hoạch thoát nước của toàn vùng, để từ đó có kế hoạch khung cho đầu tư phát triển lĩnh vực thoát nước của vùng.

- Thiết lập cơ chế tài chính bảo đảm sự phát triển bền vững cho các công ty thoát nước đô thị.

- Có cơ chế chính sách tạo sự thu hút xã hội hoá nguồn vốn đầu tư và khả năng tự chủ về tài chính cho các công ty thoát nước, giảm bao cấp của nhà nước, xây dựng thí điểm mô hình doanh nghiệp công ích thoát nước đô thị để tổng kết nhân rộng mô hình cho các đô thị.



Mục tiêu đến năm 2020:

- Đến 2020 diện tích các đô thị đều có hệ thống thoát nước mưa và giải quyết xử lý được 70% nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xử lý đạt 90%. Đối với nước thải công nghiệp độc hại và bệnh viện xử lý triệt để 100%.

- Ưu tiên giải quyết thoát nước mưa và tập trung xây dựng các công trình thuỷ lợi như kè sông suối, đê bao chống lũ quét, lũ sông, trượt lở đất. Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đô thị.

- Tổ chức thoát nước đô thị phải được thiết kế phù hợp với điều kiện địa lý, địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu, cũng như điều kiện kinh tế của địa phương; phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, đảm bảo phục vụ tốt dân sinh, cải thiện được điều kiện sinh hoạt cho nhân dân và bảo vệ môi trường cảnh quan, sinh thái.

- Thoát nước đô thị phải được quan tâm không chỉ tại các thành phố, thị xã mà cả những thị trấn, thị tứ. Với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, vấn đề thoát nước và xử lý nước thải tại các thị trấn thị tứ, khu du lịch, khu công nghiệp cần được sự quan tâm và đầu tư phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Về quy mô: tại các thị trấn xây dựng các trạm xử lý nước thải có công suất từ 500 đến 1.500 m3/ngày. Trước mắt áp dụng công nghệ giản đơn để phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và dần đưa công nghệ tiên tiến vào xử lý nước thải, đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường.

- Nước thải công nghiệp độc hại, bệnh viện, nước rỉ rác của các bãi chôn lấp chất thải rắn nhất thiết phải xử lý và làm sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.



1- Tỉnh Hà Giang

Thị xã Hà Giang: Do hệ thống cũ hiện nay quá lạc hậu, đường giao thông nội thị chưa hoàn chỉnh, mục tiêu của Quy hoạch phát triển hệ thống thoát nước thị xã Hà Giang là đầu tư xây dựng mới hệ thống thoát nước chảy riêng nước mưa và nước bẩn, xây dựng khu xử lý nước thải tập trung của thị xã, xử lý đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

+ Công suất trạm xử lý: 3.000 m3/ngày

+ Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

+ Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 70%.

+ Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 200 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước.

Các thị trấn huyện lỵ: Mục tiêu chủ yếu là xây dựng hệ thống cống chung, nước bẩn được xử lý theo công nghệ đơn giản đạt tiêu chuẩn loại B trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

2- Tỉnh Cao Bằng

Thị xã Cao Bằng: Mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống thoát nước thị xã Hà Giang là xây dựng mới hệ thống thoát nước chảy riêng nước mưa và nước bẩn, xây dựng khu xử lý nước thải tập trung của thị xã, xử lý đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Công suất trạm xử lý: 3.000 m3/ngày

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 70%.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 200 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước.



3- Tỉnh Bắc Kạn

Thị xã Bắc Kạn: đầu tư ưu tiên chống ngập lụt cho toàn thị xã, củng cố và nâng cấp tuyến đê bao thị xã, đảm bảo chống lũ sông Cầu với tần xuất 0,5%, xây dựng các trạm bơm tiêu cho thành phố, công suất 15- 20 m3/s. Nâng cấp và duy trì hệ thống thoát nước chảy chung nước mưa và nước thải sinh hoạt. Đối với khu đô thị và khu công nghiệp mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt thu gom đạt trên 70% và tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 80%.

- Công suất trạm xử lý: 3.000 m3/ngày.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 200 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước,



4- Tỉnh Tuyên Quang

Thị Xã Tuyên Quang: đầu tư ưu tiên chống ngập lụt cho toàn thị xã, củng cố và nâng cấp tuyến đê sông Lô đảm bảo chống lũ với tần xuất 0,5%, xây dựng các trạm bơm tiêu cho thành phố, công suất 15- 20 m3/s. Nâng cấp và duy trì hệ thống thoát nước chảy chung nước mưa và nước thải sinh hoạt. Đối với khu đô thị và khu công nghiệp mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 80%.

- Công suất trạm xử lý: 3.000 m3/ngày.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 200 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước,



5- Tỉnh Lào Cai

Thành phố Lào Cai: Nâng cấp và duy trì hệ thống thoát nước chảy chung nước mưa và nước thải sinh hoạt. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Công suất trạm xử lý: 5.000 m3/ngày.

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 90%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 70%.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư 300 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước 50%.

Thị trấn Sa Pa: Nâng cấp và duy trì hệ thống thoát nước chảy chung nước mưa và nước thải sinh hoạt khu nội thị. Đầu tư vào công tác đấu nối hộ gia đình và các hộ kinh doanh. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Công suất trạm xử lý: 3.000 m3/ngày

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 90%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 80%.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư 300 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước 50%.

6- Tỉnh Yên Bái

Thành phố Yên Bái: Hoàn chỉnh tuyến sông suối, xây dựng hệ thống kè trong khu vực thành phố, chống xói lở. Nâng cấp và duy trì hệ thống thoát nước chảy chung nước mưa và nước thải sinh hoạt. Đói với khu đô thị và khu công nghiệp mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Công suất trạm xử lý: 5.000 m3/ngày

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 70%.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 300 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước

Thị xã Nghĩa Lộ: Xây dựng hệ thống kè sông suối trong thành phố, chống xói lở. Nâng cấp và duy trì hệ thống thoát nước chảy chung nước mưa và nước thải sinh hoạt. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Công suất trạm xử lý: 3.000 m3/ngày

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 70%.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 150 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước.

7- Tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên: trước mắt ưu tiên chống ngập lụt cho toàn thành phố, củng cố và nâng cấp tuyến đê sông Cầu đảm bảo chống lũ với tần xuất 0,5%, xây dựng các trạm bơm tiêu cho thành phố, công suất 20-25 m3/s.

Đẩy nhanh tiến độ Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên bằng nguồn ODA của Pháp, có TMĐT 16 triệu EURO (Tương đương 320 tỷ đồng), trong đó xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt đợt đầu công suất 8000m3/ngày. Xây dựng các trạm xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, di chuyển các nhà máy có mức độ ô nhiễm cao (NM giấy, gia công kim loại màu và sản xuất amiang) ra khỏi khu vực thành phố.

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 80%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 90%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 90%.

8- Tỉnh Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn: Nâng cấp và duy trì hệ thống thoát nước chảy chung nước mưa và nước thải sinh hoạt. Đối với khu đô thị và khu công nghiệp mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Công suất trạm xử lý: 3.000 m3/ngày

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 70%.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư 300 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước 50%.



9- Tỉnh Bắc Giang

Thành phố Bắc Giang: Thực hiện Dự án thoát nước và xử lý nước của Đan Mạch với TMĐT 392 tỷ đồng, trong đó xây dựng nhà máy xử lý nước thải bắc sông Thương 10.000 m3/ngày.



10- Tỉnh Phú Thọ

Thành phố Việt Trì: Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và các trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho toàn thành phố, xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn loại A trước khi xả ra sông Hồng và sông Đà. Đối với các nhà máy công nghiệp công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm phải được di chuyển ra khỏi thành phố.

- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt thu gom đạt trên 80% và tỷ lệ thoát nước mưa đạt 90%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 90%.

- Công suất trạm xử lý: 10.000 m3/ngày.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 500 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước.



11- Tỉnh Điện Biên

Thành phố Điện Biên Phủ: Hoàn chỉnh tuyến sông suối, xây dựng hệ thống kè trong khu vực thành phố, tạo cảnh quan đô thị. Nâng cấp và duy trì hệ thống thoát nước chảy chung nước mưa và nước thải sinh hoạt. Đối với khu đô thị và khu công nghiệp mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Công suất trạm xử lý: 3.000 m3/ngày

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 70%.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 200 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước,



12- Tỉnh Lai Châu

Thị xã Lai Châu: Xây dựng mới hệ thống thoát nước chảy riêng nước mưa và nước thải sinh hoạt. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Công suất trạm xử lý: GĐ 1: 1.000 m3/ngày, GĐ 2: 3.000 m3/ngày.

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 70%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 70%.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 200 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước.



13- Tỉnh Sơn La

Thị xã Sơn La: Cải tạo lát kè mương thoát lũ Huổi Hin và Chềng Lê. Nâng cấp và duy trì hệ thống thoát nước chảy chung nước mưa và nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư. Đối với khu dân dụng và khu công nghiệp mới xây dựng hệ thống riêng, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra suối Nậm La.

- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt thu gom đạt trên 70% và tỷ lệ thoát nước mưa đạt 80%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 80%.

- Công suất trạm xử lý: 3.000 m3/ngày.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng 200 tỷ, vốn ngân sách Nhà nước,



14- Tỉnh Hòa Bình

Thành phố Hoà Bình: Hiện nay thành phố đang triển khai Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý rác thải thành phố bằng nguồn ODA của Đức với TMĐT 206 tỷ đồng.

- Tỷ lệ nước thải thu gom đạt trên 80%, tỷ lệ thoát nước mưa đạt 90%.

- Tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước là 90%.


5.4.3. Phương hướng phát triển thoát nước nông thôn


Định hướng chung: Dân cư nông thôn có đặc điểm sống phân tán, không tập trung. Quy mô của các cụm dân cư nhỏ. Do vậy, không thể xử lý nước thải nông thôn theo hướng tập trung. Cần đưa các công nghệ xử lý nước thải phù hợp vào từng hộ gia đình. Phát triển mạnh mô hình bể tự hoại tại các hộ gia đình, bể bio-gas tại các trang trại chăn nuôi gia xúc, kết hợp mô hình VAC. Phấn đấu đến năm 2020, đảm bảo 100% hộ gia đình ở khu vực nông thôn có bể tự hoại.

Đối với các làng nghề, tuỳ theo tính chất của nguyên liệu, sản phẩm và quy trình công nghệ mà hình thành lên các cụm làng nghề tập trung, có các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải phù hợp.

Đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác và nước thải bừa bãi.

Phát huy nguồn lực của dân cư trong việc xây dựng các công trình xử lý nước thải nông thôn. Đối với các công trình xử lý nước thải tập trung, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần kinh phí.

Nghiên cứu và áp dụng các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ vào khu vực nông thôn và hộ gia đình.

Vận động các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước hỗ trợ vốn và công nghệ cho vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn.

Xây dựng các trạm xử lý nhỏ công suất 500-1.000 m3/ngày tuỳ theo dân số và quy mô làng nghề, trước mắt đầu tư với công nghệ xử lý giản đơn, hồ sinh học để xử lý nước thải.




Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương