1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


II. TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA VÙNG TDMN BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020



tải về 2.26 Mb.
trang3/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

II. TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA VÙNG TDMN BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020.

2.1. Tài nguyên đất


Vùng TDMN Bắc Bộ có 12 nhóm đất chính. Trong 12 nhóm đất của vùng nhóm đất đỏ vàng có quy mô lớn nhất (chiếm gần 65% diện tích tự nhiên), tiếp sau là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (chiếm gần 20% diện tích tự nhiên). Một số nhóm đất khác tuy chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu diện tích nhưng có ý nghĩa lớn về hiệu ích sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở miền núi như: Nhóm đất phù sa, nhóm đất thung lũng…

- Đặc điểm một số nhóm đất chính của vùng đối với khả năng sử dụng vào nông - lâm nghiệp như sau:

+ Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất có quy mô lớn nhất (chiếm 2/3 diện tích vùng) và phân bố rộng ở hầu khắp các địa phương trong vùng. Nhóm đất này gồm 9 loại đất chính.

Đặc tính chung của phần lớn các loại đất thuộc nhóm đỏ vàng là có phản ứng chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng đất mùn dày, độ phì tự nhiên khá cao: hàm lượng chất hữu cơ trung bình, đạm, lân tổng số từ trung bình đến khá, lân và kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Quá trình rửa trôi, xói mòn diễn ra mạnh. Đây là nhóm thích hợp với nhiều loại cây trồng, hiện phần lớn các nhóm nông sản trồng trọt chủ lực của vùng đang được phát triển trên nhóm đất này như lúa, ngô, cà phê, cây ăn quả…Quỹ đất có khả năng khai thác, mở rộng sử dụng vào nông nghiệp của vùng cũng tập trung chủ yếu trên nhóm đất này. Tuy nhiên, quá trình canh tác trên nhóm đất này cần đặc biệt chú trọng tới khả năng dễ bị rửa trôi, xói mòn. Do vậy các hệ thống sản xuất phù hợp là các cây lâu năm, kết hợp nông - lâm và lâm nghiệp.

+ Nhóm đất phù sa: Đây là nhóm đất tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng rất có ý nghĩa trong trồng trọt đối với điều kiện vùng núi nhờ phân bố ở địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi về nguồn nước. Phần lớn diện tích của nhóm đất này hiện đã được khai thác sử dụng trồng lúa và các cây ngắn ngày khác.

Đất phù sa được hình thành bởi sự bồi tụ và lắng đọng các vật liệu phù sa của sông, suối. Do các sông, suối thường chảy qua nhiều vùng đất đá, nhiều kiểu địa hình… nên nhóm đất phù sa được chia thành 6 loại.

Đa phần đất phù sa có độ phì tự nhiên khá cao thích hợp cho phát triển các loại cây trồng lương thực, cây công nghiệp, thuận lợi trong điều kiện thâm canh, chất lượng đất tương đối tốt (các chất dinh dưỡng như hữu cơ, đạm, lân, kali, C++, Mg++ từ trung bình đến khá, đặc biệt do chưa khai thác nhiều nên thường giàu kali). Do diện tích đất phù sa nhỏ, cần ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các hệ thống sản xuất trên loại đất này cần chú trọng phát triển theo hướng thâm canh cao.

Trong nhóm đất phù sa loại đất phù sa Glây được hình thành từ những vật liệu không gắn kết, phát triển trong điều kiện yếm khí, sắt ở điều kiện khử (oxyt sắt) mầu xanh xám thành phần cơ giới thường nặng nhất là ở lớp dưới. Đất thường có tầng hữu cơ dày, đất chua tỷ lệ đạm trung bình hoặc khá, lân và kali nghèo.

+ Các nhóm đất xám bạc màu, thung lũng dốc tụ: Đây là những nhóm đất chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đa phần phân bố trên địa hình tương đối bằng phẳng gần nguồn nước, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt có khả năng xây dựng ruộng lúa nước. Do vậy đây là nhóm đất có ưu thế phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với thâm canh cao.

+ Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi chủ yếu phân bố trên độ dốc lớn nên cơ bản thích hợp để phát triển lâm nghiệp. Ở một số diện tích có thể sử dụng các cây công nghiệp đặc sản như chè Shan cổ thụ, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu...

+ Nhóm đất mùn alit núi cao: được hình thành tại chỗ ở độ cao trên 1.800 m, nhiệt độ thấp, quá trình tích lũy mùn chiếm ưu thế, quá trình khoáng hóa yếu, tầng đất mỏng, nhiều đá lộ đầu, hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt rất cao và chủ yếu là lớp mùn thô phân giải kém. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali tổng số trung bình. Nhóm đất này chủ yếu thích nghi và có khả năng khai thác cho trồng cây dược liệu và cần được sử dụng hợp lý để phát triển rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có diện tích 30.984 ha, chiếm 0,31% diện tích tự nhiên toàn vùng. Đất được hình thành ở địa hình dốc, xói mòn mạnh, đá lộ đầu trên mặt, tầng đất mặt mỏng dưới 10 cm, cần được sử dụng hợp lý bằng cách nhanh chóng phủ xanh bằng thảm thực vật đa dạng phù hợp với môi trường sinh thái cụ thể.

+ Nhóm đất đen có diện tích khoảng 7.022 ha, chiếm 0,07% diện tích toàn vùng, gồm các loại đất đen điển hình, đất đen nhiễm vôi, đất đen cacbonat. Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu, bão hòa bazơ màu đen hoặc nâu thẫm, hữu cơ thường cao đạm và lân khá. Đất này thích hợp cho các loại cây như đỗ đậu, ngô, mía, các loại cây ăn quả.

+ Ngoài các loại đất trên vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ còn có 934.403 ha đất không điều tra (chủ yếu là đất ở, sông suối và núi đá).

- Nhận xét chung về đặc điểm đất đai vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ:

+ Tỷ lệ đất dốc của vùng rất cao (tiểu vùng Tây Bắc là 94,41%, Đông Bắc 84,15%). Trong nhóm đất dốc thì tỷ lệ đất rất dốc (độ dốc trên 250) của vùng Tây Bắc là 87,45% và vùng Đông Bắc là 76,70%. Đây là yếu tố hạn chế lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư trong vùng.

+ Đất bằng tập trung chủ yếu ở các loại đất phù sa, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất lầy, đất xám bạc màu... Các loại đất này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong diện tích đất của vùng. Do khả năng sản xuất lúa nước bị hạn chế nên sản xuất lương thực trên đất dốc theo phương thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến trong vùng. Đây là đặc điểm trong hệ thống sản xuất nông nghiệp dẫn đến sự suy thoái đáng kể chất lượng đất đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế không cao trong khai thác sử dụng tài nguyên đất của vùng.

+ Các nhóm và loại đất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp là: nhóm đất phù sa, đất thung lũng dốc tụ, đất xám bạc màu, đất nâu đỏ trên mácma bazơ trung tính và đá vôi, đất đỏ vàng phát triển trên phiến sét. Các nhóm và loại đất khác sắp xếp theo khả năng khai thác và sử dụng vào nông nghiệp là: Đất đỏ vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên mácma axit, đất vàng nhạt trên đá cát... Dựa theo các tiêu chuẩn thích hợp, đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm trên 10% diện tích toàn vùng (khoảng trên 1 triệu ha) vì vậy khả năng mở rộng đất cho sản xuất nông nghiệp còn khoảng 170 nghìn ha, tập trung chủ yếu trên nhóm đất đỏ vàng và đa phần thích hợp cho cây trồng lâu năm hoặc xây dựng ruộng bậc thang.

+ Về chất lượng đất: nhìn chung tài nguyên đất của vùng đa dạng, phong phú thuận lợi cho đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên do điều kiện địa hình có độ dốc lớn, chia cắt mạnh; lượng mưa lớn tập trung theo mùa, tập quán canh tác và trình độ thâm canh còn hạn chế nên chất lượng đất bị ảnh hưởng, đất bị xói mòn rửa trôi, đặc biệt là ở diện tích đất trống đồi núi trọc không có thảm thực vật che phủ.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên đất không bị suy thoái và cải thiện được độ phì của đất cần có các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, khoanh nuôi và trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc, áp dụng biện pháp canh tác nông - lâm nghiệp kết hợp phù hợp với đặc điểm về đất và khí hậu của từng tiểu vùng.


2.2. Tài nguyên nước


- Nguồn nước mặt của vùng khá phong phú với hệ thống sông suối phân bố khá dày. Tuy nhiên đa số sông suối phân bố ở địa bàn thượng lưu, độ dốc cao, dòng chảy lớn, mặt nước thấp so với địa bàn canh tác do vậy điều kiện khai thác cho sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Mặt khác do thảm rừng che phủ thấp khiến trong mùa mưa lưu lượng dòng chảy của sông suối tăng rất cao gây lũ, lụt, sạt lở trên địa bàn ven bờ, ngược lại vào mùa khô lưu lượng bị giảm thấp, 90% hệ thống sông suối trên địa bàn hầu như bị cạn kiệt. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất - đời sống dân cư, đặc biệt đối với vùng cao.

- Ngoài hệ thống sông suối, nguồn nước mặt trong vùng còn bao gồm hệ thống hồ thiên nhiên và nhân tạo, trong đó đáng kể là hồ thủy điện Hòa Bình, hồ thủy điện Sơn La, hồ thủy điện Thác Bà, hồ Núi Cốc, hồ Pa Khoang,... Các hồ này đã cung cấp lượng nước đáng kể cho sản xuất và đời sống dân cư trong vùng.

- Nước ngầm: vùng có nguồn nước ngầm trong kẽ nứt của đá và tạo thành dòng chảy bao gồm 12 tầng chứa trữ lượng khoảng trên 500 nghìn m3/ngày chất lượng tốt có thể khai thác cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do nước ngầm phân bố sâu, nhất là vùng cao núi đá nên hầu như chưa thể khai thác phục vụ sản xuất. Nguồn nước nóng, nước khoáng với trên 110 mỏ lớn nhỏ, trong đó có một số mỏ đã được điều tra kỹ có giá trị sử dụng, có thể khai thác cho nhu cầu chữa bệnh của nhân dân.

2.3. Tài nguyên rừng


Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ có nguồn tài nguyên rừng với thảm thực vật và hệ động vật khá phong phú, là nơi hội tụ 3 luồng thực vật: Luồng thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, luồng thực vật Ấn Độ - Malaysia và luồng thực vật Vân Nam - Hymalaysia. Trong đó có những loài cây gỗ quý hiếm như: Pơ mu, lim xanh, lát hoa, lát da đồng, thông, sếu mật, nghiến, giổi... Cây dược liệu quý như: Hồi, quế, sa nhân, ba kích, hoàng tinh, sinh địa, thảo quả, đỗ trọng... Vùng có nhiều kiểu rừng như rừng kín nhiệt đới, rừng á nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới, rừng lá rộng hỗn giao lá kim trên núi cao, rừng thứ sinh sau nương rẫy, rừng tre nứa hỗn giao cây gỗ và cây bụi, các kiểu rừng trên núi đá vôi.

Rừng Trung du miền núi Bắc Bộ có trữ lượng trên 140 triệu m3 gỗ; 1,9 tỷ cây tre nứa nhưng điều kiện và khả năng khai thác hạn chế.

Động vật hoang dã: Tương đối phong phú, có hơn 100 loài thú, gần 400 loài chim, 70 loài bò sát. Nhiều loại động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ, đặc biệt có 2 loại: Vọoc trắng (khu hệ động vật Đông Bắc), Voọc xám (Khu hệ động vật Việt Bắc - Đông Bắc) đã được ghi vào sách đỏ thế giới.

Trên địa bàn vùng có vườn quốc gia Ba Bể; 15 khu dự trữ thiên nhiên, 1 khu bảo tồn và 6 khu bảo vệ cảnh quan với diện tích trên 450 nghìn ha.

Tài nguyên rừng của vùng có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt và hạn hán ở hạ lưu và là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen quy hiếm.

2.4. Tài nguyên khoáng sản


Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản vào bậc nhất ở nước ta. Khoáng sản phân bố trong vùng đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. Trên quan điểm kinh tế có thể chia khoáng sản ra các nhóm sau:

- Nhóm có tiềm năng lớn muốn khai thác cần vốn đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật cao, đó là các khoáng sản bau xit, đất hiếm, quặng sắt.

- Nhóm có tiềm năng tương đối lớn cần cho phát triển công nghiệp nhưng giá trị kinh tế không cao. đó là các khoáng sản: apatit, nguyên liệu sản xuất VLXD, than đá, cao lanh...

- Nhóm có tiềm năng vừa và nhỏ có thể nhanh chóng đưa vào khai thác có hiệu quả đáp ứng nhu cầu tích luỹ trước mắt của nền kinh tế nhưng không lớn: đồng, thiếc, vàng, chì, kẽm, titan, cao lin, đá ôp lát, pi rit...

Trong đó những loại tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia như:

1- Than: Than mỡ tập trung nhiều nhất ở Thái Nguyên trữ lượng tiềm năng khoảng 15 triệu tấn. Các mỏ đã thăm dò có tổng trữ lượng 8,5 triệu tấn: Phấn Mễ 2,1; Làng Cẩm 2,8 triệu tấn; Âm Hồn 3,6 triệu tấn. Một số mỏ than mỡ khác có quy mô nhỏ nằm sâu trong vùng núi. Một số mỏ chính có tổng trữ lượng gần 4 triệu tấn như Na Sung (Sơn La) 500 nghìn tấn; Quỳnh Nhai (Sơn La) 273 nghìn tấn; Suối Bàng(Sơn La) 2, 4 triệu tấn; Na Sang (Lai Châu) 156 nghìn tấn và Đồi Hoa (Hoà Bình) 524 nghìn tấn. Tổng trữ lượng địa chất than mỡ 11,1 triệu tấn; trữ lượng triển vọng khoảng 24 triệu tấn.

Trong vùng còn phát hiện than nâu ở Hang Mon cách huyện lỵ Yên Châu tỉnh Sơn La 50 km. Trữ lượng cấp C1+C2: 1,013 triệu tấn than có nhiệt lượng 6734 kcal/kg, có thể dùng cho sản xuất xi măng.

Than An tra xit có trữ lượng đã thăm dò tìm kiếm là 90 triệu tấn, tập trung lớn nhất ở mỏ Khánh Hoà 49,8 triệu tấn; mỏ Núi Hồng 15 triệu tấn; mỏ Cao Ngạn 1,5 triệu tấn. Mỏ Núi Hồng và mỏ Cao Ngạn đã khai thác gần hết khu dễ khai thác.

Các mỏ than của vùng đều nằm sâu trong vùng núi, điều kiện khai thác khó khăn chỉ có thể khai thác nhỏ dùng cho địa phương.

Các mỏ đều đã được địa phương tổ chức khai thác nhỏ dùng cho địa phương, phần dễ đã khai thác gần hết, chỉ còn lại những phần khó khai thác và ít hiệu quả.

Than lửa dài Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, trữ lượng 100 triệu tấn.



2- Sắt: Quặng sắt có trữ lượng khoảng trên 300 triệu tấn phân bố ở Cao Bằng (100 triệu tấn), Lào Cai (120 triệu tấn), Thái Nguyên (50 triệu tấn), Yên Bái (trên 20 triệu tấn) ngoài ra còn có ở Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang… hàm lượng sắt trong quặng từ 32 - 67% thuận lợi cho công nghiệp luyện kim.

Quặng sắt có nguồn gốc phong hoá lớn nhất phân bố ở Quý Xa bên bờ phải sông Hồng, thuộc xã Sơn Thuỷ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai có trữ lượng địa chất là 120 triệu tấn. Trữ lượng có khả năng khai thác là 98 triệu tấn, hàm lượng sắt là 53%.

Quặng sắt Quý Xa thuộc loại sắt nâu, chủ yếu là limonit có hàm lượng Fe khá cao 50-60%, tạp chất có hại thấp, hàm lượng các oxyt tạo xỉ cao. Quặng có tính hoàn nguyên tốt, độ hoàn nguyên cao, quá trình hoàn nguyên kết thúc nhanh, tính biến mềm tốt, nhiệt độ biến mềm tương đối cao và khoảng biến mềm hẹp. Đây là nguồn nguyên liệu có thể sử dụng làm phối liệu lò cao.

Quặng mềm dễ vỡ vụn trong quá trình khai thác và tuyển, dễ dính kết gây khó khăn cho việc vận tải và sự vận hành lò cao. Bằng các phương pháp tuyển thông thường như tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển nổi, không nâng cao được hàm lượng sắt trong tinh quặng do kích thước xâm nhiễm của các khoáng vật phi quặng với các khoáng vật quặng quá nhỏ <10 milicrong m, giải pháp duy nhất để nâng hàm lượng Fe trong tinh quặng lên >60% là nung khử nước do vậy tăng chi phí lên rất nhiều.

Điều kiện cơ sở hạ tầng ngoài mỏ không thuận lợi làm tăng vốn đầu tư, năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai bị hạn chế (không quá 500 nghìn tấn/ngày mỗi chiều) làm hạn chế quy mô khai thác mỏ. Nếu sử dụng quặng trong nước mỏ nằm quá xa khu gang thép Thái Nguyên nên chi phí vận chuyển lớn.

Hiện nay tập trung khai thác các mỏ sắt quanh khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên. Một số mỏ sắt có trữ lượng đáng kể như: Trại Cau, Tiến Bộ, Hoá Trung, Tương Lai...Khu mỏ sắt Trại Cau được thiết kế công suất 295 nghìn tấn/ngày quặng thương phẩm.

Quặng Trại Cau khu vực dễ khai thác, hàm lượng Fe cao đã khai thác gần hết, quặng của mỏ Tiến Bộ thuộc loại li-mo-nit có hàm lượng sắt không cao kể cả sau khi tuyển rửa, hàm lượng Mn cao gây khó khăn cho quá trình luyện, cho nên đã khai thác cả quặng ma-nhe-tit Phục Linh (Tuyên Quang) theo kiểu thủ công tận thu phục vụ cho khu gang thép Thái Nguyên.

Các mỏ quặng sắt trong khu vực Cao Bằng nằm cách 296 km khá xa khu gang thép Thái Nguyên, Quặng ở đây thuộc loại manhetit, có tổng trữ lượng khoảng 60 triệu tấn và chất lượng quặng khá tốt trên 60% Fe.

Trong những năm gần đây khai thác 60-100 nghìn tấn/ngày từ mỏ Nà Lũng để xuất khẩu sang Trung Quốc và phục vụ cho lò cao quy mô nhỏ của địa phương.

Quặng sắt vùng Hà Giang có chất lượng kém và phân bố không tập trung nên trong điều kiện hiện nay chưa có ý nghĩa kinh tế.

Trữ lượng tiềm năng khoảng 300 triệu tấn là khá lớn nhưng điều kiện khai thác khó khăn, trước mắt khai thác không hiệu quả.

3- Măng gan: Măng gan tập trung ở Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang như mỏ Tốc Tát, Làng Bài, Bản Khuông. trữ lượng đã tìm kiếm thăm dò là 1,8 triệu tấn; trữ lượng dự báo 3 triệu tấn. Mỏ Tốc tát (Trà Lĩnh - Cao Bằng) đã thăm dò chi tiết và tiến hành khai thác từ lâu, đến nay hầu như đã khai thác hết. Mỏ Làng Bài - Tuyên Quang đã khai thác hết những chỗ dễ, phần còn lại khai thác khó khăn ít hiệu quả. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu về quặng măng gan cho các ngành kinh tế cần được tìm kiếm bổ xung trên cơ sở những tiền đề địa chất ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang. Nhu cầu măng gan đến năm 2015 khoảng 2500-3000 Tấn/ngày.

4- Titan: Trong vùng ti tan tồn tại trong quặng inmênit và o xyt titan. Mỏ Cây Châm (Thái Nguuyên ) có cả sa khoáng và quặng gốc. Quặng sa khoáng có trữ lượng C1+C2: 0,4 triệu tấn với hàm lượng 100 - 500kg/m3. Quặng gốc có trữ lượng 4,5 triệu tấn với hàm lượng TiO2 15-36%. Trữ lượng dự báo khoảng 18 triệu tấn.

5- xit: Cụm mỏ Lạng Sơn gồm 36 mỏ và điểm quặng ở các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Bắc Sơn, Văn Quán, Chi Lăng và Hữu Lũng, phần lớn đã được tìm kiếm thăm dò. Trữ lượng cấp B+C1+C2: 33 triệu tấn. Có 2 mỏ đạt quy mô vừa là Ma Mèo và Tam Lung đã được thăm dò đạt 21,4 triệu tấn.

Cụm mỏ Cao Bằng gồm 35 mỏ và điểm quặng. Trong đó đã thăm dò 19 mỏ. Trữ lượng đã thăm dò cấp B+C1+C2: 240 triệu tấn.

Cụm mỏ Hà Giang gồm 27 mỏ và điểm quặng phân bố trên các huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc. Trữ lượng dự báo vùng này là 60 triệu tấn.

Quặng Bô xit trong vùng thuộc loại gip xit lại nằm sâu trong vùng núi cao nên giá thành khai thác cũng như luyện nhôm đều có chi phí lớn hơn nhiều so với sử dụng quặng bau xit laterit Tây Nguyên. Vì vậy nguồn nguyên liệu này sẽ sử dụng trong tương lai xa.



6- Đồng – niken: Trong tự nhiên đồng thường đi kèm niken. Chúng phân bố ở nhiều nơi nhưng chỉ có mỏ đồng Sinh Quyền Lào Cai và mỏ đồng+niken tại Bản Phúc-Mường Khoa có trực lượng lớn 193 nghìn tấn đồng + niken là có thể khai thác quy mô công nghiệp.

Mỏ đồng Sinh Quyền có kích thước chiều dài 4 km, rộng 0,8 km, mỏ nằm trong đới quặng chiều rộng 5 km và kéo dài 60 km từ suối Lũng Pô tới thị xã Lào Cai. Khu vực mỏ có địa hình rừng núi có độ cao 200m-1600m. Trữ lượng địa chất cấp B+C1+C2: 53,5 triệu tấn quặng, hàm lượng đồng trong quặng trung bình 1,03% tính ra trữ lượng đồng kim loại sẽ là 551 nghìn tấn. Các chất có ích khác: vàng 34,7 tấn; đất hiếm 333.134 tấn; lưu huỳnh 843.100 Tấn; bạc 25 tấn. Trữ lượng dự báo 100 nghìn tấn đồng nằm trong đới quặng. Mỏ Sinh Quyền là mỏ đồng lớn nhất nước ta nhưng so với thế giới thuộc loại trung bình nhỏ. Mỏ có thể khai thác lộ thiên thuận lợi, công suất 2,5 triệu tấn quặng/năm bảo đảm cho mỏ tồn tại 20 năm. Tỷ lệ thu hồi quặng 92-96%. Đây là mỏ đa kim, ngoài đồng còn thu hồi được vàng, bạc, lưu huỳnh, đất hiếm.

Mỏ Bản Phúc thuộc tỉnh Sơn La là mỏ đồng – niken có trữ lượng địa chất: ni ken 157.100 tấn, đồng 45.000 tấn

7- Vàng: Vàng rất phổ biến trong vùng, hầu như tỉnh nào cũng có, nhưng các mỏ thuộc loại nhỏ. Đáng chú ý có một số mỏ sa khoáng sau: Cao Răm, Xuân Mai, Chợ Bến - Kim Bôi (Hoà Bình ); Trại Cau, Bồ Cu (Thái Nguyên); Làng Bài (Tuyên Quang); Na Pái, Bình Gia (Lạng Sơn); Ngân Sơn, Na Rì (Bắc Cạn); Pác Lạng (Cao Bằng); Mai Sơn (Sơn La); Biển Động (Bắc Giang); Tiên Kiều, Việt Hồng, Đồng Tâm, Vĩnh Tuy, Hùng An, Bằng Hành, Kim Ngọc, Thượng Bình, Đồng Tiến (Bắc Quang-Hà Giang); Linh Hồ, Bạch Ngọc, Trung Thành (Vị Xuyên-Hà Giang); Đường Âm, Phú Nam (Bắc Mê-Hà Giang); Niêm Sơn (Mèo Vạc-Hà Giang). Ngoài ra vàng còn có nguồn gốc cộng sinh với đồng chì, kẽm, thiếc, khi khai thác chúng đều có thể tận thu được

Trữ lượng vàng điều tra được hàng chục tấn nhưng do dân khai thác bừa bãi không quản lý được nên làm sai lệch đi nhiều, đến nay chưa có con số điều tra thống kê lại được.

Trong những năm qua có một số liên doanh với Nga, Australia để thăm dò, tìm kiếm và khai thác song hiệu quả chưa rõ. Nhìn chung việc khai thác vàng gặp nhiều khó khăn do các mỏ nằm sâu trong vùng núi, kết cấu hạ tầng hầu như chưa có, đó là những vùng kinh tế chưa phát triển nên một số mỏ đã đưa vào khai thác nhưng không hiệu quả.

Vàng là một trong những khoáng sản bị tổn thất nhiều nhất do nhân dân khai thác tự do chính quyền không quản lý được. Vàng là sản phẩm hàng hoá đặc biệt việc tiêu thụ rất dễ dàng, phải được tổ chức, quản lý chặt chẽ từ khâu điều tra đến khai thác và phải có những phương thức riêng mới có hiệu quả.



8- Chì- kẽm: Chì thường tồn tại cộng sinh với kẽm trong tự nhiên. Tổng trữ lượng kim loại đã thăm dò: 2.922 nghìn tấn quặng sun-fua, trong đó trữ lượng công nghiệp: 1.934.470 tấn tập trung ở mỏ Chợ Điền. Nguồn chì kẽm của ta quá nhỏ không đủ để xây dựng cơ sở luyện kim, chỉ nên xây dựng cơ sở sản xuất bột kẽm 80%ZnO với sản lượng 233.000 tấn/ngày.

Chì - kẽm còn gặp ở nhiều nơi, một số mỏ nhỏ và điểm quặng đáng chú ý là Lang Hít (Thái Nguyên), Tú Lệ - Nghĩa Lộ (Yên Bái)... các mỏ này chỉ có trữ lượng vài chục đến vài trăm ngàn tấn quặng.



9- Thiếc - von fram: Phân bố tập trung ở Pia Oắc(Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang). Mỏ Pia Oắc được phát hiện và khai thác từ thời Pháp, trữ lượng tính được 14.022 tấn thiếc với hàm lượng 80-500 g/m3, ở độ sâu 25-30 m quặng giàu đạt đến 10-14 kg/m3.

Khu vực Tam Đảo gồm 3 mỏ có tổng trữ lượng là 24.309 tấn SnO2 với hàm lượng 500-800g SnO2/m3: Khuôn Phầy có trữ lượng 9.404 tấn SnO2thiếc cấp C1+C2; Bắc Lũng có trữ lượng 2.209 tấn; Phục Linh 12.696 tấn SnO2

Thiếc dạng sa khoáng dễ khai thác, nhiều năm qua khai thác hết những chỗ dễ, còn lại không nhiều và khó khai thác, nay phải khai thác tận thu, mở rộng sang đất Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên (trữ lượng địa chất 13.600T), sản lượng hàng năm được 100-200T. Do giá thiếc thế giới hạ nhiều từ 15000 USD những năm 70 nay còn khoảng dưới 5000 USD năm 2000 nên khai thác thiếc không còn hiệu quả.

Quặng von fram liên quan khá chặt chẽ với quặng thiếc, ở mỏ Pia Oắc có trữ lượng 500 tấn quặng WO3 1% cộng sinh với thiếc. Một số mỏ khác lượng von fram cộng sinh không nhiều. Mỏ von framit Đá Liền quặng sielit, thuộc loại hình biến chất trao đổi, trữ lượng dự báo 28.000 tấn WO3, hàm lượng nghèo 0,3% WO3.

Trong những năm trước tập trung khai thác hết những chỗ dễ và chỉ lấy quặng giàu gây lãng phí thất thoát tài nguyên, phần quặng thiếc đổ ra bãi thải là khá lớn nhưng chưa được đánh giá lại để bảo vệ sau này khi cần có thể khai thác tận thu.

Một số nước ASEAN khai thác thiếc có hàm lượng 150g/m3, ở ta khai thác phải có hàm lượng 700 g/m3 mới có lãi, có nơi đạt 1200 g/m3 (mỏ Bắc Lũng- Tam Đảo). Điều đó là rất lãng phí. Trong 12 năm 1957-1968 đã tổn thất 1557 tấn Sn, tương đương sản lượng của các nước Tây Âu trong 1 năm. Do phân bố sâu trong vùng núi nên chi phí cho làm đường khá lớn; mỏ Quỳ Hợp chi phí cho làm đường chiếm 70% trong khai thác.

Thiếc của ta luyện mới đạt loại 2: 99,96%Sn. Quỳ Hợp cho sản lượng 1500T/n. Trong nước sử dụng ít, dùng làm hơp kim babit, đúc ổ trục máy, làm sơn, men, công nghệ thuỷ tinh, đúc điện, công nghiệp quân sự, trên thế giới còn sử dụng để mạ ống chứa u ran, trong lò phản ứng nguyên tử...

10- Antimoan: Antimoan phổ biến ở nhiều nơi dạng mỏ nhỏ và điểm quặng:Tuyên Quang có 12 điểm, Thái Nguyên 3, Lạng Sơn 1, Cao Bằng 1, Hà Giang 1. Hầu hết các điểm trên được phát hiện từ thời Pháp.

Đáng chú ý nhất có mỏ Làng Vài huyện Chiêm hoá tỉnh Tuyên Quang. Trữ lượng quặng tính được 4677T Sb, ngoài ra còn có các chất có ích khác: Asen: 580 tấn; 76 kg vàng, 810 kg bạc. Hàm lượng antimoan 4-16%. Mỏ thuộc loại nhỏ đã khai thác nhiều năm nên đã gần hết chỉ còn chỗ khó khai thác, tiềm năng không còn bao nhiêu.



11- Đất hiếm: Khoáng sản đất hiếm của ta tập trung chủ yếu ở đây, có 3 mỏ lớn trong vùng là: Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu. quặng chủ yếu thuộc nhóm nhẹ, đó là các hợp chất của cezi, lantan. Các mỏ trên có trữ lượng 9,2 triệu tấn tổng ô xyt đất hiếm (TR2O3) cấp C1+C2; trữ lượng dự báo là 13,2 triệu tấn.

Mỏ Nam Nậm Xe nằm ở vùng núi có độ cao 500-1000m, suối Nậm Xe ngăn cách hai mỏ Bắc và Nam Nậm Xe. Hàm lượng ô xyt đất hiếm trong mỏ Nam Nậm Xe khá cao 10,7% TR2O3. Trữ lượng cấp C1+C2: 340059 TR2O3, trữ lượng dự báo 3,135 triệu tấn. Ngoài ra trong quặng còn các chất có ích khác: u ran, thô ry, ba rit (BaSO4).

Mỏ Bắc Nậm Xe nằm ngay cạnh Nam Nậm Xe, hàm lượng TR2O3 không cao khoảng 5%. Thân quặng dạng mạch, thấu kính, dạng ổ (kiểu nhiệt dịch lấp đầy), dạng xâm tán (kiểu trao đổi biến chất). Trên các thân quặng gốc là quặng phong hoá. Các khoáng vật quặng chủ yếu là đất hiếm ba-nhe-zit, pa-ri-zit, các chất có ích khác là: U, Th, Nb, Ta, ba-rit.

Mỏ Đông Pao cũng nằm trong huyện Phong Thổ. Khoáng sản có 29 thân quặng, trong đó 5 thân quặng có giá trị. Các nguyên tố nhóm nhẹ chiếm 97%. Hàm lượng TR2O3: 9,57%, hàm lượng các chất phóng xạ thấp bảo đảm an toàn lao động trong khai thác. Trữ lượng cấp C1+C2; 529 905 tấn; cấp dự báo: 10.074.930T. Điều kiện khai thác lộ thiên thuận lợi, thoát nước dễ dàng. Tuy vậy đây là vùng kinh tế chưa phát triển, kết cấu hạ tầng hầu như chưa có gì.

Trữ lượng đất hiếm của các mỏ trên thuộc loại lớn của thế giới, tuy vậy loại đất hiếm nhóm nhẹ nhu cầu không lớn, chưa tìm được thị trường tiêu thụ, nhu cầu trong nước rất ít khoảng 50 tấn/ngày. Để khai thác được tiềm năng nguồn tài nguyên này phải tìm đối tác có kinh nghiệm, có kỹ thuật, có vốn đầu tư, nắm được thị trường tiêu thụ. Các mỏ trên được đưa vào khai thác sẽ là điều kiện cho phát triển kinh tế miền núi vùng sâu, vùng xa.

12- Ba rit: Ba rit gặp ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Lai Châu.

Ba rit- Fluorit gặp ở Đông pao cùng với đất hiếm. Ba rit có hàm lượng 25- 50% BaSO4, trữ lượng cấp C1+C2; 2.886.000 tấn, trữ lượng triển vọng 19 triệu tấn. Một số mỏ khác: Làng Cao (Bắc Giang) B+C!+C2 0,6 triệu tấn; Thượng ấm C1+C2: 39 nghìn tấn; Bình Lư- Đông Pao 2,8 triệu tấn; Dự báo 19 triệu tấn ; Nâm Xe B+C1: 0,5 triệu tấn, hàm lượng 30%BaSO4. Quặng thương phẩm yêu cầu phải đạt 95% BaSO4 giá 60-65 USD/tấn, quặng của ta mới đạt 90%,

Fluo rit có nguồn gốc cộng sinh với ba rit, hàm lượng chất có ích dao động trong khoảng 2 - 49% CaF2. Trữ lượng cấp C1+C2: 1.120.000T, trữ lượng dự báo 6 triệu tấn.

Mỏ có trữ lượng triển vọng lớn có thể khai thác đồng thời với đất hiếm, nhưng đây là vùng núi xa xôi kinh tế chưa phát triển, kết cấu hạ tầng hầu như chưa có, việc khai thác cần tính toán kỹ về mặt hiệu quả.



13- Apatit: Vùng mỏ apatit Lào Cai là nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất cho công nghiệp sản xuất phân lân. Mỏ kéo dài trên 100 km. Tổng trữ lượng quặng apatit đã điều tra khảo sát cấp A+B+C1+C2: 811,266 triệu tấn, trong đó quặng ngoài cân đối là 330,456 triệu tấn (QIV). Phần được quan tâm hơn là quặng trong cân đối 480 triệu tấn. Theo hàm lượng P2O5 chứa trong quặng chia ra 4 loại như sau:

- Quặng loại I: là quặng apatit đơn khoáng thứ sinh. Trữ lượng A+B+C1+C2: 31,114 triệu tấn. Hàm lượng P2O5 32-34%. Quặng có thể chế biến trực tiếp thành supe lân và a xit phôt pho ric trích ly.

- Quặng loại II: nằm bên dưới QI là quặng apatit - các bonat, Trữ lượng A+B+C1+C2: 233,262 triệu tấn, trong quặng chứa 20-24,5% P2O5. Quặng nằm dưới sâu, rắn chắc khó khai thác, chỉ sử dụng làm lân nung chảy.

- Quặng III - apatit - thạch anh là quặng thứ sinh, dễ tuyển, Trữ lượng 216,43 triệu tấn, hàm lượng chất có ích P2O5: 15,8%, có thể khai thác đồng thời với quặng I qua tuyển cho quặng tinh có hàm lượng P2O5: 32-34% dùng cho sản xuất phân lân.

- Quặng loại IV : là quặng có thành phần hỗn hợp apatit-cácbonat- thạch anh. Trữ lượng A+B+C1+C2: 330,456 triệu tấn. Hàm lượng P2O5 thấp nhất, chỉ có 10-12%, quặng rất khó tuyển, nên vẫn để ngoài cân đối.

Trữ lượng quặng giàu còn không nhiều, chủ yếu còn nhiều là quặng nghèo, khó tuyển, khó khai thác đó là quặng loại II và IV. Một điều khó khăn khác là vùng mỏ phân bố kéo dài hơn 100 km chia làm 3 khu vực: Khu trung tâm dài 40 km từ làng Mon đến làng Mô tập trung 80% trữ lượng mỏ; Khu Tây Bắc Lũng Pô - Bát Xát; Khu Đông Nam Ngòi Bo - Bảo Hà.

Hiện nay chỉ khai thác ở khu trung tâm mới có hiệu quả, hai khu còn lại quặng nằm phân tán, vỉa máng, hệ số bóc đất đá ngày càng lớn, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn chi phí khai thác sẽ cao. Chỗ khai thác thuận lợi nhất là khu vực Ngòi Đum - Đông Hồ còn 4,5 triệu tấn QI và 19,1 triệu tấn QIII và khu vực làng Mon có 2,5 triệu tấn QI và 10,3 triệu tấn QIII. Hệ số thu hồi quặng chỉ đạt 50%, nên QI thực tế chỉ khai thác được 3 - 4 triệu tấn với sản lượng hàng năm 300.000 tấn. Đến năm 2000 QI hầu như đã hết ở khu vực khai thác có hiệu quả.

Chất lượng quặng apaptit Lào Cai chứa 32 - 34% P2O5 và tỷ lệ hoà tan là 3-4%, chế biến thành supe đơn mới nâng lên 16-17% P2O5 hữu hiệu. Trong khi đó quặng Ma rốc có hàm lượng 35-38% P2O5, phần P2O5 hoà tan là 17-18%.

Theo tính toán giá thành quặng tuyển từ QIII cao hơn giá thành QI 8,4 lần. Quặng I còn không nhiều nên nhiệm vụ giảm chi phí cho sản xuất quặng tinh là quan trọng nhất đối với mỏ và nhà máy tuyển.

Xét về mặt sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tỷ lệ khai thác QI/QIII là 1/6-7, tỷ lệ tuyển 4 quặng III được 1 quặng tinh. Làm được điều này sẽ hạn chế bớt tổn thất tài nguyên. Trong nhiều năm khai thác ở làng Coc, làng Cáng 1-2, Cam Đường 2-3 được 8,5 triệu tấn để tổn thất đến 2,5 triệu tấn, tỷ lệ tổn thất khoảng 30%, đó là tỷ lệ khá cao. Trong khai thác đã để lại những vỉa máng và những túi lõm do thiết bị khai thác không cho phép hoạt động có hiệu quả vì giá thành cao và khó về kỹ thuật.

Giá thành quặng còn cao, cần tìm biện pháp giảm chi phí quặng tuyển III và các chi phí quản lý khác để có giá thành hợp lý: đổi mới thiết bị có tính năng kỹ thuật và hiệu quả sử dụng cao, sử dụng thuốc tuyển có tính năng tuyển chọn lọc cao sản xuất ở trong nước đạt hệ số thực thu 70%, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạ giá thành tinh quặng.

14 - Pi rit: Trong vùng đã phát hiện 50 điểm quặng và mỏ pi rit, trong đó có mỏ Giáp Lai (Thanh Sơn, Phú Thọ) là có giá trị hơn cả. Những mỏ và điểm quặng còn lại thường có trữ lượng không lớn hoặc hàm lượng lưu huỳnh thấp. một số mỏ đáng chú ý: Làng Củ, Vọ Cỏ (Hoà Bình), Làng Cốc (Lào Cai), Làng Chanh (Tuyên Quang).

Mỏ Giáp Lai thuộc địa phân xã Giáp Lai huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Mỏ được các nhà địa chất 25 phát hiện 5/1961. Mỏ pirit Giáp Lai cách Hà Nội 65km về phía Tây Bắc và cách Phú Thọ 23 km về phía Nam. Trong khoáng sản đã tìm thấy 24 thân quặng nằm song song với nhau. Có 3 thân quặng đáng chú ý: 1; 2; 12, còn các thân quặng khác chiều dày đều máng. Trong thân quặng 12 chúng phân bố như sau: Trên cùng là quặng pi rit bị ô xy hoá hoàn toàn; giữa là đới vỏ phong hoá, quặng là đá khối vụn có xâm nhiễm của pirit trong thành tạo đất sét pha và các mảnh vụn quặng cứng; dưới là quặng cứng pirit xâm nhiễm trong đá hoa đô lô mit có 40-50% sắt.

Quặng tơi vụn tạo ra từ các khối vụn chứa 30-40% pi rit và 60-70% sét. Hàm lượng lưu huỳnh khá cao 40-50%, có cả quặng xâm nhiễm trong đá hoa đô lô mit, đôi khi pi rit lấp đầy khe nứt, hàm lượng lưu huỳnh đạt đến 20%.

Những khoáng vật chủ yếu: pirit, gơtit, hydrogơ tit, chancopirit. Những khoáng vật không quặng: đôlômit, can xit, thạch anh, biotit,

Đã khai thác khoảng 0,5 triệu tấn quặng. Đã có luận chứng kinh tế kỹ thuật khai thác thân quặng 12 cs mỏ là 22 vạn tấn/năm, quặng tinh có hàm lượng 45%S là 7 vạn tấn/năm.

Mỏ làng Vọ Cỏ kéo dài 5,5 km phía đông nam thị xã Hoà Bình từ làng Vọ huyện Kim Bôi đến làng Cỏ huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình. Có 3 khu quặng chính, Quặng dạng xâm tán có hàm lượng lưu huỳnh thấp 8-12%, chỉ đạt chỉ tiêu quặng nghèo loại III phải làm giàu mới sử dụng được. Kết quả tuyển khoáng cho thấy: từ quặng có hàm lượng S 8,99% qua tuyển thu được tinh quặng có 41,54%S với độ thu hồi 82,4%.

Mỏ làng Vọ Cỏ đã thăm dò, trữ lượng cấp C2 và dự đoán: Khu 1: 344960 tấn quặng hàm lượng S 12,23%; Khu 2: 132.500 tấn quặng hàm lượng S 10,77%; Khu 3: 25.959.000 tấn quặng hàm lượng S 10,08%; Tổng trữ lượng lưu huỳnh 2.665.337 tấn.

Mỏ Làng Củ nằm phía nam thị xã Hoà Bình 20km, phía nam làng Củ 3km thuộc huyện Kim Bôi. Quặng nằm trong đới cà nát của đá phun trào bazơ xpilit chứa các mạch pi rit. Có 4 thân quặng, thân quặng 1 lớn hơn cả và có hàm lượng lưu huỳnh cao. Thân quặng kéo dài 1,3 km không liên tục chia làm 4 đoạn dài 722m. Chiều dày trung bình 2,62m, hàm lượng trung bình 13,05%S. Các khoáng vật chủ yếu: pi rit, galenit, chancopi rit, bau xit, khoáng vật thứ sinh có limonit, benatit và it malachit. Khoáng vật không quặng có thạch anh, cau rit, fenpat, clo rit, mutcovit.

Trữ lượng tính cấp C2 1.290.000 tấn quặng pi rit 8%S hay 103.200 tấn S. loại có hàm lượng cao 13,97 - 20,45% S có 719.000 tấn tương ứng 100660 tấn S.

Tổng trữ lượng quặng pi rit đã được điều tra đánh giá là 7,6 triệu tấn, trữ lượng công nghiệp còn khoảng 1 triệu tấn, bảo đảm cho khai thác 22 vạn tấn/năm.

Nhu cầu pi rit cho công nghiệp lớn nhất là cho sản xuất supe phốt phát, nếu sản xuất 1 triệu tấn /ngày cần có 281000 tấn/ngày 45%S. Phần khai thác trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu này.

Qua kết quả tính toán trên các mỏ pi rit Giáp Lai và Ba Trại cho ta thấy giá khai thác trong nước vẫn cao hơn giá nhập (910/1104 đ).



15- Đá vôi và sét xi măng: Các nguyên liệu chính làm xi măng phân bố khá rộng rãi trong vùng, trữ lượng địa chất 270 triệu tấn, trữ lượng dự báo hàng tỷ tấn, song do điều kiện kinh tế chưa phát triển, giao thông không thuận lợi, nhu cầu tiêu thụ còn hạn chế, đòi hỏi vốn lớn nên mới có 4 cơ sở sản xuất xi măng cỡ nhỏ tổng công suất 21,7 vạn tấn. Cao bằng 3,5 v.T, Chiềng Sinh (Sơn La) 8,2v.T/n, Lào Cai 6v.T/n; Hà Giang 4v.T/n, Tuyên Quang 8 vạn tấn; Sản phẩm của các nhà máy xi măng này chất lượng không cao có thể dùng cho làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương. Nhiều nhà máy xi măng khác đang và sẽ xây dựng với quy mô lớn và có chất lượng cao như: Núi Voi (Thái Nguyên), Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La...ở Na Bó-Mai Sơn có đủ nguyên liệu để xây dựng nhà máy xi măng 1 triệu tấn/năm.

16- Sét gạch ngói: Sét trong vùng phân bố nhiều nơi hầu như tỉnh nào cũng có. Một số mỏ sét đáng chú ý phân bố trên các tỉnh: Tỉnh Lào Cai có mỏ: Giang Đông 1,5 triệu tấn; Yên Bái: Bái Dương 3 triệu tấn; Lạng Sơn: Na Dương 78 triệu tấn; Thái Nguyên: Bến Đầm 3 tr.m3; Bắc Sơn 8 tr.m3; Sơn La; Lai Châu và Hà Giang;

Một số cơ sở khai thác lớn cho các nhà máy gạch Sơn La 20tr.v/n; Lai Châu 6 tr.v/n; Lào Cai 20 tr.v/n; Hà Giang 20tr.v/n; Cao Bằng 20 tr.v/n.

Các mỏ sét đều nằm lộ thiên khai thác dễ dàng, tuy vậy khi khai thác cần chú ý vấn đề môi trường, hạn chế làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, khi khai thác xong cần làm tốt công tác hoàn thổ để trở lại trồng trọt bình thường, hoặc tận dụng nuôi thả cá được.

17- Cao lin phân bố nhiều tỉnh: Cao Bằng có mỏ Cầu Khanh trữ lượng 231 nghìn tấn; Hà Giang có mỏ Tòng Bá trữ lượng khoảng 100 nghìn tấn; Lào Cai: mỏ Sơn Mãn trữ lượng địa chất 400 nghìn tấn; Phú Thọ: mỏ Đoan Hùng trữ lượng 17 nghìn tấn; Phương Viên 600 nghìn tấn; Gò Gai 53 nghìn tấn; Long Cường 1 triệu tấn; Định Trung 4,5 triệu tấn, Thạch khoán 3,75 triệu tấn; Thái Nguyên: Phấn Mễ trữ lượng 235 nghìn tấn; Lai Châu: mỏ Huổi Phạ trữ lượng 51,5 nghìn tấn; Sơn La: Păng Khúa 66 nghìn tấn;

Tổng trữ lượng địa chất khoảng 11 triệu tấn, cao lin thường được sử dụng làm sứ dân dụng, nếu có công nghệ tuyển tốt có thể sử dụng làm phụ gia cho công nghiệp giấy, khi đó giá cao lin lên đến 200$/T. Nhà máy giấy Bãi Bằng có công suất 100ng tấn giấy, lượng cao lin cần có 5nghìn tấn/n.



18- Fen spat: Fen spát đã phát hiện một số mỏ nhỏ: Mỏ Lào Cai cách thị xã Lào Cai 8 km, mỏ có trữ lượng B+C1+C2 = 5 triệu tấn có thể sử dụng làm men sứ, thuỷ tinh. Mỏ Thạch Khoán thuộc tỉnh Phú Thọ có trữ lượng địa chất 6,8 triệu tấn, điều kiện khai thác lộ thiên đơn giản; mỏ đang được khai thác dùng làm men sứ, men thuỷ tinh.

19- Quắc zit: Quắc zit mỏ đáng chú ý là Đồn Vàng thuộc tỉnh Phú Thọ có trữ lượng địa chất khoảng 6 triệu tấn, hàm lượng silic 97%. Đá quăc zit được khai thác dùng làm gạch chịu lửa đi nas dùng nhiều trong ngành luyện kim; mỏ đã được khai thác nhiều năm với sản lượng 3000T/n chủ yếu dùng cho khu gang thép Thái Nguyên.

20- Đôlomit: Đô lô mit phát hiện nhiều mỏ nhỏ: Cốc Xan ( Lào Cai), La Giang (Thái Nguyên), Ngọc Lập (Phú Thọ). Tổng trữ lượng khoảng 1 triệu tấn. Hàm lượng ma nhê trong khoảng 16-21%, độ chịu lửa 1650-1700oC; đôlômit được khai thác dùng làm vật liệu chịu lửa mác thấp, làm phụ gia cho luyện kim đen.

21- Gra fit: Gra phit phân bố nhiều ở hai tỉnh Lào Cai: mỏ Nậm thi có trữ lượng địa chất 10 triệu tấn, hàm lượng các bon nghèo 8-20%. Tỉnh Yên Bái có các mỏ Mậu A trữ lượng 138 nghìn tấn; mỏ Yên Thái 1,35 triệu tấn.

Tổng trữ lượng địa chất khoảng 11,5 triệu tấn gra fit, loại này khai thác dùng làm bôi trơn, đúc, làm ruột bút chì.



22- Đá quý: Đá quý phân bố ở các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Sơn La.

Tỉnh Yên Bái có các loại đá quý: rubi, saphia, spinen. Mỏ Khoan Thống có trữ lượng 28.279.586gr, mỏ An Phú có trữ lượng 2.041 gr. Trong phạm vi tỉnh Yên Bái còn có 8 điểm corinđon đã tìm kiếm đánh giá trữ lượng 17.636.861gr; hai khu Tân Lập và Phan Thanh có trữ lượng 2.364.000gr.

Trữ lượng dự báo toàn khu vực Lục Yên là 52.685.707kg.

Trữ lượng dự báo đới sông Lô - Tuyên Quang - Ba Bể là 280T rubi, saphia, spinen.

Tiềm năng đá quý trong vùng rất đáng chú ý, đã tìm thấy nhiều viên rubi màu đỏ có chất lượng cao, có viên màu đỏ cỡ lớn trên 2000 ca ra và một viên trên 1000ca ra, đó là tài sản quý quốc gia. Đây là cơ sở nguyên liệu quan trọng để phát triển ngành chế tác đá quý và kim hoàn tạo nên những giá trị kinh tế lớn cho ngành non trẻ của đất nước. Để phát triển được cần tổ chức tốt khâu điều tra và quản lý chặt để bảo đảm khai thác và chế tác có hiệu quả.


  1. Một số khoáng sản chủ yếu của vùng

TT

Tên

khoáng sản



Đơn vị

Trữ lượng địa chất

Trữ lượng dự báo

Trữ lượng CN

Đã khai thác

Trữ lượng Cn còn lại

% so với cả nước

1

Than antraxit

tr. tấn

90

100

20

5

15

3,9

2

Than nâu

"

96,3




100

10

90

1,00

3

Sắt

"

300

30

150

20

130

35,0

4

Măng gan

"

1,8

3










50,0

5

Titan

"

5

18

0,4

0

0,4

26,6

6

Đồng–Niken

"

50.510

100

551







100

7

Apatit

"

810




480

24t

456

100

8

Pi rit

"

7,6




1,5

0,5

1

80,0

9

Cao lin

"

11













13,75

10

Đá vôi

"

270

1000










20,0

11

Thiếc

ng. tấn

27




24

15

10

10,0

12

Đất hiếm

"

9,2

13,2







13,2

100

13

Vàng

tấn




20










40,0

Một số nhận xét chung

Mức độ điều tra đánh giá các tài nguyên khoáng sản không đồng đều nên những đánh giá trên chỉ là bước đầu, khi tiến hành khai thác đều được đánh giá bổ xung. Tuy vậy một số nét có thể thấy rõ trên các vùng kinh tế như sau:

Các khoáng sản phân bố rất không đều trên các tỉnh. Những tỉnh có khoáng sản phong phú và đa dạng hơn cả là: Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ. Tuy vậy việc khai thác gặp nhiều khó khăn do kết cấu hạ tầng chưa phát triển, nhiều mỏ có điều kiện khai thác không thuận lợi hoặc chất lượng không cao ảnh hưởng đến giá trị mỏ.

Một số loại khoáng sản trên trong vùng có thể khai thác lớn để đáp ứng cho phát triển các ngành:

- Luyện kim: Thái Nguyên

- Luyện kim màu: đồng,chì, kẽm, thiếc đất hiếm: Lào Cai, Lai Châu

- Hoá chất phân bón: apatit Lào Cai

- Xi măng: hầu hết các tỉnh đều có nguồn đá vôi dồi dào để phát triển công nghiệp xi măng.

- Đá ôp lát, các đá làm vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu trên tất cả các tỉnh.

Ngoài một số loại khoáng sản có tiềm năng đáng kể để phát triển các ngành nói trên, còn lại phần lớn là các mỏ vừa và nhỏ nên có chính sách hợp lý để khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia khai thác.


2.5. Tài nguyên du lịch


Vùng TDMN Bắc Bộ là vùng có địa hình cao, có nhiều dãy núi hùng vĩ, nhiều thác ghềnh, hang động, đan xen là những sông suối, những dải đồi, bình nguyên, cao nguyên, những khu rừng tự nhiên, những vùng cây công nghiệp lâu năm và những cánh đồng lúa tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú,, có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn đến với du khách trong và ngoài nước nhờ những cảnh đẹp thiên nhiên đặc sắc như Hồ Thác Bà có diện tích vùng hồ trên 23000 ha, gần 1300 hòn đảo, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, danh thắng Sa Pa ở độ cao 1500 m trên mực nước biển; các thác nước Bản Dốc, Đầu Đẳng (Cao Bằng); các cánh rừng già nguyên sinh như khu rừng cấm Tam Đảo... Đặc biệt trong vùng có hồ Ba Bể, bãi đá cổ Sa Pa đang được đề nghị để UNESCO công nhận là di sản thế giới - là những tiềm năng du lịch có giá trị đặc biệt của lãnh thổ.

Vùng TDMN Bắc Bộ là nơi cư trú của 32 dân tộc trong đó có nhiều dân tộc có nền văn hóa đặc sắc như Thái, Tày, Mường, H'Mông... Cộng đồng các dân tộc vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc. Sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, câu đối, hát ru, các làn điệu dân ca trữ tình như hát Then, Gọi, Sli, Lượn, hát đồng dao, hát giao duyên, hát hội, hát xoan ghẹo; các làn điệu Pút, xòe Tà Chải, múa chuông Dao, múa khèn Mông, múa mừng hội mùa Phù Lá, múa xòe Giáy, chợ tình, hội xuân… Mỗi dân tộc có những nét văn hoá đặc trưng riêng gắn với nhiều nghề truyền thống mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Thái, Tày; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Mông, Xa Phó, Dao; nghệ thuật tranh trổ trên giấy, chạm khắc bạc, hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc của đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Có nhiều làng nghề truyền thống còn tồn tại đến ngày nay như dệt Tương Giang, tranh khắc Phù Khê… Cùng với nền văn hóa Việt nói chung, nền văn hóa các dân tộc thiểu số TDMN Bắc Bộ đã tạo nên kho tàng văn hóa vô giá với những phong tục tập quán đặc sắc, những ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng...

Là vùng giàu truyền thống cách mạng, trên địa bàn vùng hiện còn lưu giữ, bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước như khu di tích cách mạng Hoàng Vân, Pác Pó; khu di tích lịch sử như bến Âu Lâu, khu di tích Đền Hùng, khu di tích lịch sử Trần Hưng Đạo, khu di tích Bác Hồ, khu di tích Điện Biên Phủ, Mường Phăng…, cùng với những bản làng đặc trưng bản sắc dân tộc đây là những điều kiện khá lý tưởng cho phát triển du lịch của vùng; các công trình văn hoá như các đền, chùa ở khắp các tỉnh, các di tích lịch sử Pắc Bó, Tân Trào, Điện Biên Phủ... Hiện cả nước có khoảng trên 10.000 di tích, riêng vùng TDMN Bắc Bộ chiếm khoảng hơn 25% tổng số di tích trên cả nước. Hiện nay trên phạm vi cả nước đã có 2.509 di tích được xếp hạng, trong số đó vùng TDMN Bắc Bộ có 445 tích, chiếm 17,7% tổng số di tích xếp hạng trong cả nước.

Cảnh quan thiên nhiên - lịch sử - con người Trung du Miền núi Bắc Bộ đã hòa quyện để tạo nên bức tranh hùng vĩ, sống động, cùng với khí hậu trong lành đã từng bước hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Với đặc điểm đa dạng và phong phú về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch, vùng TDMN Bắc Bộ có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch thể thao - mạo hiểm.

Trên bình diện cả nước, phát triển du lịch vùng TDMN Bắc Bộ có những lợi thế so sánh sau đây:

- Là lãnh thổ có nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng với thị trường Trung Quốc - thị trường có lượng khách du lịch lớn trong khu vực.

- Vùng TDMN Bắc Bộ cùng với vùng du lịch Bắc Bộ nằm trong khu vực phát triển năng động của Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt liền kề với khu vực Đông Bắc Á một thị trường du lịch đầy tiềm năng. Đây là những điều kiện rất thuận lợi đối với sự phát triển du lịch của lãnh thổ.

- Vùng có thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên, tập trung nhiều nhất các di tích lịch sử văn hóa của cả nước, với nhiều lễ hội, sinh hoạt dân gian truyền thống giàu bản sắc dân tộc có sức hấp dẫn lớn du khách.

- Vùng TDMN Bắc Bộ nằm gần với thủ đô Hà Nội là trung tâm khoa học, công nghệ, đào tạo lớn nhất của cả nước với khoảng 8 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có 6 cơ sở đào tạo trình độ đại học; 01 trường Cao đẳng, 01 trường Trung học dạy nghề du lịch, khách sạn, chiếm 54,5% số cơ sở đào tạo du lịch của cả nước.

Bên cạnh những thế mạnh, những thuận lợi cơ bản, vùng TDMN Bắc Bộ hiện còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong phát triển du lịch. Trước tiên phải kể đến tình trạng kém phát triển về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khu vực vùng núi Tây Bắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong những năm gần đây mặc dù đã được nâng cấp và xây mới thêm song vẫn chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng đối với yêu cầu phát triển.

- Tài nguyên du lịch của vùng tuy đa dạng và phong phú, nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị chưa được đầu tư bảo vệ, tôn tạo đúng mức dẫn đến tình trạng xuống cấp, kém hấp dẫn. Hoạt động quản lý khai thác tài nguyên du lịch còn chồng chéo ảnh hưởng đáng kể đến môi trường, cảnh quan của lãnh thổ.

- Chuyển sang cơ chế thị trường, đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển du lịch. Đây là một khó khăn lớn không chỉ đối với vùng TDMN Bắc Bộ mà còn với toàn vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước.

2.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên


Những lợi thế:

- Vùng có đường biên giới giáp nước CHND Trung Hoa và nước CHDCND Lào, có nhiều cửa khẩu quốc tế và tiểu ngạch khá thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông - lâm - thủy sản nói riêng.

- Vùng có nhiều dạng địa hình tạo ra sự đa dạng về các tiểu vùng khí hậu, hình thành nhiều loại đất thuận lợi cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Có điều kiện thuận lợi để lựa chọn cơ cấu sản xuất hợp lý, hiệu quả và bền vững.

- Đất đai của vùng chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng, chiếm gần 60% tổng diện tích đất toàn vùng. Đây là nhóm đất thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng... cho hiệu quả cao.

- Là vùng được đánh giá là giàu khoáng sản, đó là cơ sở phát triển mạnh mẽ hơn ngành khai khoáng.

Những khó khăn, hạn chế:

- Địa hình chia cắt phức tạp, diện tích đất dốc chiếm tỷ lệ lớn, hạn chế lớn đến xây dựng cơ sở hạ tầng (nhất là giao thông) phục vụ sản xuất, đời sống và khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài.

- Mưa lớn tập trung vào một số tháng, kết hợp đất dốc nên dễ gây xói mòn, rửa trôi đất đai, lũ quét, sạt lở làm mất đất sản xuất, ách tắc giao thông.

- Sương muối, gió nóng, mưa đá xuất hiện ở một số khu vực có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông - lâm nghiệp của vùng.

- Là vùng được đánh giá là giàu khoáng sản nhưng những đóng góp của lĩnh vực này vào kinh tế vùng chưa được bao nhiêu. Một số khoáng sản bị tổn thất nhiều do khai thác bừa bãi: vàng, thiếc, mang gan, ba rit... Một số loại khoáng sản dễ khai thác với quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản song công tác tổ chức còn hạn chế hoặc do dân khai thác bừa bãi làm tổn thất tài nguyên. Phần lớn khoáng sản phân bố ở vùng miền núi và trung du, thưa dân, kết cấu hạ tầng kém phát triển, điều kiện khai thác khó khăn đầu tư lớn. Nhìn chung chất lượng khoáng sản không cao, nhiều loại có nguồn gốc cộng sinh nên đòi hỏi phải qua tuyển mới sử dụng được và sử dụng tổng hợp tài nguyên mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương