1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


Chương IV. DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHỦ YẾU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA VÙNG



tải về 2.26 Mb.
trang9/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27

Chương IV. DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHỦ YẾU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA VÙNG



I. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG TỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG TRONG THỜI GIAN TỚI.

1.1. Những chủ trương, chính sách lớn về phát triển vùng TDMN Bắc Bộ


1- Nghị quyết số 37/NQ-TW về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng TDMNBB.

Để từng bước thảo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển và tạo những tác động tích cực về mặt chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, giải phóng các nguồn lực nội tại. Đồng thời đẩy mạnh thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-TW về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng TDMNBB đến năm 2010. Trong đó có nêu rõ: " Mục tiêu đến năm 2010 là đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước; cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh của vùng; khai thác mạnh các nguồn tài nguyên, thế mạnh về đất đai, khí hậu, khoáng sản, thuỷ điện, lợi thế về cửa khẩu để phát triển các ngành kinh tế; hoàn thành định canh, định cư và đưa dân trở lại biên giới, hạn chế tối đa việc di dân tự do vào phía Nam và các vùng khác; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia". Đây là định hướng quan trọng vừa khẳng định nhu cầu phát triển, vùa xác định rõ những vận hội mới cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng TDMNBB.

Để thực hiện chủ trương lớn này Chính phủ đã giao các ngành, các địa phương triển khai rà soát, hoàn thiện các chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội từ nay đến 2010 và tầm nhìn đến 2020. Đồng thời nghiên cứu xây dựng kế hoạch chung triển khai các hoạt động đầu tư phát triển, đề xuất các giải pháp chủ yếu và các chính sách đặc biệt đối với vùng TDMNBB trong thời kỳ từ nay đến năm 2010.

Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ đối với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ như: Quyết định 186/2001/QĐ-TTg; Quyết định 120/2003/QĐ-TTg; Quyết định 134/2004/QĐ-TTg; Quyết định 174/2004/QĐ-TTg; các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, Dự án 5 triệu ha rừng; các hỗ trợ có mục tiêu về hạ tầng du lịch, phát triển khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng chợ, làng nghề, hạ tầng khu công nghiệp; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 28/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2010 (có 33 huyện thuộc 10 tỉnh trong vùng).



2- Chủ trương hợp tác phát triển “Hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc”.

Bộ Chính trị đã cho chủ trương đẩy mạnh hợp tác phát triển “Hai hành lang và một vành đai kinh tế” thúc đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc với theo các quan điểm sau:

- Hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sự tác và quan hệ của mỗi nước với nước thứ ba. Đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy các quan hệ hợp tác đa phương khác của mỗi nước. Tiến hành từng bước vững chắc, vấn đề nào cần thiết, chín muồi, có hiệu quả thiết thực thì làm trước, sau đó mở rộng dần ra các lĩnh vực khác. Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của mỗi nước. Cùng tìm cách phát triển trên cơ sở điều kiện đặc thù và trình độ phát triển của mỗi nước; đảm bảo sự bền vững kinh tế - xã hội - an ninh - môi trường của mỗi bên; đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước. Đối với từng vấn đề hợp tác, hai bên cùng lấy hữu nghị, bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển và cùng đứng trên góc độ toàn cục của quan hệ kinh tế thương mại hai nước để tiến hành các cuộc đối thoại nhằm cùng nhau xây dựng môi trường hợp tác lành mạnh. “với nguyên tắc cơ bản bình đẳng, cùng có lợi”

- Tiến hành trong khuôn khổ chung, có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa 2 bên. Các vấn đề hợp tác trong dự án được tính toán, tiến hành trong khuôn khổ các hợp tác tổng thể chung giữa hai nước; các ngành, các tỉnh hữu quan của hai nước căn cứ vào đặc thù của mình mà đề ra các vấn đề hợp tác một cách có thứ tự, trong khuôn khổ sự bố trí chung của Chính Phủ hai nước.

- Vấn đề hợp tác nào dễ thì làm trước, tiến dần dần từng bước. Giai đoạn đầu, nên tập trung vào các lĩnh vực dễ làm như: thương mại và đầu tư, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, du lịch, xây dựng cơ bản, khai thác nguồn tài nguyên, bao thầu công trình. Giai đoạn sau, mở rộng dần dần ra các lĩnh vực khác. Tiến hành hợp tác qua nhiều kênh (Chính phủ, doanh nghiệp và tư nhân); đảm bảo vấn đề nào dễ và cấp bách thì tiến hành hợp tác trước, tiến dần từng bước từ các điểm phát triển thành tuyến và từ các tuyến đến diện.

Về định hướng hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế tập trung vào:

- Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH: đường sắt, đường bộ, cảng biển.

Về đường bộ, hai nước sẽ hợp tác phát triển hệ thống giao thông đặt trong mối quan hệ với chương trình phát triển GMS. Trong hợp tác, phía Việt Nam mong muốn nhận được nguồn vốn từ ADB và từ tín dụng ưu đãi của phía Trung Quốc. Hai bên hợp tác đẩy mạnh việc nâng cấp cải tạo các tuyến đường trục như Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Hà Khẩu - Côn Minh; Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Bằng Tường - Nam Ninh. Các tuyến đường này hướng tới tiêu chuẩn đường cao tốc, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các tỉnh. Dự kiến tiến độ thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:



  • Tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Hà Khẩu - Côn Minh cần ưu tiên làm trước, đã đang triển khai xây dựng và hoàn thành trước năm 2012.

  • Tuyến cao tốc Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Bằng Tường - Nam Ninh, thời gian dự kiến là giai đoạn trước năm 2013.

Về phát triển đường sắt, hai bên sẽ hợp tác cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam và Hà Nội – Nam Ninh theo chuẩn và kết nối với các tuyến khác hướng tới xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á trong tương lai. Tổng cục đường sắt Việt Nam đã xây dựng dự án đường sắt hành lang Đông-Tây nối liền Lào Cai-Hải Phòng-Quảng Ninh. Theo tính toán thì vận chuyển bằng đường sắt của các tuyến trục Hành lang Đông-Tây chiếm 50% về hàng hoá và 40% về hành khách so với tổng sản lượng bình quân toàn ngành trong 5 năm trở lại đây. Dự án sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2008, năng lực vận chuyển 3 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2 sẽ mở thêm một tuyến bên hữu ngạn sông Hồng về Hà Nội để tăng năng lực vận chuyển lên 7 triêu tấn /năm. Dự án này hoàn thành chắc chắn sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển của “hai hành lang một vành đai kinh tế”. Các công việc cụ thể là:

Về phát triển cảng biển, đường biển. Cả hai nước đều có lợi thế bờ biển dài rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường biển. Khu vực vịnh Bắc Bộ có thể mở đến 21 bến cảng với công suất bốc dỡ hàng trăm triệu tấn hàng hoá. Cần hợp tác nâng cấp các cầu cảng biển nhằm nâng khả năng tiếp nhận tàu hàng và giảm thời gian bốc dỡ hàng hoá.

Hợp tác phát triển đường thủy nội địa. Nghiên cứu mở các tuyến mới và nâng cấp các tuyến hiện tại nhằm khai thác tối đa các ưu điểm của loại hình vận tải đường thuỷ như tải trọng lớn, chi phí thấp...

- Hợp tác về phát triển vận tải hàng hóa và hành khách. Hai bên cải thiện các điều kiện hạ tầng phục vụ vận tải hàng hoá và hành khách. Với vận tải hàng hoá: xem xét khả năng xây dựng các tuyến đường bộ chuyên dụng phục vụ các xe tải trọng lớn, xe công-ten-nơ (container) chạy tốc độ cao;. Với vận tải hành khách có thể xem xét ý tưởng hai bên cùng hình thành các tuyến xe buýt (bus) xuyên biên giới nhằm giảm chi phí đi lại, lấy sự phát triển của du lịch và thương mại để bù đắp chi phí; phát triển các tuyến tàu biển cao tốc nhằm rút ngắn thời gian đi lại của hành khách; ký kết “Thoả thuận sử dụng chung Container loại lớn giữa Bộ GTVT Việt Nam với Bộ đường sắt Trung Quốc”; cho phép khách du lịch của 2 bên có thể dùng giấy thông hành biên giới qua các cửa khẩu đường sắt như là qua các cửa khẩu đường bộ; khai thông việc vận chuyển hành lý bao gửi giữa đường sắt Việt Nam và đường sắt Trung Quốc (hiện nay chưa khai thông được do phía đường sắt Trung Quốc chưa có hải quan tại ga Bắc Kinh Tây).

- Hợp tác phát triển mậu dịch chính ngạch. Để đẩy mạnh hơn nữa mậu dịch chính ngạch hai bên hợp tác chặt chẽ hơn trong việc hình thành một cơ cấu hàng hoá trao đổi tối ưu, có các cơ chế chính sách phù hợp nhằm kích thích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hai nước. Hiện tại, phía Trung Quốc cam kết sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong bốn tỉnh tiến hành hợp tác tại miền Bắc Việt Nam, chẳng hạn như đầu tư sản xuất, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thuỷ sản, bao thầu công trình..., đồng thời tiếp tục mở rộng nhập khẩu nông sản, thuỷ sản và khoáng sản từ Việt Nam. Phía Việt Nam cũng cam kết sẽ tạo những điều kiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam buôn bán với các đối tác Trung Quốc.

- Hợp tác phát triển mâu dịch biên giới, tuyến biên giới trên bộ hai nước Trung- Việt dài 1347 cây số, có nhiều cửa khẩu và đường đi, tiện cho hai bên tiến hành mậu dịch biên giới. Hai bên hợp tác duy trì tính ổn định và tính liên tục của chính sách mậu dịch biên giới hiện hành, tăng cường và hoàn thiện tiện nghi cơ bản tại cửa khẩu đẩy mạnh kinh tế tại các cửa khẩu phát triển. Bên cạnh đó, hai bên sẽ thiết lập cơ chế làm việc định kỳ, gặp gỡ trao đổi thường xuyên nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong mậu dịch biên giới, tạo môi trường thông thoáng và bình đẳng cho mậu dịch biên giới phát triển liên tục, lành mạnh và ổn định.

Hợp tác cùng tiện lợi hoá thông quan, Trên toàn tuyến biên giới Trung-Việt có 7 cặp cửa khẩu cấp nhà nước: Đông Hưng - Móng Cái, Bằng Tường - Đồng Đăng, Hữu Nghị quan - Hữu Nghị, Thủy Khẩu - Tà Lùng, Thiên Bảo - Thanh Thủy, Kim Thủy Hà - Ma Lu Thàng; các cảng biển bao gồm cảng PhòngThành, Bắc Hải, Khâm Châu, Trạm Giang, Hải Khẩu, Tam Á, Hải Phòng, Cái Lân (Quảng Ninh)...;các cảng hàng không bao gồm Côn Minh, Quảng Châu, Hà Nội,... Hai bên đang bàn bạc thí điểm kiểm tra một lần đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Sau khi kéo dài thêm thời gian làm việc, số người xuất nhập cảnh và khối lượng hàng hoá đều tăng rõ rệt, đã tạo thuận tiện cho người và hàng hoá hai bên qua lại. Chính phủ hai nước nên xem xét áp dụng cơ chế này cho tất cả các cửa khẩu chính giữa hai nước.

Ngoài ra, nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế tiện lợi hoá thông quan, nâng cao hiệu suất thông quan, hai bên sẽ bàn bạc xây dựng chế độ thông tin với nhau, thông báo những chính sách pháp quy liên quan đến quản lý thông quan; tận dụng đầy đủ công nghệ thông tin và mạng lưới hiện đại, thực hành “ thông quan điện tử”, “cửa khẩu điện tử” và giám sát trên mạng máy tính đối với các doanh nghiệp thương mại gia công; bàn bạc thực hiện giao dịch trên mạng, khai báo hải quan trên mạng, khai báo kiểm dịch trên mạng, phát triển thương mại điện tử, xây dựng mô hình làm việc tập trung kiểu “một cửa” tại những cửa khẩu có điều kiện phù hợp; bàn bạc cơ chế điều hành phố hợp khẩn cấp, giải quyết kịp thời thắc mắc và trở ngại liên quan đến thông quan, đảm bảo thông quan bình thường.



Hợp tác phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại và các chợ biên giới. Để phát triển mạnh hơn nữa hoạt động thương mại vùng biên hai nước, việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, trung tâm thương và hệ thống chợ vùng biên là xu thế tất yếu. Hai bên hợp tác trong việc tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới các chợ vùng biên, bên cạnh đó xem xét khả năng hình thành các trung tâm thương mại lớn là đầu mối cho hoạt động xuất nhập khẩu vùng biên, tạo bước đột phá tích cực cho hoạt động thương mại hai nước. Hai bên cũng xúc tiến hợp tác quy hoạch các khu kinh tế của khẩu nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư qua lại vùng biên.

- Hợp tác phát triển du lịch, hình thành các tuyến, tour du lịch giữa 2 bên; Hai bên hợp tác trong việc xây dựng và mở rộng các tuyến, tour du lịch giữa hai bên trong phạm vi hai hành lang một vành đai nhằm đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu du lịch của khách, từ du lịch ngắn ngày tại các cửa khẩu cho đến những tuyến dài ngày đi sâu hơn vào lãnh thổ mỗi nước, từ du lịch chi phí thấp đến các tour du lịch sang trọng, đắt tiền; Hợp tác xây dựng các tuyến, tour du lịch liên quốc gia và quốc tế; Hợp tác hình thành các sản phẩm du lịch mới độc đáo; Hợp tác tạo thuận lợi cho khách du lịch 2 nước qua lại; Hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch; Hợp tác đầu tư phát triển du kịch. Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

- Nông nghiệp tập trung vào nghiên cứu sản xuất giống có năng suất và chất lượng cao. Các lĩnh vực hợp tác cơ bản giữa hai bên là: (i) Nghiên cứu, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao (chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mới, bao gồm cả lúa lai, cây lâm nghiệp, cung cấp giống bố mẹ; cung cấp 14.000 tấn lúa lai F1; (ii) Hợp tác phát triển hệ thống thuỷ lợi và các thuỷ điện quy mô nhỏ; (iii) Hợp tác phát triển dược phẩm có nguồn gốc thực vật; xây dựng các tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật chung (chuyển giao công nghệ sản xuất vacxin trong chăn nuôi nhất là trong việc phòng chống dịch cóm gia cầm; sớm ký kết Hiệp định Kiểm dịch động thực vật để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; cùng cập nhật, trao đổi cung cấp các thông tin về các loài sâu bệnh và dịch bệnh mới xuất hiện để hai bên có biện pháp xử lý thích hợp; đẩy nhanh việc ký Hiệp định kiểm dịch động, thực vật giữa hai nước...); (iv) Hợp tác trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Tăng cường hợp tác về khai thác và bảo vệ các con sông chung: sông Hồng và các con sông biên giới giữa hai nước; (v) Hợp tác trong công tác đào tạo, trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước. Trước mắt đề nghị giúp đào tạo 5 chuyên gia về lúa lai

- Công nghiệp, tập trung vào lĩnh vực sản xuất điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, dược phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu...

- Khai thác và chế biến tài nguyên.

1.2. Tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước, vùng ĐBSH và vùng KTTĐ Bắc Bộ đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ


Sự tác động vùng Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác đối với vùng TDMN Bắc Bộ vừa có tính chất hỗ trợ vừa có tính chất cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực. Vùng có thể cung ứng các mặt hàng nông, lâm sản, khoáng sản, điện, cho các vùng khác nhưng lại cần than, hoá chất, sắt thép, máy móc thiết bị, kể cả công nghệ, chất xám từ các vùng khác.

Thị trường Việt Nam với 84,5 triệu dân vào năm 2008; 97,6 triệu dân vào năm 2020, mức sống ngày càng cao, nhu cầu ngày càng đa dạng. Kinh tế vùng TDMN Bắc Bộ phát triển sẽ có nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và các vùng khác trong cả nước. Đồng thời phát triển mạng lưới dịch vụ xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó tạo thế vươn ra thị trường các vùng khác và quốc tế.

Các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới với Việt Nam trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài có tác động to lớn đối với vùng TDMN Bắc Bộ. Các vùng đó vừa là trung tâm cung cấp dịch vụ vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông, lâm sản, quặng các loại của vùng. Các hoạt động dịch vụ quan trọng ở các vùng, các tỉnh lân cận như nghiên cứu khoa học, thiết kế, xây dựng, marketing, thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - tiền tệ, vận tải, du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ.

Mặc dù trên nhiều lĩnh vực, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, song nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với vùng TDMN Bắc Bộ trong thực tế đã và sẽ được tăng cường đáng kể, nhưng do địa bàn rộng, suất đầu tư lại cao so với các vùng khác, nên sự chuyển biến trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước chỉ có thể ở mức độ giới hạn. Một số khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng là: (1) Vốn đầu tư nước ngoài giảm sút nhiều so với những năm trước, việc huy động vốn tích lũy trong nước cho đầu tư phát triển còn nhỏ so với yêu cầu; (2) Sức cạnh tranh hàng hóa của ta gặp khó khăn do công nghệ thiết bị chưa đổi mới nhiều, vì vậy sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam sản xuất có phần bị suy giảm, trong đó có cả nguyên nhân hàng hóa của ta kém chất lượng; (3) Hệ thống pháp lý và chính sách đang trong quá trình hoàn thiện, còn khiếm khuyết, gây trở ngại nhiều cho việc thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất.





Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương