1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


IV- NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN VÀ YẾU KÉM CÒN TỒN TẠI



tải về 2.26 Mb.
trang8/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27

IV- NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN VÀ YẾU KÉM CÒN TỒN TẠI.


Bên cạnh những bước phát triển quan trọng trong thời kỳ qua, hiện nay toàn vùng vẫn có 5 hạn chế, khó khăn chủ yếu sau:

1. Nhìn chung, đây vẫn là vùng có điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển; vẫn là vùng nghèo nhất cả nước, cho nên việc huy động nội lực để phát triển kinh tế-xã hội rất khó khăn. Hệ thống thị trường của vùng chậm phát triển so với các vùng khác trong cả nước, nhất là thị trường lao động…

2. Địa hình của vùng phức tạp, bị chia cắt manh mún tạo nên những tiểu vùng khí hậu khắc nghiệt thường gây ra lũ, sạt lở núi về mùa mưa, hạn hán và thiếu nước về mùa khô. Suất đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội lớn hơn các vùng khác.

3. Trình độ dân trí còn thấp, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, do đó bị hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức văn hóa, quản lý kinh tế và tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất. Nền sản xuất còn nặng về tự cấp tự túc, tính chủ động và ý thức tự vươn lên chưa cao; tỷ lệ nghèo cao hơn nhiều so với bình quân cả nước (vùng là 34,7%, cả nước khoảng 20% theo chuẩn mới); còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong vùng. Trình độ quản lý nhà nước của các cấp còn bất cập; chưa tập hợp, liên kết và huy động được thế mạnh của toàn vùng.

4. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội vẫn còn yếu kém so với các vùng khác: đường giao thông chủ yếu là đường bộ, nhưng còn thiếu nhiều và chưa bảo đảm chất lượng; các công trình thủy lợi vừa thiếu nghiêm trọng, vừa xuống cấp; việc cung cấp nước sinh hoạt, cấp điện, thông tin liên lạc cho vùng sâu, vùng núi cao còn nhiều khó khăn; hệ thống bệnh viện và trạm y tế xã chưa đủ, thiếu điều kiện làm việc, chưa đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; hệ thống trường học, dạy nghề cũng chưa đáp ứng được yêu cầu... Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp nhất cả nước, do đó hạn chế khả năng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng.

5. Quốc phòng-an ninh luôn là vấn đề nhạy cảm trên tuyến biên giới, cả phía Bắc và phía Tây; các thế lực thù địch triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gia tăng hoạt động, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, truyền đạo trái phép, lôi kéo người dân đi theo các tà đạo, di cư tự do. Vấn đề xâm lấn biên giới, tình hình xuất nhập cảnh trái phép tạo ra nhiều bất ổn; buôn lậu, mua bán tàng trữ vũ khí, ma túy đang là vấn nạn hiện nay; các tệ nạn xã hội cũng đang là điều phải luôn luôn quan tâm đối với toàn vùng.

Những hạn chế, khó khăn chung nêu trên có thể được thấy rõ hơn khi xem xét hạn chế, khó khăn cụ thể trên một số lĩnh vực.

Hạ tầng kinh tế- xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông: Hệ thống đường giao thông còn thiếu và xấu so với các vùng khác trong cả nước.

Năng lực các công trình thủy lợi hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp, phục vụ nước sinh hoạt cho dân cư. Các trạm bơm phần lớn đã sử dụng lâu, xuống cấp, nhiều công trình không được duy tu, bảo dưỡng hoặc đầu tư không đồng bộ giữa đầu mối và kênh mương nên năng lực huy động thấp. Nước sinh hoạt vẫn là vấn đề gay gắt đối với vùng cao.

Chất lượng lưới điện thấp, tỉ lệ thất thoát lớn. Tỉ lệ số xã có điện chưa cao và tỉ lệ hộ được dùng điện thấp (65,6% trên toàn vùng) là một khó khăn lớn trong quá trình nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Hạ tầng thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông của vùng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hạ tầng kỹ thuật các đô thị, thị xã, thị trấn, các khu dân cư trong vùng yếu kém; một số nơi việc cấp thoát nước và vệ sinh môi trường hầu như phụ thuộc vào tự nhiên.

Đặc biệt, hệ thống đường giao thông còn tiếp tục gặp khó khăn nặng nề: Đến tháng hêt năm 2008, toàn vùng vẫn còn khoảng trên 20 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã; do địa hình hiểm trở, khó khăn trong thi công và suất đầu tư cao. Đường đến các huyện nhiều nơi tuy đã được rải nhựa nhưng hẹp, đi lại còn khó khăn; đường nông thôn chủ yếu là đường cấp phối và đường đất, thường không đi lại được trong mùa mưa lũ, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Đây là cản trở lớn nhất hiện nay đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng. Hệ thống đường giao thông vùng biên giới Việt - Lào vẫn còn rất nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biên giới.



Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Cho đến nay vẫn chưa xác định được lâm phận cụ thể trên toàn vùng theo Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. Diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng được quy hoạch khá lớn (riêng 9 tỉnh vùng Tây Bắc hiện nay có diện tích rừng phòng hộ là 3,459 triệu ha/5,561 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 62%), trong khi rừng sản xuất lại rất ít (Tây Bắc chỉ có 1,308 triệu ha). Chất lượng quy hoạch chưa tốt, chưa đúng với tiêu chí phòng hộ, bảo tồn (còn có tình trạng quy hoạch đẩy diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng lên cao nhằm tranh thủ vốn đầu tư của Nhà nước). Chưa định hướng rõ về sản phẩm lâm sản chính của toàn vùng và các tiểu vùng sinh thái. Chất lượng rừng chưa cao, khả năng cung cấp gỗ cho nền kinh tế thấp. Việc giao đất, giao rừng còn nhiều bất cập, chưa có quy hoạch chi tiết và cơ chế, chính sách phù hợp. Do đó, lâm nghiệp tuy là thế mạnh của vùng, nhưng đời sống người dân chưa thực sự được cải thiện bằng nghề rừng.

Về kinh tế cửa khẩu và du lịch: Các khu kinh tế thương mại cửa khẩu đã góp phần tăng thu nhập cho kinh tế của địa phương sở tại nhưng chưa phát huy tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở khu vực và các tỉnh trong vùng. Cho đến nay hàng hóa do các tỉnh trong vùng sản xuất để xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới trong vùng rất ít.

Các ngành dịch vụ quan trọng như tài chính - ngân hàng - bảo hiểm hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất của nhân dân.

Các cửa khẩu trong thời gian qua tập trung lớn nhất vẫn là đầu tư hạ tầng, việc kêu gọi vốn đầu tư hoặc tạo cơ chế để các doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế thì kết quả thu được còn hạn chế.

Các hoạt động du lịch của vùng còn đạt ở mức thấp thể hiện trên các mặt: lượng khách quá ít, chủ yếu khách Trung Quốc sang tham quan trong thời gian ngắn đi theo hình thức du lịch thẻ. Khách quốc tế vào ra rất ít do các điểm du lịch tham quan cách xa nhau không thuận tiện cho cung nghỉ của khách. Dịch vụ tại các nơi nghỉ rất đơn điệu từ món ăn, hàng lưu niệm, hình thức vui chơi giải trí... Hiện nay một số khách nước ngoài đi du lịch vào vùng này nhưng đi theo hình thức tự do, tự lo phương tiện, tự lo ăn uống và nghỉ ngơi nên ngành du lịch rất khó thu được tiền từ khách du lịch.

Việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ của ngành du lịch rất khó khăn, khách ít nếu trang bị lớn sẽ khó khu hồi được vốn nên nhiều đơn vị rất ngại đầu tư. Ngược lại nếu đầu tư ít, trang thiết bị kém cũng không hấp dẫn đối với khách du lịch, đường sá xa xôi đi lại rất khó khăn nhiều khi độ an toàn không được đảm bảo, tốn kém nhiều thời gian nên không thu hút được khách.

Vì vậy, cần mở rộng liên doanh liên kết với nhau trong hệ thống du lịch của vùng với của cả nước để thu hút khách, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Các tỉnh cần lựa chọn các dự án du lịch để tập trung đầu tư. Hình thức đầu tư có thể là cổ phần, liên doanh hoặc tư nhân. Nguồn vốn đầu tư huy động từ các thành phần kinh tế, vay tín dụng đầu tư,... Vốn Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng cơ bản cho các loại dự án này.

Giáo dục-đào tạo, trong đó có đào tạo cán bộ người dân tộc: Cơ sở vật chất của ngành giáo dục-đào tạo còn nhiều bất cập. Hệ thống trường học các cấp, trường đào tạo chưa được quy hoạch sắp xếp phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của vùng và của từng địa phương. Tính đến năm 2008, toàn vùng còn hơn 20 nghìn phòng học tạm và học 3 ca, chiếm hơn 40% cả nước, riêng 9 tỉnh Tây Bắc có 15 nghìn phòng, chiếm 30% so với tổng cả nước. Đến hết năm 2008, chỉ mới giải quyết được 57,6% số phòng học tạm của các tỉnh vùng Tây Bắc. Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, thiếu nhiều giáo viên người địa phương, người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy các môn đặc thù, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo theo quy định còn thấp so với các vùng khác. Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế (theo số liệu điều tra năm 2009 tỉ lệ lao động qua đào tạo từ sơ cấp trở lên mới đạt 18%). Công tác dạy nghề chưa phát triển và chậm được mở rộng, nhiều tỉnh mới chỉ có 1 trường trung cấp nghề quy mô nhỏ; nhiều huyện không có trung tâm dạy nghề. Cơ sở vật chất, giáo viên dạy nghề còn rất hạn chể cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các huyện và tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, một bộ phận chưa được đào tạo bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý kinh tế, tính năng động sáng tạo yếu, nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại vào nhà nước, mặt khác do địa bàn quá rộng gây khó khăn cho công tác quản lý.

Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện chủ yếu mới chỉ được đầu tư phần vỏ ngoài, trang thiết bị bên trong phần lớn đã lạc hậu và thiếu thốn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám chữa bệnh. Các trạm y tế xã thiếu bác sĩ, cơ sở vật chất kỹ thuật kém. Một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế còn hạn chế về trình độ chuyên môn và yếu về tinh thần phục vụ.

Về phát thanh, truyền hình: Tỉ lệ hộ dân được nghe đài Tiếng nói Việt Nam và xem đài Truyền hình Việt Nam vẫn còn thấp so với các vùng khác và so với bình quân chung cả nước (tỉ lệ hộ trong vùng được nghe đài Tiếng nói Việt Nam là 90,3%, cả nước là 95%; tỉ lệ hộ trong vùng được xem Truyền hình Việt Nam là 83,6%, cả nước là 90%). Các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc cần phải được tích cực cải tiến nhiều hơn, cả về thời lượng phát sóng và chất lượng các chương trình.

Về dân tộc, tôn giáo: Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, song vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn các vùng khác và vẫn chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển so với các vùng khác trong cả nước.

Di dân tự do; nghiện hút ma túy; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới…là những vấn đề bức xúc trong vùng hiện nay.



Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương