1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


Quyết định số:160/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến năm



tải về 2.26 Mb.
trang2/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Quyết định số:160/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến năm 2020.


  • Quyết định số:206/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020.

  • Quyết định số: 35/2009/QĐ-TTg ngày ngày  03  tháng  3  năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

  • Quyết định số: 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

  • Quyết định số: 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.

  • Quyết định số: 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

  • Quyết định số: 246/2008/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

  • Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam-Lào đến năm 2020.

  • Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực cả nước có liên quan đến vùng TDMN Bắc Bộ.

  • Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2001-2005 và 2006-2010

  • Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các tỉnh vùng TDMN Bắc Bộ.

  • Các quy hoạch phát triển và định hướng phát triển các ngành của các tỉnh trong vùng TDMN Bắc Bộ.

  • Nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, cục thống kê các tỉnh trong vùng TDMN Bắc Bộ.

    3. Mục tiêu và yêu cầu

    3.1. Mục tiêu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng giai đoạn đến năm 2020, nhằm đạt mục tiêu chủ yếu:


    Phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh của Vùng có tính tới các mối liên kết giữa các tỉnh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sự phối hợp trong phát triển với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và với Trung Quốc để xác định mục tiêu và các bước đi thích hợp trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 và có bước đi đến năm 2015. Đồng thời trên cơ sở đánh giá hiệu quả của các chính sách hiện hành đối với vùng, đề ra các giải pháp chính sách đặc biệt nhằm cải thiện cơ bản bức tranh kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững và bảo đảm các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của vùng.

    Tạo điều kiện cho các tỉnh trong vùng có điều kiện phát triển, đồng thời tăng cường phát triển kinh tế cho các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.


    3.2. Yêu cầu


    - Xây dựng phương án quy hoạch phát triển bền vững về phát triển KT-XH của vùng đến năm 2020 có phân kỳ giai đoạn 5.

    - Đề xuất chương trình phối hợp hành động giữa các Bộ ngành và các tỉnh trong vùng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng.

    - Đề xuất chương trình và các dự án đầu tư chủ yếu; đề xuất các cơ chế chính sách phát triển vùng...

    4. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu


    4.1. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMN Bắc bộ đến năm 2008.

    4.2. Đánh giá các yếu tố, nguồn lực tác động đến phát triển kinh tế- xã hội của vùng.

    4.3. Xây dựng các phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMNBB đến năm 2020.

    4.4. Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

    4.5. Xây dựng hệ thống bản đồ thực trạng và quy hoạch.

    5. Tổ chức thực hiện


    5.1. Cơ quan quản lý: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    5.2. Chủ đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    5.3. Cơ quan chủ trì: Viện Chiến lược phát triển.

    5.4. Chủ nhiệm dự án: TS. Nguyễn Bá Ân – Phó Viện trưởng Viện chiến lược phát triển


    6. Thời gian thực hiện nghiên cứu:


    Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009.

    Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMN đến năm 2020” bao gồm 3 phần chính:

    Phần 1- Phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố và điều kiện tác động đến phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMN Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2020

    Phần 2 - Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMN Bắc Bộ đến năm 2020.

    Phần 3- Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

    PHẦN THỨ NHẤT

    PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TDMN BẮC BỘ THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020



    Chương I- PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN



    I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KINH TẾ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.

    1.1. Ví trí địa kinh tế - chính trị


    Với vị trí địa lý đặc biệt ở phía Bắc của Tổ quốc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích tự nhiên của toàn vùng là 95.067 km2, dân số trung bình năm 2008 là 10.855 triệu người, chiếm 35% về diện tích tự nhiên và 13,1% dân số cả nước, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 20018’22” đến 23023’37” vĩ độ Bắc và từ 102008’30” đến 107022’40” kinh độ Đông.

    Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Phía Tây và Tây Nam giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Phía Nam và Phía Đông giáp vùng Đồng bằng Sông Hồng là nơi trung tâm văn hoá chính trị ở miền Bắc

    Vùng TDMN Bắc Bộ có hơn 1.500 km đường biên giới với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam là những khu vực đang phát triển khá năng động của Trung Quốc và có khoảng 560 km, giáp với 2 tỉnh khó khăn nhất của Lào là Phong Sa Lỳ và Hủa Phan với 7 cửa khẩu quốc tế và 10 cửa khẩu quốc gia. Vùng TDMN Bắc Bộ là có nhiều tiềm năng về thuỷ điện, khoáng sản, cây công nghiệp và rừng, song cũng là vùng có địa hình phức tạp, chia cắt hiểm trở, kết cấu hạ tầng kém, kinh tế chưa phát triển. Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 1-7-2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TDMN Bắc Bộ xác định “Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu, là vùng có đồng bào dân tộc sinh sống gắn bó lâu đời, mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng”.

    Hệ thống giao thông trong vùng tuy có đủ các loại hình (đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không) nhưng do địa hình phức tạp và hạ tầng kỹ thuật yếu nên vẫn là một trong những vùng có khó khăn trong giao thông và giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật với các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế.


    1.2. Đặc điểm địa hình


    Về mặt địa hình, vùng có đặc điểm nổi bật là sự chia cắt mạnh mẽ với những dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc, đặc biệt là dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Fanxipang cao hơn 3.000 m, chia cắt Tây Bắc với Đông Bắc Bắc Bộ. Vùng có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo vệ nguồn nước mặt, tạo thêm nguồn nước ngầm, là lá phổi xanh cho toàn vùng Bắc Bộ.

    Địa hình của vùng TDMN Bắc Bộ khá phức tạp và phân hoá mạnh với nhiều dãy núi cao, hệ thống sông suối dày đặc xen với các thung lũng và cao nguyên. Về địa hình, địa mạo có thể phân thành 3 tiểu vùng, với những đặc điểm khác nhau:



    1- Tiểu vùng Tây Bắc, gồm các tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Địa hình chủ yếu là vùng núi và cao nguyên, sắp xếp gần như theo một hướng thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Phần lớn diện tích có độ cao không tới 1000 m, nhưng cũng có những đỉnh rải rác vượt quá 2000 m ở phía cực Tây Bắc (dãy Pa si lung) và ở biên giới Việt - Lào (dãy Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao). Đặc điểm địa hình, địa mạo cụ thể của tiểu vùng này như sau:

    - Địa hình núi trung bình và núi cao: Phân bố chủ yếu ở sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn (độ cao trung bình của các dãy núi từ 1000 m đến 2000 m), khu vực trung tâm với dãy núi sông Mã (độ cao trên dưới 1500 m) và các dãy núi phía Tây dọc biên giới Việt - Lào (có độ cao đỉnh núi vượt quá 2000 m).

    - Địa hình núi thấp: Phân bố ở hạ lưu sông Đà có độ cao trung bình từ 400 đến 800 m.

    - Địa hình cao nguyên và núi đá vôi xen kẽ trầm tích lục nguyên: Kéo dài từ Phong Thổ tới sát vùng Ninh Bình, Thanh Hóa với các cao nguyên lớn như: Mộc Châu - Nà Sản (Sơn La), Xín Chải - Tả Phình (Lai Châu)...

    - Địa hình thung lũng và trũng giữa với sự xuất hiện của đất phù sa và đất thung lũng dốc tụ: Đây là dạng địa hình tương đối bằng, hình thành các cánh đồng lúa nước và phiêng bãi tương đối tập trung, điển hình là cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên), Mường Tấc (Phù Yên - Sơn La)...

    2- Tiểu vùng Việt Bắc, gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang,

    Tiểu vùng Việt Bắc có địa hình phức tạp, gồm những dãy núi có chiều hướng khác nhau, xen giữa là những thung lũng của những con sông lớn (sông Hồng, sông Lô) và các phụ lưu của chúng. Các thung lũng sông thường mở rộng ở cửa thung lũng và thu hẹp đầu khi càng đi lên thượng lưu. Đại bộ phận là vùng núi thấp có độ cao từ 100- 500. Địa hình chỉ nâng lên ở phần phía Bắc của tiểu vùng với khối núi cao thượng nguồn sông Chảy (1000 đến 1500 m) và ở phía Tây với dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam và một số đỉnh vượt quá 2500 - 3000 m. Đặc điểm địa hình, địa mạo cụ thể của tiểu vùng như sau:

    - Địa hình núi cao (độ cao trên 2000 m): Bao gồm toàn bộ dãy Hoàng Liên Sơn là vùng địa hình dốc, bị chia cắt mạnh.

    - Địa hình núi trung bình (độ cao 1000 - 2000 m): Phân bố nhiều ở các khu vực; Tây Côn Lĩnh, Con Voi và Tây Hoàng Liên Sơn xung quanh khu vực cánh đồng Than Uyên. Mức độ chia cắt thấp hơn, sườn thoải hơn, riêng dãy núi thượng nguồn sông Chảy có mức độ chia cắt rất mạnh, sườn dốc, lòng suối sâu.

    - Địa hình núi thấp (dưới 1000 m): Phân bố ở phần giữa lưu vực sông Hồng, sông Lô và sông Gâm, địa hình ít bị chia cắt (yếu đến trung bình), sườn thoải, đỉnh tròn, ở rìa các sông phổ biến là những dạng địa hình bằng thoải.

    - Địa hình cao nguyên đá vôi: Trên tiểu vùng có 4 cao nguyên đá vôi: Mường Khương - Bắc Hà (Lào Cai), Yên Minh - Quản Bạ - Đồng Văn - Mèo Vạc (Hà Giang), Nà Hang (Tuyên Quang).

    - Địa hình thung lũng và trũng giữa núi: Là địa hình khá bằng phẳng và được phân bố khá nhiều nơi trong tiểu vùng như: Các thung lũng sông Lô, sông Gâm và các lòng chảo giữa núi ở Văn Chấn (Yên Bái), Nà Hang (Tuyên Quang), Bắc Quang (Hà Giang)...

    - Địa hình vùng núi thấp xen đồng bằng: Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, phân bố chủ yếu ở tỉnh Phú Thọ. Đặc trưng của dạng địa hình này là các đồng bằng hẹp chạy dọc thung lũng sông Hồng xen kẽ với hệ thống đồi thoải, đồi bát úp và một số dãy núi thấp



    3- Tiểu vùng Đông Bắc:

    Nằm về phía Đông Bắc của Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang. Đây là vùng đồi núi và cao nguyên thấp, xen giữa là những thung lũng rộng. Độ cao đại bộ phận không quá 500 m. Phía Bắc địa hình nâng lên trên 600 - 700 m, ở vùng núi đá vôi Đồng Văn - Trùng Khánh và dãy Ngân Sơn với đỉnh cao hơn 1000 m. Đặc điểm địa hình, địa mạo cụ thể của tiểu vùng như sau:

    - Địa hình núi trung bình (dưới 2000 m): Có các cánh cung núi như Sông Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn. Độ cao các đỉnh núi khoảng 800 - 2000 m. Là địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở xen với các thung lũng.

    - Địa hình đồi núi thấp: Chạy dọc từ Cao Bằng về Lạng Sơn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thấp dần với các dãy núi thấp và đồi thoải đến Bắc Giang. Độ cao trung bình của phần lớn các đồi núi này khoảng 500 m với một số đỉnh cao 600 - 700 m đến hơn 1000 m. Riêng khu vực đồi thấp ở Bắc Giang độ cao địa hình hạ thấp dưới 200 m.

    - Địa hình máng trũng lớn kéo từ Cao Bằng qua Thất Khê - Đông Khê - Na Sầm về Lạng Sơn, Đình Lập tạo thành những cánh đồng lớn như Hòa An, Thất Khê...giữa những vùng núi với địa hình tương đối bằng phẳng.

    Nhìn chung vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ có địa hình đa dạng, chia cắt phức tạp bởi hệ thống sông suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu. Sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù cho phép vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên địa hình phức tạp cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở đặc biệt là giao thông.


    1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn


    Trung du và Miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa không khí nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô hanh, ít mưa, lạnh, kèm theo các đợt gió mùa Đông Bắc. Do diện tích trải rộng và tính chất phức tạp của địa hình đã hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau, đồng thời trong mỗi tiểu vùng khí hậu cũng có sự phân hóa khá mạnh không những theo độ cao mà còn tùy thuộc vào chiều hướng và dạng địa hình, ở mỗi tiểu vùng trong vùng lại có những đặc trưng khí hậu thời tiết riêng.

    1- Tiểu vùng Tây Bắc:

    Đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Tây Bắc là có một mùa đông tương đối ấm và suốt mùa duy trì một tình trạng khô hanh điển hình cho khí hậu gió mùa. So cùng độ cao, nhiệt độ mùa đông ở đây cao hơn tiểu vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn từ 1 - 20C và tiểu vùng Đông Bắc từ 2 - 30C.

    Do vùng núi này có độ cao điển hình nói chung khá lớn (400 - 800m) nên thực tế mùa đông ở đây vẫn lạnh, khả năng sương muối và băng giá vẫn có, nhưng chỉ xảy ra ở vành đai cao hơn.

    Tiểu vùng Tây Bắc có kiểu thời tiết khô nóng vào thời kỳ đầu mùa hạ trong các thung lũng hình thành do hiệu ứng “Phơn” của các dãy núi thượng Lào đối với gió mùa từ phía Tây thổi sang thúc đẩy tình trạng khô nóng đạt mức không thua kém, thậm chí có nơi còn trầm trọng hơn cả Bắc Trung Bộ.

    Trong phạm vi vùng núi Tây Bắc khí hậu phân hóa rất mạnh. Nhưng khác biệt quan trọng về khí hậu giữa các khu vực được quy định bởi mối tương quan đa dạng giữa các hệ thống hoàn lưu với các dãy núi; bởi sự khác biệt về địa lý và độ cao địa hình từng nơi. Ngoài ra sự khác biệt về khí hậu còn được thấy ở các vùng thấp, cao, trung bình và núi cao.

    - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 230C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối trong vùng có thể xuống tới - 4,50C (ở Sìn Hồ - Lai Châu) và nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể lên tới 42,50C (thị xã Lai Châu). Tổng tích ôn bình quân hàng năm khoảng trên 7.5000C.

    - Chế độ mưa ẩm:

    + Chế độ mưa của tiểu vùng được phân thành 2 khu vực khác nhau: Khu vực Tây Bắc: có lượng mưa rất phong phú, trung bình năm đạt 1800 - 2000 mm; mùa mưa ở đây bắt đầu sớm (tháng 4) và kết thúc (tháng 9) với lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Khu vực Nam Tây Bắc: tương đối ít mưa, trung bình năm đạt 1400 - 1600 mm, mùa mưa cũng từ tháng 4 đến tháng 9.

    + Độ ẩm tương đối thấp so với các vùng khác, trung bình năm khoảng 82% ở Lai Châu, tăng lên 84 - 85% ở các vùng thấp thuộc tỉnh Hòa Bình.

    Hàng năm hình thành một thời kỳ khô từ giữa mùa đông đến đầu mùa hạ (từ tháng 1 đến tháng 4) và một thời kỳ ẩm trong suốt mùa hạ và đầu mùa đông (từ tháng 6 đến tháng 12). Chênh lệch độ ẩm giữa các tháng: ẩm nhất (tháng 6, 8) và tháng khô nhất (tháng 3, 4) là 13 - 15%, là những giá trị không gặp thấy ở các tiểu vùng khác trong miền khí hậu phía Bắc.



    1. Tổng hợp một số chỉ tiêu khí hậu tiểu vùng Tây Bắc

    Chỉ tiêu

    Hòa Bình

    Sơn La

    Điện Biên

    Lai Châu

    1- Nhiệt độ (0C)













    - Trung bình năm

    23

    22,8

    21,8

    23,0

    - Tối cao trung bình

    27,8

    28,2

    28,4

    29,2

    - Tối thấp trung bình

    19,9

    16,9

    17,9

    19,3

    - Biên độ ngày – đêm

    7,9

    9,8

    10,5

    9,9

    2- Lượng mưa













    - Lượng mưa trung bình năm (mm)

    1987

    1444,3

    15831

    2066,1

    - Số ngày mưa trong năm (ngày)

    147,5

    125,3

    132,1

    144,1

    3- Độ ẩm không khí trung bình năm (%)

    85

    80

    83

    82

    4- Lượng bốc hơi trung bình năm (mm)

    749

    884,1

    889,6

    895,6

    * Nguồn: Chương trình tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A

    2- Tiểu vùng Việt Bắc:

    Việt Bắc là tiểu vùng nằm ở phần giữa của miền khí hậu phía Bắc. Mùa đông ở đây ít lạnh hơn so với tiểu vùng Đông Bắc. Tiểu vùng này thường tiếp nhận không khí thổi quặt từ đồng bằng và vùng núi Đông Bắc tới đã bị biến tính thêm một phần nên không đem lại những nhiệt độ quá thấp như ở vùng núi Đông Bắc. So cùng độ cao, nhiệt độ mùa đông ở đây cao hơn vùng núi Đông Bắc từ 1 - 20C, nhưng lại thấp hơn (lạnh hơn) vùng núi Tây Bắc từ 1 - 20C.

    Những đặc điểm đáng chú ý nhất của khí hậu tiểu vùng Việt Bắc là ở đây hầu như quanh năm duy trì một tình trạng ẩm ướt rất cao. Ở đây hầu như mất hẳn thời kỳ khô hanh đầu mùa đông tiêu biểu của miền khí hậu phía Bắc, độ ẩm trung bình thường xuyên ở mức 83 - 85%. Lượng mưa trong các tháng mùa đông dồi dào hơn các vùng khác (tháng ít nhất trung bình cũng thu được 30 - 70 mm). Đặc biệt mưa phùn trong nửa cuối mùa đông phát triển mạnh mẽ. Số ngày mưa phùn hàng năm lên tới 50 ngày. Mùa hạ, không khí ẩm hướng Đông Nam dễ dàng tràn qua đồng bằng xâm nhập sâu vào các thung lũng thượng nguồn. Kết quả hình thành nhiều trung tâm mưa lớn như ở: Bắc Quang, Sa Pa, Hoàng Liên Sơn. Một số đặc điểm chính về khí hậu ở tiểu vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn như sau:

    - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của toàn vùng từ 21 - 230C. Các trị số nhiệt độ mùa lạnh tăng từ Đông sang Tây theo hướng gió mùa đông Bắc và giảm theo độ cao địa hình. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới -3,60C (Cao nguyên Bắc Hà - Lào Cai) và nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 410C (thị xã Lào Cai). Tổng tích ôn bình quân đạt trên 7.3000C, ở những thung lũng núi thấp và địa bàn trung du tổng tích ôn có thể đạt 8000 - 85000C. Tuy nhiên, vào những tháng gió mùa Đông bắc nhiệt độ hạ thấp có thể gây thiệt cho mùa màng (nhất là đối với các khu vực có độ cao địa hình  900m).

    - Chế độ ẩm: Lượng mưa trung bình năm của tiểu vùng khá dồi dào từ 1663 mm (Phú Thọ) đến 2430 mm (Hà Giang). Trong tiểu vùng có những trung tâm mưa lớn như Bắc Quang: 4802 mm/năm, Sa Pa: 2833 mm/năm, Hoàng Liên Sơn: 2500 - 3000 mm/năm. Nhìn chung ở các sườn cao đón gió lượng mưa đạt trên 2000 mm/năm, còn ở các thung lũng khuất gió lượng mưa thường thấp hơn (1600 - 1700 mm/năm). Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 có tổng lượng mưa chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng còn lại có lượng mưa thấp. Nửa đầu mùa đông là thời kỳ ít mưa nhất trong năm, nhưng trung bình cũng có 7 - 8 ngày mưa với lượng mưa 30 - 40 mm/tháng (ở các trung tâm mưa lớn 60 - 70 mm/tháng). Tháng cực tiểu của lượng mưa là tháng 1 hay tháng 12. Nửa cuối mùa đông số ngày mưa tăng lên rõ rệt, tới 10 - 15 ngày/tháng, lượng mưa 40 - 50 mm/tháng (ở các trung tâm mưa lớn 70 - 80 mm/tháng).

    Việt Bắc là tiểu vùng ẩm ướt nhất so với toàn quốc, hầu như quanh năm duy trì độ ẩm cao. Độ ẩm trung bình năm vào khoảng từ 83 - 87% và tăng lên trên 87% ở vùng cao. Đặc điểm đáng chú ý là thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở phần lớn các nơi trong tiểu vùng không phải là những tháng cuối mùa đông như ở các tiểu vùng khác ở Bắc Bộ, mà là những tháng giữa mùa hạ (từ tháng 7 đến tháng 8), độ ẩm trung bình lên tới gần 90% ở vùng thấp và vượt quá 90% ở trên núi cao. Ở tiểu vùng này cũng không có thời kỳ khô rõ rệt vào đầu mùa đông, mà chỉ có duy nhất một tháng tương đối khô vào đầu mùa hạ (tháng 5) với độ ẩm trung bình vào khoảng 81 - 82% ở dưới thấp, 82- 85% trên núi cao.



    1. Một số chỉ tiêu khí hậu tiểu vùngViệt Bắc

    Chỉ tiêu

    Lào Cai

    Yên Bái

    Hà Giang

    Tuyên Quang

    Phú Thọ

    1- Nhiệt độ (00C)
















    - Trung bình năm

    22,9

    22,7

    22,7

    22,9

    23,3

    - Tối cao trung bình

    27,7

    27,0

    27,2

    27,4

    27,0

    - Tối thấp trung bình

    19,8

    20,1

    19,6

    20,2

    20,8

    - Biên độ ngày - đêm

    7,9

    6,9

    7,6

    7,1

    6,2

    2- Lượng mưa
















    - Lượng mưa trung bình năm (mm)

    1764,4

    2106,9

    2430,1

    1641,4

    1663,0

    - Số ngày mưa trong năm (ngày)

    152,5

    193,4

    167,9

    143,5

    130,7

    3- Độ ẩm không khí trung bình năm (%)

    86

    87

    84

    84

    83

    4- Lượng bốc hơi trung bình năm (mm)

    815,8

    678,2

    867,0

    760,3

    977,3

    Nguồn: Điều kiện khí hậu miền Bắc (Bộ môn Quản lý môi trường - Tư liệu - Đại học Lâm nghiệp)

    3- Tiểu vùng Đông Bắc:

    Tiểu vùng Đông Bắc là nơi tiếp nhận sớm nhất gió mùa Đông Bắc tràn xuống Việt Nam, cho nên đây là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới, đem lại sự hạ thấp nhiệt độ mùa đông rõ rệt hơn cả so với các vùng khác ở cùng độ cao, nhiệt độ mùa Đông ở đây thấp hơn từ 1 - 30C. Có mùa đông lạnh nhất so với tất cả các vùng khác trên toàn quốc, đó là đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu tiểu vùng Đông Bắc. Một số đặc điểm chính của khí hậu tiểu vùng Đông Bắc:

    - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ 21 - 230C, trung bình tháng cao nhất (Tháng 6, 7) có khi lên tới 33,50C và tháng thấp nhất (tháng 1) xuống dưới 90C. Tổng tích ôn trong khu vực từ 6.100 - 8.4000C. Tuỳ thuộc vào độ cao địa hình, nhiệt độ tối thấp nhiệt đới ở một số vùng núi có thể xuống tới -30C và ở vùng núi thấp, thung lũng, nhiệt độ tối cao nhiệt đới có thể lên tới trên dưới 400C.

    - Chế độ ẩm: Lượng mưa trung bình năm từ 1400 - 2800 mm/năm. Do điều kiện địa hình nên chế độ ẩm trong tiểu vùng có sự khác nhau ở 3 khu vực: Khu vực Lạng Sơn - Bắc Giang có lượng mưa trung bình năm thấp từ 1400 - 1500 mm/năm. Khu vực Cao Bằng - Bắc Kạn lượng mưa trung bình 1600 mm/năm. Tuy vậy lượng mưa cả năm của tiểu vùng phân bố không đều ở các tháng trong năm. Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng 5 - 10), chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa rất thấp, lượng bốc hơi cao dẫn đến tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.



    - Bão: bão vào đến vùng núi Cao Bằng - Lạng Sơn ảnh hưởng của bão đã giảm nhiều, song so với tiểu vùng Tây Bắc và Việt Bắc thì vùng núi Đông Bắc vẫn chịu ảnh hưởng của bão mạnh hơn. Tốc độ gió bão có thể đạt tới 20m/s, trong khi các vùng núi khác tốc độ gió bão không quá 15 m/s.

    1. Một số chỉ tiêu khí hậu của tiểu vùng Đông Bắc

    Chỉ tiêu

    Cao Bằng

    Lạng Sơn

    Bắc Kạn

    Thái Nguyên

    Bắc Giang

    1- Nhiệt độ (00C)
















    - Trung bình năm

    21,6

    21,2

    22,0

    23,0

    23,4

    - Tối cao trung bình

    26,6

    25,7

    26,9

    27,2

    26,9

    - Tối thấp trung bình

    18,2

    17,9

    18,9

    20,2

    20,5

    - Biên độ ngày - đêm

    8,4

    7,8

    8,0

    7,0

    6,4

    2- Lượng mưa
















    - Lượng mưa trung bình năm (mm)

    1442,7

    1391,9

    1508,1

    2025,3

    1518,9

    - Số ngày mưa trong năm (ngày)

    128,3

    134,9

    134,4

    148,9

    126,9

    3- Độ ẩm không khí trung bình năm (%)

    81,0

    82,0

    84,0

    82,0

    81,0

    4- Lượng bốc hơi trung bình năm (mm)

    1020,1

    1070,8

    735,3

    985,5

    1012,2

    Nguồn: Điều kiện khí hậu miền núi phía Bắc (Bộ môn quản lý môi trường - Tư liệu - Đại học Lâm ngiệp), 2002.

    Nhìn chung khí hậu Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ cho phép phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đa dạng theo những hướng khác nhau theo từng khu vực, từng mùa, có thể tạo nên những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa và tạo điều kiện phát triển nền nông, lâm nghiệp sinh thái, bền vững. Đồng thời cũng cần có những biện pháp phòng chống thiên tai lũ quét, sạt lở, khô hạn, sương muối ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

    Về thuỷ văn, Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho vùng và vùng Đồng bằng sông Hồng. Trên địa bàn vùng có các hệ thống sông chính sau đây:

    + Hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng: Sông Bằng Giang chảy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ sang Trung Quốc, sông có lưu vực 4.560 km2. Sông Kỳ Cùng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua thành phố Lạng Sơn đến Thất Khê thì ngoặt sang Trung Quốc, có lưu vực 6.660 km2.

    + Hệ thống sông Thái Bình: Bao gồm hệ thống các sông Cầu, Thương, Lục Nam chảy qua các tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc và gặp nhau ở Phả Lại hình thành sông Thái Bình. Lưu vực các sông tính đến Phả Lại là 12.680 km2.

    + Hệ thống sông Hồng: Chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam qua các tỉnh tiểu vùng trung tâm là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ đổ về đồng bằng sông Hồng và ra biển với diện tích lưu vực khoảng 70.700 km2. Sông Hồng có 2 lưu vực quan trọng là sông Đà và sông Lô. Sông Đà chảy qua các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình) và gặp sông Hồng ở tỉnh trung du Phú Thọ. Sông Đà có lưu vực 26.800 km2. Sông Lô gồm 2 nhánh: sông Lô và sông Gâm nhập vào sông Lô ở Yên Sơn (Tuyên Quang). Sông Chảy từ Hà Giang và Tuyên Quang nhập vào sông Hồng ở Việt Trì (Phú Thọ). Sông Lô có lưu vực 22.600 km2.

    + Hệ thống sông Mã: Chảy từ Lai Châu qua Sơn La, qua Lào và đổ vào Việt Nam qua Thanh Hóa ra biển. Toàn lưu vực sông có diện tích 28.400 km2.

    + Ngoài ra, ở các tỉnh Tây Bắc còn các sông suối nhỏ đổ về phía Tây sang Lào thuộc hệ thống sông Mê Kông (như sông Nậm Rốn - Lai Châu).

    Mật độ sông suối của vùng tuy cao nhưng sự phân bố cũng không thật đồng nhất. Ở các khu vực có trung tâm mưa lớn mật độ sông suối có thể lên tới 1,5 - 2km/km2 (như khối vòm sông Chảy, Bắc Hoàng Liên Sơn...). Ngược lại ở các vùng ít mưa, bốc hơi lớn trên nền đá vôi mật độ sông suối thường thấp dưới 0,5 km/km2 (như các cao nguyên Sơn La - Nà Sản, Mộc Châu, Đồng Văn, Mèo Vạc...). Do địa hình cao, độ dốc lớn, lòng sông sâu nên nhìn chung hệ thống sông suối trên địa bàn bị hạn chế về khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và việc xây dựng các công trình thủy lợi đòi hỏi phải đầu tư rất lớn.

    Chế độ thủy văn các sông trong vùng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực các sông. Lượng nước trên các sông suối trong mùa mưa lũ thường chiếm từ 65 - 77% lượng nước cả năm, tuy nhiên vào mùa khô lượng nước các sông thường cạn kiệt. Do địa hình tương đối cao và dốc nên hệ thống sông suối của vùng đều dốc, tốc độ dòng chảy lớn gây xói lở khu vực ven sông hoặc hiện tượng lũ quét ở một số địa phương như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái... nhưng đồng thời cung cấp nguồn thuỷ năng lớn thuận lợi cho xây dựng các công trình thuỷ điện.



    Каталог: DocumentLibrary
    DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
    DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
    DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
    DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
    DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
    DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
    DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

    tải về 2.26 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương